Kinh doanh

Nhân chứng kể lại phút kinh hoàng ở thảm kịch bóng đá Indonesia

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-02-06 08:57:25 我要评论(0)

Tối 1/0,ânchứngkểlạiphútkinhhoàngởthảmkịchbóngđáquang hải Joshua đến sân Kanjuruhan cùnquang hảiquang hải、、

Tối 1/0,ânchứngkểlạiphútkinhhoàngởthảmkịchbóngđáquang hải Joshua đến sân Kanjuruhan cùng vợ và 13 người bạn để cổ vũ Arema trong cuộc tiếp đón đối thủ nhiều duyên nợ Persebaya.

Với nhiều người trong số họ, kết quả thua 2-3 thật sự khủng khiếp. Tan trận, một vài CĐV giận dữ lao xuống sân chửi bới cầu thủ và quan chức đội bóng. Cảnh sát lập tức vào cuộc để trấn áp fan quá khích.

Cảnh sát bắn đạn hơi cay khi nhiều CĐV quá khích tràn xuống sân gây rối

Theo Joshua, vài cuộc ẩu đả giữa cảnh sát và người hâm mộ khiến làn đạn hơi cay đầu tiên được bắn ra lúc 22h30 (giờ địa phương). 

Mọi người cố gắng ra về nhưng ban tổ chức sân đã đóng nhiều cửa lối ra bởi bên ngoài cũng xảy ra xung đột.

Đến 23h, lực lượng an ninh bất ngờ bắn thêm chùm đạn hơi cay lên khán đài. Hàng trăm người chen lấn, xô đẩy ra lối thoát hiểm trong trạng thái hoảng loạn.

Mua vé ở khu vực VIP nên Joshua và bạn không bị trúng đạn trực tiếp. Tuy nhiên, đám khói tỏa ra từ đạn hơi cay khiến nhiều người trong số họ cảm thấy khó thở và hoảng sợ.

Đạn hơi cay khiến CĐV hoảng loạn, khó thở và giẫm đạp trên khán đài

Mỗi khu khán đài chỉ có một làn hẹp để CĐV thoát ra. Joshua cho biết:"Họ cố gắng thoát khỏi SVĐ để tránh sự hỗn loạn nhưng không thể, vì đang có ẩu đả giữa người hâm mộ và cảnh sát bên ngoài sân.

Nhiều người ngất xỉu, cảnh sát đứng cạnh đó nhưng không làm gì cả. Tôi nhìn thấy một cậu bé khoảng 13, 14 tuổi khóc và hét lên vì sợ hãi."

Joshua tiết lộ, hầu hết nạn nhân thiệt mạng là khán giả trên khán đài, chứ không phải những CĐV tràn xuống sân.

"Nếu đạn hơi cay không bắn lên khán đài thì chẳng có thiệt hại nào về người. CĐV hoảng loạn và lựa chọn duy nhất của họ là chạy ra lối thoát hiểm hoặc tìm nơi ẩn náu ở góc sân. 

Nhiều người tìm cách xé rào để nhảy xuống sân. Đó là hành động tự cứu mình."

Quang cảnh sân Kanjuruhan sau thảm kịch

Joshua kể lại, lúc ra bên ngoài, trời đã quá nửa đêm. Anh nhìn thấy nhiều xác chết đang được mang ra khỏi SVĐ, các mảnh kính vỡ vương vãi và xe cảnh sát bị đốt cháy.

Đêm hôm đó, Joshua chẳng thể chợp mắt vì những hình ảnh tang thương từ vụ thảm kịch cứ hiện lên trong tâm trí.

"Khi nhắm mắt lại, tôi vẫn nghe thấy tiếng kêu cứu văng vẳng bên tai. Tôi chẳng muốn làm CĐV bóng đá. Chắc chắn sau này sẽ không đến sân xem bất kỳ trận đấu nào nữa"- Joshua nghẹn ngào.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}

eSIM có nhiều lợi thế, mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt hơn trong quá trình sử dụng. eSIM (embedded-SIM) là một loại SIM điện tử với chip tích hợp có kích thước vô cùng nhỏ được gắn trực tiếp lên bo mạch của thiết bị. Nhờ vậy eSIM sẽ không cần khay SIM hay SIM vật lý như các loại SIM truyền thống, thuận tiện trong quá trình sử dụng của khách hàng. MobiFone sẽ cung cấp cho khách hàng một mật mã để kích hoạt eSIM trong thiết bị. Khi ứng dụng công nghệ eSIM, chiếc điện thoại iPhone đã trở thành điện thoại dùng 2 SIM 2 sóng cùng lúc giống như tính năng trên điện thoại sử dụng hệ điều hành Android.

