当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Namdhari vs Sreenidi Deccan, 14h30 ngày 28/1: Cửa trên thất thế 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Tigres UANL, 08h05 ngày 26/1: Duy trì mạch thắng và dẫn đầu
Để đạt được tiêu chuẩn này, một hệ thống Data Center phải đảm bảo thời gian vận hành (uptime) lên tới 99,982% trở lên và thời gian downtime (ngừng hoạt động) không quá 1,6 giờ đồng hồ mỗi năm.
Bên cạnh đó, hệ thống này phải có khả năng dự phòng để vẫn có thể hoạt động nếu bị mất điện tới 72 giờ liên tục.
Để đạt các tiêu chuẩn khắt của Uptime Institute, ecoDC sử dụng 100% các thiết bị hạ tầng từ hai đối tác chiến lược là Delta và Arista.
Bên cạnh đó, Data Center này còn sử dụng hệ thống làm mát inrow cooling. Đây là công nghệ tiết kiệm năng lượng lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam với khả năng điều khiển nhiệt độ làm mát tới từng server.
Hệ thống này bao gồm điều hòa chạy dọc theo các rack cùng thiết bị hút khí nóng hỗ trợ. Nhờ vậy, ecoDC có thể tăng hiệu quả làm mát và giảm điện năng tiêu thụ.
Việt Nam có data center đầu tiên đạt 2 chuẩn Uptime Tier 3. Ảnh: Trọng Đạt |
Việt Nam hiện có tổng cộng 5 hệ thống Data Center đạt chuẩn Uptime Tier 3. Tuy vậy, các hệ thống này mới chỉ đạt chuẩn Uptime Tier 3 về thiết kế.
Trung tâm dữ liệu này tiêu tốn của đơn vị phát triển khoảng 100 tỷ đồng. Hiện tại, hệ thống đã hoàn thiện gồm 6 POD (trung tâm dữ liệu dạng hộp) với tổng 150 rack (tủ mạng). EcoDC sẽ chính thức ra mắt và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/2021.
Chia sẻ tại sự kiện này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho rằng, việc trung tâm dữ liệu ecoDC đạt cả 2 tiêu chuẩn Uptime Tier 3 về thiết kế và vận hành là thành quả lao động nghiêm túc của HTC-ITC. Đây cũng sẽ là bước đi vững chắc trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, muốn phát triển trường tồn và vững mạnh, doanh nghiệp phải gắn sứ mệnh của mình với sứ mệnh quốc gia.
Việt Nam đang thực hiện công cuộc chuyển đổi số, chuyển mọi hoạt động từ không gian thực lên không gian mạng, từ môi trường thực lên môi trường số.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng. Ảnh: Trọng Đạt |
Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT xác định Việt Nam phải phát triển hạ tầng số, trong đó có nền tảng hạ tầng viễn thông băng rộng, điện toán đám mây, định danh và xác thực điện tử. Việt Nam cũng đang hiện thực hóa tầm nhìn mỗi người dân một điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường truyền cáp quang Internet.
Điểm khác biệt căn bản nhất giữa hạ tầng viễn thông và hạ tầng số chính là các trung tâm dữ liệu và nền tảng điện toán đám mây để biến CNTT trở thành dịch vụ mà mọi người đều có thể tiếp cận được.
Trong tiến trình đó, doanh nghiệp cần nhận lấy cho mình sứ mệnh đồng bộ với sứ mệnh của đất nước.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị, với vai trò là một doanh nghiệp cung cấp hạ tầng nền tảng, HTC-ITC cần sớm làm việc với các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra cho việc bảo đảm về vận hành và an toàn an ninh mạng.
Với trách nhiệm của một nhà cung cấp hạ tầng nền tảng, HTC-ITC hãy nhận lấy sứ mệnh là "bờ vai người khổng lồ" cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho cả tiến trình chuyển đổi số Việt Nam.
Trọng Đạt
Ông Hakan Ekmen - CEO Telecommunication Umlaut - cho rằng, việc tiên phong triển khai 5G sẽ giúp Việt Nam thu hút các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế số ngay từ giai đoạn đầu, mang lại lợi thế cạnh tranh lớn hơn.
" alt="Việt Nam lần đầu có Data Center đạt 2 tiêu chuẩn Uptime Tier 3"/>Việt Nam lần đầu có Data Center đạt 2 tiêu chuẩn Uptime Tier 3
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình, bạn nên biết sau mỗi 10 năm, cơ thể lão hóa đi như thế nào và hãy nỗ lực làm chậm quá trình đó.
1. Từ 20 đến 30 tuổi
Đây là khoảng thời gian mà hầu hết mọi người cảm thấy trẻ trung, tràn đầy năng lượng và hiếm khi nghĩ về lão hóa. Nhưng ngay cả ở độ tuổi này cũng đã có những thay đổi nhỏ xảy ra. Và nếu bạn không nghĩ về chúng ở tuổi 20 hoặc 25, bạn có thể ngạc nhiên bởi những gì xảy ra với bạn ở tuổi 30. Sự lão hóa trong giai đoạn này sẽ là:
- Xương của bạn ngừng phát triển;
- Việc sản xuất collagen giảm;
- Xuất hiện răng khôn.
Tất nhiên, cơ thể của mỗi người đều không giống nhau. Ví dụ, một số người có răng khôn ở tuổi 16, cũng có người không bao giờ có. Nhưng đa số mọi người đều trải qua quy trình như vậy.
Ngay cả khi bạn không có thêm bất kỳ cân nặng nào ở tuổi 20, hãy làm quen với việc xem những gì bạn ăn. Bởi vì ở tuổi 30, cơ thể bạn có thể thay đổi nếu bạn nạp quá nhiều đồ ăn nhanh. Có thể tạm thời bạn không cần mỹ phẩm bổ sung collagen cho da ở độ tuổi này, nhưng hãy cố gắng ăn nhiều thực phẩm có chứa nó.
2. Từ 30 đến 40 tuổi
Một số người dù 30 tuổi vẫn trông trẻ trung như mới 20 tuy nhiên bên trong cơ thể, các tác động lão hóa có thể đã bắt đầu xảy ra bao gồm:
- Sự xấu đi của trương lực cơ;
- Giảm lượng mô cơ, vì nó được thay thế bằng chất béo;
- Giảm lượng collagen và elastin.
Nếu muốn giữ được vóc dáng đẹp, bạn nên làm quen với việc hoạt động thể chất. Nếu bạn không tập thể dục, trương lực cơ của bạn có thể bắt đầu xấu đi. Điều rất quan trọng là chăm sóc làn da của bạn và tránh tác động xấu từ ánh sáng mặt trời.
3. Từ 40 đến 50 tuổi
Một số nhà khoa học tin rằng cơ thể con người đạt đến sự phát triển cực đại ở tuổi 38 và sau đó, sự lão hóa thực sự bắt đầu. Ở độ tuổi này, cơ thể trải qua những thay đổi sau:
- Giảm số lượng tế bào thần kinh;
- Chất béo tích tụ trong cơ thể;
- Thị lực giảm;
- Xương khớp yếu, dễ tổn thương;
- Mất estrogen và huyết áp cao hơn ở phụ nữ.
Ở tuổi này, hoạt động thể chất là rất quan trọng. Nó sẽ giúp hỗ trợ chức năng tim và làm chậm quá trình giảm mô cơ. Nếu bạn không quen chơi thể thao, bạn nên bắt đầu từ việc nhỏ, bằng cách làm những việc như đi bộ hoặc bơi lội. Ngoài ra, bạn nên bắt đầu theo dõi huyết áp của mình vì nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng đáng kể.
4. Từ 50 đến 60 tuổi
Ở tuổi 60, ngoại hình của mọi người thay đổi rất nhiều. Và đó không chỉ vì gen của họ mà còn phụ thuộc vào lối sống: thói quen ăn uống, tập thể dục,.... Hầu hết mọi người trải qua những thay đổi tương tự trong giai đoạn này của cuộc sống, như:
- Tế bào não và các tế bào khác chết đi và không thể tái tạo;
- Nguy cơ gặp vấn đề về dạ dày tăng lên;
- Trí nhớ giảm.
