- “Ngày hai bữa cơm và tiền học phí của cháu thì tôi có thể chắt chiu,ỗidaydứtcủamẹnhặtvechaiconungthưmáliver vs newcastle mẹ con cũng đủ sống qua ngày. Đấy là nói lúc cháu khỏe mạnh, chứ bây giờ cháu bệnh thế này hoàn cảnh một mẹ một con như tôi làm gì nên ăn”, chị Dương Thị Phương chia sẻ.
-“Ngày hai bữa cơm và tiền học phí của cháu thì tôi có thể chắt chiu,ỗidaydứtcủamẹnhặtvechaiconungthliver vs newcastleliver vs newcastle、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Soi kèo góc Como vs Napoli, 18h30 ngày 23/2
2025-02-25 01:00
-
Chị Nguyễn Thị Nhiếp là hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú – ngôi trường được công nhận là trường chất lượng cao của Hà Nội luôn đi đầu thí điểm những mô hình giáo dục mới.
Tuy nhiên, vị hiệu trưởng này đã từng điếng người khi nhận được bức “tâm thư” của cậu con trai đang tuổi dậy thì “nhắc nhở” chị về vai trò làm mẹ.
“Dành bao nhiêu thời gian cho con?” là câu hỏi mà chị ngại trả lời nhất. Bởi vì “Tôi cảm thấy có lỗi với gia đình, đặc biệt là với con cái. Do công việc chiếm khá nhiều thời gian của tôi. Tôi ý thức được điều đó nhưng vẫn chưa điều chỉnh được nhiều, cho dù thời gian này tôi đã cố gắng hơn rất nhiều”.
Đỗ chuyên thì học, không thì thôiCô Nguyễn Thị Nhiếp Là người đã trưởng thành từ mô hình “trường chuyên lớp chọn” cách đây hơn 25 năm, chị Nhiếp tự nhận rằng mình được như hôm nay, cách làm việc, cách tư duy… không thể không kể đến sự ảnh hưởng tốt đẹp của những ngôi trường chị đã học.
“Nhiều bạn tôi đều đã học một cách say mê với những ước mơ, khát khao, hoài bão thật đẹp bởi vi chúng tôi vẫn được chơi, được trải nghiệm thực tế trong hoàn cảnh sống thời kỳ trước.
Nhưng bây giờ, học sinh trường điểm, trường chuyên lớp chọn cũng có những điểm khác chúng tôi. Hình như không ít em chỉ biết học từ sách vở, ít biết về xung quanh. Đã có những em vô cảm, ích kỷ và tự mãn sai là mình được đang học trường chuyên lớp chọn, đôi khi lại là do bố mẹ xoay xở, tính toán cho con” – đây là góc nhìn của chị về hiện trạng trường chuyên lớp chọn bây giờ.
Với nhận định như vậy, chị Nhiếp cho biết trước đây, gia đình đã cho con gái lớn thi vào trường chuyên, nhưng với tinh thần đỗ thì học và không đỗ thì thôi. “Một phần tôi nhìn thấy sự thiếu hụt của nhiều học sinh trường chuyên lớp chọn hiện nay, một phần tôi biết lực học của con mình chỉ khá, lại không chịu theo những nơi “luyện”. Đến cháu trai thứ hai thì tôi không có ý định đó chút nào nữa”.
Cả hai con chị đều học THPT ở ngôi trường chị làm hiệu trưởng.
Với hai học trò mà người ngoài nhìn vào tưởng như “nhân vật đặc biệt”, thì ở trường chị Nhiếp vẫn“coi các con như mọi học trò khác”. Điều khác giữa con mình và học trò, đối với chị, “là khi con ở nhà vì mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau. Tôi đã từng so sánh con mình với học sinh, hay với… con người khác. Rất hiệu quả khi tôi so sánh để khích lệ những điểm mạnh, những ưu điểm của con và rất tồi tệ khi tôi so sánh, chê bai con tôi kém cỏi hơn bạn bè…”.
Có một điều mà chị Nhiếp áp dụng vào cả việc dạy con và học sinh. Đó là “Nói được và làm được, chịu trách nhiệm cao với tất cả những gì mình làm”.
Tôi thấy lo lắng cho con khi nhiều tệ nạn xã hội biến tướng mà kỹ năng sống của con còn chưa đủ. Tôi lo lắng khi không ít lần thấy con sống thiếu trách nhiệm, sợ trách nhiệm.
Chồng chị là sĩ quan quân đội, haivợ chồng đều làm cán bộ quản lý, cả hai đều bận việc cơ quan nhưng đều có chung quan điểm phải dạy con tự lập và tự trọng. Chị cho biết “Nhà tôi không có người giúp việc. Từ nhỏ, hai con của tôi phải luôn làm việc cùng bố mẹ, khi nhỏ thì gấp quần áo, dọn nhà, nhặt rau… Khi lớn hơn thì lau nhà, phơi quần áo, rửa bát, nấu cơm. Đến bây giờ, mọi việc trong gia đình các cháu đều tự làm và làm tốt. Các cháu đỡ việc nhà cho tôi rất nhiều”.
“Cái khổ của đói, của thiếu thốn thì thời nay hầu hết giới trẻ sống ở thành phố ít phải trải qua. Trong công việc cũng như trong cuộc sống tôi luôn nghĩ và luôn tìm cách dạy học sinh, dạy con với tinh thần vượt khó và biết ứng phó, thích nghi. Vợ chồng tôi không chiều chuộng con, mà luôn dạy con làm các công việc. Các cháu được rèn để không lười nhác, để luôn thích nghi với môi trường mới”.
Hai bài học từ cô con gái lớn
Trong suốt quá trình nuôi con lớn khôn, có những câu chuyện mà chị Nhiếp nhớ mãi.
“Cả hai con tôi đều tâm sự “Hình ảnh của bố mẹ làm cho chúng con áp lực”. Nghe vậy, tôi vừa mừng vừa lo.
Cũng có khi lo lắng quá nên giục con học hành, nhưng rồi chúng tôi lại điều chỉnh ngay khi tự hỏi “Như vậy có tạo áp lực cho con không?”.
Thực tế, áp lực tạo ra động lực nhưng áp lực quá sẽ làm mất tự chủ và giảm hiệu quả học tập và rèn luyện”.
Để có được những kinh nghiệm này, có một câu chuyện mà chị Nhiếp không thể quên.
“Cha mẹ thường kỳ vọng nhiều ở con cái, nhất là con đầu lòng. Khi con gái lớn học cấp 1, tôi thường yêu cầu sau mỗi ngày đi học về con phải báo cáo điểm số và không ít lần nổi giận mắng quát con vì điểm chưa cao.
Con gái tôi sợ đến mức có lần nhất định không chịu về chỗ ngồi, cứ đứng trên bục giảng khóc đòi cô giáo cho điểm cao để về không bị mẹ mắng. Tôi biết chuyện và ân hận đến tận bây giờ, lấy đó làm bài học để chia sẻ với cha mẹ học sinh”.
Mỗi khi nhắc lại câu chuyện này, chị Nhiếp lại cảm thấy “thêm một lần đau nhói trong tim”, còn “con gái tôi thì cứ buồn cười vì hành động đứng khóc, đòi cô giáo cho điểm cao”.
“Đây là bài học về hậu quả tạo áp lực quá cho con” – chị Nhiếp kết luận, và “Đến con trai thứ hai đi học, tôi đã rút kinh nghiệm điều đó”.
Một bài học khác về sự nhất quán lời nói khi dạy con và tôn trọng quyết định chọn nghề chọn trường của con cũng được chị rút ra từ cô con gái đầu.
Khi con gái lớn học cấp THPT, cháu ước mơ thi đỗ Học viện Ngoại giao. Vợ chồng chị cứ định hướng cho con thi ngành sư phạm để theo nghề của mẹ, sau này ra trường còn có thể có đầu ra.
