当前位置:首页 > Giải trí > Siêu máy tính dự đoán Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo AC Milan vs Parma, 18h30 ngày 26/1: Khó tin Rossoneri
Đó là lời khẳng định mạnh mẽ của người đàn ông đã khởi động phong trào tẩy chay Facebook Stop Hate for Profit (SHFP). Tới nay, hơn 800 công ty đã tham gia phong trào này, trong đó có những thương hiệu nổi tiếng như Coca-Cola, Adidas, Ford và Unilever.
Từ giáo sư luật thành nhà hoạt động dân quyền
Facebook, cũng như những nền tảng mạng xã hội khác, đều "có tác động quan trọng đến sự phát triển của xã hội, cũng như là cảm xúc và nhận thức của trẻ em".
Là người có tâm huyết trong ngành giáo dục và sự phát triển của thế hệ trẻ, Steyer đã sáng lập Common Sense Media, một tổ phức phi lợi nhuận thúc đẩy bảo vệ sự an toàn của trẻ em trên Internet.
Ông bắt đầu sự nghiệp là một giáo viên, sau đó phụ trách bộ phận luật ở Hiệp hội Quốc gia vì Sự tiến bộ của Người da màu NAACP. Từ năm 1986, ông giảng dạy về luật tự do dân sự ở Đại học Stanford.
Ngoài Steyer, lãnh đạo phong trào SHFP còn có thêm 2 người khác. Sacha Baron Cohne, nghệ sĩ vẽ truyện tranh, người nổi tiếng với những bức hình châm biếm Borat và Ali G. Và Jonathan Greenblatt, người đứng đầu Liên đoàn Chống phỉ báng (ADL).
Làn sóng biểu tình xuất phát từ cái chết của George Floyd tại bang Minneapolis ngày 25/5 đã thúc đẩy 2 tổ chức đấu tranh dân quyền là Colour of Change và NAACP đứng cùng chiến tuyến với Steyer.
Ý tưởng ban đầu của Steyer và các đồng sự là "đánh vào túi tiền của Facebook". Được biết, tập đoàn công nghệ này có doanh thu quảng cáo khoảng 70 tỷ USD hàng năm, phần lớn đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ chứ không phải là các doanh nghiệp lớn.
Jim Steyer, giáo sư luật tại Đại học Stanford, người khởi động phong trào tẩy chay Facebook SHFP. Ảnh: Stephen McCarthy/Getty. |
Doanh nghiệp lớn toàn cầu tẩy chay Facebook
Lời kêu gọi ngừng chi tiêu cho hoạt động quảng cáo trên Facebook ngay lập tức nhận được câu trả lời từ các doanh nghiệp. Thương hiệu thời trang The North Face, trang web tuyển dụng Upwork, nhà bán lẻ Patagonia là những công ty đầu tiên tham gia chiến dịch.
Các công ty xác định sẽ ngừng tất cả hoạt động quảng cáo trên Facebook từ đầu tháng 7, hoặc nếu có sẽ thực hiện trên Instagram và nhắm tới người dùng bằng hệ thống định hướng có tên Facebook Audience Network.
Đến nay, có khoảng 800 doanh nghiệp lớn nhỏ toàn cầu thông báo về việc họ sẽ ngừng chi tiêu quảng cáo trên Facebook, đồng lòng tạo áp lực tài chính buộc công ty này phải thay đổi những chính sách của họ.
Hơn 800 doanh nghiệp lớn nhỏ toàn cầu tham gia phong trào tẩy chay Facebook. Ảnh: Financial Times. |
Steyer nhận thức trước được những bước chuyển mình này, nhưng ngạc nhiên vì phong trào diễn ra nhanh đến vậy. Ông nói "đây chỉ là giai đoạn đầu tiên".
Bước tiếp theo của phong trào là sự "đoàn kết của các doanh nghiệp toàn cầu", châu Âu và nước Anh sẽ là những điểm đến tiếp theo. Steyer cho biết họ đã thành lập một văn phòng đại diện ở London, đứng đầu là cựu Bộ trưởng văn hóa Ed Vaizey.
Facebook vẫn khẳng định họ vô tội
"Chúng tôi tin cách tốt nhất để chống lại sự chia rẽ, tổn thương và lời nói kích động là hãy nói về chúng nhiều hơn. Phải cho những nội dung thù địch ra ánh sáng chứ không nên giấu nó trong bóng tối", Nick Clegg, giám đốc truyền thông của Facebook viết trong thông báo chính thức ngày 2/7.
Gần đây, Facebook liên tục khẳng định công việc của họ là cung cấp một nền tảng để kết nối mọi người, họ không có quyền kiểm duyệt hoặc không chịu trách nhiệm về nội dung thảo luận của người dùng. Tương tự như một công ty cung cấp dịch vụ điện thoại không chịu trách nhiệm về nội dung hội thoại của 2 người gọi.
Sử dụng điều 230 được ban hành năm 1996, một phần của đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act), Facebook tự coi họ là một nhà cung cấp dịch vụ Internet hơn là một đơn vị sản xuất nội dung. Vì thế, họ không chịu trách nhiệm trước pháp luật vì nội dung của người dùng tạo ra.
Facebook khẳng định ủng hộ sự tự do ngôn luận, họ không chịu trách nhiệm về nội dung do người dùng tạo ra. Ảnh: Chip Somodevilla/Getty. |
"Họ là nhà sản xuất nội dung lớn nhất thế giới", Steyer phản đối.
Một luận điểm mà SHFP đang cố gây áp lực từ Facebook: Công ty này đã lấy đi rất nhiều chi phí quảng cáo từ các doanh nghiệp truyền thông báo chí chính thống. Những đơn vị này phải tuân thủ hàng loạt quy định và trách nhiệm khi xuất bản nội dung, vậy tại sao Facebook lại từ chối thực hiện những nghĩa vụ tương tự.
Ngoài ra, SHFP cho rằng Facebook lựa chọn những trang tin như Breitbart News là "nguồn tin đáng tin cậy" và The Daily Caller "là người cung cấp sự thật" là không đúng. "Ghi nhận 2 trang tin tức này thể hiện sự ủng hộ chủ nghĩa dân tộc da trắng", Steyer nói.
Cho rằng Facebook còn những vấn đề chính trị liên quan tới Tổng thống Trump và cuộc bầu cử sắp tới, tuy nhiên Steyer xác định chiến dịch SHFP chỉ tập trung về việc yêu cầu các nền tảng xã hội xem xét nội dung thù địch, thông tin sai lệch và phân biệt chủng tộc. Trong đó, Facebook là nghi phạm lớn nhất.
"Tôi còn trẻ và còn nhiều thời gian cho cuộc đấu tranh này, tôi xem đây là nhiệm vụ của cuộc đời mình", Steyer chia sẻ về tương lai của bản thân.
(Theo Zing)
Phát ngôn viên Facebook xác nhận CEO Mark Zuckerberg sẽ gặp thủ lĩnh chiến dịch tẩy chay quảng cáo vào tuần sau.
" alt="Ai là người khởi đầu phong trào tẩy chay facebook?"/>Không giống như những người ăn kiêng bình thường, cơ thể của người mới làm mẹ cần chất dinh dưỡng nhất định để nuôi con. Và đây là một số nguyên tắc yêu cầu bắt cắt giảm lượng thực phẩm nhất định, nhưng vẫn tăng cường năng lượng, và nhất là khỏe mạnh để chăm sóc bé.
Đừng bắt đầu ăn kiêng quá sớm
Cơ thể của bạn cần thời gian để phục hồi. Hãy thư giãn cho đến khi kiểm tra sức khỏe sau sinh 6 tuần rồi mới bắt đầu tính toán đến lượng calo và đề ra kế hoạch giảm cân. Thậm chí, nếu bạn đang cho con bú, các chuyên gia khuyên nên đợi cho đến khi bé được ít nhất là 2 tháng tuổi.
