Mặc dù với cùng 1 khoảng cách, người tiêu dùng sẽ phải mua nhiều hơn 25% xăng pha cồn hơn để chạy xe so với nhiên liệu truyền thống nhưng với giá thành như hiện nay, người dân Pháp vẫn chấp nhận điều đó.
Giá xăng pha 85% Ethanol (E85) tại Pháp có giá bình quân chỉ 0,75 Euro/lít, thấp hơn nhiều so với mức giá gần 2 Euro/lít của xăng E10 (chỉ chứa 10% Ethanol). Hiện xăng pha cồn E10 vẫn đang là loại xăng được dùng phổ biến nhất tại Pháp kể từ khi giá xăng dầu tăng mạnh từ cuối năm 2021.
Về lý thuyết, việc dùng xăng pha cồn (chủ yếu được làm từ củ cải đường và ngũ cốc) sẽ gây hại cho máy móc nhưng người tiêu dùng Pháp cho rằng giá sửa xe hay thay thế những bộ phận này nếu tính ra còn rẻ hơn tổng chi phí cho xăng dầu nếu không pha cồn.
Hãng tin Reuters cho hay nhu cầu sử dụng xăng pha cồn tại Pháp đã tăng lên mức kỷ lục 12 triệu Hectolitres (1 Hectolitres=100 lít) trong năm 2021 và dự kiến sẽ còn tăng mạnh hơn nữa với tình hình giá xăng dầu phi mã như hiện nay.
Hiện tại ngày càng nhiều người Pháp chuyển sang dùng những chiếc ô tô chạy xăng pha cồn hay mua bộ dụng cụ hỗ trợ giúp động cơ sử dụng được nguyên liệu này.
Bình quân mỗi bộ thiết bị có giá khoảng 1.000 Euro, tương đương 1.164 USD bao gồm cả chi phí lắp ráp. Trong năm 2021, doanh số bán thiết bị này tại Pháp đã tăng gấp đôi lên 30.000 chiếc. Số trạm xăng bán xăng pha cồn E85 tại nước này cũng tăng 18% lên 2.725 trạm, tương đương 30% tổng số trong hệ thống cung ứng nhiên liệu.
Chủ tịch Sylvain Demoures của Hiệp hội ngành xăng pha cồn Pháp (SNPAA) ước tính doanh số mặt hàng này sẽ tăng ít nhất 20% trong năm 2022 trước bối cảnh giá xăng sẽ liên tục phá kỷ lục vì bất ổn chính trị như hiện nay.
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Uber bắt đầu thu phụ phí trên mỗi chuyến đi và sẽ chuyển toàn bộ cho tài xế trong bối cảnh giá xăng tăng chóng mặt, gây áp lực không nhỏ đến thu nhập của họ.
" alt=""/>Giá xăng quá cao, người đi xe ở Pháp pha thêm... cồn cho tiết kiệmKiểm tra sức khỏe trước khi đi du lịch
Khi khám cần nói rõ mục đích, thời gian và hình thức du lịch cho bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.
Bệnh cạnh đó, khám sức khỏe trước khi du lịch còn giúp bác sĩ phát hiện những bệnh về tim mạch, hô hấp, xương khớp… Nếu có các bệnh này, các bác sĩ sẽ khuyên chúng ta nên chữa bệnh hay sử dụng thuốc trước khi du lịch.
Đặc biệt với trẻ nhỏ và đi du lịch xa, việc khám sức khỏe trước khi đi sẽ hữu ích để có những chuẩn bị phù hợp. Bác sỹ cũng sẽ có những cảnh báo cần thiết để cha mẹ chủ động phòng tránh.
Ăn uống điều độ, hợp vệ sinh
Đi du lịch là quãng thời gian bạn cho phép mình được "tự do", nhưng hãy cố gắng ăn uống điều độ để tránh rối loạn tiêu hóa.
Bạn nên hạn chế những món ăn sống, tái hay các đồ ăn lạ. Hãy cố gắng giữ vệ sinh tốt nhất có thể bằng cách chọn nhà hàng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ...
Hạn chế nước đá, bia, rượu
Ngoài việc có thể khiến cổ họng bạn bị viêm vì nhiễm lạnh, nước đá cũng có thể là một tác nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Hãy cảnh giác. Tốt nhất là sử dụng nước đun sôi.
Bạn cũng nên hạn chế bia, rượu. Các chuyến du lịch sẽ trọn vẹn hơn nếu bạn dừng rượu, bia đúng lúc. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ mất nước, mệt mỏi, thậm chí say xỉn hoặc các tai biến khác nếu sử dụng quá nhiều.
Cẩn thận nắng nóng
Tác động của ánh nắng mặt trời sẽ ảnh hưởng đến da và có thế sẽ gây ra ung thư. Hãy bảo vệ vùng mắt bằng cách sử dụng kính chống nắng để ngăn tia cực tím. Sử dụng thêm những loại mũ rộng vành để bảo vệ phần mặt và đầu. Bạn cũng chú ý là không nên đi ra ngoài trong khoảng từ 11 giờ trưa đên 3 giờ chiều. Đó là lúc mà nhiệt độ trở lên gay gắt nhất trong ngày. Cách điều hòa thân nhiệt tốt nhất là ở trong nhà và uống thật nhiều nước.
Tránh xa côn trùng, động vật lạ
Khi không có đồ bảo hộ thì không có lý do gì mà bạn lại gần gũi những con vật đó cho dù chúng cực kỳ dễ thương. Những vết cắn, vết đốt… của chúng có thể khiến bạn gặp rắc rối.
Hãy tìm hiểu các điểm chăm sóc y tế tại điểm du lịch
Không ai có thể biết chuyện gì sẽ xảy ra, cho dù bạn đã chuẩn bị kĩ đến đâu đi nữa. Vì vậy, trước khi đi, hãy tìm hiểu thật kĩ các điểm chăm sóc y tế tại điểm du lịch, đặc biệt là gần nơi bạn thuê khách sạn. Nếu có sự cố và không tự xử lý được, hãy đến cơ sở y tế gần nhất.
Những loại thuốc cần mang theo khi đi du lịch - Thuốc chống say tàu xe - Thuốc giảm đau, hạ sốt - Thuốc trị rối loạn tiêu hoá - Thuốc xoa bóp chân - Thuốc chữa dị ứng - Kem chống côn trùng đốt - Đồ sơ cứu tối thiểu và cần biết kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu - Thuốc có liên quan đến tình trạng bệnh tật đang có |
Hoài An
Nghỉ lễ 30/4: Ồ ạt hủy đi biển, đổ xô lên núi" alt=""/>Bí kíp đơn giản giữ sức khỏe khi đi du lịchBị nhốt bên trong cửa hàng, tên cướp hoảng hốt phá cửa nhưng bất thành. Hắn đã quỳ gối van xin mọi người mở cửa.
" alt=""/>Giải cứu bé gái lơ lửng ngoài cửa sổ chung cư tầng 5