“Cháu nói với tôi "Khi tư vấn chọn nghề, chọn trường cho phụ huynh và học sinh, mẹ nói "chọn nghề nào, trường gì các bác nên để các con quyết định...", vậy tại sao với con mẹ lại không để cho con quyết định?”.
Chồng tôi thì phân tích nghề sư phạm nhàn nhã hơn, có thời gian chăm sóc gia đình. Nghe vậy cháu lại hỏi "Mẹ là giáo viên đấy. Bố nhìn mẹ có nhàn nhã hơn, có thời gian chăm sóc gia đình hơn không?".
Vợ chông tôi thấy con phân tích, nêu ví dụ cụ thể rất thuyêt phục nên hiểu rằng phải cùng xây đắp ước mơ cho con. Năm đó cháu đã quyết tâm thi đỗ Học viện Ngoại giao khối D1 và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khối A1. Cháu chọn học Ngoại giao theo đúng ước mơ và tự tin nói với bố mẹ rằng "Con thi sư phạm để bố mẹ hài lòng thôi, đỗ con cũng không học đâu"”.
Đến giờ, cô con gái đã bước sang năm thứ 3. “Điều tôi thấm thía là vì cháu quyết chọn ngành chọn trường nên có khó khăn gì cháu đều cố gắng vượt qua. Đặc biệt là cháu hay kể với tôi về những điều hay, những điều đặc biệt khi học ngoại giao mà cháu rất tự hào”.
Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú xếp hình Tổ quốc Bức thư nhớ đời từ cậu con trai
Cùng với cô chị, cậu con trai thứ hai cũng là người đem lại cho cô hiệu trưởng này một bài học về sự kiềm chế, lắng nghe trong dạy học sinh, dạy con.
Chị Nhiếp kể rằng khi cậu con trai bước vào tuổi dậy thì, lên lớp 9 thì mê game. “Cũng như nhiều học sinh cháu đã từng trốn học, nói dối...để đi chơi game. Vợ chồng tôi tìm cách ngăn chặn, càng cấm cháu càng mê, bất chấp sự răn đe, dạy dỗ của bố mẹ”.
Buổi họp phụ huynh đầu năm, cô giáo nêu tên con trai nằm trong tốp học sinh học yếu của lớp. Mặc dù biết lực học của con nhưng chị Nhiếp vẫn rất buồn.
“Về nhà tôi mắng cháu và nói "Mẹ là hiệu trưởng mà phải ở lại họp vì con trong tốp học sinh học yếu của lớp. Con biết mẹ rất xấu hổ không?". Cháu cãi lại rất gay gắt, cháu không chấp nhận những nhận xét đó.
Hôm sau cháu viết cho tôi một lá thư, trong đó có dòng "Hiệu trưởng đ. là cái gì nếu không hiểu được con mình". Tôi giận con lắm nhưng vẫn kiềm chế, tìm cách "hiểu con mình", để đúng là hiệu trưởng trong mắt con tôi”.
Cô Nhiếp vui mừng vì “Đến nay, cháu có thay đổi rõ rệt mặc dù tôi vẫn còn phải lo lắng nhiều một số cá tính của cháu. Và sự kiềm chế mà tôi học được từ lần này không chỉ được tôi tiếp tục áp dụng với con trai, mà còn với cả những học sinh yêu quý của mình”.
Chị Nhiếp cho biết vợ chồng chị có điều kỳ vọng lớn là con cái trở thành một người tử tế, sống có ích và biết sống trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội.
Bên cạnh đó, có sự mong muốn các con sẽ làm được điều mà bố mẹ chưa làm được, đó là “Thực hiện được việc hội nhập bằng tri thức và năng lực chắc chắn và mạnh mẽ hơn thế hệ của chúng tôi”.
“Tôi đã từng thất vọng vì con cái không phải vì kết quả học tập mà vì một vài tính xấu tôi rèn dạy mãi mà con vẫn chưa sửa được.Ví dụ tật đổ lỗi hoặc diễn đạt khó hiểu
Còn con trai tôi thì đã từng cầm cuốn “Con cái chúng ta đều giỏi” và nói với tôi rằng “Mẹ phải học cách dạy con của các bà mẹ Tây ấy”. Nghe con nói vậy, tôi giật mình xem lại cách dạy con và tìm cách hiểu con hơn”.
“Mình phải sống, làm việc thế nào để có thể từ đó dạy con. Đầu năm học, bài học đầu tiên tôi muốn các thầy cô giáo trường mình cũng dạy cho học trò là sống có trách nhiệm. Bài học cuối cùng trước khi các con ra trường là bài học Tri ân.
Biết ơn cha mẹ, thầy cô và cả bạn bè chính là để sống có trách nhiệm với yêu thương, với cuộc đời”.
Chi Mai
" width="175" height="115" alt="“Hiệu trưởng… là cái gì nếu không hiểu được con mình”" />“Hiệu trưởng… là cái gì nếu không hiểu được con mình”
2025-02-25 00:29
-
Hà Lan: Nở rộ đại học dạy bằng tiếng Anh gây tranh cãi
2025-02-24 23:46
-
Ca sĩ Phạm Đình Thái Ngân. Ảnh: Thắng Nguyễn 5 năm biến mất, không có nổi 2 triệu đóng tiền thuê nhà
Ca sĩ nhớ lại thời điểm 2014, anh bước ra khỏi cuộc thi với chút tiếng tăm. Tranh thủ đi diễn khoảng 1 năm, anh biết mình không thể tự xoay xở nữa nên cầu cứu huấn luyện viên cũ là ca sĩ Hồ Quỳnh Hương.
Thái Ngân nói: "Tôi hết lời thuyết phục, thậm chí nài nỉ, vì chị Hương chưa từng nhận học trò. May mắn, chị gật đầu, tôi trở thành nghệ sĩ của công ty chị".
Thời điểm 2015 - 2016, Thái Ngân chỉ học và học bởi tôn chỉ của Hồ Quỳnh Hương là "học rồi mới hành". Anh được đào tạo hát, nhảy, chơi piano, guitar,...
Lúc xin vào công ty Hồ Quỳnh Hương, đàn chị từng hỏi Thái Ngân muốn nhận lương bao nhiêu. Vì sĩ diện, anh chủ động xin không nhận lương. Không có thu nhập, cuộc sống Thái Ngân nhanh chóng rơi vào khủng hoảng.
Lúc ấy, Thái Ngân và 3 người trong gia đình thuê phòng trọ trên dưới 20 m2. Đỉnh điểm, anh từng không có nổi 2,5 triệu đồng đóng tiền nhà. Vì túng bấn, anh đánh liều đi diễn lén kiếm tiền trang trải sự nghiệp.
Năm 2017, Thái Ngân ra MV Nhưng anh vẫn yêu, rồi mọi thứ tiếp tục chìm vào vòng xoáy nghiệt ngã của showbiz. Bẵng đi 1 năm, anh không xuất hiện vì không có show.
Anh nhớ lại: "Chưa ca sĩ nào ra sản phẩm rồi để đó vì không có show để quảng bá bài mới". Suốt thời gian đó, ca sĩ thấy chua chát, toàn nghĩ đến chuyện bỏ nghề.
Mặt khác, gia đình bạn gái Thái Ngân giục cưới sớm, hứa hẹn lo cho anh và gia đình mình. Có lúc, anh định nghỉ hát, về quê làm đám cưới cho xong.
Song một lần nữa, sĩ diện không cho phép Thái Ngân trở thành kẻ ăn bám. Anh tự vực dậy bản thân, tìm cách kiếm sống bằng đôi tay của mình. Hiện tại, dù không còn bên nhau, ca sĩ vẫn luôn trân trọng từng khoảnh khắc lúc ấy.
Thái Ngân "chai mặt" nhắn từng biên tập viên nhà đài xin tham gia gameshow nhưng không ai phản hồi. Nhờ kiên trì, anh dần có một vài lời mời diện "vé vớt".