Bắt đầu một chế độ ăn kiêng quá sớm sau khi sinh có thể trì hoãn sự phục hồi của bạn và làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi hơn - và bạn rất cần năng lượng để điều chỉnh cuộc sống với em bé mới sinh.
Ngoài ra, nếu cho con bú, chế độ ăn kiêng có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn. Nếu bạn kiên nhẫn và giúp cơ thể có cơ hội để khởi động, bạn có thể ngạc nhiên về trọng lượng mất đi một cách tự nhiên.
Hãy thực tế về giảm cân
Nhớ rằng bạn có thể không thể lập tức trở lại cân nặng trước khi mang thai. Đối với nhiều phụ nữ, mang thai dẫn đến những thay đổi vĩnh viễn như bụng nhão hơn, hông to hơn một chút, và vòng eo nhỉnh hơn. Với tư duy này, bạn có thể muốn điều chỉnh mục tiêu ban đầu.
Vận động
Không có loại thuốc kỳ diệu để giúp bạn giảm cân thật nhanh. Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để lấy lại vóc dáng. Và điều quan trọng là tập thể dục giúp bạn săn chắc.
Một khi bạn đã sẵn sàng, hãy bắt đầu bằng cách ăn ít hơn, vận động nhiều hơn. Chỉ cần đi bộ nhanh trong khi đẩy em bé đi dạo cũng giúp tiêu hao chất béo.
Giảm cân từ từ
Đừng bắt đầu ngay một chế độ ăn quá nghiêm ngặt. Phụ nữ cần tối thiểu 1.200 calo một ngày để duy trì sức khỏe, và hầu hết phụ nữ cần nhiều hơn thế - giữa 1.500 và 2.200 calo một ngày - để đủ năng lượng chăm sóc con nhỏ. Và nếu cho con bú, bạn cần tối thiểu 1.800 calo/ngày để nuôi dưỡng chính mình và em bé.
Giảm cân quá nhanh có thể gây ra suy giảm nguồn sữa. Nó cũng có thể giải phóng độc tố lưu trữ trong mỡ vào máu - và vào nguồn sữa.
Từ từ giảm 500 calo/ngày từ chế độ ăn uống hiện tại bằng giảm lượng thức ăn hoặc tăng cường độ hoạt động.
Tận dụng thời gian
Bạn sẽ rất bận rộn, nhưng việc bỏ qua các bữa ăn có thể làm giảm năng lượng khiến cơ thể mệt mỏi và không hề giúp bạn giảm cân. Nên ăn 5-6 bữa nhỏ một ngày với các món ăn nhẹ lành mạnh thay vì ba bữa ăn lớn. Một bữa ăn nhỏ có thể là nửa chiếc bánh mì, cà rốt, trái cây, và một ly sữa.
Đừng bỏ qua các bữa ăn với hy vọng giảm cân - bởi bạn sẽ ăn nhiều hơn vào bữa khác. Và bạn cũng sẽ có thể cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh.
Chọn thực phẩm
Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa ít béo; lựa chọn sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bạn giảm cân.
Những ưu tiên khác thực phẩm giàu chất xơ như trái cây (táo, cam, và dâu) và rau sống (như cà rốt, củ đậu) cho bữa ăn nhẹ.
Có thể dùng đồ nướng thay vì chiên, hạn chế uống đồ ngọt. Và hãy nhớ, chất béo có vai trò quan trọng. Vì vậy mục tiêu của bạn không phải là để loại bỏ nó khỏi chế độ ăn uống. Trong thực tế, một số chất béo trong mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn cảm thấy no và khiến bạn không ăn quá nhiều.
