Theáchkếthợpkhoaitâyvàthịtbòkiểumớlịch thi đấu al nassro Lieblingsrezepte/ Zing
Cách làm siro mận thơm ngon, mát lành
Mận là loại quả yêu thích của nhiều người. Ngoài thưởng thức trực tiếp, người ta còn làm rượu mận, siro mận... Dưới đây là cách làm siro mận đơn giản tại nhà.
Công ty Bình Minh đã trúng đấu giá lô đất 3-9 có diện tích 5.009m2 với số tiền 5.026 tỷ đồng (gấp 6,9 lần so với giá khởi điểm), nếu tính theo đơn giá đất, công ty này bỏ ra 1 tỷ đồng cho mỗi m2
Nhưng nếu xét về đơn giá đất trên mỗi mét vuông sàn xây dựng, thì con số này đối với lô 3-9 của Công ty Bình Minh lên tới 251,4 triệu đồng/m2, chỉ thấp hơn 7,6% so với lô 3-12 của Tân Hoàng Minh.
Bỏ giá hơn 5.000 tỷ đồng với đơn giá cao không mấy kém cạnh Tân Hoàng Minh, Công ty Bình Minh có phần khá kín tiếng.
Theo Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh vừa được thành lập ngày 24/09/2021, đặt trụ sở tại tòa nhà số 151 phố Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Như vậy, khi tham gia đấu giá đất Thủ Thiêm doanh nghiệp này mới chỉ thành lập được 3 tháng.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này là bà Thân Thị Liên (SN 1992).
Khi mới thành lập, Bình Minh có quy mô vốn điều lệ 100 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là "Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính".
Đến ngày 3/12/2021 - một tuần trước phiên đấu giá đất Thủ Thiêm, công ty này tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên mức 200 tỷ đồng; đồng thời thay đổi ngành nghề kinh doanh sang "Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê".
Nhiều thông tin cho thấy doanh nghiệp này nằm trong hệ sinh thái của một tập đoàn tư nhân có trụ sở tại Hoàn Kiếm, Hà Nội, hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực ngân hàng - tài chính, bất động sản, khách sạn, sân golf.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) giá trúng đấu giá lô đất 3-9 với đơn giá hơn 1 tỷ đồng/m2 đất ở là quá cao, nên cấu thành giá đất bình quân của mỗi căn hộ lên đến khoảng 46,53 tỷ đồng/căn.
Cộng thêm các chi phí khác, HoREA cho rằng có thể "dự đoán" giá bán bình quân căn hộ của dự án này có thể lên đến khoảng 78,6 tỷ đồng/căn (chưa bao gồm VAT) với đơn giá có thể sẽ vào khoảng trên dưới 640 triệu đồng/m2 sàn căn hộ (chưa bao gồm VAT).
"Mức giá này không phải là mức giá bán căn hộ cao cấp tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại thời điểm này. Vì hiện nay các chủ đầu tư dự án nhà ở cao cấp tại đây đang bán căn hộ chỉ với giá khoảng 150- 200 triệu đồng/m2. Với "dự đoán" giá bán vào khoảng trên dưới 640 triệu đồng/m2 sàn căn hộ thì có thể cao hơn giá thị trường hiện nay từ 3,2 - 4,3 lần", HoREA nhận định.
Ông Châu cũng chỉ ra rằng, luật Đấu giá tài sản 2016 và công tác thực thi pháp luật về điều kiện khi tham gia đấu giá cũng có nhiều bất cập nên những doanh nghiệp mới thành lập hoặc có số vốn rất nhỏ cũng đủ điều kiện tham gia đấu giá các lô đất hàng chục ngàn tỷ đồng. Điển hình là trường hợp đấu giá lô 3-9, Công ty Bình Minh nộp tiền đặt trước 145,6 tỷ đồng, nhưng giá trúng đấu giá lên đến 4.026 tỷ đồng hoặc tương tự như đấu giá lô 3-12, Công ty Ngôi Sao Việt nộp tiền đặt trước 588,4 tỷ đồng, nhưng giá trúng đấu giá lên đến 24.500 tỷ đồng.
Liên quan đến việc đấu giá đất, vừa qua, Bộ Xây dựng đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tác động của kết quả đấu giá quyền sử dụng đất cao bất thường đến thị trường bất động sản trong đó Bộ cũng chỉ ra hàng loạt những hạn chế, tiêu cực trong đấu giá đất thời gian qua.
