Nhận định, soi kèo Cartagines Deportiva vs Comunicaciones, 09h00 ngày 25/10
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Kèo vàng bóng đá Club America vs San Luis, 08h00 ngày 29/1: Khó tin chủ nhà
- Cổ phiếu "vua thép" và ngân hàng ông Nguyễn Đức Thụy biến động mạnhMai Chi
(Dân trí) - Giữa lúc giao dịch trên thị trường căng thẳng thì giao dịch tại HPG lại sôi động với khớp lệnh hơn 38 triệu cổ phiếu, LPB bật tăng mạnh nhất ngành ngân hàng và ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index.
Thanh khoản thị trường phiên hôm nay (8/10) đã cải thiện đáng kể so với hôm qua, không khí giao dịch có phần bớt ngột ngạt. Tuy vậy, các chỉ số trên thị trường vẫn rung lắc rất mạnh quanh ngưỡng 1.270 điểm.
VN-Index đóng cửa tăng 2,05 điểm tương ứng 0,16% lên 1.271,98 điểm; HNX-Index giảm 0,94 điểm tương ứng 0,4% và UPCoM-Index điều chỉnh nhẹ 0,02 điểm tương ứng 0,02%.
Thanh khoản sàn HoSE đạt 678,7 triệu cổ phiếu tương ứng 15.729 tỷ đồng, cao hơn hôm qua nhưng vẫn tương đối khiêm tốn. Trên HNX có 65,33 triệu cổ phiếu tương ứng 1.402,95 tỷ đồng; con số này trên UPCoM là 32,82 triệu cổ phiếu tương ứng 450,38 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về phía các mã tăng với 382 mã tăng, 16 mã tăng trần so với 359 mã giảm, 16 mã giảm sàn. Trong đó, trên sàn HoSE có 176 mã tăng và 179 mã giảm.
Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát trở thành tâm điểm của phiên với khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường, đạt 38,2 triệu đơn vị, giá trị giao dịch là 346,2 tỷ đồng. Mã này kết phiên tại mức giá 26.950 đồng, tăng 2,1%.
Các mã cổ phiếu thép khác cũng có diễn biến tích cực. VCA tăng 2,3%; HSG tăng 1,4% với khớp lệnh 16,1 triệu cổ phiếu; NKG tăng 1,4%; SMC tăng 0,9%; TLH tăng 0,9%.
Giá cổ phiếu thép tăng mạnh và giao dịch sôi động trong bối cảnh giá thép trên thị trường thế giới phục hồi. Mới đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) công bố kế hoạch tung ra gói kích thích tiền tệ lớn và quan trọng nhất kể từ thời Covid-19 để ngăn chặn sự lao dốc không phanh của thị trường nhà ở.
Một số cổ phiếu ngành xây dựng và vật liệu phiên hôm nay cũng tăng mạnh trong phiên hôm nay. Có 3 mã tăng trần là CTI, BMP và ACC. Bên cạnh đó, các mã khác như CII, LCG, CTD, EVG, HHV cũng tăng giá.
Cổ phiếu ngành bất động sản phân hóa. Trong khi D2D giảm 6,5%; PTL giảm 4,7%; HTN giảm 4,2%; HDC giảm 3,3%; TDC giảm 2,7%; LDG giảm 2%; DIG giảm 1,8% thì chiều ngược lại, NVT tăng 4,8%; SGR tăng 4%; SZL tăng 3%, SIP tăng 2,2%; KBC tăng 1,8%; NTL tăng 1,4%; CRE tăng 1,3%. Nhóm Vingroup hồi phục: VIC tăng nhẹ 0,1%; VRE tăng 0,5%; VHM tăng 1%.
Nhóm ngân hàng cũng phân hóa nhẹ. LPB hôm nay tăng mạnh 4,9% với khớp lệnh xấp xỉ 16 triệu đơn vị. LPB cũng là mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index phiên hôm nay. HDB tăng 1,3%, khớp lệnh 10 triệu đơn vị; TCB tăng 1%, khớp lệnh 16,2 triệu đơn vị; VPB và TPB tăng giá và khớp lệnh lần lượt 27,9 triệu và 32 triệu đơn vị. Phía giảm có MSB, SHB, VCB, STB, NAB, BID, CTG song mức giảm không lớn.
Phần lớn cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính giảm giá, nhiều mã điều chỉnh mạnh: ORS giảm 3,7%; VDS giảm 3,3%; BSI giảm 3,1%; TCI giảm 2,4%; FTS giảm 1,8%; CTS giảm 1,8%; HCM giảm 1,6%.