Bí quyết là lựa chọn các chất béo "tốt" hơn là chất béo "xấu". Các chất béo tốt có trong dầu ô liu, các loại hạt, và các loại cá béo như cá hồi. Tránh chất béo xấu có hại cho tim mạch, gây tiểu đường trong thực phẩm chiên, đồ ngọt…
Cuối cùng, bạn nên uống khoảng 8-9 cốc nước mỗi ngày, nhưng cân nhắc lượng calo đáng kể ẩn trong đồ uống từ nước ép một vài loại trái cây, nước ngọt, cà phê…
Thái An(Theo Babycenter)
Ghi nhận của PV VietNamNet, ngôi nhà nằm trên đường Trần Khát Chân kéo dài (thuộc phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng), đối diện số 203 phố Lò Đúc cao 4 tầng hiện đang được hoàn thiện khá khang trang. Từ tầng 2 công trình đua ra vỉa hè gần 1m “nuốt gọn” một phần cây cột điện ngay gần đó.
Cột điện “chui tọt” vào trong ngôi nhà đang được hoàn thiện trên đường Trần Khát Chân kéo dài. |
Tại khu vực tầng 1, sát thân cột điện vẫn treo nhiều công tơ điện. Phần cột điện “chui” trong ngôi nhà vẫn còn nhiều dây cáp kéo qua cửa sổ ngôi nhà.
Phần cột điện “chui” vào trong nhà từ tầng 2 ngôi nhà. |
Theo phản ánh của người dân sống tại khu vực, vừa qua (ngày 7/6) đã xảy ra vụ cháy tại cây cột điện này ngay phần đấu nối từ trong ngôi nhà trên ra. Vụ cháy không gây thiệt hại lớn tuy nhiên người dân tại đây tỏ ra bức xúc.
“Đầu cột điện đã bị cưa đi nhưng không hiểu làm thế nào chủ nhà có thể xây dựng trùm cả vào cột điện như thế? Người dân vẫn biết sau đường dây cáp sẽ được đặt ngầm nhưng từ giờ đến lúc đặt ngầm xong nếu cứ để thế này thì sẽ rất nguy hiểm không biết có thể xảy ra cháy nổ lúc nào. Ngôi nhà này chắc chắn vi phạm trật tự xây dựng nhưng cũng không thấy xử lý” – một người dân bức xúc cho biết.
Nhiều dây cáp được kéo qua cửa sổ ngôi nhà. Thân cột vẫn còn treo nhiều công tơ điện. |
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, đường Trần Khát Chân kéo dài thuộc Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái), có chiều dài 570m, rộng 50m, được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005 với tổng mức đầu tư là 383 tỷ đồng. Sau gần 10 năm chậm triển khai đến tháng 9/2014, mức đầu tư của dự án được điều chỉnh tăng gấp gần 3 lần tương đương số tiền 1.139 tỷ đồng.
Sau nhiều năm chậm triển khai khu vực đường Trần Khát Chân kéo dài cơ bản được hoàn thiện. |
Hồng Khanh
" alt="Độc và lạ Hà Nội: Cột điện ‘mọc’ xuyên nhà mới xây"/>Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Lille, 01h00 ngày 26/01: Ca khúc khải hoàn
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Trọng Đạt |
Kính thưa các đồng chí!
Tôi xin nhấn mạnh 6 định hướng lớn của Bộ.
1)- Bưu chính trở thành hạ tầng mạng lưới đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu.
2)- Viễn thông trở thành hạ tầng số, bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng và hạ tầng điện toán đám mây.
3)- Ứng dụng công nghệ thông tin trở thành chuyển đổi số.
4)- An toàn thông tin với sứ mệnh làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng.
5)- Công nghiệp ICT với sứ mệnh Make In Vietnam.
6)- Báo chí truyền thông với sứ mệnh khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng.
Tôi cũng xin nhấn mạnh một số việc lớn cần làm ngay.