"Tôi vốn biết showbiz khắc nghiệt nhưng không nghĩ có lúc mình chạm đáy như thế", Thái Ngân kể. Đồng thời, anh chủ động xin Hồ Quỳnh Hương dừng đào tạo để ra ngoài phát triển. Trở lại showbiz, anh như một tân binh với số 0 tròn trĩnh.
Tận năm 2019, Thái Ngân không muốn lay lắt như vậy mãi nên dồn mọi sức lực, tâm huyết cho nghệ thuật. Lúc này, mọi thứ với anh dễ thở hơn. Cát-sê của anh vẫn thấp nhưng có show, đủ để trang trải cuộc sống.
Năm 2020, cái tên Thái Ngân thăng hoa nhờ bộ phim Mắt biếc. Anh lồng tiếng cho nhân vật Ngạn (do Trần Nghĩa đóng) trong phim, các bản cover nhạc phim tạo tiếng vang. Anh dần có nhiều show hơn, cát-sê cũng tăng lên.
Cái tên Thái Ngân nổi lên với vai trò nghệ sĩ lồng tiếng từ phim "Mắt biếc". ‘Tôi đã trả thù chính mình’
Tám năm vào nghề nhưng tên tuổi không bằng nhiều đồng nghiệp cùng thời, Thái Ngân không thấy buồn. Những năm tháng vô định, anh đã quen với việc bị đối xử lạnh nhạt hay có người không biết mình là ca sĩ.
Thái Ngân nói: "Bạn không thể ép người ta biết đến mình khi tên tuổi bạn chưa đủ lớn. Khi biết rõ vị trí bản thân, tôi không thấy buồn nữa".
Ca sĩ không đổ lỗi cho hoàn cảnh, quá khứ hay điều gì. Trái lại, anh thấy quá khứ làm nên con người Phạm Đình Thái Ngân hôm nay.
Ba mẹ Thái Ngân ly hôn năm anh lên 5 tuổi. Anh cảm nhận, một đứa trẻ lớn lên có bố mẹ ly hôn sẽ khuyết một phần nào đó trong tính cách, tâm hồn. "Dù vậy, tôi không biết chính xác phần khuyết ấy của mình là gì", anh nói.
Thái Ngân và mẹ sống cùng nhau trong căn nhà phố ở Quận 3. Bà không giàu có nhưng lo cho con trai không thua kém bạn bè. Sau này, một biến cố xảy ra, bà bị phá sản, phải bán nhà trả nợ. Hai mẹ con lâm vào cảnh sa sút.
Nhờ âm nhạc, Thái Ngân tìm thấy ánh sáng, được dẫn lối để đi tiếp cuộc đời mình. Nhờ âm nhạc, anh tự tin có thể lo cho mẹ. Những món đồ năm xưa mẹ đem cầm, ca sĩ đã chuộc về hết. Hai người vẫn ở nhà thuê nhưng chi tiêu thoải mái hơn.
Tháng 6 vừa qua, Thái Ngân lưu diễn Vietnam Festival2022 tại Tokyo, Nhật Bản. Sáu năm trước, anh từng được Hồ Quỳnh Hương dẫn theo biểu diễn tại sự kiện này. Thái Ngân nhớ mãi lúc bước ra, trước mắt anh là một "biển đen im lặng". Anh cố hát nhanh 2 bài rồi vào trong.
Thái Ngân trong vòng tay khán giả ngày trở lại Nhật Bản.
Lần trở lại, Thái Ngân được chào đón bằng một "biển" đèn flash rực rỡ, hàng nghìn khán giả hòa giọng cùng anh. Ca sĩ hài hước mô tả cảm giác như vừa được "trả thù". Cũng chuyến lưu diễn Nhật, Thái Ngân đưa mẹ theo đi chơi, mua quà về Việt Nam cho ba.
Hai năm gần đây, Thái Ngân bắt đầu hưởng quả ngọt trong nghề. Anh đã đi qua những ngày đi hát nặng nề và tiêu cực, vừa hát vừa lo sợ không ai lắng nghe mình. Anh cũng tiếc nuối mãi việc phí phạm quá nhiều thời gian loay hoay, lạc lối.
Dù vậy, khi thấy ngoài kia có khán giả trông đợi, muốn nghe mình hát, Thái Ngân biết mình đã đi đúng hướng. Anh lấy đó làm động lực, tự tạo áp lực cho bản thân phấn đấu hơn nữa.
Những gì Thái Ngân học năm xưa giúp ích khá nhiều cho anh. Ca sĩ tự sáng tác nhạc cho mình, thậm chí tặng bài cho những người ơn.
"Không có tiền mua túi hiệu hay kim cương làm quà, tôi viết bài Anh lo cho em hếttặng chú Hưng. Vậy mà, chú vẫn gửi tiền lại tôi... Sắp tới, tôi sẽ viết một bài tặng chị Hương", anh kể.
Thái Ngân tự tin thực lực bản thân nhưng không quá tự tin ngoại hình. Ca sĩ nói: "Chiều cao của tôi khiêm tốn, mặt mũi bình thường, trong showbiz đầy mỹ nam không đến lượt tôi. Nét mặt tôi hơi nữ tính, tôi không thích điều đó".
Ngoại hình từng khiến Thái Ngân gặp nhiều rắc rối. Ngày xưa, anh được Đàm Vĩnh Hưng cho mượn trang phục biểu diễn nên từng bị đồn có quan hệ tình cảm với đàn anh.
Vừa thi xong The X Factor Vietnamnăm 2014, Thái Ngân từng bị một người gạ gẫm không thành thì chuyển sang dọa nạt. Anh coi đó là cú sốc đầu tiên trong sự nghiệp. Sau này, ca sĩ nhiều lần bị đề nghị khiếm nhã nhưng chưa từng đồng ý, ngay cả giai đoạn khó khăn nhất.
Nhìn lại hành trình 8 năm, Thái Ngân nói: "Đôi chỗ thảm quá phải không? Nhưng tôi luôn cất bộ mặt ấy vào trong. Ra sân khấu, tôi là ca sĩ, dùng tiếng hát mang đến niềm vui, sự sẻ chia và cảm xúc tích cực cho khán giả".
Thái Ngân mong muốn được khán giả đại chúng nhìn nhận mình là nghệ sĩ có thực lực, đa tài và độc lập. Anh nói: "Tôi ngưỡng mộ và muốn trở thành hình mẫu nghệ sĩ như Bruno Mars, Charlie Puth,…”.
Sắp tới, Thái Ngân sẽ phát hành một sản phẩm do chính mình sáng tác và sản xuất âm nhạc, kết hợp cùng một rapper nổi tiếng Rap Việt. Giai đoạn này, anh muốn hát nhiều bài tình ca hạnh phúc và trải nghiệm thêm dòng nhạc hơn là đóng đinh hình tượng "Nam thần thanh xuân”. Ca sĩ mong sớm cho ra mắt dự án album đầu tiên trong sự nghiệp.
Thái Ngân hát 'Từ đó'
" width="175" height="115" alt="Đời sóng gió, thăng trầm của ca sĩ Phạm Đình Thái Ngân" />Đời sóng gió, thăng trầm của ca sĩ Phạm Đình Thái Ngân
2025-02-24 23:26


- Nhận định, soi kèo Deportes Tolima vs America Cali, 08h20 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà
- HUAWEI cùng Shopee khởi động Ngày Siêu Thương Hiệu
- Lưu Gia Linh: Quá khứ bị bắt cóc và hôn nhân viên mãn với Lương Triều Vỹ
- Bao nhiêu tuổi thì đủ nghe nhạc Trịnh?
- Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Stuttgart, 1h30 ngày 24/2: Thiên nga vỗ cánh
- Tin sao Việt 18/6: Dàn hoa hậu tụ họp mừng sinh nhật Tú Anh
- Apple tăng trưởng mạnh tại Việt Nam
- Bỏ quên con ngày mưa bão
- Soi kèo phạt góc Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2
