Kawasaki Z1 lột xác với bản độ Cafe Racer
Ducati 600 được tái sinh với diện mạo mới
BMW R nineT độ mang phong cách khác lạ
Nếu bạn chưa biết về mẫu xe mô tô Suzuki Hayabusa thì đây là mẫu xe được bán tại Việt Nam với giá bán lên đến 610 triệu đồng. Suzuki Hayabusa được mệnh danh là “chim ưng” trong làng mô tô tại Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, mẫu phân khối lớn Suzuki đã không có đối thủ trên thị trường. Xe có kiểu dáng hầm hố với kích thước lớn: dài 2.190 mm, rộng 735 mm, cao 1.165 mm. Chiều cao yên ở mức 805 mm. Trọng lượng xe là 260 kg, dung tích bình xăng 21 lít. Hayabusa khắc hoạ kiểu dáng lướt gió khí động học độc đáo, tạo nên một siêu mô tô đậm chất thể thao mạnh mẽ, cực kỳ hầm hố ngay từ cái nhìn đầu tiên và không kém phần tinh tế khi đi sâu vào các chi tiết thân xe.
Ngoài ra, Hayabusa sử dụng động cơ 4 thì cam kép DOHC làm mát bằng dung dịch, dung tích xi-lanh 1.340 phân khối. Hệ thống phun xăng và đánh lửa điện tử, cùng hộp số 6 cấp. "Thần gió" đạt công suất 197 mã lực tại vòng tua máy 9.500 vòng/phút. Tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong vòng 2,8 giây và tốc độ tối đa 320 km/h. Hệ thống định vị S-DMS với công tắc đặt trên tay lái cho phép người điều khiển lựa chọn ba cấp bậc hoạt động khác nhau của động cơ tùy thuộc vào điều kiện đường sá vận hành. Ở thời điểm hiện tại, chiếc xe duy nhất có thể coi là đối thủ của Suzuki Hayabusa GSX1300R chính là Kawasaki Ninja ZX-14R.
Vậy làm sao một mẫu xe giá rẻ chỉ tầm khoảng 27 triệu có thể độ thành “thần gió” Hayabusa”. Vậy mà hãng xe độ GM Customs đã hoàn thành một tác phẩm xe độ gây bất ngờ, khi biến hóa chiếc xe máy giá siêu rẻ Hero MotoCorp Xtreme thành mẫu xế nổ giống y hệt như siêu môtô có tốc độ kinh hoàng nhất hành tinh Suzuki Hayabusa.
Trước đó GM Customs có trụ sở tại Delhi (Ấn Độ) cũng đã từng biến Yamaha YZF-R15 thành chiếc Suzuki Hayabusa. Với Xtreme lần này chính là lần thứ hai mà GM Customs tiếp tục độ thành Suzuki Hayabusa từ một mẫu xe có phân khối 150cc.
Sản phẩm hoàn thiện như thấy trong ảnh không khác gì Hayabusa thật. Xtreme thực tế đã có bộ dụng cụ thân xe mới, lốp xe lớn và bộ phanh đĩa kép phía trước. Cụm đồng hồ cũng được chỉnh sửa tạo dáng giống như trên Hayabusa chính xác tới nỗi mà khó có thể ai nhận ra được.
Tuy nhiên chỉ khác là chiếc “Hayabusa” này lại vẫn mang động cơ SOHC, 4 thì, 4 valve, dung tích 149.2cc, sản sinh công suất tối đa 14.2 mã lực và có mức tiêu thụ nhiên liệu 40 km/l.
Dĩ nhiên sẽ chẳng là gì nếu so sánh chỉ số này với Hayabusa thực tế. Nhưng nếu bạn không có tiền mà lại đang mơ ước một chiếc siêu môtô Hayabusa thì có lẽ đây là một lựa chọn rất tốt.
Trang Auto123 vừa bầu chọn ra danh sách 10 xe hơi đáng mua nhất trong tầm giá dưới 16.000 USD (tương đương 362,80 triệu đồng). Danh sách này được xếp theo mức giá từ thấp đến cao.
" alt=""/>Mẫu xe độ giá rẻ trở thành “thần gió” Suzuki Hayabusa cực chấtTikTok đang phải chịu sự “ruồng rẫy” khi phải đối mặt với nguy cơ bị cấm sử dụng ở nhiều nơi
Trong khi chính quyền tổng thống Trump đang cân nhắc cấm TikTok thì Wells Fargo, ngân hàng lớn thứ 5 thế giới và lớn thứ 3 tại Mỹ về giá trị vốn hóa thị trường, đã yêu cầu các nhân viên gỡ bỏ và không được phép sử dụng TikTok với lý do lo ngại TikTok làm ảnh hưởng đến vấn đề bảo mật và riêng tư của các nhân viên.
Amazon cũng đã gửi một email đến toàn thể nhân viên của mình, yêu cầu họ gỡ bỏ ứng dụng TikTok ra khỏi smartphone. Tuy nhiên, Amazon sau đó đã thu hồi quyết định này và cho biết email được gửi đi cho nhân viên chỉ là một “lỗi kỹ thuật”. Dù không cấm TikTok, động thái của Amazon cũng cho thấy sự dè chừng đối với ứng dụng này.
Mối lo ngại đối với ứng dụng TikTok càng được lan rộng khi vào đầu tháng 7 vừa qua, nhóm hacker nổi tiếng Anonymous đã phát đi một thông điệp kêu gọi người dùng gỡ bỏ ứng dụng TikTok trên smartphone và khẳng định TikTok là một “ứng dụng độc hại được xây dựng nhằm mục đích gián điệp”.
Nếu chính phủ Mỹ ban hành lệnh cấm TikTok, nhiều khả năng Washington cũng sẽ gây áp lực lên các quốc gia đồng minh để buộc các quốc gia này cũng cấm ứng dụng TikTok, như cách mà chính phủ Mỹ đang gây áp lực với Huawei.
TikTok đang tìm cách “xóa bỏ gốc gác” Trung Quốc
Do đâu mà TikTok, từ vị thế của một trong những mạng xã hội có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, lại đang bị đối xử như thế “ứng dụng đáng sợ nhất thế giới”?
Theo các chuyên gia công nghệ, điều đáng sợ nhất của TikTok chính là nguồn gốc Trung Quốc của ứng dụng này.
TikTok là sản phẩm của ByteDance, một công ty phần mềm có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Cũng giống như Huawei, chính phủ Mỹ lo ngại rằng TikTok sẽ bị chính quyền Bắc Kinh lợi dụng cho các mục đích thu thập thông tin người dùng và hoạt động gián điệp.
Bản thân TikTok đã nhiều lần khẳng định không liên quan đến chính quyền Bắc Kinh. ByteDance thậm chí còn tìm cách “xóa bỏ gốc gác” Trung Quốc của TikTok bằng cách dự định tách TikTok ra thành một bộ phận riêng và sẽ xây dựng trụ sở chính cho mạng xã hội này tại một quốc gia khác, thay vì đặt tại Trung Quốc.
ByteDance cũng đã mời doanh nhân người Mỹ Kevin Mayer về làm CEO cho TikTok. Trước khi chuyển sang làm việc tại TikTok, Kevin Mayer là Giám đốc toàn cầu mảng video trực tuyến của Disney và từng là ứng viên sáng giá cho chiếc ghế CEO tại Disney, nhưng Mayer đã quyết định đầu quân cho ByteDance.
Nhiều nhà phân tích thị trường nhận định rằng động thái của TikTok giống như muốn “từ bỏ gốc gác Trung Quốc” của mình để lấy được niềm tin của người dùng và đặc biệt của chính phủ Mỹ, nhằm tránh trường hợp xấu nhất là bị chính quyền Washington đưa vào “danh sách đen” tương tự như những gì Huawei đang phải gánh chịu.
