Thời sự

Tác dụng khó lường sau khi bình phục của bệnh nhân Covid

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-02-03 23:53:29 我要评论(0)

Khi bà Ursula Steinberner nằm trong khu chăm sóc đặc biệt,ácdụngkhólườngsaukhibìnhphụccủabệnhnhâvàngvàng nhẫn 9999 hôm nayvàng nhẫn 9999 hôm nay、、

Khi bà Ursula Steinberner nằm trong khu chăm sóc đặc biệt,ácdụngkhólườngsaukhibìnhphụccủabệnhnhâvàng nhẫn 9999 hôm nay điều cuối cùng khiến bà bận tâm là vẻ ngoài. Nhưng bây giờ, khi bình phục, bà nhận ra một tác dụng phụ đáng sợ: bà đang rụng tóc.

“Tôi cảm thấy suy sụp, tôi từng có mái tóc dày”, bà Ursula tâm sự.

Một số triệu chứng ban đầu của Covid-19 đã trở nên phổ biến như mệt mỏi, khó thở, đau đầu, ho, sốt, mất khứu giác, vị giác.

Tuy nhiên, những di chứng sau khi bình phục ở bệnh nhân Covid-19 lại chưa được quan tâm đúng mức. Các bác sĩ không rõ liệu đó là hậu quả trực tiếp của virus nCoV hay đơn giản liên quan tới tình trạng ốm nặng ở bất cứ bệnh nhân nào.

Phụ nữ bị rụng tóc

{ keywords}

Bà Ursula đã âm tính nCoV nhưng vẫn lo lắng về tình trạng rụng tóc

Bà Ursula Steinberner và bạn đời Leon Sharp cùng bị nhiễm virus nCoV khi đi trên du thuyền Ruby Princess. Khi trở về nhà ở Australia, họ bị ốm. Từng ghép thận, bà Ursula bị nặng hơn, phải nằm 10 ngày trong phòng chăm sóc tích cực.

Hiện tại, cả hai vợ chồng đều đã khỏe nhưng bà Ursula nhận ra một sự thay đổi. “Tôi thấy mái tóc mình mỏng đi, khi lau dọn nhà tắm, tôi phát hiện cả mớ tóc màu đỏ của mình”, bà nhớ lại.

Một chuyên gia về tóc nhận định nguyên nhân có thể do bà vừa trải qua một đợt ốm. Bác sĩ dặn bà theo dõi trong vòng một vài tháng, nếu tình hình không cải thiện, sẽ đưa ra giải pháp điều trị.

Người đàn ông bị ngứa ngáy, mẩn đỏ

{ keywords}

Ông Paul phải nằm viện, sử dụng máy thở do có bệnh nền tiểu đường, béo phì

Paul Gauger nhiễm Covid-19 vào tháng 3 và phải sử dụng máy thở khi nằm trong bệnh viện ở New York (Mỹ). Hiện tại, ông đã bình phục nhưng dây thanh âm bị tổn thương trong quá trình điều trị ở khu chăm sóc tích cực.

Sự phục hồi của ông diễn ra từ từ và ông trải qua những tác dụng phụ như mệt mỏi, mất trí nhớ và cả những hậu quả không lường trước.

“Một vài tuần sau khi rời viện, tôi nghĩ mình đã ổn nhưng rồi tôi có cảm giác nhức nhối, khó chịu ở lưng”, ông Paul nhớ lại.

Ngoài ra, ông không thể nói năng bình thường như trước đây bởi ống thở có thể đã làm ảnh hưởng tới dây thanh âm trái.

Các bác sĩ cho biết, tình trạng này chỉ có thể cải thiện sau 3 tháng tới 1 năm. Ông Paul buộc phải nhờ tới sự trợ giúp của chuyên gia trị liệu giọng nói.

Hiện tại, sức khỏe của người đàn ông 54 tuổi này đã khá hơn. Ông có thể đi bộ, tập luyện thể thao mức độ nhẹ.

Ca sĩ bị ảnh hưởng giọng nói, tác động tâm lý

{ keywords}

Nam ca sĩ Pascal Herington trong thời gian cách ly ở Đức

Ca sĩ opera Australia, Pascal Herington, đang đi diễn ở Đức khi anh mắc Covid-19. Virus nCoV đã khiến anh ho liên tục và viêm phổi.

Nhưng anh không chỉ phải vượt qua mệt mỏi cơ thể. “Tôi thừa nhận mình vất vả đấu tranh với những tác động tâm lý”, Pascal nói.

