- Sau khi cãi nhau với vợ,ậnvợchồngnữđiềudưỡnguốngchaioxygiàtựtửgiá dola người đàn ông 52 tuổi uống oxy già tự tử và không chịu tới bệnh viện cấp cứu.
Chuyện đời cổ tích của cậu bé 7 tuổi ghép 5 bộ phận tạng cùng lúc- Sau khi cãi nhau với vợ,ậnvợchồngnữđiềudưỡnguốngchaioxygiàtựtửgiá dola người đàn ông 52 tuổi uống oxy già tự tử và không chịu tới bệnh viện cấp cứu.
Chuyện đời cổ tích của cậu bé 7 tuổi ghép 5 bộ phận tạng cùng lúcTừ đi chợ nấu cơm, rửa bát quét nhà, giặt giũ quần áo, dọn nhà, chăm con, dạy con học, trao đổi với giáo viên về việc học của con… tất tật đều tôi làm.
Lọ mắm lọ muối trong nhà để đâu có khi anh còn không biết. Cơm dọn lên thiếu bát nước mắm anh cũng gọi tôi cơ mà. Con đi học về lúc mấy giờ, cần đi tắm lúc nào để kịp ăn cơm, ăn cơm xong ngồi vào bàn học mấy tiếng thì đến lúc phải lên giường đi ngủ anh cũng đều không quản.
Anh cứ chỉ biết sáng quần là áo lượt do vợ chuẩn bị sẵn bước chân ra khỏi nhà đi làm, chiều tối về đã có cơm nước chờ sẵn, anh ăn xong thì ra sofa ngồi khểnh chơi game trong lúc tôi dọn dẹp.
Đều đặn mỗi tháng anh đưa tôi 20 triệu, còn 5 triệu anh giữ lại để tiêu vặt. Anh nghĩ đưa vợ ngần ấy đã là nhiều lắm. Anh đưa được tiền về cho tôi để mua thức ăn, chi trả chi phí sinh hoạt gia đình là anh “làm việc lớn” rồi. Việc đàn bà cỏn con là tất cả những việc còn lại.
Tôi không có công việc ổn định, ở nhà bán hàng online nên giờ giấc linh hoạt, thu xếp được việc nhà. Tính tôi không thích đôi co với ai nên nhiều lúc chồng ca thán phàn nàn tôi cũng đều mặc kệ cho qua hết. Anh ấy vì không thấy vợ nói gì nên rất hay hoạnh hoẹ: “Em làm gì mà tối qua không là áo cho anh? Anh dặn áo trắng, không phải áo xanh, em làm gì mà lời anh dặn cũng không để vào đầu thế?”. “Em làm gì mà giờ này còn chưa cơm nước?, “Em ốm à? Ở nhà cả ngày có làm gì đâu, sao không ra viện mà khám xem sao?”...
Cho đến ngày, mẹ tôi bên nhà bị tiền đình, tự nhiên đầu óc choáng váng rồi nhìn gì cũng thấy đổ. Bố lo sợ gọi điện cho tôi, tôi chạy ù sang cùng ông đưa bà đi viện.
Lúc lo thủ tục tôi đã gọi cho chồng nhờ anh đón con rồi. Nhưng chiều muộn hôm ấy không có ai đón con tôi. Tầm gần 6 giờ tối cô giáo gọi điện cho tôi nói con vẫn chưa có ai đón, các bạn đã về hết, con đang buồn thiu và bắt đầu khóc.
Tôi gọi điện thông báo cho chồng là con đang khóc ở trường, câu đầu tiên anh bảo tôi là: “Em làm gì mà giờ này chưa đón con?”.
Đến nước này thì tôi hết chịu nổi, gằn giọng từng tiếng: “Anh đón con ngay, rồi về nhà nói chuyện”.
Lo cho mẹ nhập phòng bệnh xong xuôi tôi trở về nhà. Vợ chồng ngồi xuống nói chuyện với nhau, tôi bảo anh ấy:
“Anh ạ, so với anh có công việc ổn định lương tháng 25 triệu, lâu nay em đúng là chẳng làm gì. Không làm gì mà nhà cửa vẫn sạch, cơm nước vẫn sẵn để anh về ăn, quần áo vẫn sạch sẽ phẳng phiu anh chỉ cần với tay lấy là có. Con cái chúng mình, toàn tự hít khí giời mà lớn, tự khôn nên học hành giỏi trong lớp chẳng thua kém bạn nào.
Em lại còn đểnh đoảng quá, tiền anh đưa một tháng chi tiêu tiền điện tiền nước, tiền thức ăn, mua sắm quần áo, vật dụng gia đình, đóng học phí tiếng Anh, Toán, học năng khiếu cho các con, rồi tiền khóc tiền cười cứ thiếu trước hụt sau, phải lấy tiền bán hàng online ra mà bù mới đủ. Em chẳng giúp được gì, nên từ mai xin phép anh em sang chăm sóc mẹ. Mấy bố con tự ở nhà với nhau, anh tự lo, tiền tháng cũng không cần đưa em nữa”.
