Loạt quốc gia đề xuất loại tiếng Anh ra khỏi môn bắt buộc
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Công nghệ 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-22 14:50:38 评论数:
Nỗi lo mất gốc ngôn ngữ dân tộc
Cơ quan giáo dục các nước Bắc Âu gồm Đan Mạch,ạtquốcgiađềxuấtloạitiếngAnhrakhỏimônbắtbuộtin tuc moi Hà Lan và Na Uy đang kêu gọi giảm thời lượng học tiếng Anh, trong khi “khôi phục tính ưu việt ngôn ngữ bản địa tại các trường đại học”, theo tờ The Economist. Trên thực tế, nhiều công dân các quốc gia này thông thạo tiếng Anh, tuy nhiên, điều này cũng đã gây ra tranh cãi trước nỗi lo “mất gốc ngôn ngữ dân tộc”.
Cụ thể, vào tháng 6/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hà Lan Robbert Dijkgraaf thông báo rằng ít nhất 2/3 nội dung giảng dạy trong các chương trình đại học sẽ phải bằng tiếng Hà Lan thay vì tiếng Anh.
Năm 2021, trong nỗ lực thúc đẩy tiếng Đan Mạch vào đại học, chính phủ nước này đã giới hạn số lượng khóa học dạy chỉ bằng tiếng Anh.
Đại học Oslo (Na Uy) đưa ra quy định về song ngữ giảng dạy, với tiếng Na Uy sẽ là ngôn ngữ giảng dạy chính và tiếng Anh được sử dụng “khi thích hợp hoặc cần thiết”. Các trường sẽ tổ chức các lớp học tiếng Na Uy và học sinh phải tham gia. Các ấn phẩm phải có tóm tắt bằng cả hai ngôn ngữ hay trường đại học nên ưu tiên phát triển thuật ngữ bằng tiếng Na Uy.
Đề xuất loại tiếng Anh khỏi môn học bắt buộc ở các trường học ở Trung Quốc đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi ở quốc gia này trong thời gian gần đây.
Tháng 4/2023, tại kỳ họp "lưỡng hội" thường niên của cơ quan tư vấn và lập pháp hàng đầu của Trung Quốc, một số đại biểu đã tiếp tục đề xuất thu hẹp quy mô giảng dạy tiếng Anh.
Theo đó, một số đại biểu cho rằng môn học này được nhấn mạnh quá mức trong chương trình giảng dạy, vì vậy, đề xuất loại bỏ các lớp học tiếng Anh cho học sinh lớp 1 và lớp 2, đưa tiếng Anh trở thành môn học tự chọn thay vì bắt buộc trong các kỳ thi quốc gia quan trọng nhất của Trung Quốc như kỳ thi tuyển sinh trung học (zhongkao), và kỳ thi tuyển sinh đại học (gaokao).
“Hầu hết người dân Trung Quốc không sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày nên việc học ngoại ngữ này đã gây thêm áp lực cho học sinh một cách không cần thiết.
Việc thu hẹp quy mô giảng dạy tiếng Anh cũng sẽ giúp chống lại sự bất bình đẳng, vì trẻ em thành thị dễ dàng tiếp cận các tài nguyên học ngôn ngữ hơn so với trẻ em ở khu vực nông thôn.” một đại biểu cho biết, theo Six tone.
“Tiếng Anh chỉ là một công cụ. Nó không liên quan gì đến sự tự tin về văn hóa”, theo nhà nghiên cứu giáo dục Zeicha nhận định khi đề cập thực tế rằng tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ ưa chuộng nhất trên thế giới.
Các cuộc thăm dò do Sina thực hiện vào năm 2017 cho thấy công chúng Trung Quốc bị chia rẽ về vấn đề này, với một số cuộc khảo sát cho thấy đa số ủng hộ việc hạ thấp tầm quan trọng của tiếng Anh trong kỳ thi gaokao.
Trên thực tế, năm 2021, Trung Quốc phát động chiến dịch “Shuang Jian” (Giảm gấp đôi) nhằm ngăn các gia đình đầu tư số tiền lớn cho con đi học tư nhân các môn như Toán và tiếng Anh. Các trường công lập ở Bắc Kinh và Thượng Hải cũng dần giảm số lượng giờ học tiếng Anh mỗi tuần. Học sinh lớp 1 và lớp 2 hiện nay thường học hai hoặc ba tiết tiếng Anh/tuần, trong khi các em thường học tiếng Trung mỗi ngày.
Cấm dạy tiếng Anh ở các trường tiểu học
Tiếng Farsi là ngôn ngữ chính thức của Iran, nhưng tiếng Anh cũng từng được dạy phổ biến trong trường học. Tại quốc gia Hồi giáo này, đã có những cuộc thảo luận về cách tạo cân bằng giữa giáo dục ngôn ngữ Ba Tư và giảng dạy tiếng Anh.
Ở Iran, việc giảng dạy bằng tiếng Anh thường bắt đầu ở trường THCS. Một số trường tiểu học có học sinh nhỏ tuổi hơn cũng cung cấp các lớp học tiếng Anh.
Nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei trước đó đã chỉ trích rằng "việc học tiếng Anh đã được mở rộng sang cả các trường mẫu giáo". Sau đó, bộ giáo dục nước này đã ban hành lệnh cấm dạy tiếng Anh ở các trường tiểu học, theo tờ Iran International.
Tiếng Anh không được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức của Iran trong 6 năm tiểu học, nhưng một số trường công dạy tiếng Anh cho học sinh như môn học ngoại khóa và các lớp này không bắt buộc.
Tháng 7/2023, Fatemeh Ramezani, Thư ký Ủy ban Chương trình và Đào tạo của Hội đồng Giáo dục Tối cao Iran, cho biết: “Học sinh phải học ngoại ngữ trong quá trình học THCS và THPT, nhưng ngôn ngữ này không nhất thiết phải là tiếng Anh”. Bà Ramezani cho biết thay vì tiếng Anh, học sinh có thể chọn tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Nga, tiếng Trung và tiếng Tây Ban Nha, cũng như các khóa học bổ sung bằng tiếng Ả Rập.
Loại bỏ giúp tăng khả năng cạnh tranh quốc tế
Tiếng Anh từ nhiều năm nay đã “cố định” trong chương trình giảng dạy ở bậc tiểu học và THCS ở Hàn Quốc.
Tuy nhiên, năm 2017, Sở Giáo dục thành phố Daegu đã đề nghị Bộ Giáo dục loại bỏ tiếng Anh khỏi danh sách các môn học bắt buộc gồm tiếng Anh, tiếng Hàn và Toán.
Sở cho biết việc loại bỏ, nếu được thực hiện, sẽ giúp học sinh, đặc biệt là từ các gia đình đa chủng tộc, học các ngôn ngữ khác ở trường dễ dàng hơn, điều này sẽ giúp tăng cường sự đa dạng ngôn ngữ của quốc gia và khả năng cạnh tranh quốc tế, theo Korea Times.
"Sẽ khó thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chính sách hiện tại vì tiếng Anh là một phần quan trọng của chương trình giảng dạy. Bất kỳ thay đổi nào đối với điều này sẽ đòi hỏi một cuộc thảo luận sâu rộng về ưu và nhược điểm”, một quan chức Bộ Giáo dục nói với Korea Times.
Ban hành luật bảo vệ và thúc đẩy ngôn ngữ dân tộc
Pháp có lịch sử lâu dài trong việc coi trọng và bảo vệ di sản ngôn ngữ và văn hóa của mình. Chính phủ và các tổ chức như Pháp ngữ cam kết truyền bá tiếng Pháp như một phương tiện để bảo tồn bản sắc dân tộc.
Pháp đã thực thi các chính sách và luật ngôn ngữ, chẳng hạn như Luật Toubon, để thúc đẩy và bảo vệ việc sử dụng tiếng Pháp trong các khía cạnh của xã hội.
Gần đây, Pháp mới chú trọng đến việc giáo dục phổ cập tiếng Anh. Tiếng Anh không bắt buộc trước lớp 6ème (11 tuổi), theo The Local.
Đã có những cuộc tranh luận đang diễn ra về mức độ chú trọng vào giáo dục tiếng Anh trong các trường học ở Pháp. Một số người cho rằng việc tập trung mạnh vào tiếng Anh là cần thiết cho giao tiếp quốc tế và khả năng cạnh tranh. Những người khác lo ngại rằng việc quá chú trọng vào tiếng Anh có thể gây tổn hại đến ngôn ngữ và văn hóa Pháp.
Cho đến trước 6ème, các trường có thể quyết định ngôn ngữ giảng dạy “theo nguồn lực sẵn có”, tùy thuộc vào kỹ năng ngôn ngữ của giáo viên.
Tử Huy