eSIM MobiFone vẫn sẽ có các thông tin giống với SIM vật lý, chỉ khác nhau về hình thức cung cấp cho khách hàng: thay vì cung cấp 1 chiếc simcard thì khách hàng sẽ nhận 1 QR code có chứa thông tin để thiết bị có thể tải tệp tin chứa dữ liệu kỹ thuật của MobiFone. Khách hàng sẽ không cần tháo lắp để kích hoạt hoặc chuyển đổi như SIM vật lý nên tối ưu được tính thuận tiện. Các gói cước 3G, 4G, gọi điện, nhắn tin (SMS) hay các dịch vụ tiện ích như nhạc chờ, thông báo cuộc nhỡ (MCA)… vẫn được giữ nguyên hoàn toàn và thực hiện mượt mà, không bị gián đoạn.

Nhằm giúp tất cả các thuê bao có thể được tiếp cận với những lợi ích đáng kể của eSIM, MobiFone triển khai chương trình đổi eSIM ngay tại nhà trên ứng dụng My MobiFone. Với My MobiFone, các thuê bao trả trước và trả sau của nhà mạng sẽ dễ dàng chuyển đổi sang eSIM để sử dụng với chi phí đổi SIM chỉ 25.000 đồng.

Lưu ý: chức năng đổi sang eSIM trên điện thoại chỉ hỗ trợ cho bản iphone XS, XR, XS Max trở lên (iPhone 2018) bản quốc tế, không khóa mạng.

Các bước thực hiện gồm:

Bước 1: Khách hàng vào My MobiFone, sau đó vào icon đổi sang eSIM. Khách hàng sẽ thấy hiển thị popup với nội dung “Bạn đang yêu cầu đổi eSIM, giá cước đổi SIM là 25.000 đồng, số điện thoại của bạn có thể mất liên lạc vài phút trong quá trình đổi SIM”. Khách hàng chọn Đồng ý hoặc Đóng.

Nếu khách hàng chọn đóng thì popup kết thúc. Nếu khách hàng chọn đồng ý thì sẽ tiếp tục.

Tuy nhiên, muốn cài đặt eSIM, thuê bao phải có đủ 25.000 đồng. Nếu không có đủ tiền hệ thống sẽ gửi thông báo tới khách hàng.

Bước 2: Lấy thông tin eSIM

Sau khi khách hàng ấn “Đồng ý”, hiển thị màn hình để khách hàng nhập OTP xác nhận việc đổi sang eSIM. Khách nhập mã OTP.

Bước 3: Cài đặt eSIM

Hiển thị màn hình xác nhận đã lấy được eSIM. Khách hàng ấn “Tiếp tục” để bắt đầu quá trình cài đặt eSIM vào máy.

Bước 4: Chọn [Tiếp tục] để thêm gói cước di động khi SIM đăng ký eSIM đang
được lắp ở thiết bị khác.

Bước 5: Đặt nhãn cho gói cước di động phân biệt eSIM đó với các SIM khác trong
máy, chọn [Tiếp tục] để đến bước tiếp theo.

Bước 6: Chọn đường dây mặc định, chọn [Tiếp tục] để đến bước tiếp theo.

Bước 7: Chọn gói cước di động sử dụng iMessage và Facetime được liên kết với IDApple, chọn [Tiếp tục] để đến bước tiếp theo.

Bước 8: Chọn đường dây mặc định cho dữ liệu di động, bật “Cho phép chuyển đổi dữ liệu” để sử dụng dữ liệu cả 2 đường dây. Chọn [Xong] để đến bước tiếp theo.

Bước 9: Chọn đường dây ưu tiên của liên hệ, chọn [Tiếp tục] để đến bước tiếp theo.

Bước 10: Hoàn tất cài đặt eSIM.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 9090.

Phương Dung

" alt="Chuyển đổi sang eSIM dễ dàng ngay tại nhà cùng ứng dụng My MobiFone" width="90" height="59"/>

Chuyển đổi sang eSIM dễ dàng ngay tại nhà cùng ứng dụng My MobiFone

“Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng để bảo vệ trẻ em trên mạngThứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu khai mạc hội thảo (Ảnh: Vân Anh)

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Trưởng ban soạn thảo Đề án đã dẫn số liệu năm 2019 của UNICEF và Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) cho thấy, hiện nay thế giới có hơn 2,2 tỷ người dưới 18 tuổi và cứ 3 người truy cập Internet thì có 1 trẻ em. Việt Nam hiện có hơn 24 triệu trẻ em dưới 16 tuổi.

“Đây là thế hệ đón nhận nhanh nhất và đồng thời, chịu tác động mạnh mẽ nhất của công nghệ và Internet, đặc biệt khi công nghệ, Internet đã len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng cũng chỉ rõ, trong cuộc sống thực, trẻ em được bảo vệ bởi nhiều thiết chế như gia đình, họ hàng người thân cho đến nhà trường, trung tâm chăm sóc và hỗ trợ trẻ em... Tuy nhiên, trên môi trường mạng,hiện  còn thiếu rất nhiều thiết chế để bảo vệ trẻ em như cách chúng ta làm trong cuộc sống thực. Bất kỳ một trẻ em nào truy cập Internet đều chịu nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ việc bắt nạt trên mạng (cyberbullying), dụ dỗ qua mạng (grooming), lừa đảo qua mạng hay thậm chí là bị tấn công, xâm hại tình dục qua môi trường mạng.

Số liệu của Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH cho hay, sau gần 16 năm hoạt động, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã nhận được trên 4 triệu cuộc gọi đến và số cuộc gọi tăng đều hàng năm. Tỷ lệ cuộc gọi đến Tổng đài 111 đến nay đã tăng 1,68 lần so với giai đoạn trước. Đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm 2020, đã có đến hơn 230.000 cuộc gọi đến Tổng đài để được tư vấn, hỗ trợ, can thiệp.

Chia sẻ tại hội thảo, đại diện A05, Bộ Công an cho biết, số vụ việc phản ánh về tội phạm mà cơ quan này tiếp nhận hàng năm chỉ khoảng hơn 1.000 vụ, tuy nhiên trong đó số lượng vụ việc về tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn. Tội phạm cũng đang chuyển dần lên môi trường mạng.

“Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng để bảo vệ trẻ em trên mạng
Theo Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam Lesley Miller, hội thảo đánh dấu sự khởi đầu cho mối quan hệ đối tác mới giữa Bộ TT&TT và UNICEF để kết nối trẻ em Việt Nam với thế giới thông tin, giúp các em có thể sử dụng Internet một cách an toàn hơn (Ảnh: Vân Anh)

Bà Lesley Miller, Phó Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cũng cho rằng, bên cạnh những cơ hội, Internet, CNTT cũng đang đưa đến nhiều những thách thức, mặt trái. Các nền tảng mạng tạo ra cách mạng với cuộc sống của trẻ em, song đồng thời cũng mang lại những lạm dụng và khai thác trẻ em kinh khủng nhất.

Minh chứng cho đánh giá của mình, bà Lesley Miller thông tin, trên toàn thế giới, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, luôn có 750.000 kẻ rình mò tình dục trẻ em trực tuyến. Số hình ảnh xâm phạm tình dục trẻ em được tải lên trên Internet mỗi ngày cũng đạt con số gần tương tự, trong đó có trẻ em dưới 2 tuổi.

“Là cha mẹ, tôi thấy điều này thực sự đáng sợ. Là Phó trưởng UNICEF Việt Nam, tôi thấy rất đáng lo ngại. Và tôi nhấn mạnh tất cả chúng ta – cần hành động cấp bách”, bà Lesley Miller chia sẻ.

Tại Việt Nam, bà Lesley Miller nhận định, lạm dụng và bóc lột trẻ em đang ngày càng gia tăng: “Tôi không thể cung cấp cho các bạn một con số chính xác bởi vì chưa có đủ dữ liệu - và chúng tôi phải khắc phục điều đó - nhưng con số là đang gia tăng”.

“Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng của Đề án bảo vệ trẻ em

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, thực hiện Chương trình công tác năm 2020 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT đang chủ trì, phối hợp với các Bộ: LĐTB&XH, GD&ĐT, Công an và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025.

Đề án được xây dựng nhằm hai mục đích: Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng - Bảo vệ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng; Hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng, thông qua việc kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ chung tay tham gia phát triển các ứng dụng, sản xuất các nội dung bổ ích giúp trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

“Ý thức được đây là vấn đề quan trọng có tính liên ngành cao, Bộ TT&TT đã thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập xây dựng Đề án với thành phần tham gia là các bộ, ngành, cơ quan liên quan của hệ thống chính trị”, Thứ trưởng cho hay.

Theo đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), để giải quyết những tồn tại hiện có, dự thảo Đề án đã đề xuất những giải pháp đột phá hơn. Theo đó, việc triển khai ứng dụng công nghệ được coi là trọng tâm. Đề án hình thành các nền tảng phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện, cảnh báo nội dung gây nguy hại, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em trên môi trường mạng.

Đáng chú ý, “Bộ kỹ năng số” được đề xuất với  mục tiêu trang bị cho trẻ những kỹ năng tương tác an toàn trên môi trường mạng, chủ động bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ có hại. Đồng thời, giải pháp về xây dựng nội dung bổ ích, thú vị được đề xuất nhằm xây dựng môi trường Internet lành mạnh, thu hút trẻ em cho những hoạt động tích cực.

Song song với việc ứng dụng công nghệ, Đề án tiếp tục các giải pháp truyền thống gồm có: hoàn thiện hành lang pháp lý giải quyết các tồn tại trong cơ chế chính sách bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức...

Trao đổi tại hội thảo, bà Hoàng Thị Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề nghị, Ban soạn thảo Đề án cần chắt lọc, đưa vào Đề án các nội dung quan trọng trong Chỉ thị 23 ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; cũng như những đề xuất, kiến nghị của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp về giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em ngày 27/5/2020. 

Từ kinh nghiệm của UNICEF, bà Lesley Miller chỉ rõ, trẻ em phải là trung tâm của các giải pháp. Trong bối cảnh nhiều trẻ em Việt Nam kết nối mạng, các em cần phải biết cách tự bảo vệ mình và không bị lạm dụng bởi các bạn đồng trang lứa.

Vị đại diện UNICEF tại Việt Nam cũng nhấn mạnh, Chính phủ các nước không thể tự giải quyết riêng việc này mà cần có sự phối hợp hoạt động. Trong khuôn khổ mỗi nước, cũng cần có sự hợp tác giữa Chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự trong vấn đề bảo vệ trẻ em trước các mối nguy hiểm trên mạng.

“Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng để bảo vệ trẻ em trên mạng
Với mong muốn lắng nghe ý kiến của chính trẻ em, hội thảo đã dành hẳn một phiên thảo luận “Công dân số tương lai” để các học sinh chia sẻ về nhu cầu học tập, giải trí và được bảo vệ trên môi trường mạng (Ảnh: Vân Anh)

Chia sẻ góc nhìn của một học sinh, Nguyễn Quốc Phong, hiện đang học lớp 8 trường THCS Vinschool cho biết, em đã được học tại trường mình nhiều kỹ năng để bảo vệ bảo vệ bản thân mình trên mạng. “Hiện theo em biết nhiều trường học khác chưa làm được điều này. Vì thế, em thấy rằng Bộ GD&ĐT, các trường nên mở các lớp dạy kỹ năng quan trọng để giúp học sinh tự bảo vệ mình trước sự tấn công từ người lạ trên không gian mạng”, Quốc Phong đề xuất.

Nam sinh học đến từ trường THCS Vinschool cũng đưa ra sáng kiến lồng ghép những kỹ năng bảo vệ trẻ em qua những câu chuyện tranh, hay sáng tác các bài hát có nội dung về bảo vệ trẻ em trên mạng phù hợp với sở thích của giới trẻ.

Là một du học sinh đang theo học chương trình lớp 9 tại trường St.Marks, bang Massachusetts, Mỹ, Trần Hà Bảo Phương cho rằng, để bảo vệ học sinh khỏi những hiểm họa trên mạng, quan trọng nhất là thiết lập được sự tin tưởng giữa phụ huynh và học sinh.

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế tại gia đình mình, Phương đề xuất các phụ huynh có thể hỏi con mình xem dạo này trên mạng có thông tin gì mới, từ đó phụ huynh có thể trao đổi, kịp thời biết được lúc nào con mình gặp nguy hiểm trên mạng.

Vân Anh

'Mọi giải pháp đều phải lấy trẻ em làm trung tâm'

'Mọi giải pháp đều phải lấy trẻ em làm trung tâm'

 Đó là khẳng định của đại diện UNICEF tại Việt Nam về vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

" alt="“Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng để bảo vệ trẻ em trên mạng" width="90" height="59"/>

“Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng để bảo vệ trẻ em trên mạng

{keywords}Nhà mạng đã cập nhật thông tin, khóa 2 chiều và thu hồi về kho số 21 triệu SIM.

Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho hay, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các nhà mạng kết nối trực tiếp cơ sở dữ liệu đăng ký thông tin thuê bao với Cục Viễn thông. Bên cạnh đó, xây dựng và áp dụng các tiêu chí ngăn chặn hoạt động nghi ngờ trên kênh phân phối như không cho kích hoạt vào ban đêm, kích hoạt tần suất lớn quá 1 thuê bao/phút, 100 thuê bao/ngày, đăng ký quá 3 thuê bao/1 số giấy tờ. Các nhà mạng cũng triển khai công cụ nhận dạng trùng khớp ảnh chụp chân dung và ảnh giấy tờ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trên toàn bộ kênh phân phối nhằm ngăn chặn việc sử dụng giấy tờ không hợp lệ, dùng ảnh thay cho việc chụp người thật… Qua đó, hạn chế số lượng SIM kích hoạt mới trung bình hàng ngày giảm 67% so với giai đoạn trước tháng 6/2019. Theo số liệu thống kê, tháng 7/2020 tổng số thuê bao di động toàn quốc giảm 8 triệu (6%) so với tháng 6/2019 (từ 133,7 triệu xuống còn 125,7 triệu).

Từ tháng 6/2019 đến nay, Bộ TT&TT đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động rà soát, xử lý những SIM có dấu hiệu nghi ngờ là SIM kích hoạt sẵn còn tồn tại trên kênh phân phối. Đến nay, các nhà mạng đã xử lý như cập nhật lại thông tin, khóa 2 chiều, thu hồi về kho số hơn 21 triệu SIM.

Cục Viễn thông cho hay, không để tái diễn tình trạng bán SIM rác trên thị trường, các doanh nghiệp Viettel, VNPT, MobiFone đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt là dừng bán bộ hòa mạng tại các đại lý ủy quyền, dừng quyền đấu nối số thuê bao của đại lý ủy quyền kể từ 1/6/2020. Thay vào đó các doanh nghiệp sẽ tập trung việc bán SIM, đăng ký thông tin thuê bao tại những điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của mình.

Trong thời gian tới, Cục Viễn thông sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác phòng chống SIM rác và đẩy mạnh biện pháp kỹ thuật trong quản lý thông tin thuê bao, ngăn chặn SIM kích hoạt sẵn. Đặc biệt, phải yêu cầu lãnh đạo các doanh nghiệp viễn thông di động chịu trách nhiệm nếu để SIM rác tồn tại. Bộ TT&TT sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xử lý, xem xét và không cấp phép triển khai các dịch vụ mới cho nhà mạng vi phạm.

Bộ TT&TT tiếp tục giám sát, kiểm tra việc phát triển thuê bao từ các kênh chuỗi, đại lý lớn của doanh nghiệp viễn thông di động. Đồng thời, thúc đẩy việc chuẩn hoá thông tin thuê bao từ các nguồn dữ liệu có độ chính xác cao như bảo hiểm, y tế, ngân hàng.

Thái Khang

Không cấp phép các dịch vụ mới cho nhà mạng nếu để tồn tại SIM rác

Không cấp phép các dịch vụ mới cho nhà mạng nếu để tồn tại SIM rác

Nếu nhà mạng nào để SIM rác tràn lan, Cục Viễn thông sẽ đề xuất Bộ TT&TT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý trách nhiệm người đứng đầu và không cấp phép triển khai các dịch vụ mới.

" alt="Nhà mạng đã cập nhật thông tin, khóa 2 chiều và thu hồi về kho số 21 triệu SIM" width="90" height="59"/>

Nhà mạng đã cập nhật thông tin, khóa 2 chiều và thu hồi về kho số 21 triệu SIM