Ở độ tuổi này, nhiều người nhận thấy rằng thật khó để tập trung và ghi nhớ mọi thứ. Đây là lý do tại sao cần phải ăn thực phẩm và uống thuốc cải thiện chức năng não.
5. Từ 60 đến 70 tuổi
Hầu hết mọi người trải qua những thay đổi về thể chất hoàn toàn rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có những thay đổi nội bộ mà ít người biết đến, như:
- Các thụ thể thần kinh và vị giác không hoạt động tốt: mọi người trở nên khó khăn hơn khi nếm, ngửi;
- Giọng nói thay đổi;
- Chức năng tim giảm;
- Xương trở nên mỏng hơn, thậm chí khiến bạn trở nên thấp đi.
Việc theo dõi chức năng tim, có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và kiểm tra y tế thường xuyên ở độ tuổi này là rất quan trọng. Để giữ cho cơ bắp săn chắc, bạn cần phải hoạt động thể chất thường xuyên.
6. Từ 70 tuổi trở đi
Những người trên 70 tuổi được coi là người cao tuổi. Mặc dù một số người trong số họ có thể trông và cảm thấy trẻ hơn, quá trình lão hóa thậm chí còn nhanh hơn. Những thay đổi ở giai đoạn cuộc sống này bao gồm:
- Khối lượng cơ bắp giảm (mệt mỏi nhanh hơn khi hoạt động và không thể làm những việc họ từng làm trước đây);
- Khối lượng chất béo trong cơ thể giảm;
- Tốc độ tái tạo chậm lại (tất cả các tổn thương trên da mất nhiều thời gian hơn để chữa lành);
- Tất cả các chức năng của cơ thể yếu dần (thở, tiêu hóa...);
- Suy giảm trí nhớ ngắn hạn (mọi người dễ dàng nhớ những điều đã xảy ra từ lâu, nhưng có một thời gian khó nhớ những gì đã xảy ra vài giờ hoặc vài ngày trước).
Lúc này,, mọi người cần phải cố gắng tỉnh táo, giữ khả năng hoạt động của não và vóc dáng cân đối, hãy đi khám bác sĩ thường xuyên và có thể dùng một số loại thuốc cần thiết.
Thay đổi cơ thể là thứ chúng ta không thể dừng lại, nhưng chúng ta có thể làm chậm chúng. Người cao tuổi hiện đại là những người có thể chạy marathon ở tuổi 70 và sẵn sàng học cách làm điều mới mẻ dù đã 80 tuổi. Tất cả những gì chúng ta phải làm là chăm sóc cơ thể để kéo dài vẻ đẹp và tuổi trẻ.
An An (Dịch theo Bright Side)
Cuộc sống càng ngày càng hiện đại, con người cũng ngày càng quan tâm tới sức khỏe, chú trọng tới dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số thói quen tưởng như lành mạnh lại đang gây hại cho sức khỏe chúng ta.
" alt="Cứ sau 10 năm, cơ thể bạn sẽ lão hóa như thế nào"/>Theo đại diện Eisai Việt Nam, sự hợp tác lần này mang đến nhiều lợi ích về chuyên môn và công nghệ, góp phần nâng cao năng lực y tế trong lĩnh vực thần kinh của Việt Nam. Về phía Hội Thần Kinh Học Việt Nam, tổ chức có sự góp mặt của các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu này sẽ là nguồn tham vấn, tiếp cận hiệu quả với người bệnh Alzheimer đang điều trị trên khắp các bệnh viện cả nước.
Với vai trò là đại diện của tập đoàn dược phẩm hàng đầu Eisai, đơn vị đang có 40 công ty con với 10.000 nhân viên trên toàn cầu, Eisai Việt Nam hứa hẹn mang các công nghệ và thuốc tân tiến trong lĩnh vực sa sút trí tuệ đến với người Việt.
Eisai Việt Nam cũng cam kết tài trợ cho các hoạt động của Hội Thần Kinh Học Việt Nam để tạo thuận lợi cho việc triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa sau này. Triết lý “hhc” (human health care), ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho cả bệnh nhân và gia đình họ của Eisai được kỳ vọng sẽ mang đến những đổi thay tích cực trong công tác chăm sóc người bệnh Alzheimer.