Hôm nay, khối nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 225 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó bán ròng 116 tỷ đồng trên sàn HoSE. Hoạt động bán ròng tập trung tại MWG, STB, BMP, FPT. Ngược lại, khối ngoại mua ròng TCB, HPG, LPB, VNM.
" alt="Cổ phiếu "vua thép" và ngân hàng ông Nguyễn Đức Thụy biến động mạnh" /> - Lý do UNIQLO liên tục mở cửa hàng tại Việt NamTrường Thịnh
(Dân trí) - Trong 5 năm, UNIQLO đã có 26 cửa hàng tại Việt Nam, mở rộng nhanh chóng nhờ vào triết lý LifeWear và sự lắng nghe nhu cầu khách hàng trong thị trường đầy cạnh tranh.
Kể từ thời điểm khai trương cửa hàng đầu tiên trên đường Đồng Khởi (quận 1, TPHCM) vào tháng 12/2019, UNIQLO đã nhanh chóng phủ sóng tại các tỉnh thành lớn, trải dài khắp cả nước và cả kênh bán hàng trực tuyến.
Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng suốt thời gian qua, UNIQLO trở thành một trong số ít thương hiệu thời trang ngoại chiếm được thiện cảm từ đông đảo người tiêu dùng.
Tăng trưởng ngoạn mục
Nhìn lại những ngày đầu đặt chân vào Việt Nam, UNIQLO từng gặp khó khăn trong việc tìm mặt bằng phù hợp vì giá thuê cao, trong khi tiêu chí của hãng là các vị trí đắc địa với diện tích lớn.
UNIQLO gia nhập thị trường đúng thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát. Khi đại dịch lắng xuống, ngành thời trang tiếp tục chịu sức ép từ sự bùng nổ của thương mại điện tử. Nhiều thương hiệu buộc phải cắt giảm chi phí, thu hẹp quy mô, chuyển sang kinh doanh trực tuyến, thậm chí tuyên bố đóng cửa.
Chính ông Nishida Hideki, Tổng giám đốc UNIQLO Việt Nam, cũng thừa nhận thị trường thời trang tại Việt Nam đang cạnh tranh rất khốc liệt và không dễ dàng để tồn tại trên thị trường này.
"Tuy nhiên, với sự kiên định và nỗ lực theo đuổi những triết lý LifeWear trong suốt những năm qua, công ty đã luôn nỗ lực phát triển cửa hàng", ông Nishida Hideki nói.
Ông cũng nhấn mạnh việc mở thêm cửa hàng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đưa các sản phẩm LifeWear của UNIQLO đến gần hơn với mọi đối tượng người tiêu dùng trên khắp các vùng miền.
Thực tế, không chỉ dừng lại ở TPHCM, Hà Nội, hãng còn liên tục vươn mình ra các thành phố mới. Trong thời gian tới, UNIQLO dự kiến khai trương cửa hàng đầu tiên tại Biên Hòa (Đồng Nai), đồng thời công bố kế hoạch tiến ra miền Trung với cửa hàng đầu tiên đặt tại Huế vào năm 2025, đưa hệ thống cửa hàng bán lẻ trải khắp ba miền Bắc - Trung - Nam. Mỗi cửa hàng đều có quy mô cả nghìn m2.
Chị Thảo Nguyên (33 tuổi), người gốc Huế hiện sống tại TPHCM, không giấu được niềm háo hức khi nghe tin này. Từ khi UNIQLO có mặt tại Việt Nam, mỗi dịp Tết về quê, chị luôn dành thời gian chọn mua đồ của hãng cho cả gia đình.
"Các sản phẩm của UNIQLO không chỉ bền, thoải mái mà còn dễ phối và không lỗi mốt. Cả nhà tôi, từ chồng, con đến bố mẹ, đều yêu thích. Mỗi lần tôi về quê, ai cũng háo hức gửi danh sách nhờ mua. Khi Uniqlo chính thức mở tại Huế, gia đình tôi chắc chắn sẽ trở thành khách hàng đầu tiên", chị chia sẻ.