Tuy nhiên, những nỗ lực của ByteDance dường như là chưa đủ, nhất là khi Trung Quốc có một chính sách kiểm duyệt và giám sát Internet rất gắt gao, do vậy, không loại trừ khả năng ByteDance cũng buộc phải trao cho chính quyền Bắc Kinh thông tin của người dùng để phù hợp với luật pháp của quốc gia này.
Người dùng phổ thông không quá bận tâm đến vấn đề bảo mật của TikTok
Trong khi TikTok đang gây nên một mối lo ngại nhất định đối với lãnh đạo của nhiều nước và chuyên gia công nghệ, thì với người dùng phổ thông, vấn đề của TikTok không quá nghiêm trọng.
Khác với Facebook hay Twitter, TikTok được xem như một mạng xã hội giải trí thay vì một mạng xã hội để kết nối mọi người, do vậy đối tượng người dùng TikTok thường là lứa tuổi thanh thiếu niên. Với lứa tuổi này, các vấn đề về bảo mật, quyền riêng tư hay thông tin cá nhân không phải là một vấn đề đáng để bận tâm quá nhiều.
Sau khi có thông tin chính quyền tổng thống Trump đang cân nhắc cấm TikTok tại Mỹ, một làn sóng phẫn nộ và phản đối của người dùng mạng xã hội này, chủ yếu là người dùng trẻ tuổi, nhằm tổng thống Trump. Nhiều người dùng TikTok tại Mỹ cho biết họ không thực sự quan tâm đến vấn đề riêng tư hoặc mất dữ liệu khi dùng ứng dụng của Trung Quốc. Không ít người cho rằng hành động cấm TikTok của tổng thống Trump không nhằm mục đích bảo vệ người dùng, mà chỉ nhằm mục đích trả đũa chính quyền Trung Quốc.
Trên thực tế, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một vụ rò rỉ hoặc làm mất thông tin người dùng nào từ TikTok, trong khi đó Facebook đã gặp phải hàng loạt vụ bê bối làm mất thông tin người dùng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc TikTok an toàn, khi mà mạng xã hội này vẫn có thể thu thập và cung cấp thông tin người dùng cho chính quyền Trung Quốc một cách bí mật mà không ai hay biết.
Dù việc TikTok hợp tác với chính phủ Trung Quốc vẫn chỉ là nghi vấn và cho đến nay vẫn chưa có một bằng chứng cụ thể nào chứng minh cho điều này, nhưng động thái đề cao cảnh giác với mạng xã hội này của chính phủ nhiều nước là điều dễ hiểu, bởi lẽ khi một mạng xã hội đã phát triển đủ lớn mạnh, tầm ảnh hưởng của nó sẽ là rất lớn và có thể thao túng nhiều vấn đề, bao gồm cả những vấn đề chính trị.
(Theo Dân Trí, TV/Insider)
Không chỉ Ấn Độ, chính phủ Mỹ cũng đang xem xét cấm ứng dụng TikTok của Trung Quốc để đảm bảo an ninh quốc gia.
" alt=""/>TikTok đang trở thành “ứng dụng đáng sợ nhất thế giới”Số heo sữa trên được Chi cục thú y và Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an tỉnh Bình Dương phát hiện tại cơ sở giết mổ gia súc do bà Trương Thị Hiền (SN 30 tuổi, ngụ KP Tân Thắng, phường Tân Bình, TX Dĩ An) làm chủ.
Số thịt heo bị buộc tiêu hủy |
Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được giấy chứng minh nguồn gốc, giấy kiểm dịch của cơ quan chức năng.
Bà Hiền thừa nhận số heo sữa hôi thối được thu gom từ Bình Định, và dùng xe tải chở về Bình Dương tiêu thụ.
Lực lượng liên ngành tỉnh Bình Dương đã lập biên bản, xử phạt hành chính và buộc chủ hàng đưa toàn bộ số heo tiêu hủy theo quy định.
Thạch Quý
" alt=""/>600 kg heo sữa hôi thối sắp lên bàn nhậu