Cùng với đó, sự hợp tác giữa Eisai Việt Nam và đối tác phân phối trong nước được ví như hệ sinh thái quan trọng trong công tác tiếp cận thuốc cũng như các phương pháp điều trị cho người bệnh. Ngay từ khi đặt chân đến nước ta vào năm 1990, Eisai đã xác lập quan hệ với đông đảo đối tác phân phối.
Ngày 12/05/2022, công ty ra mắt văn phòng kinh doanh mới, toạ lạc tại số 436-438 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM. Từ đây, người bệnh và các cơ sở y tế có thể tiếp cận nhanh chóng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng thể đơn dòng đã được phê duyệt bởi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hiện đang phân phối tại nhiều thị trường như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ…
Eisai hiện có quan hệ hợp tác chiến lược với một số đơn vị như Biogen Inc., Đại học London và Merck. Mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Eisai và Biogen Inc đã bắt đầu từ những năm 2014, tập trung vào việc nghiên cứu phương pháp hiệu quả, an toàn nhằm điều trị chứng sa sút trí tuệ. Eisai và University College London (UCL) đã hợp tác từ những năm 1990 về nhiều vấn đề liên quan đến thoái hoá thần kinh. Năm 2012, Viện thần kinh học của UCL đã cùng Eisai thành lập liên minh nghiên cứu kháng thể để điều trị Alzheimer. Trong những năm gần đây, Eisai đã có thoả thuận hợp tác chiến lược toàn cầu với Merck, một hãng dược hàng đầu trong lĩnh vực ung thư. Qua các dự án hợp tác ở quy mô quốc gia và thế giới, Eisai đã khẳng định sự chuyên nghiệp, năng lực nghiên cứu vượt trội trong lĩnh vực bệnh sa sút trí tuệ cũng như tinh thần đóng góp vì người bệnh, vì cộng đồng theo đúng triết lý “hhc” của tập đoàn này. |
Doãn Phong
" alt="Eisai Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh Alzheimer"/>Eisai Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh Alzheimer
Nhận định, soi kèo Le Havre vs Brest, 21h00 ngày 26/1: Chiến thắng thứ 4
Bé Trà My sinh ra trong một gia đình thuần nông. Lên 1 tháng tuổi, bé đã phải nhập viện điều trị viêm phổi. Chỉ 2 tháng sau, bé lại bị viêm tai, chữa nhiều tháng không khỏi nên phải làm phẫu thuật.
Khi Trà My tròn 1 tuổi, bố mẹ phát hiện mặt con bị sưng lên kì lạ liền đưa con đi cấp cứu. Căn bệnh viêm tai cứ thế hành hạ đứa trẻ non nớt cả năm ròng.
Lên 5 tuổi, những tưởng bệnh tật đã buông tha cho Trà My. Nào ngờ, con phát hiện mắc chứng viêm loét giác mạc. Sau 2 tháng điều trị không cải thiện, bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật bỏ mắt phải của con vì giác mạc đã hỏng.
Sau khi mất đi một con mắt, Trà My lại bị viêm ruột thừa. Mới trải qua ca mổ, con lại bị viêm phổi hoại tử. Thêm 2 tháng điều trị tích cực, tình trạng ngày một xấu đi. Và rồi thêm một lần nữa, anh Tú phải ký vào tờ giấy cam kết phẫu thuật để tiếp tục cho con mổ cắt đi một bên phổi.
Một loạt những biến chứng khiến tình trạng của cháu bé mới 9 tuổi ngày càng trầm trọng hơn. Đầu năm 2019, My bị viêm khúc mạc, sốc nhiễm trùng phải phẫu thuật. Căn bệnh còn biến chứng dẫn đến thủng rốn, rỉ phân ra rốn gây viêm nhiễm nặng.
Được bạn đọc báo VietNamNet giúp đỡ là động lực rất lớn đế bé Trà My chữa bệnh |
Theo bác sĩ, Trà My phải điều trị tương đối lâu dài. Phương án tối ưu nhất chỉ là ghép tuỷ mới có thể giúp con ổn định lại. Thế nhưng chi phí ghép tuỷ hết sức tốn kém, lên đến cả tỷ đồng, trong khi suốt 9 năm qua, anh Tú đã bán sạch ruộng nương để có tiền cho con đi bệnh viện.