Những bản tin hàng ngày về dịch bệnh nhắc anh nhớ về giai đoạn ốm yếu: “Tôi nhận thức rất rõ điều gì xảy ra lúc ấy, đặc biệt là ở phổi, họng”.

Nam ca sĩ đã dần quay trở lại với công việc ca hát nhưng chưa bình phục hoàn toàn. “Hơi thở của tôi có sự khác biệt. Có những điều tôi có thể làm trước đây nhưng bây giờ thì không”, Pascal tâm sự.

“Bởi vậy, tôi nghĩ đó là một quá trình dài để lấy lại sức khỏe và sự tự tin”.

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Gail Matthews cho hay, các nhà chuyên môn vẫn đang tìm hiểu về các tác động của Covid-19.

Cô cũng là người đồng đứng đầu một nghiên cứu của Bệnh viện St Vincent (Sydney, Australia) và Viện Kirby theo dõi các bệnh nhân Covid-19 đã bình phục.

“Rất khó để xác định các biểu hiện của bệnh nhân là hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của Covid-19 hay từ một căn bệnh nào đó đồng thời xuất hiện”, bác sĩ Matthews nói.

An Yên (Theo ABC)

Tại sao số bệnh nhân Covid-19 thế giới tăng nhưng tỷ lệ tử vong giảm?

Tại sao số bệnh nhân Covid-19 thế giới tăng nhưng tỷ lệ tử vong giảm?

Các chuyên gia từng dự đoán tỷ lệ người chết vì Covid-19 sẽ tăng cao khi dịch bệnh tràn lan, khó kiểm soát. 

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Câu chuyện về Gmail bắt nguồn từ lời phàn nàn của một người dùng về các nền tảng email hiện có lúc đó. Những phàn nàn đó đã dẫn đến sự ra đời của một nền tảng email thống trị thế giới hiện nay.

"Người dùng đó là một phụ nữ. Cô ấy luôn mất công sức gửi mail hoặc cố tìm lại chúng", đồng sáng lập Google Larry Page nói. "Và rồi cô ấy buộc phải điên cuồng xóa email để giữ đúng mức giới hạn bốn megabyte. Vì vậy, cô ấy hỏi, ‘Liệu có ai sửa được cái này không?' "

Rất nhiều người đặt câu hỏi: Đây có phải là một trò đùa?

Mike Musgrove của tờ Washington Post lúc đó đã nói chuyện với các chuyên gia, những người luôn tự hỏi về cái ngày ra mắt đầy tò mò của Google, biến Google trở nên độc đáo trong một biển những công cụ tìm kiếm khác.

"Yahoo đã mất vị trí dẫn đầu trong tìm kiếm khi trở thành một cổng thông tin", Nate Elliott, nhà phân tích quảng cáo Internet tại Jupiter Research tại thời điểm đó, nói với Washington Post. "Google gần như đã xây dựng được danh tiếng nhờ giao diện công cụ tìm kiếm là một trang web trắng, sạch, không có phiền nhiễu".

Elliott nói thêm: "Tôi vẫn không thể tin đó không phải là một trò đùa".

Musgrove nhớ lại, vào ngày hôm đó có rất nhiều chuyện Cá tháng Tư được đăng tải, chẳng hạn như tin tức về việc Google sẽ mở một văn phòng trên mặt trăng.

Khi ra mắt, Gmail đã mô tả nền tảng quảng cáo của mình giống như một dạng phiếu giảm giá tại các cửa hàng tạp hóa dựa trên nhu cầu của người mua. Nghe có vẻ vô hại, nhưng Google lại nắm bắt "nhu cầu" đó bằng cách gắn cờ các từ khóa trong tin nhắn và đưa dữ liệu đó cho bên thứ ba. Điều đó làm dấy lên những câu hỏi về nơi dữ liệu được lưu trữ, ai có quyền truy cập và mức độ an toàn của dữ liệu.

"Đó là một lối cửa hậu để đọc nội dung email của bạn, mà không cần thấy email", Kevin Bankston, là một luật sư bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nói.

Như vậy, chỉ vài tháng sau khi Mark Zuckerberg ra mắt trang web có tên là Facebook, một gã khổng lồ công nghệ khác là Google đã trở thành người đi tiên phong về cách Thung lũng Silicon hút cạn dữ liệu cá nhân của người dùng.

" alt="Khi Gmail ra đời, ai cũng nghĩ đó là trò đùa Cá tháng Tư" width="90" height="59"/>

Khi Gmail ra đời, ai cũng nghĩ đó là trò đùa Cá tháng Tư