1)- Các đơn vị CNTT của bộ ngành và địa phương tham mưu các bộ ngành và địa phương ra nghị quyết chuyên đề của cấp uỷ và chiến lược chuyển đổi số của cấp chính quyền, ngay trong năm 2020 này.
2)- Các cục và trung tâm CNTT của các bộ ngành bổ sung thêm việc và đổi tên thành cục chuyển đổi số hoặc trung tâm chuyển đổi số. Bộ TT&TT sẽ đề xuất Chính phủ về việc này.
3)- Các bộ ngành và địa phương đưa dịch vụ công lên trực tuyến đạt 100% mức độ 4, chậm nhất là vào năm 2021.
4)- 100% các địa phương triển khai trục kết nối liên thông dữ liệu.
5)- 100% các hệ thống CNTT của các cơ quan chính quyền phải thực hiện bảo vệ an toàn thông tin 4 lớp, ngay trong năm 2020 này.
6)- Mỗi người có một điện thoại thông minh.
7)- Mỗi hộ gia đình có một đường internet cáp quang tốc độ cao.
8)- Qui hoạch báo chí hoàn thành tháng 9/2020.
Kính thưa các đồng chí!
Để kết thúc hội nghị, tôi xin nói về một số cơ hội do Covid-19 mang đến mà chúng ta có thể tận dụng để bứt phá vươn lên.
Ngoài việc vượt qua Covid-19 thì việc tận dụng cơ hội do nó mang lại có ý nghĩa không kém phần quan trọng. Một số cơ hội cho ngành TT&TT có thể là:
1)- Là cơ hội và cú huých trăm năm để đẩy nhanh và toàn diện chuyển đổi số trên bình diện toàn bộ quốc gia: cả kinh tế, cả xã hội; cả nhà nước, cả doanh nghiệp; cả cộng đồng, cả người dân. Việt Nam có lợi thế so sánh về chuyển đổi số. Việt Nam có lợi thế là có nhiều doanh nghiệp viễn thông, CNTT mạnh, và đây là lúc phát huy để đất nước bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng. Đất nước có thể nhân lúc này mà đầu tư mạnh cho chuyển đổi số, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
2)- Phát triển thị trường trong nước. 100 triệu dân là thị trường, là tài nguyên lớn nhất của Việt Nam. Lúc Covid-19 mới càng thấy rõ giá trị này. Các doanh nghiệp ICT Việt Nam hãy coi thị trường trong nước là cái nôi để từ đây mà lớn lên, trưởng thành và đi ra toàn cầu.
3)- Xây dựng nền kinh tế tự chủ. Make In Vietnam. Khi đất nước có tình huống khẩn cấp thì mới thấy ý nghĩa của nền kinh tế tự chủ.
Mặc dù toàn cầu hoá, mở cửa thì vẫn phải tính đến tình huống bị cô lập. Rất nhiều ứng dụng phòng chống dịch đã ra đời, rất nhiều nền tảng Việt Nam, cũng như cả hệ thống truyền thông trong nước, đã giúp phòng chống dịch, thiết lập trạng thái bình thường mới.
Ngành chúng ta đã góp phần tích cực để Việt Nam kiểm soát đại dịch, trở thành nước duy nhất đã 3 tháng không có ca nhiễm trong cộng đồng, nền kinh tế trong nước đã dần vận hành trở lại. Tất cả là do chúng ta làm chủ những cốt lõi quan trọng của ngành TT&TT.
4)- Đầu tư năng lực y tế. Cơ hội tốt để đầu tư cho y tế, tăng cường sử dụng công nghệ số trong y tế, trong khám chữa bệnh từ xa, thúc đẩy sản xuất thiết bị y tế trong nước, vừa chống dịch, vừa tạo năng lực lâu dài cho ngành y tế. Đây cũng là cơ hội lớn cho ngành ICT nước nhà.