Gia đình anh Tú vốn là người dân tộc Cao Lan, thuộc hộ rất nghèo ở vùng khó khăn 135. Kinh tế chỉ trông vào 2 sào ruộng. Bố mẹ hai bên ở vùng quê nghèo, hỗ trợ được gì đều đã cố gắng hết sức.
Trong lúc gia đình lâm vào cảnh khốn đốn nhất thì may mắn nhận được sự giúp đỡ kịp thời từ bạn đọc Báo VietNamNet. Hoàn cảnh của bé Trà My được đăng trên Báo VietNamNet đã được bạn đọc ủng hộ số tiền 21.805.500 đồng.
Đón nhận tình cảm bạn đọc, anh Lường Văn Tú xúc động gửi lời cảm ơn đến Báo VietNamNet cùng các mạnh thường quân: "Sự quan tâm, chia sẻ của mọi người đã giúp cháu My có thêm động lực chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo".
Đang điều trị ung thư, bé gái Vũ Hà My 10 tuổi đối diện với hiểm nguy khi mắc phải Covid-19.
" alt="Bé Trà My mắc nhiều thứ bệnh được bạn đọc ủng hộ hơn 21 triệu đồng"/>Bé Trà My mắc nhiều thứ bệnh được bạn đọc ủng hộ hơn 21 triệu đồng
Dù số ca mắc đông như vậy song hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều được chuyển đến BV khi đã qua giai đoạn vàng, làm giảm đi rất nhiều cơ hội được can thiệp cũng như khả năng hồi phục tối ưu sau này.
GS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, khung giờ vàng cho bệnh nhân đột quỵ là trước 4,5 giờ, khi đó bác sĩ có thể dùng thuốc tiêu huyết khối, ở khung 6 giờ, bác sĩ vẫn có thể can thiệp cơ học lấy huyết khối.
Tuy nhiên ngay tại các BV lớn ở Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ đến BV trước 6 giờ chỉ chiếm 5-6%, trong khi ở Mỹ, tỉ lệ này từ 12-17%.
PGS.TS Mai Duy Tôn, Trưởng phòng Cấp cứu 1, BV Bạch Mai cho biết thêm, nếu tính chung cả nước, trong năm 2016, tỉ lệ bệnh nhân đến trong khung giờ vàng được điều trị tái thông mạch bằng thuốc chỉ chiếm 1,5% bệnh nhân. Con số này tăng lên 2,5% trong 2017 và đến năm 2018, có gần 7.000/200.000 bệnh nhân được điều trị, tương đương 3,5%.
Do là BV lớn nhất miền Bắc, tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ cấp cứu kịp khung giờ vàng tại BV Bạch Mai cao hơn, chiếm 5-7%, năm 2017 có 200 bệnh nhân và tăng lên 350 bệnh nhân trong năm 2018.
PGS Tôn nhấn mạnh, qua giờ vàng, chi phí điều trị cho bệnh nhân đột quỵ rất tốn kém, tỉ lệ mắc di chứng cao, khả năng hồi phục hạn chế.
Không nên ăn, uống bất cứ thứ gì
Theo PGS Tôn, nguyên nhân khiến bệnh nhân đột quỵ nhập viện trễ do người dân chưa có kiến thức, khi người thân mắc bệnh lại cho rằng bị trúng gió, cảm mạo nên tự chữa bằng nhiều cách dân gian. Ngoài ra nhiều người cũng chưa có kiến thức sơ cứu ban đầu dẫn đến xử trí sai lầm, gây hậu quả nặng nề về sau.
PGS.TS Mai Duy Tôn. Ảnh: T.Hạnh |
PGS.TS. Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai dẫn chứng, nhiều gia đình đưa bệnh nhân đột quỵ đến muộn giải thích hồn nhiên rằng do nghĩ đột quỵ thì không được di chuyển nên để nằm yên một chỗ.
“Đây là nhận thức hết sức sai lầm. Bác sĩ khuyến cáo không để bệnh nhân vận động là áp dụng đối với bệnh nhân có thể đi lại được vì nếu vận động mạnh, bệnh nhân có thể bị ngã, bệnh nặng thêm. Còn với bệnh nhân đột quỵ nói chung, cần đặt bệnh nhân lên cáng hoặc đưa lên ô tô cấp cứu. Lúc đó xe di chuyển chứ bệnh nhân đâu có hoạt động”, PGS Chi chia sẻ.