Việt Nam là thị trường tiềm năng
Dù không công bố kết quả kinh doanh cụ thể tại Việt Nam, báo cáo năm tài chính 2024 kết thúc vào ngày 31/8 của Fast Retailing - công ty mẹ của UNIQLO - đã ghi nhận lợi nhuận kỷ lục hơn 500 tỷ yên (khoảng 3,3 tỷ USD). Trong đó, toàn thị trường Đông Nam Á, Ấn Độ và Australia đều ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể cả doanh thu lẫn lợi nhuận.
Theo ông Nishida Hideki, Việt Nam là một thị trường đầy hứa hẹn với lượng người tiêu dùng trẻ, năng động và sáng tạo. Riêng với UNIQLO, ông vui mừng khi thấy thương hiệu được người Việt yêu thích. Chỉ tính riêng trên nền tảng trực tuyến qua ứng dụng UNIQLO, lượng người dùng hiện đã tăng 140% so với năm ngoái.
Cũng chính vì vậy, ông cho biết tập đoàn luôn sẵn sàng gia tăng đầu tư tại Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, hướng đến mục tiêu để mọi người đều có thể tiếp cận và sở hữu sản phẩm UNIQLO. Đây cũng là lý do trong 5 năm qua, UNIQLO đã không ngừng mở rộng hệ thống cửa hàng tại Việt Nam.
Dù liên tục mở rộng, UNIQLO vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh trên từng cửa hàng, chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên bài bản và lắng nghe khách hàng.
Là nhân viên bán hàng tại hãng thời trang này trong 2 năm qua, chị Minh Tâm (24 tuổi, TPHCM) nhìn nhận việc đào tạo ở UNIQLO luôn được chú trọng, giúp nhân viên hiểu rõ tầm quan trọng của việc đặt trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu.
Tổng giám đốc UNIQLO cho biết việc duy trì tương tác và ghi nhận ý kiến khách hàng không chỉ giúp hãng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng, mà còn là cơ sở để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Với sự yêu mến của người tiêu dùng Việt Nam và những định hướng chiến lược rõ ràng của tập đoàn, UNIQLO sau 5 năm hiện diện đã trở thành một trong những thương hiệu thời trang dẫn đầu tại thị trường Việt Nam. Theo khảo sát từ Q&Me vào ngày 17-20/9, thương hiệu này chiếm 49% thiện cảm từ người tiêu dùng, dẫn đầu trong phân khúc thời trang.
Bên cạnh đó, báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang tăng nhanh, từ 13% dân số hiện nay dự kiến sẽ đạt 26% vào năm 2026. Kết hợp với xu hướng tiêu dùng bền vững ngày càng phổ biến, điều này tạo thêm cơ hội lớn để UNIQLO tiếp tục phát triển và mở rộng tại Việt Nam.
" alt="Lý do UNIQLO liên tục mở cửa hàng tại Việt Nam" /> - Tin quan trọng với hàng triệu nhà đầu tư chứng khoánMai Chi
(Dân trí) - Nhà đầu tư nếu không muốn bị gián đoạn giao dịch thì sẽ phải cập nhật thông tin cá nhân theo căn cước công dân gắn chip trước thời điểm 1/10.
Các công ty chứng khoán (CTCK) trong ít ngày gần đây đồng loạt gửi thông báo đến khách hàng về yêu cầu cập nhật thông tin tài khoản giao dịch theo căn cước công dân.
Căn cứ theo Luật Căn cước số 26/2023/QH15 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7) và yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), thông tin của nhà đầu tư cần được cập nhật để khớp đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, căn cước công dân gắn chip.
Trong thông báo gửi nhà đầu tư, VNDirect đề nghị nhà đầu tư là khách hàng của họ thực hiện cập nhật hoặc điều chỉnh giấy tờ chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân không gắn chip sang căn cước công dân gắn chip nhằm đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của cơ quan quản lý và tránh bị gián đoạn giao dịch trong quá trình sử dụng các sản phẩm, dịch vụ.
Công ty Chứng khoán SSI nêu rõ hơn về mốc thời gian cuối cùng áp dụng. Theo thông báo của SSI, Công văn số 4501 của UBCKNN yêu cầu thông tin định danh nhà đầu tư trên tài khoản chứng khoán cần phải khớp đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư.
Theo đó, nhằm tuân thủ yêu cầu của cơ quan quản lý và tránh bị gián đoạn giao dịch, SSC đề nghị khách hàng cập nhật thông tin chứng minh thư nhân dân sang căn cước hoặc căn cước công dân gắn chip trước ngày 1/10.
