Velodyne Lidar, nhà sản xuất chính của cảm biến Lidar, đã phát triển một sản phẩm mới có giá chỉ bằng 1% so với các sản phẩm trước đó.
Sự sụt giảm đáng kể về giá đối với loại cảm biến quan trọng đối với việc thiết kế ô tô tự lái có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của ô tô tự lái.
Hầu hết ô tô tự lái ngày nay đều được trang bị hai loại cảm biến chính: máy ảnh và radar. Các cảm biến sử dụng công nghệ Lidar hoạt động giống như các phương pháp radar, với một điểm khác biệt là chúng sử dụng tia laser thay thế cho sóng vô tuyến.
Bí quyết của cảm biến Lidar là sử dụng tia hồng ngoại để phát hiện các vật thể xung quanh xe ô tô. Lợi ích của Lidar là nó có thể tạo ra hình ảnh ba chiều chính xác về mọi thứ xảy ra xung quanh xe ô tô như các phương tiện, con người trong nhiều môi trường và điều kiện ánh sáng khác nhau.
Hiện nay, mẫu sedan sang trọng Legend tự lái mới của nhà sản xuất Honda Motor, được trang bị công nghệ tự lái cấp độ 3 đã được cấp phép đầu tiên trên thế giới, sử dụng cảm biến Lidar.
Liên quan đến cảm biến Lidar, trong một phát biểu vào năm 2019, Giám đốc điều hành của Tesla, tỷ phú Elon Musk cho rằng, loại cảm biến này quá đắt cho một chiếc xe tự lái.
Như vậy, rào cản lớn nhất đối với việc áp dụng Lidar rộng rãi là vấn đề tài chính.
Tuy nhiên, sự đổi mới trong công nghệ cảm biến Lidar đã làm thay đổi đánh giá của tỷ phú Elon Musk. Giám đốc điều hành của Velodyne, ông Anand Gopalan cho rằng, quan điểm của Elon Musk về Lidar đã "lỗi thời 5, 6 năm". Nếu cảm biến Lidar ngày càng nhỏ hơn và chi phí thấp hơn, nó sẽ giúp tạo ra một hệ thống an toàn.
Hiện nay, một số công ty sản xuất ô tô lớn như Volkswagen và Honda đã lựa chọn cảm biến Lidar từ nhà sản xuất Velodyne. Trước đó, khi Google bắt tay vào nghiên cứu và thiết kế xe ô tô tự lái, họ cũng đã sử dụng cảm biến Lidar được sản xuất riêng từ Velodyne. Tuy nhiên, thiết bị Lidar thời điểm đó còn khá lớn nên chúng được gắn trên nóc xe thử nghiệm của Google.
Giám đốc điều hành Velodyne, ông Anand Gopalan đang cầm trên tay thiết bị Lidar cỡ lòng bàn tay mới của công ty. Ảnh: Nikkei |
Velodyne đã giảm mạnh giá sản xuất Lidar bằng cách tạo ra Lidar ở trạng thái rắn. Chiến lược mới này đã giúp thu nhỏ kích thước của các cảm biến, loại bỏ các phần tử dịch chuyển bên trong cơ chế quang học và cho phép sản xuất hàng loạt.
Thiết bị Lidar mới nhất, có kích thước nhỏ nhất cho đến thời điểm hiện tại dự kiến sẽ có giá 100 USD.
Ông Anand Gopalan cho biết: “Trước năm 2025, tôi tin rằng giá của thiết bị Lidar sẽ giảm hơn nhiều, trong khoảng 700 USD cho mỗi chiếc xe”.
Bên cạnh Velodyne, Luminar Applied, một công ty khởi nghiệp về chương trình phần mềm và cảm biến xe hơi của Mỹ đã phát triển thêm các cảm biến Lidar giá rẻ có giá từ 500 USD đến 1.000 USD.
Cảm biến Lidar hiệu suất cao của Luminar có thể phát hiện chính xác các vật thể phía trước ô tô cách xa 250 mét và nắm bắt tình hình hoạt động trên xe với độ chính xác cỡ vài cm. Các cảm biến thậm chí có thể phát hiện các vật thể sẫm màu, như các hạt đen hoặc một bộ quần áo thể thao màu đen riêng lẻ, ngay cả trên những con đường có hệ số phản xạ tối thiểu.
Daimler của Đức, Volvo Automobiles của Thụy Điển, Mobileye của Intel có trụ sở tại Israel và chi nhánh phân tích của Toyota Motor đã sử dụng cảm biến Lidar của Luminar cho các nguyên mẫu xe tự lái của họ.
Ngoài Luminar, hơn 5 công ty khởi nghiệp Lidar khác nhau của Mỹ cùng với Aeva có trụ sở tại California đã niêm yết cổ phiếu thông qua sáp nhập SPAC.
Trong thời gian gần đây, sự tiến bộ trong phát triển xe tự lái chậm hơn nhiều so với xe điện. Do các nhà sản xuất ô tô lớn tăng cường lựa chọn xe điện để đáp ứng với sự phát triển của thế giới theo hướng hạn chế quy định chặt chẽ hơn đối với các phương tiện chạy bằng xăng nhằm giảm lượng khí thải carbon.
Hiện nay, các công ty chuyên về phát triển xe tự lái của Mỹ như Waymo, Apple và Amazon cũng như các công ty như Baidu của Trung Quốc là những công ty tiên phong trong việc thử nghiệm xe tự lái trên đường công cộng.
Theo đó, gã khổng lồ công nghệ Amazon đã mua lại công ty khởi nghiệp xe ô tô tự lái Zoox để phát triển xe tự lái. Apple cũng đã tiến hành nâng cấp các mẫu xe tự lái của mình.
Các công ty công nghệ của Mỹ và Trung Quốc, với nguồn nhân lực và nguồn vốn đầu tư dồi dào, có nhiều khả năng sẽ là những người đi đầu trong cuộc cách mạng xe tự lái trong thời gian tới.
Phan Văn Hòa(theo Nikkei Asia)
Xe tự lái là một lĩnh vực công nghệ đầy thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại. Cuộc đua đang nổi lên những cái tên không mấy tên tuổi, trong khi các "ông lớn" không chắc chiếm thế thượng phong.
" alt=""/>Cảm biến Lidar giá rẻ mở đường cho sự bùng nổ xe tự láiLàm việc với công an T. khai số bình khí cười này có nguồn gốc từ Hà Nội, tài xế này nhận vận chuyển cho một người tên Sơn từ đường Trường Chinh về đường Chu Huy Mân với giá 500.000 đồng.
Đội Cảnh sát Kinh tế cho biết, giá trị lô hàng bị thu giữ hơn 100 triệu đồng. Số khí cười trên nhằm phục vụ các tụ điểm ăn chơi, vũ trường.
Trước đó, tại kỳ họp cuối năm HĐND TP Đà Nẵng, thiếu tướng Vũ Xuân Viên, GĐ Công an TP Đà Nẵng cho biết, dịp cuối năm 2019, lực lượng sẽ tích cực ra quân, truy quét các hoạt động tàng trữ và kinh doanh bóng cười, hướng đến quét sạch tình trạng sử dụng “bóng cười” tại các tụ điểm ăn chơi, giải trí trên địa bàn TP.
Cục Hải quan TP Hải Phòng vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tội buôn lậu “khí cười” N2O.
" alt=""/>9X nhận chở 78 bình khí cười với giá 500 nghìn bị bắt ở Đà NẵngÔng Lê Nguyễn Hoàng Minh - Tổng giám đốc Hưng Thịnh Innovation (trái) đại diện ký kết hợp tác với PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn (ICED). Ảnh: Tập đoàn Hưng Thịnh |
Ngoài ra, Hưng Thịnh Innovation và ICED sẽ hợp tác tổ chức các hoạt động kết nối giới khoa học - công nghệ, các chuyên gia trong nước và quốc tế nhằm gia tăng nhận thức và hiến kế các giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững tại địa phương, góp phần thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
Ông Võ Văn Khang - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh, Chủ tịch HĐQT Hưng Thịnh Innovation cho biết: “Sáng tạo đổi mới và luôn song hành với xu thế toàn cầu là yếu tố tạo nên đà tăng trưởng nhanh và bền vững của Tập đoàn Hưng Thịnh. Chúng tôi luôn chú trọng áp dụng những mô hình, sáng kiến tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động, mang đến những sản phẩm bất động sản chất lượng và xứng tầm. Với quy mô 623,7ha cùng quy hoạch thiết kế theo mô hình đa phức hợp, MerryLand Quy Nhơn sẽ là thành phố bán đảo du lịch thương mại thông minh đẳng cấp quốc tế. Trong đó, yếu tố vận hành thông minh và phát triển bền vững là những trụ cột quan trọng, góp phần kiến tạo một dự án đẳng cấp quốc tế, mang lại giá trị thịnh vượng, phát triển song hành với cộng đồng của Tập đoàn Hưng Thịnh”.
Ông Võ Văn Khang - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh, Chủ tịch HĐQT Hưng Thịnh Innovation kỳ vọng những giải pháp thiết thực của mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần giúp MerryLand Quy Nhơn thực hiện sứ mệnh phát triển bền vững. Ảnh: Tập đoàn Hưng Thịnh |
PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân - Viện trưởng ICED chia sẻ: “Thông qua các giải pháp mang tính thực tiễn và dài hạn, chúng tôi mong muốn cùng Hưng Thịnh mang lại giá trị môi trường, xã hội thông qua mô hình kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là những mục tiêu liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên. Điều này góp phần gia tăng giá trị của MerryLand Quy Nhơn, đưa thương hiệu MerryLand Quy Nhơn lên bản đồ thế giới như một hình mẫu, một khuôn mẫu về một đô thị phát triển bền vững và đáng sống đồng thời thúc đẩy không gian đổi mới sáng tạo, bảo tồn văn hoá, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn (ICED) cam kết nỗ lực cùng tham gia phát triển những giải pháp dài hạn hướng đến sự phát triển bền vững của MerryLand Quy Nhơn và đóng góp vào kinh tế - xã hội địa phương. Ảnh: Tập đoàn Hưng Thịnh |
Sự kiện ký kết hợp tác là cột mốc quan trọng trên hành trình phát triển MerryLand Quy Nhơn trở thành thành phố bán đảo du lịch thương mại thông minh đẳng cấp quốc tế, đồng thời thể hiện cam kết phát triển bền vững của Tập đoàn Hưng Thịnh.
Với quy mô 623,7ha - tổng vốn đầu tư giai đoạn I lên tới 57.000 tỷ đồng, MerryLand Quy Nhơn được kiến tạo thành 15 phân khu: khách sạn - resort 5 sao ven biển, biệt thự trên đồi cùng tiện ích hồ cảnh quan, quảng trường nhạc nước có tổng diện tích thiết kế lớn nhất và dài nhất Việt Nam, hệ thống kênh đào dài bậc nhất Việt Nam, sân golf 18 hố, bến du thuyền… Dự án quy tụ hàng loạt đối tác danh tiếng quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch, quản lý vận hành, kiến trúc… nhằm tối ưu năng lực vận hành thông minh và phát triển bền vững.
Trong thời gian tới, Hưng Thịnh cùng các thành viên trong hệ sinh thái tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các viện, trường, các chuyên gia khoa học công nghệ... Đây được xem là một trong những trụ cột quan trọng trong tầm nhìn, định hướng và khát vọng của Tập đoàn Hưng Thịnh nhằm mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng, cộng đồng.
MerryLand Quy Nhơn được kiến tạo thành 15 phân khu: khách sạn cao cấp 5 sao ven biển, những biệt thự trên đồi cùng tiện ích hồ cảnh quan… |
Trước đó, vào tháng 3/2021, Tập đoàn Hưng Thịnh đã ký kết hợp tác chiến lược với Đại học Quốc gia TP.HCM trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học - công nghệ. Trong một năm qua, hai bên đã tiến hành nghiên cứu các dự án thuộc các lĩnh vực công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo, Big Data cùng các dự án trong lĩnh vực y tế, góp phần vào cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Tập đoàn Hưng Thịnh là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu xoay quanh lĩnh vực cốt lõi là bất động sản. Năm 2022 đánh dấu năm thứ 20 trên hành trình phát triển của Tập đoàn Hưng Thịnh với sự kiện ra mắt “thành phố bán đảo du lịch thương mại thông minh đẳng cấp quốc tế” MerryLand Quy Nhơn, dự kiến sẽ là điểm đến mới, góp phần nâng tầm vị thế Quy Nhơn trên bản đồ du lịch châu Á và thế giới. Là một trong những thành viên quan trọng trong hệ sinh thái của Tập đoàn Hưng Thịnh, Hưng Thịnh Innovation dẫn dắt các sáng kiến sáng tạo đổi mới, chịu trách nhiệm các vấn đề về chuyển giao công nghiệp, với mục tiêu gia tăng năng suất, hiệu suất của toàn bộ tổ chức, cũng như củng cố năng lực cạnh tranh của tập đoàn. |
Tấn Tài
" alt=""/>MerryLand Quy Nhơn nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn