Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong xây dựng, ban hành, thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá, định mức trong xây dựng cơ bản. Việc kiểm soát giá và bảo đảm nguồn nguyên, vật liệu để xây dựng các công trình, dự án, nhất là các dự án quan trọng quốc gia.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Đầu giờ sáng 4/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và các thành viên Chính phủ liên quan, Tổng Kiểm toán nhà nước tiếp tục trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất.
Sau đó, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Báo cáo gửi Quốc hội liên quan đến việc di dời trụ sở Bộ ngành khỏi nội đô Hà Nội, Bộ trưởng Xây dựng cho biết, đã rà soát 36 cơ quan Trung ương thuộc đối tượng quy hoạch (18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ, 6 cơ quan đoàn thể Trung ương) để xây dựng các phương án quy hoạch.
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương bố trí hệ thống trụ sở Bộ, ngành theo đề xuất của Bộ Xây dựng, trong đó chỉ đạo tập trung phát triển tại Khu Tây Hồ Tây (khoảng 35ha) và một phần tại Khu vực Mễ Trì.
Theo Bộ Xây dựng, hiện công tác di dời còn triển khai chậm do công tác di dời đòi hỏi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn. Các Bộ, ngành và TP Hà Nội chưa triển khai đúng tiến độ việc lập quy hoạch và xây dựng các đề án di dời theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (danh mục, tiêu chí, lộ trình, biện pháp di dời).
Giá bất động sản vẫn ở mức cao so với khả năng chi trả của đại đa số người dân. Căn hộ bình dân gần như biến mất tại các dự án nhà ở thương mại ở khu vực trung tâm của các đô thị Trong lĩnh vực bất động sản, lũy kế tổng lượng giao dịch (căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền) 9 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm 2021, nhưng đã có xu hướng chững lại và giảm mạnh vào quý III/2022.
Đánh giá về những tồn tại, hạn chế của thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng nêu lên thực trạng cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa phù hợp. Phổ biến là bất động sản ở các phân khúc nhà ở trung, cao cấp, bất động sản du lịch có biểu hiện dư thừa (có nhiều phân khúc đã vượt dự báo đến năm 2025).
Cơ cấu nguồn lực cho thị trường bất động sản còn bất hợp lý chủ yếu từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, vốn huy động qua phát hành trái phiếu và tiền ứng trước của khách hàng, vốn chủ đầu tư chỉ chiếm khoảng 15 - 30% tổng mức đầu tư của dự án. Chưa có các nguồn vốn trung, dài hạn ổn định cho thị trường.
"Giao dịch bất động sản chưa được minh bạch, hiện tượng "hai giá", kê khai thấp hơn giá giao dịch thực nhằm trốn thuế trong giao dịch kinh doanh bất động sản còn khá phổ biến. Việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản còn chưa chặt chẽ, còn tiềm ẩn rủi ro, nhất là trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp", Bộ Xây dựng đánh giá.
Theo Bộ trưởng, giá bất động sản vẫn ở mức cao so với khả năng chi trả của đại đa số người dân. Căn hộ bình dân (có mức giá từ 25 triệu đồng/m2 - 30 triệu đồng/m2) tại các dự án nhà ở thương mại ở khu vực trung tâm của các đô thị hầu như không có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2; căn hộ có mức giá này chỉ có tại một số ít các dự án tại khu vực xa trung tâm như các quận, huyện.
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, tình trạng lệch pha phân khúc thị trường đang ngày càng thể hiện rõ. Nhà ở cao cấp ngày càng chiếm tỷ lệ áp đảo. Thống kê từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho thấy, tại TP.HCM, 9 tháng đầu năm 2022 có 9.305 căn nhà cao cấp, chiếm đến 80,2%.
Thống kê của HoREA đưa ra tại báo cáo đánh giá thị trường bất động sản 9 tháng đầu năm 2022 cho thấy, tại TP.HCM, nhà ở vừa túi tiền, nhà ở bình dân có giá dưới 2 tỷ đồng/căn (dưới 30 triệu đồng/m2) năm 2020 chỉ có 163 căn hộ, chiếm 1%; năm 2021 và 9 tháng đầu năm 2022 không còn nhà ở bình dân (0%), tức là đã biến mất hoàn toàn từ năm 2021.
Trong khi thị trường thiếu hụt về nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, nhà ở bình dân, nhà ở xã hội thì tính trên giá nhà bình dân (khoảng 2 tỷ đồng trở lại, dưới 30 triệu đồng/m2) cũng đã cao hơn khoảng 20 lần mức thu nhập trung bình của xã hội.
Dù cơn sốt đất đã hạn nhiệt như nhận định của Bộ Xây dựng tại các địa phương không còn tình trạng tăng nóng, sốt cục bộ như những tháng đầu năm nhưng giá nhà đất còn neo giữ mức giá cao vẫn là bài toán đặt ra đối với ngành Xây dựng.
Căn hộ chung cư chạm mốc 1 tỷ đồng/m2, dân thường 120 năm mới mua được nhàSau mỗi cơn sốt đất, giá nhà lại leo cao. Theo GS. Đặng Hùng Võ, nếu giai đoạn sốt giá năm 2007 – 2008, người dân phải mất 100 năm mới mua được nhà thì trong cơn sốt giá hiện nay, người lao động bình thường phải mất 120 năm mới mua được nhà.">