Nhà đầu tư có thể cập nhật thông tin trực tuyến qua trang quản lý thông tin khách hàng của doanh nghiệp hoặc cập nhật thông tin trực tiếp tại các chi nhánh/phòng giao dịch công ty chứng khoán trên toàn quốc ..
Tương tự, Công ty chứng khoán VPS cũng lưu ý khách hàng, từ ngày 1/10, nếu thông tin tài khoản không trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nhà đầu tư có thể gặp giới hạn về dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến và phải đến trực tiếp tại công ty chứng khoán để thực hiện giao dịch.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng lưu ý sẽ chỉ cung cấp dịch vụ giao dịch online với các tài khoản có thông tin nhà đầu tư khớp đúng với căn cước công dân tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Chẳng hạn, trước đây khi mở tài khoản nhà đầu tư đăng ký thông tin bằng chứng minh thư, thì tới đây họ cần cập nhật mới theo căn cước công dân.
Còn Công ty Chứng khoán VIX thì yêu cầu việc thực hiện cập nhật, điều chỉnh thông tin nhận diện trên tài khoản giao dịch chứng khoán tại VIX bằng căn cước công dân gắn chíp hoặc căn cước trước ngày 30/9.
VIX nêu rõ, kể từ ngày 1/10, trong trường hợp khách hàng chưa thực hiện cập nhật thông tin để chuẩn hóa dữ liệu, công ty này sẽ buộc phải dừng cung cấp các dịch vụ giao dịch trực tuyến trên tài khoản giao dịch chứng khoán theo yêu cầu của UBCKNN. Lúc này, mọi giao dịch trên tài khoản giao dịch chứng khoán sẽ thực hiện trực tiếp tại quầy giao dịch, đồng thời, khách hàng vẫn phải tiếp tục thực hiện chuẩn hóa thông tin tại quầy giao dịch của VIX.
Bên cạnh đó, theo chỉ đạo của UBCKNN, nhà đầu tư mở mới tài khoản cũng được yêu cầu phải sử dụng căn cước công dân gắn chíp hoặc căn cước để thực hiện mở tài khoản.
Hiện tại số lượng nhà đầu tư chứng khoán đang tăng nhanh bất chấp việc các công ty chứng khoán đã thực hiện rà soát, lọc các tài khoản ảo, không phát sinh giao dịch. Vào hồi tháng 10/2023, có tới 545.386 tài khoản bị đóng.
Theo số liệu cập nhật từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSDC), trong tháng 7, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm gần 330.000 tài khoản, gấp 3 lần so với tháng trước và là mức tăng cao nhất trong vòng 2 năm.
Lũy kế từ đầu năm, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tăng gần 1,1 triệu tài khoản. Tính đến cuối tháng 7, tổng số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của cá nhân trong nước đạt 8,31 triệu đơn vị trên tổng số 8,38 triệu tài khoản trên thị trường (bao gồm cả tổ chức và cá nhân nước ngoài), cao nhất từ trước đến nay.
" alt="Tin quan trọng với hàng triệu nhà đầu tư chứng khoán" />
- ·Nhận định, soi kèo Rangers vs Union Saint
- ·ISW: Lính Triều Tiên sát cánh cùng Nga chiến đấu với Ukraine ở Kursk
- ·2 cổ phiếu liên quan đại gia Hải Phòng bị bán; họ Vin "cân" VN
- ·Nắng nóng giảm, hộ gia đình vẫn lo tiền điện tăng cao
- ·Nhận định, soi kèo Ferencvaros vs AZ Alkmaar, 3h00 ngày 31/1: Khó cho chủ nhà
- ·Giá vàng nhẫn giảm hơn 7 triệu đồng/lượng sau một tuần
- ·Giao dịch bứt phá, du lịch thả ga cùng Chứng khoán KIS
- ·Đã có kết quả kiểm tra y tế của Văn Lâm ở Muangthong United
- ·Soi kèo góc FCSB vs MU, 03h00 ngày 31/1
- ·VNG có quyền tổng giám đốc mới thay ông Lê Hồng Minh
- Một cổ phiếu từng liên quan Đỗ Thành Nhân tăng trần 4 phiênMai Chi
(Dân trí) - Trong bối cảnh thị trường chung tê cứng, mất hút thanh khoản thì cổ phiếu AGM của Angimex vẫn tăng trần 4 phiên tiếp.