Ngoài ra, nhiều gia đình khi thấy người thân bị đột quỵ thường cho uống ngay 1 viên an cung. Tuy nhiên PGS Chi cho biết, đây là điều cực kỳ nguy hiểm do bệnh nhân bị đột quỵ thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt. Khi đó uống nước cũng có thể gây sặc vào phổi.
“Do đó tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ thứ gì, có thể gây sặc, gây dị vật đường thở. Bản thân tôi đã từng chứng kiến nhiều ca bệnh nhân rất nặng do uống an cung. Nếu cứ cố cậy miệng bệnh nhân để nhét thuốc có thể gây tắc đường thở dẫn tới đột tử”, PGS Chi khuyến cáo.
Cách xử trí tối ưu nhất là khi phát hiện người thân bị đột quỵ, cần đảm bảo thông thoáng đường thở, nếu có răng giả nên tháo ra, nới rộng vùng và ngực, kiểm tra xem trong miệng có đờm dãi hay không, nếu có cần lấy sạch và để bệnh nhân nằm nghiêng để tránh sặc.
PGS Chi cũng lưu ý, tránh xa các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt, chích nặn máu. Tốt nhất gọi ngay các phương tiện vận chuyển, cấp cứu đến các cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.
Để nhận biết các dấu hiệu mắc đột quỵ, PGS Tôn nhấn mạnh, chỉ cần 1 phút có thể phát hiện ra, áp dụng quy tắc FAST:
F (Face): Kiểm tra miệng bệnh nhân xem có bị méo không, có thể yêu cầu huýt sáo, nhe răng.
A (Arm): Giơ 1 tay hoặc 2 tay lên hoặc giơ chân, nếu bệnh nhân không có khả năng hoặc tay, chân rơi xuống nhanh bất thường.
S (Speech): Yêu cầu bệnh nhân nói những cụm từ đơn giản, nếu giọng méo, nói không trôi chảy là dấu hiệu bất thường.
T (Time): Nếu có các dấu hiệu trên thì cần khẩn cấp đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ thường do mắc tăng huyết áp (chiếm 80% các ca đột quỵ), tiểu đường, loạn nhịp tim, béo phì, tiền sử gia đình có người bị đột quỵ...
Theo PGS Tôn, sau đột quỵ lần 1, trong tuần đầu hoặc năm đầu tiên, tỉ lệ tái phát lên tới 15-18% do đó những bệnh nhân bị mắc rồi cần phải có biện pháp dự phòng.
Thúy Hạnh
Tại Trung Quốc - “quê hương” của an cung cũng không dùng loại thuốc này để ngừa đột quỵ, chưa kể trong thuốc có thạch tín, thủy ngân, bệnh nhân không nên dùng.
" alt="Khi bị đột quỵ, tuyệt đối không làm những điều sau vì... dễ chết hơn"/>Khi bị đột quỵ, tuyệt đối không làm những điều sau vì... dễ chết hơn
Trẻ nào cũng bị viêm amidan, vấn đề là mức độ, tần suất nhiều hay ít. Vì thế, nói "có trẻ không bị viêm amidan" là không chính xác bởi đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ trẻ khi tiếp xúc với môi trường xung quanh có vi trùng.
Tuỳ phản ứng, đề kháng của cơ thể sẽ có các mức và tần suất viêm amidan kháng nhau. Cơ địa của trẻ cũng là vấn đề. Người ta thấy ở trẻ thừa cân, béo phì, tổ chức lympho phát triển nhiều, hiện tượng viêm amidan cũng nhiều hơn.
Ở trẻ nhỏ, các đợt viêm cấp ở vùng mũi họng thường là viêm VA hoặc viêm amidan. Những tổ chức này nằm trong vùng họng khiến họng đỏ lên. Khi viêm amidan, bác sĩ khám trụ amidan thấy đỏ và khối amidan sưng phồng to, có thể có mủ hoặc giả mạc trên amidan. Nếu bị viêm họng (mãn tính, cấp tính) có thể nổi hạt, họng đỏ, không có biểu hiện sưng phồng của amidan.
Lý do có trẻ viêm amidan và tự thoái lui, không để lại biến chứng; tuy nhiên lại có trẻ có nhiều biến chứng phụ thuộc vào việc điều trị ban đầu, cơ địa, đề kháng của trẻ.
Khi trẻ viêm amidan cấp, cần điều trị kháng sinh đúng, nâng đỡ tổng trạng để sức đề kháng trẻ tăng lên, đẩy lui đợt viêm cấp. Tuy nhiên, nếu trẻ cứ uống thuốc 1 đến 2 ngày lại ngưng thì vi trùng, vi khuẩn sẽ có nguy cơ kháng thuốc kháng sinh, gây áp xe amidan, dẫn đến hiện tượng viêm tấy tái diễn nhiều lần.
Tình trạng tái viêm cũng phụ thuộc sức đề kháng hay cơ địa của trẻ. Nếu sức đề kháng tốt thì đợt viêm cấp lui nhanh. Những người trào ngược thực quản dạ dày thì dễ bị viêm họng, viêm amidan nhiều hơn.
Những biến chứng của trẻ khi bị viêm amidan như:
Biến chứng viêm cấp tính: Trẻ sưng, đau, sốt, amidan có mủ, đau họng, không ăn uống được trong các đợt cấp. Nhiều trẻ miệng hôi, khó nuốt, thậm chí nghỉ học.
Biến chứng mãn tính, trẻ có những đợt viêm amidan quá phát gây triệu chứng ngưng thở khi ngủ, ngáy khi ngủ. Điều này do amidan quá phát, lớn gây bít họng trẻ, khiến trẻ ngủ có những đợt ngáy rất to, thậm chí ngưng thở, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ.
Ngoài ra, trẻ mắc viêm amidan có thể có biến chứng viêm đường hô hấp dưới do viêm mủ, viêm khí phế quản; biến chứng do nhiễm vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A gây viêm cầu thận cấp, nặng hơn có thể gây thấp khớp, thấp tim...
Một chỉ định cắt amidan đúng giúp trẻ có khoẻ mạnh hơn. Vậy khi nào trẻ nên cắt bỏ amidan?
Tất cả những trẻ có đợt viêm amidan cấp tính với biểu hiện sốt, đau họng, viêm amidan đỏ giả mạc thì cần điều trị nội khoa. Trẻ có thể uống thuốc, nếu nặng hơn như viêm tấy thành họng có thể tiêm thuốc.
Chỉ định cắt amidan được đưa ra với những trẻ:
- Amidan quá to, bít tắc nghẽn đường thở, gây triệu chứng ngáy hay ngưng thở khi ngủ;
- Biến chứng viêm thường xuyên đường hô hấp dưới như viêm khí phế quản;
- Nghi ngờ ung thư;
- Xuất huyết amidan;
- Có triệu chứng sốt lạnh run nghi ngờ nhiễm vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A, gây biến chứng viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim…
- Tần suất bị: Trẻ viêm amidan trên 6 đợt viêm trong 1 năm; bị 5 đợt viêm/năm nhưng liên tiếp trong 2 năm; bị 3 đợt viêm/năm liên tiếp 3 năm; trẻ nghỉ học trên 2 tuần trong đợt viêm nặng;
- Trẻ hôi miệng dù hết đợt viêm amidan cấp nhưng vẫn có mủ mãn tính; viêm nhưng điều trị kháng sinh không hết, vẫn đau họng, áp xe, nuốt nghẹn, nuốt vướng…
Amidan khi không viêm nhiều vẫn có chức năng bảo vệ cơ thể. Khi viêm quá nhiều, bản thân amidan là ổ vi trùng tồn tại trong họng, lâu lâu lại bùng phát, ảnh hưởng toàn thân; lúc đó amidan không còn chức năng bảo vệ, ngược lại lại có hại cho cơ thể. Những trường hợp này cần cắt amidan. Chưa có tài liệu nào chứng minh cắt amidan là có hại cho sức khoẻ.
'Con nhà người ta' không bị viêm amidan, sao con mình lại bị ‘tối ngày’?