Bộ Xây dựng đánh giá hiện tượng bỏ giá rất cao một số lô đất, rồi "bỏ cọc", tạo mặt bằng "giá ảo" để thao túng thị trường, mua đi, bán lại nhiều lô đất trúng đấu giá khác thu lợi bất chính diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi và thậm chí mang tính tổ chức.
Cũng theo Bộ này, một số ít trường hợp có kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm và cũng có tác động đến thị trường bất động sản khu vực. Điển hình với trường hợp đấu giá đất tại Thủ Thiêm (TP.HCM) cho thấy kết quả trúng đấu giá của 4 lô đất đã có phần tác động đến mặt bằng giá đất, nhà ở, đến thị trường bất động sản của khu vực Thủ Thiêm.
Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Tài chính tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về đấu giá đất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đấu giá, trục lợi trong đấu giá đất.
Chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước rà soát các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay tiền đấu giá đất để đảm bảo an toàn tín dụng.
Bên cạnh đó, kiến nghị nghiên cứu, sửa đổi các quy định của pháp luật hiện hành theo hướng quy định thống nhất hình thức, trình tự, thủ tục trong tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất.
Bổ sung quy định về số tiền đặt trước khi tham gia đấu giá và số tiền đảm bảo thực hiện hợp đồng khi trúng đấu giá…
Công ty Bình Minh đã nộp tiền đặt trước hơn 140 tỷ đồng
Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh là một trong 4 doanh nghiệp trúng đấu giá các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong buổi đấu giá ngày 10/12/2021. Công ty này mua lô đất 3-9 diện tích 5.009 m2 với giá 5.026 tỷ đồng. Lô đất này có giá khởi điểm là 728,6 tỷ đồng và công ty đã trả giá cao gấp 7 lần giá khởi điểm để giành quyền sử dụng lô đất.
Tiền đặt trước phải nộp tương đương 20% so với giá khởi điểm. Như vậy, số tiền mà Công ty Bình Minh đã nộp khi tham gia đấu giá lô đất 3-9 là hơn 140 tỷ đồng.
Theo quy định, Công ty Bình Minh chấm dứt hợp đồng mua lô đất thì sẽ bị mất cọc khoản tiền hơn 140 tỷ đồng nói trên.
Thêm một doanh nghiệp đề nghị bỏ cọc ‘đất vàng’ Thủ Thiêm
Sau công ty thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh lại có thêm doanh nghiệp đề nghị huỷ hợp đồng mua đấu giá “đất vàng” tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
" alt="Công ty Bình Minh 3 tháng tuổi trúng đấu giá đất Thủ Thiêm rồi xin bỏ cọc"/>
Em Trương Văn Quốc Bảo, lớp 11A2 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An đã xuất sắc giành huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Tin học Châu Á năm 2021.
Bởi kết quả của kỳ thi Olympic Châu Á lần này còn ảnh hưởng đến suất tham dự đội tuyển Olympic Tin học quốc tế của em.
“Các thí sinh tham dự vòng chọn đội tuyển Olympic quốc tế sẽ được cộng điểm thành tố để xét. Với kết quả không quá tốt ở vòng 2 chọn đội tuyển thi Châu Á, để có thể được thi quốc tế, em phải giành được ít nhất là huy chương Bạc với điểm số cao trở lên; còn kể cả được huy chương Đồng, cũng coi như mất cơ hội”, Bảo nói.
Vì vậy, em có động lực lớn trong việc giành được kết quả cao nhất có thể.
Nói về bí quyết học tập, Bảo cho rằng, với môn Tin, vai trò của sự tự học là rất lớn. “Môi trường để tự học môn Tin khá thuận lợi, dễ tiếp cận với các luồng kiến thức của nước ngoài một cách đơn giản, được chia sẻ rộng rãi và có thể nói không có “phần cản kiến thức” so với nước ngoài”.
Bảo cho rằng mình không theo kiểu “cày cuốc” mà lúc nào cảm thấy thoải mái thì học. Nhưng khi say sưa, Bảo đầu tư nhiều thời gian để tập trung suy nghĩ về vấn đề.
“Một bài tập Tin học, đôi khi mất 1 đến 2 ngày để tìm cách xử lý. Đôi khi đi sai hướng thì ngày hôm sau coi như bắt đầu lại từ đầu, để đi theo một hướng khác”, Bảo kể.
Theo Bảo, việc tìm hiểu nhiều dạng thuật toán để rèn luyện kỹ năng là việc mất nhiều thời gian nhất.
“Có thể hình dung là khi xử lý một bài tập Tin học thì có 2 phần gồm: nghĩ thuật toán và vận dụng kỹ năng lập trình để làm bài. Phần nghĩ thuật toán là quan trọng nhưng kỹ năng lập trình cũng quan trọng không kém bởi nó quyết định việc cuối cùng mình có giải quyết được bài tập đó hay không, hoặc có thể hiểu là khâu hiện thực hóa ý tưởng. Em cũng từng bị mất điểm rất nhiều ở kỹ năng lập trình như ở vòng 2 chọn đội tuyển dự thi Olympic Tin học Châu Á”.
Có cả 'thực lực' và 'nỗ lực'
Cô giáo Cao Thị Lan Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu - Chủ nhiệm đội tuyển Tin học và cũng là người trực tiếp giảng dạy môn Tin cho Bảo từ lớp 10 nói rất vui mừng nhưng không bất ngờ về kết quả của học trò.
Bởi theo cô Thanh, Bảo là một học sinh rất có tố chất, rất thông minh, biết cách học và tiếp thu tốt các vấn đề mà thầy cô truyền dạy.
“Mọi thành công phải hội tụ đủ cả hai yếu tố là thực lực và nỗ lực. Cả hai yếu tố này đều có ở Bảo. Bảo có tố chất nhưng cũng ham học hỏi và học rất nghiêm túc”, cô Thanh đánh giá.
Cô Thanh kể, sau khi Bảo vào lớp 10 được một học kỳ thì do dịch Covid-19 nên phải học trực tuyến 5 tháng. Nhưng cũng chính thời gian này, theo cô Thanh, càng thể hiện rõ sự nỗ lực, quyết tâm của Bảo trong việc tự học.
“Thời gian đó, tôi vẫn thường xuyên dạy trực tuyến cho các thành viên đội tuyển học sinh giỏi. Và phải thừa nhận rằng sau đợt nghỉ dịch đó, Bảo tiến bộ lên rất nhanh”, cô Thanh kể.
Minh chứng rõ nhất là cuối tháng 5/2020, khi chưa tròn một năm theo học chuyên Tin học, Bảo tham gia cuộc thi Học sinh giỏi khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng môn Tin học và trở thành thủ khoa khi là học sinh duy nhất đạt điểm số tuyệt đối.
Cô Cao Thị Lan Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và cũng là chủ nhiệm đội tuyển Tin học cùng em Trương Văn Quốc Bảo (trái) và em Nguyễn Hoàng Vũ (phải).
Là người gắn bó và dạy Bảo từ lớp 10, cô Thanh cho hay cô trò có rất nhiều kỷ niệm, vui có, buồn cũng có, nhưng đều đẹp đẽ.
Để học sinh tập trung học hành, cô Thanh đề ra quy định và nhắc học sinh không được phép sử dụng điện thoại để chơi game hay vào mạng xã hội khi đang trong quá trình học.
“Tôi nhớ năm Bảo học lớp 10, trong một tiết học, tôi có việc phải ra ngoài lớp một chút thì khi quay lại, thấy một số học sinh trong đó có Bảo đang lướt mạng xã hội. Với việc phạm quy này, sau đó tôi đã ngỏ ý sẽ không cho Bảo cùng một số học sinh theo học đội dự tuyển học sinh giỏi nữa. Tôi có giải thích với các em rằng, đối với học sinh chuyên Tin rất khó kiểm soát thời gian giữa việc học và chơi game. Khi học Tin, việc thức khuya là bình thường và nếu không có kỷ luật thì học sinh dễ sa vào các game và thậm chí thâu đêm và gia đình cũng không thể kiểm soát. Lần ấy về, Bảo đã khóc và viết bản kiểm điểm, rồi đến đứng trước cổng nhà tôi để xin cho đi học đội tuyển trở lại”, cô Thanh kể và cho hay đến nay vẫn giữ bản kiểm điểm đẫm nước mắt của cậu học trò.
Đến bản kiểm điểm thứ 5 và nhiều lần thành tâm đến đứng cổng nhà để tìm cách xin lỗi, thì cô Thanh đã cho Bảo cơ hội.
Và rồi Bảo đã thể hiện rõ nỗ lực và đáp lại bằng việc trở thành thủ khoa cuộc thi Học sinh giỏi khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Tại cuộc thi học sinh giỏi quốc gia môn Tin học năm nay, Bảo cũng xuất sắc đạt giải Nhất.
Và giờ đây, Bảo còn giành huy chương Vàng châu Á và lọt vào đội tuyển quốc gia tham dự Olympic Tin học quốc tế (IOI 2021).
Thanh Hùng
Việt Nam giành 2 huy chương Vàng Olympic Tin học châu Á năm 2021
Theo thông tin từ cuộc thi Olympic Tin học Châu Á Thái Bình Dương năm 2021, cả 6/6 thí sinh của đội tuyển Việt Nam tham gia xét giải đều đoạt huy chương, gồm 2 Huy chương vàng, 1 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng.
" alt="Nam sinh Nghệ An giành HC Vàng Olympic Tin học Châu Á năm 2021"/>
Xem ngay lịch thi đấu World Cup 2022 mới nhất tại đây!
Lịch thi đấu chung kết World Cup 2022: Pháp đấu ArgentinaLịch thi đấu World Cup 2022 - Cập nhật chi tiết lịch thi đấu trận chung kết giải vô địch bóng đá Thế giới 2022, giữa Argentina vs Pháp." alt="Kết quả bóng đá hôm nay 18/12"/>
Khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM có nhiều giảng viên mới
Như vậy, so với thông tin công khai trước đây trên website, khoa Hàn Quốc học của Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM đã xuất hiện nhiều giảng viên mới.
Những giảng viên không còn xuất hiện trên web gồm các ông/bà: L.H.A (Phó trưởng khoa); P.T.T.H (Giám đốc điều phối các chương trình Hàn Quốc học ứng dụng); B.T.M.L (Phụ trách bộ môn Ngữ văn Hàn Quốc); T.H.T (Phụ trách bộ môn Kinh tế-Chính trị- Ngoại giao Hàn Quốc) cùng nhiều giảng viên khác như: N.T.H; L.T.T.L; N.N.T.O; P.T.H.H; P.Q.V; P.Q.G; T.T.N.M; V.T.T.T; N.X.T.L…
Nhiều giảng viên mới là các ông/bà: Lê Hoàng Bảo Trâm (Phó Trưởng khoa); Cho Myeong Sook; Phùng Thị Thanh Xuân; Phan Thị Anh Thư; Phan Như Quỳnh; Thân Thị Thúy Hiền; Nguyễn Thị Ly; Mai Như Nguyệt; Nguyễn Hồng Phương Thảo; Trần Thị Như Ngọc…
Mới đây, ông Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM đã ký thông báo về việc giải quyết đơn kiến nghị của 11 giảng viên Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (độc giả xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY).
Lê Huyền
Hàng loạt kiến nghị của 11 giảng viên Hàn quốc học nghỉ việc 'không có cơ sở'
Sau khi có đơn của 11 giảng viên khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM đã lập tổ xác minh từng nội dung kiến nghị.
" alt="Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM đã “thay máu” khoa Hàn Quốc học"/>
Mỗi gốc cây đều được treo kín biển quảng cáo rao bán đất
Vùng quê đất cằn, cát bay ven biển lâu nay không ai ngó, nay mỗi lô đất 200m2 được rao bán với giá hơn 3 tỷ đồng, tương đương 15 triệu đồng/m2.
Mỗi gốc cây đều kín biển quảng cáo
Xe cộ tấp nập ra vào thôn
Anh Nam (một người nhận bán đất chính chủ) cho biết: “Mấy ngày hôm nay họ tranh nhau mua đất. Tôi có lô đất diện tích 10x20, nếu anh chị mua thì chốt sớm. Giá 3 tỷ 150 triệu. Nếu không chốt sớm thì mai lại tăng vùn vụt”.
Thấy chúng tôi hỏi mua đất, một người đàn ông tên Tuấn chạy theo xin số điện thoại. Chúng tôi vừa rời đi được một vài bước chân thì liên tục các số điện thoại lạ gọi đến. Anh Tuấn cũng nhận mình là chủ nhân miếng đất lúc trước anh Nam chào bán. “Nếu bây giờ chị mua tôi bán cho giá 3,1 tỷ đồng. Giá đất tăng lên từng ngày”. Thấy chúng tôi ngần ngại “sợ mua không bán ra được”, anh Tuấn tiếp lời: “Đường sắp mở rộng trên 50m nên yên tâm bán ra thoải mái. Nếu mà chốt trong chiều nay thì tôi bán cho đúng giá 3,1 tỷ. Còn mai ra thì không còn giá đấy nữa. Nghiên cứu rồi a lô sớm cho tôi nhé”.
Ban ngày đóng cửa vì mệt mỏi
Ông Trần Đình D. (trú thôn Đông Văn) lắc đầu ngao ngán trước tình trạng “cò” đất tấp nập từ sáng đến hơn 10h đêm.
“Đội mua bán đất cứ ra vào nhà tôi trả giá đất. Ba ngày nay, xe cộ, người ra vào thôn mua đất chật kín đường. Ban ngày tôi buộc phải đóng cửa kín vì người vào nhà hỏi đất nhiều, mệt mỏi. Có hôm xe cộ tấp kín, chặn cả lối đi, các bà đi xe đạp không dắt xe qua được nhưng chỉ biết đứng đó chửi”, ông D. nói.
Từng đám người tập trung thành nhóm khoảng 10 người
Theo ông D., trước đây vùng đất ven biển thôn Đông Văn, mỗi m2 đất rao bán từ vài trăm nghìn đến tiền triệu nhưng không ai mua, nay mỗi m2 được bán với giá 15 triệu đồng.
Ông D. cho biết, ban ngày không dám mở cửa vì người ra vào quá đông
“Ngày hôm qua, buổi sáng họ vào trả lô đất của tôi 200m2 giá 3 tỷ nhưng tôi không bán, đến chiều lại vào trả với giá 3 tỷ 50 triệu đồng nhưng sau khi hỏi ý kiến các con thì con tôi bảo chưa vội bán nên tôi chưa bán. Đất khu này giờ sốt khủng khiếp. Nếu dân cứ bán đất ồ ạt kiểu này thì tương lai con em sẽ không có đất ở”, ông D. lo lắng.
Vùng đất thôn Đông Văn trước đây giá "rẻ bèo", bán không ai mua
Nay xe cộ tấp nập nối đuôi nhau về lùng đất
Bà Phan Thị H. (trú xã Thạch Văn) cho biết: “Mấy ngày hôm nay, không biết có dự án gì về đây nhưng đất tăng lên chóng mặt. Người từ đâu đổ về như họp chợ, dân mất ăn mất ngủ vì cò đất kéo nhau về từ sáng sớm, đến tận đêm khuya vẫn chưa hết người. Việc đất tăng lên cao vút khiến bà con chúng tôi vô cùng hoang mang, cũng không biết thực hư như thế nào”.
Lô đất 7.000m2 "hô" giá 28 tỷ đồng
Nhận thấy đất trong khu vực cứ sốt lên theo ngày, nhiều người dân cũng “nóng ruột” rao bán cả miếng đất lâu nay gia đình canh tác.
Cầm chiếc bút lông lên viết vào chiếc bảng hiệu quảng cáo đặt trước mảnh đất gia đình, ông Phạm Viết Đ. (trú thôn Đồng Văn) cho hay: “Thấy mấy hôm nay lượng người đổ về đây nhiều, mảnh đất trước giờ không có giá trị lắm nay tăng chóng mặt nên từ trưa nay, tôi cầm bút viết bảng quảng cáo bán đất.
Mảnh đất của tôi hơn 7.000m2, nếu được 28 tỷ đồng tôi sẽ bán. Đầu kia họ còn bán 15 triệu/m2, tôi bán còn rẻ. Do mới rao bán từ trưa nay nên hiện chưa có người mua.
Ông Đ. rao bán lô đất của gia đình 28 tỷ đồng
Hàng trăm người đổ về tận thôn nhưng chính quyền xã Thạch Văn "không biết"
Trước việc hàng trăm người tứ phương kéo về trong xã, thôn diễn ra nhiều ngày, thế nhưng chính quyền xã Thạch Văn lại cho rằng “không biết”.
Ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND xã Thạch Văn cho biết: “Ở xã có chủ trương dự án cách đây khoảng 3 đến 4 ngày. Còn việc hàng trăm người về mua bán đất tại thôn Đông Văn thì tôi không biết, tôi không ra đó nên không rõ lắm. Đất của dân thì quản lý làm sao được”.
Thiện Lương
Toàn cảnh miếng đất đấu giá 8 triệu/m2 sau 3 tháng tăng lên 50 triệu ở Thanh Hóa
Hiện trạng khu đất dọc hai bên đường CSEDP (dự án Hồ Sen) thuộc khu đô thị Đông Sơn, TP Thanh Hóa chỉ là ao hồ nhưng được “cò” thổi giá lên gần 50 triệu/m2.
" alt="Cò vây, lùng đất xuyên ngày đêm, dân đóng cửa vì mệt mỏi"/>