VN-Index hết phiên sáng nay (13/9) vẫn đang neo trên ngưỡng 1250 điểm dù áp lực bán vẫn đang khá mạnh. Chỉ số chính giảm 4,31 điểm tương ứng 0,34% về mức 1.252,04 điểm. HNX-Index điều chỉnh 0,02 điểm tương ứng 0,01%; UPCoM-Index giảm 0,17 điểm tương ứng 0,18%.
Sắc đỏ đang chiếm ưu thế trong bức tranh chung của thị trường. Có 207 mã giảm giá trên HoSE so với 125 mã tăng; HNX có 68 mã giảm, 53 mã tăng; UpcoM có 107 mã giảm, 108 mã tăng.
Thanh khoản thị trường xuống sâu. Khối lượng giao dịch trên HoSE co hẹp chỉ còn 179,84 triệu cổ phiếu tương ứng 4.418,22 tỷ đồng; HNX có 23,62 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 295,54 tỷ đồng và con số này trên sàn UPCoM là 14,72 triệu cổ phiếu tương ứng 168,45 tỷ đồng.
Tâm lý nhà đầu tư nhìn chung đang rất thận trọng. Trong khi bên bán chưa quyết liệt thì bên cầm tiền vẫn đang chủ yếu đứng ngoài quan sát thay vì nhập cuộc sớm và chịu rủi ro.
Bất chấp sự thận trọng đang lan rộng, cổ phiếu AGM vẫn tiếp tục "cháy hàng". Sáng nay mã này tăng trần lên 3.710 đồng, khớp lệnh 133.500 cổ phiếu trong khi dư mua giá trần 319.000 cổ phiếu (tức dư mua giá trần cao gấp gần 3 lần khối lượng khớp lệnh).
AGM là mã cổ phiếu của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex). Mặc dù đang thuộc diện bị kiểm soát vượt quá vốn điều lệ thực góp nhưng mã này vẫn có chuỗi 4 phiên liên tục tăng trần (tính đến sáng nay). Trong một tuần trở lại đây, mã này đã tăng gần 32%.
Công ty cho biết đang tích cực thực hiện tái cơ cấu toàn diện, bao gồm tối ưu hóa bộ máy quản lý, tinh gọn nhân sự, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, tăng cường đôn đốc thu hồi nợ khó đòi đồng thời thanh lý tài sản, cơ cấu dần các khoản nợ để tạo lợi nhuận, giảm lỗ lũy kế.
Phía Angimex cho hay tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để tiến hành thủ tục phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng quy mô vốn chủ sở hữu đó, qua đó bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một phương án nữa cũng được công ty đề cập là phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ trái phiếu thành cổ phiếu. Trong những tháng cuối năm, doanh nghiệp này sẽ thanh lý một số tài sản, vốn góp hoặc phát hành cổ phiếu riêng lẻ để có nguồn lực hoạt động, tạo lợi nhuận bù đắp lỗ lũy kế sao cho không vượt vốn điều lệ.
Angimex từng được mệnh danh là "vua gạo" và nằm trong hệ sinh thái Louis Holdings của ông Đỗ Thành Nhân, người đã bị bắt vì tội thao túng thị trường chứng khoán.
Trong sáng nay, cổ phiếu VCB và BID tăng giá là một yếu tố hỗ trợ đáng kể cho chỉ số, dù vậy, mức tăng tại 2 mã này khá khiêm tốn. Cùng ngành ngân hàng, SSB tăng 3%, NAB tăng 1,2% và HDB tăng 1%. Còn lại, nhiều mã khác như VIB, ACB, CTG, SHB, VPB, MBB, OCB điều chỉnh, mức giảm không lớn.
Tương tự, nhiều cổ phiếu bất động sản cũng suy giảm nhưng mức giảm không đáng kể. Một số mã điều chỉnh mạnh hơn những mã khác cùng ngành là CCL là 2,1%; QCG giảm 2%; còn lại mức điều chỉnh hầu hết chưa tới 1%.
Trong nhóm dịch vụ tài chính, nhiều mã đạt trạng thái tăng khá tốt, như FTS tăng 2,9%; HCM tăng 2,3%; TCI tăng 1,9%; CTS tăng 1,6%; VDS tăng 1,5%; AGR tăng 1,4%... Song chiều ngược lại, APG có lúc giảm sàn về mức 9.260 đồng trước khi thu hẹp biên độ, ghi nhận thiệt hại 5,5%.