Chồng tôi im lặng không nói gì. Tới sáng hôm sau, anh ấy bảo tôi: “Để anh đưa em vào viện với mẹ, em cứ chăm bà, việc nhà mấy ngày này cứ để anh lo”.
Kể từ hôm ấy không thấy chồng tôi tua điệp khúc “em làm gì…” nữa. Dường như anh ấy đã hiểu, những gì một người phụ nữ âm thầm làm để chăm sóc cho gia đình cô ấy là không đo đếm được, không nói ra không có nghĩa là nó không có, không tồn tại. Công lao của cô ấy in dấu khắp ngôi nhà.
Hình ảnh em bé 6 tháng tuổi bị ngã văng xuống đất từ tay mẹ khi bố đánh mẹ được ghi lại qua camera an ninh đang khiến dư luận phẫn nộ.
" alt=""/>Em làm gì mà giờ này chưa đón con?Con trai tôi không rời mẹ nửa bước, lúc nào cũng bám lấy chân tôi nếu phải đến những chỗ đông người và động đến chỉ một chút thôi đã khóc.
Làm gì nếu con bạn là một đứa trẻ hay khóc nhè? |
Hãy nghĩ đến những đứa trẻ dù ở nhà có táo bạo đến mức nào, la hét bắt nạt bố mẹ các kiểu ra sao, nhưng cứ nhìn thấy những khuôn mặt xa lạ hay viễn cảnh một đứa trẻ khác không chịu chơi với nó là đã khiến nó mất cảm giác an toàn, khiến nó dễ tổn thương rồi bắt đầu rơi nước mắt - đó chính là con tôi.
Tôi từng rất stress vì chuyện này. Tôi không thể chấp nhận một sự thật rằng mình đã nuôi dạy một đứa trẻ có vẻ "nhiễu chuyện" và làm phiền mọi khoảnh khắc quây quần với gia đình, bạn bè, người thân.
Những buổi tụ tập lẽ ra phải mang lại niềm vui thì luôn là cực hình với tôi bởi tôi không thể làm gì khi con luôn quấn mẹ, sợ sệt với mọi thứ và điều duy nhất con có vẻ giỏi làm là ngoạc mồm ra khóc để tìm kiếm sự chú ý. Tôi tự hỏi mình đã sai ở đâu, tìm đọc rất nhiều tài liệu, nói chuyện với những người bạn có chuyên môn trong giáo dục trẻ, cho đến khi tôi hiểu rằng:
Cần phải xây dựng lòng tự tin cho con
Cách hiệu quả nhất để giúp một người mẹ quản lý tốt thói quen hàng ngày của con mà không biến đó thành những tiếng nức nở là xây dựng cho con sự tự tin theo từng giai đoạn nhỏ.
Tôi học được rằng cần trấn an con là con sẽ ổn, và dần dần khuyến khích con kiên cường hơn.
Ví dụ, bạn để con biết là bạn không hề bận tâm việc con khóc nếu con không thể hoàn thành trò đố chữ, nhưng con vẫn nên cố gắng hết sức.
Hoặc bạn nói với con rằng lần sau nếu con không thể tìm thấy món đồ chơi yêu thích, con phải nhờ bạn giúp mà không kèm theo việc khóc lóc. Kích hoạt sự tự tin cho con từ từ và đều đặn.
Mỗi khi con của bạn đối mặt với một khó khăn nho nhỏ nào đó mà không khóc, bạn hãy ngay lập tức tặng con những lời khen. Cho con biết bạn hài lòng vì con có thể xoay xở được mà không cần phải khóc.
Có phải con đang gây sự chú ý?
Có những đứa trẻ liên tục khóc vì nó phát hiện ra đó là một cách hiệu quả gây sự chú ý từ người lớn.
Đây không phải trường hợp con trai tôi, nhưng thực tế có khá nhiều trẻ thích thú với cách thu hút sự chú ý này.
Thường thì những chiến lược áp dụng cho bọn trẻ thiếu tự tin không hiệu quả khi áp dựng với nhóm “tìm kiếm sự chú ý”. Cách tốt nhất để ứng phó với một đứa trẻ khóc nhè để tìm kiếm sự chú ý của người lớn là… bạn hãy lờ chúng đi.
Đứa trẻ có thể sẽ khóc to hơn nhưng bạn hãy cố hết sức để không phản ứng. Một khi phát hiện ra rằng “ăn vạ” vừa không hiệu quả lại mệt người, bé sẽ sớm từ bỏ thôi.
Con trai à, từ bé con luôn là cậu bé nhút nhát, rụt rè. Nhưng có lẽ do một phần tại mẹ, bởi lần đầu được làm mẹ nên mẹ luôn yêu con theo cách bao bọc, nâng niu.
" alt=""/>Làm gì nếu con bạn là một đứa trẻ hay khóc nhè?Nửa mừng nửa lo, em xin chia sẻ để mọi người đánh giá về con người anh giúp em. Bởi cuộc sống của em vốn đã không may mắn, nếu lần này, thêm một chuyện buồn, thì quả thật em khó có thể hi vọng thêm lần nữa. Em xin kể hoàn cảnh và mối quan hệ mới của mình, nhờ các độc giả cho em lời khuyên.
Cách đây 12 năm, em và chồng kết hôn. Hoàn cảnh gia đình cả 2 bên đều khó khăn, công việc cũng bấp bênh nên cuộc sống của chúng em chẳng lấy gì làm dư giả. Sau đó, lần lượt 2 đứa con chào đời khiến cả hai thêm áp lực.
Làm ruộng thường xuyên mất mùa, làm phụ hồ cũng vất vả mà thu nhập không là bao nên chúng em vay mượn họ hàng, bạn bè… một số tiền cho chồng em đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan (Trung Quốc).
Chồng em đi làm được 2 năm, nhờ chăm chỉ, chịu khó, anh gửi về nhà số tiền không nhỏ. Gia đình em nhờ đó trả được khoản nợ vay để anh đi xuất khẩu lao động và có đồng ra đồng vào. Anh nói, cố gắng làm ăn thêm một thời gian, kiếm ít vốn về quê để đầu tư, lo cho cuộc sống vợ con êm ấm. Em nghe vậy thì hạnh phúc lắm, ở nhà chăm lo cho gia đình, đợi ngày anh về đoàn tụ.
Vậy mà, sang năm thứ 3, một tai nạn lao động bất ngờ đã cướp đi người chồng của em. Em đau đớn như chết đi sống lại. Nhưng rồi gia đình hai bên đều động viên em đứng dậy bởi em còn các con, còn cả tương lai phía trước.
Chồng mất, mẹ con em nhận được một khoản tiền đền bù. Nhờ người bạn làm môi giới nhà đất tư vấn, em dùng đó để đầu tư mua 2 miếng đất. Mấy năm sau, đất bất ngờ được giá, em đem bán được một khoản không nhỏ. Sau đó, em tiếp tục mua thêm để sinh lời… Cứ như thế, chỉ trong thời gian ngắn, em may mắn trở thành người có tài sản.
Khi có tiền, em lo cho hai con ăn học đàng hoàng. Không chỉ vậy, em còn giúp đỡ bố mẹ 2 bên. Bố mẹ chồng rất thương em, ông bà động viên em đi bước nữa cho có người bầu bạn…
Thời gian đầu em gạt phăng đi nhưng lâu dần, em thật sự thấy cô đơn. Cuộc sống không còn phải lo nghĩ quá nhiều về tiền bạc, con cái cũng đều chăm ngoan, em bắt đầu mở rộng các mối quan hệ hơn.
Em tìm hiểu và cũng được bạn bè, họ hàng giới thiệu cho nhiều người đàn ông tuy nhiên chưa thấy ai phù hợp. Gần đây nhất, em quen một bạn nam thua em 3 tuổi. Người này đã ly hôn cách đây 1 năm. Anh là người đàn ông đẹp trai nhất trong số những người em từng gặp. Không chỉ vậy anh ăn nói rất dễ nghe, lại cư xử lịch thiệp khiến con tim em như một lần nữa được sống lại.
Anh chăm sóc em rất chu đáo và ngỏ ý muốn lo cho em và các con cả đời. Thời gian quen quá ngắn nhưng thực sự chúng em như đã gặp nhau từ lâu, như tìm được tri kỷ của đời mình.
Mới đây, anh chia sẻ công việc làm ăn gặp khó khăn và muốn mượn em một khoản tiền là 200 triệu đồng để giải quyết. Anh hứa sẽ có giấy ghi nợ và trả em cả phần lãi trong thời gian sớm nhất.
Thực sự đó không phải là khoản tiền lớn với em nhưng người bạn thân em biết chuyện khuyên em không nên bởi bạn em cho rằng, vừa quen đã mượn tiền chứng tỏ con người anh không đàng hoàng.
Nhưng em tìm hiểu thì được biết, anh đang đầu tư làm ăn và đúng thật là có gặp khó khăn chứ không phải lừa dối em.
Xin độc giả cho em lời khuyên em nên xử trí như thế nào trong trường hợp này. Em thực sự không muốn mất đi mối quan hệ tốt đẹp với anh vì hình như em yêu anh mất rồi và anh cũng vậy. Em xin cảm ơn.
Cuộc gặp với em hôm đó ở buổi họp lớp đã trở thành bước ngoặt của cuộc đời tôi.
" alt=""/>Tâm sự, bạn trai mới quen 1 tháng ngỏ ý vay tôi 200 triệu làm ăn