5)- Quyết định các vấn đề lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế. Khi khó khăn thì dễ ra các quyết định lớn. Các doanh nghiệp, các đơn vị trong ngành tận dụng cơ hội này để chuyển đổi số, để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, ra các quyết định áp dụng mô hình quản trị mới, mô hình kinh doanh mới, mở rộng không gian, sáng tạo các sản phẩm và dịch vụ mới, dựa trên dữ liệu và công nghệ số.
6)- Sự chuyển dịch đầu tư toàn cầu. Việt Nam có thể là điểm đón nhận sự chuyển dịch đó. Sau 30 năm thu hút FDI, chúng ta đã quyết định một giai đoạn mới về FDI, FDI thế hệ mới, đó là FDI có điều kiện, thu hút công nghệ cao, các tập đoàn công nghệ lớn, chú trọng nghiên cứu phát triển.
Các DN ICT phải sẵn sàng là đối tác không chỉ nhận chuyển giao mà quan trọng hơn, phải là đối tác hợp tác về nghiên cứu phát triển công nghệ lõi và sản phẩm.
Các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 5G, đảm bảo hạ tầng số tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới.
7)- Covid đã khơi dậy các giá trị văn hoá cốt lõi Việt Nam, các ưu việt của chế độ. Và đây chính là sức mạnh nội sinh để Việt Nam bứt phá. Là sức mạnh nội sinh để các đơn vị trong ngành bứt phá vươn lên.
Các quốc gia phát triển, các doanh nghiệp vĩ đại đều dựa trên sức mạnh tinh thần, sức mạnh văn hoá. Và đây cũng chính là sự khác biệt bền vững để các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh phát triển.
Khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng cần được báo chí, truyền thông khơi dậy hơn bao giờ hết.
8)- Chống dịch hiệu quả và thành công ở châu Á đánh dấu sự trỗi dậy của châu Á. Các giá trị châu Á, cả chế độ, thể chế và văn hoá, sẽ được khẳng định sau đại dịch, như là sự bắt đầu của kỷ nguyên phương Đông, sẽ tạo một chỗ đứng mới cho Việt Nam.
Thế giới sẽ hướng về phương Đông nhiều hơn. Đây là cơ hội để các đơn vị trong ngành TT&TT nước nhà sánh vai với các đối tác nước ngoài, đóng góp cho sự phát triển của nhân loại.
9)- Mô hình 2 bàn tay, thị trường tự do và nhà nước mạnh, được khẳng định trong phòng chống Covid-19.
Việt Nam tự tin hơn vào mô hình của mình, mô hình thị trường mạnh và nhà nước mạnh, để đi lên mạnh mẽ. Hướng vào thị trường, phát triển nhanh, đổi mới sáng tạo, nhưng phải đi với quản trị tốt, quản trị hiện đại. Phân tán phải đi với tập trung. Ứng vạn biến phải đi với cái bất biến. Các đơn vị trong ngành của chúng ta phải đi đều 2 "chân" này.
10)- Covid cũng làm chúng ta tư duy lại chủ nghĩa tiêu dùng vật chất quá mức, tàn phá thiên nhiên, không coi trọng đời sống tinh thần. Chuyển đổi số cũng làm giảm tiêu xài vật chất, nhiều thời gian hơn cho đời sống tinh thần, và đây cũng là một thế mạnh châu Á, thế mạnh Việt Nam.
Các đơn vị trong ngành thông tin và truyền thông có một sứ mệnh mới. 6 tháng đầu năm là sự tập dượt. 6 tháng cuối năm là bứt phá vươn lên. Ngành TT&TT bứt phá vươn lên là giúp đất nước bứt phá vươn lên.
Tôi xin chúc tất cả chúng ta có nhiều sức khoẻ, nhiều đam mê, nhận lấy những sứ mệnh mới trước đất nước, góp phần Việt Nam hùng cường thịnh vượng, trở thành nước phát triển vào năm 2045, khi nước Việt Nam mới tròn 100 năm.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
" alt="Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2020"/>Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2020