" alt="Một cổ phiếu từng liên quan Đỗ Thành Nhân tăng trần 4 phiên" /> - Tỷ lệ Ceres Negros vs B.Bình Dương: Nhận định, phân tích tỷ lệ và dự đoán trận đấu Ceres Negros vs B.Bình Dương trong khuôn khổ bảng G AFC Cup diễn ra lúc 19h ngày 15/5.Nhận định West Brom vs Aston Villa, 02h00 ngày 15/5 (Hạng nhất Anh)" alt="Phân tích tỷ lệ Ceres Negros vs B.Bình Dương, 19h ngày 15/5" />
- Bán vàng không rõ nguồn gốc trên TikTok, 2 doanh nghiệp bị phạt nặngVĩ Quang
(Dân trí) - Theo Đội quản lý thị trường TPHCM, 2 doanh nghiệp tại huyện Hóc Môn vừa bị phạt 200 triệu đồng do chào bán vàng trang sức trên TikTok, Zalo nhưng hàng hóa không rõ nguồn gốc, giả mạo nhãn hiệu.
Mới đây, đội Quản lý thị trường số 18 thuộc Cục Quản lý thị trường TPHCM đã liên tiếp phát hiện, kiểm tra và thu giữ số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; giả mạo nhãn hiệu được chào bán trên các trang mạng xã hội.
Số tiền xử phạt lên đến gần 350 triệu đồng, tịch thu hàng hóa trị giá hơn 210 triệu đồng, buộc tiêu hủy hàng hóa trị giá gần 60 triệu đồng trên địa bàn huyện Hóc Môn.
Theo đó trong tháng 10 vừa qua, Đội Quản lý phát hiện việc giới thiệu, chào bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên mạng xã hội (TikTok, Zalo) của doanh nghiệp tư nhân Kinh doanh vàng và cầm đồ K.H tại xã Bà Điểm và Công ty TNHH Kinh doanh vàng K.B.N tại thị trấn Hóc Môn.
Sau đó, đội quản lý đã phối hợp công an kinh tế huyện Hóc Môn kiểm tra 2 doanh nghiệp nêu trên, tạm giữ 4 sản phẩm vàng trang sức có tổng trị giá trên 100 triệu đồng và Chủ tịch UBND TPHCM đã ra quyết định xử phạt số tiền 200 triệu đồng đối với 2 đơn vị này.
Tiếp tục rà soát việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm trong thương mại điện tử, đội quản lý cũng tiến hành kiểm tra điểm kinh doanh, chứa trữ hàng hóa tại xã Đông Thạnh do ông T.H.M. làm chủ nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra tạm giữ 11.590 cái đĩa đá cắt các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang chào bán qua Zalo, trị giá gần 60 triệu đồng.
Ngoài ra, đội quản lý cũng phát hiện Công ty S.G đang chào bán mỹ phẩm thông qua mạng xã hội Zalo, tạm giữ 200 chai mỹ phẩm dưỡng ẩm toàn thân, không rõ nguồn gốc, xuất xứ có trị giá 36 triệu đồng, Cục Quản lý thị trường thành phố ra quyết định xử phạt với số tiền 50 triệu đồng đối với Công ty S.G.
Đơn vị quản lý cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh về thương mại điện tử trên địa bàn để kịp thời kiểm tra, ngăn chặn các thủ đoạn lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để vi phạm pháp luật.
" alt="Bán vàng không rõ nguồn gốc trên TikTok, 2 doanh nghiệp bị phạt nặng" />
- ·Nhận định, soi kèo Chennaiyin vs Kerala Blasters, 21h00 ngày 30/1: San bằng cách biệt
- ·Chủ tịch tập đoàn nhựa An Phát Holdings từ nhiệm
- ·Sếp lớn Hà Nội FC lên tiếng về chấn thương nặng của thủ môn Bùi Tiến Dũng
- ·Tuấn Anh chưa dám mơ đến ngày sát cánh cùng Xuân Trường ở ĐTQG
- ·Siêu máy tính dự đoán Nottingham vs Brighton, 19h30 ngày 1/2
- ·Mộc Châu Milk được công nhận là "Thương hiệu Quốc gia Việt nam 2024"
- ·Nhóm cổ phiếu của tỷ phú Vượng dẫn dắt; Quốc Cường Gia Lai bứt tốc
- ·Casper Việt Nam là nhà tài trợ kim cương đầu tiên của Câu lạc bộ Đông Á Thanh Hóa
- ·Nhận định, soi kèo Qatar SC vs Al
- ·Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương