Xem video:
![Cánh gà chiên nước mắm khiến chàng mê đắm bữa cơm nhà](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/12/09/08/20161209085123-ga3.jpg?áchlàmcàrigàchuẩnNhậtBả<strong>cup c1 nam</strong>w=145&h=101)
Cánh gà chiên nước mắm khiến chàng mê đắm bữa cơm nhà
Thay vì những cách chế biến thông thường với thịt gà như: Luộc, rán, rang,… bạn có thể thay đổi bằng món cánh gà chiên nước mắm cho bữa cơm gia đình.
Xem video:
Thay vì những cách chế biến thông thường với thịt gà như: Luộc, rán, rang,… bạn có thể thay đổi bằng món cánh gà chiên nước mắm cho bữa cơm gia đình.
Trung Quốc ngày nay đang bị đem ra làm “vật tế” cho sự bất công đang ngày càng dâng cao tại Mỹ. Trong khi các mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung vẫn mang lại lợi ích cho cả hai bên trong suốt nhiều năm qua, một số người lao động Mỹ đã bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là những công nhân nhà máy ở vùng trung tây nước Mỹ, những người phải đối diện với sự cạnh tranh từ lực lượng nhân công giá rẻ nhưng có hiệu suất ngày càng cao tới từ Trung Quốc.
![]() |
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ là thảm họa cho tất cả. Ảnh: Australian Tribune |
Thay vì đổ lỗi cho Trung Quốc vì sự cạnh tranh rất bình thường trên thị trường lao động, Mỹ nên đánh thuế các khoản lợi nhuận khổng lồ của các công ty đa quốc gia và dùng các khoản tiền này để giúp tầng lớp người lao động phổ thông, xây dựng lại các hệ thống cơ sở hạ tầng xuống cấp, quảng bá các kĩ năng nghề nghiệp mới và đầu tư vào các ngành khoa học công nghệ.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng cần phải hiểu rằng, Trung Quốc chỉ đang muốn bù đắp lại khoảng thời gian bị tụt hậu vì những lí do về địa chính trị và các thất bại kinh tế khác. Dưới đây là một số mốc thời gian để hiểu thêm về hoạt động phát triển kinh tế của Bắc Kinh trong suốt 40 năm qua.
Trong những năm cuối thế kỉ 19, Trung Quốc đã thua kém một nước Nhật Bản có nền công nghiệp đang nổi lên, đồng thời phải nhượng bộ trong những thỏa thuận thương mại bất công của châu Âu và Mỹ. Tiếp đó, nhà Thanh ở Trung Quốc sụp đổ vào năm 1911, đẩy Trung Quốc vào thời kì nội chiến.
Ngay sau đó là một loạt những sự kiện lớn khác như: kết thúc Thế Chiến 2, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, Kế hoạch Đại nhảy vọt những năm 1950, Cách mạng Văn hóa kéo dài cho tới năm 1977.
Vì vậy, Trung Quốc chỉ bắt đầu phát triển nền kinh tế thị trường từ năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu thực hiện các cải cách kinh tế toàn diện. Và dù Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ trong bốn thập kỉ trở lại đây, thì những di sản của suốt một thế kỷ nghèo đói, bất ổn, bị xâm chiếm và các mối đe dọa từ nước ngoài vẫn hiện hữu rất rõ ràng.
Hiện nay, dù Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng người dân vẫn chưa “thoát nghèo”. Năm 1980, theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ bằng 2,5% Mỹ. Tới năm 2018, con số này mới chỉ đạt 15,3% so với Mỹ. Xét GDP qua sức mua tương đương, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 của Trung Quốc vẫn chỉ cao hơn mức 28,9% so với Mỹ.
Trung Quốc đã phát triển theo hướng khá giống Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Đứng về góc nhìn kinh tế, Trung Quốc không có động thái nào khác thường so với những quốc gia mong muốn trở nên giàu có khác. Việc phát triển công nghệ là một trong những yếu tố then chốt nhất.
Các quốc gia bị thua kém về công nghệ có nhiều cách để cải thiện mình thông qua việc nghiên cứu, mô phỏng, mua công nghệ, hợp nhất, tận dụng sự đầu tư từ nước ngoài, và cả sao chép. Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, luôn luôn có những cuộc chiến không ngừng trong mảng sở hữu trí tuệ.
Điều đó cũng đúng với cả các công ty Mỹ hiện nay, và cuộc cạnh tranh đơn thuần là một phần thuộc hệ thống kinh tế toàn cầu. Các nhà lãnh đạo công nghệ biết rằng, họ không thể dẫn đầu khi chỉ dựa vào việc bảo vệ tài sản trí tuệ, mà phải thông qua những đổi mới và phát triển.
Ví dụ, trong những năm đầu thế kỉ 19, Mỹ đã không ngừng áp dụng công nghệ của Anh và còn tuyển dụng những nhà khoa học tài năng từ nước ngoài. Và khi bất kỳ quốc gia nào muốn thu hẹp khoảng cách công nghệ, họ sẽ tuyển dụng nhân sự từ nước ngoài. Chẳng hạn, chương trình tên lửa đạn đạo của Mỹ đã được tạo dựng nhờ các chuyên gia Đức sau Thế chiến 2.
Nếu Trung Quốc có ít dân số hơn, ví dụ như dân số chỉ ngang mức Hàn Quốc, với hơn 50 triệu dân, thì có thể Trung Quốc đã được Mỹ khen ngợi là một tấm gương vĩ đại trong việc phát triển kinh tế. Nhưng vì nước này quá lớn nên đã trở thành một sự cạnh tranh với Mỹ. Vì dân số Mỹ cũng chỉ chiếm 4,2% dân số thế giới và ít hơn 25% so với dân số Trung Quốc.
Thương mại với Trung Quốc giúp Mỹ có được những hàng hóa chi phí thấp và ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng cao. Điều này cũng gây ra tình trạng thất nghiệp ở một số ngành sản xuất cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc. Đây là nguyên tắc của ngành thương mại. Việc cáo buộc Trung Quốc giao dịch bất công là sai, bởi rất nhiều công ty Mỹ đã thu về lợi nhuận nhờ việc sản xuất ở Trung Quốc hoặc xuất khẩu hàng hóa sang nước này,.
Cuộc chiến thực sự của Washington không phải là với Trung Quốc, mà phải là với những tập đoàn khổng lồ của Mỹ. Có nhiều tập đoàn thu lợi nhuận lớn nhưng không trả cho nhân công mức lương phù hợp. Các lãnh đạo doanh nghiệp của Mỹ luôn thúc đẩy việc cắt giảm thuế và tăng quyền lực độc quyền mọi thứ cần thiết để mang lại nhiều lợi nhuận hơn, trong khi từ chối các chính sách giúp xã hội Mỹ công bằng hơn.
Ông Trump đang tấn công thương mại Trung Quốc dữ dội và tin rằng Trung Quốc sẽ cúi đầu trước phương Tây. Mỹ đang tìm cách ép buộc những công ty Trung Quốc thành công như Huawei bằng cách thay đổi đột ngột và đơn phương luật thương mại quốc tế.
Theo quan điểm của giáo sư Jeffery Sachs trong bài viết được đăng trên CNN, trừ khi có những sự thay đổi tỉnh táo, nếu không Mỹ có thể sẽ bị lôi vào vòng xoáy xung đột với Trung Quốc, đầu tiên là về kinh tế, sau đó sẽ tới địa chính trị, quân sự, và cuối cùng là thảm họa cho tất cả. Sẽ không ai chiến thắng trong một cuộc xung đột như vậy.
Tuấn Trần
">Thịnh cảm thấy may mắn khi được sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Mặc dù điều kiện rất khó khăn nhưng anh được mẹ dạy dỗ và chỉ dẫn nghiêm khắc. Mẹ cũng luôn truyền động lực để anh cố gắng tự giải quyết những vấn đề của bản thân.
“Ngày trước, mẹ không nuông chiều, không bao giờ cho tiền ăn vặt hoặc mua bán linh tinh. Do đó, mình luôn cố gắng lao động để có được những điều mong muốn. Ví dụ, mình đi hái rau má để có tiền mua bánh bao nếu muốn ăn, hoặc trồng rau đem ra chợ bán đổi lấy những bát mì ăn sáng… Sau này, mình cảm thấy điều đó rất tốt cho việc học và tự học của bản thân” - Thịnh nhớ lại.
Từ khi là học sinh đến lúc lên đại học, Thịnh luôn xoay xở đủ việc. Anh nhận thiết kế logo, poster, standee, e-card và rất nhiều sản phẩm khác nhau cho khách hàng. Thịnh nhận làm thêm cả những việc như bán hàng hội chợ, bán quà tặng quà lưu niệm, quần áo thời trang…
“Những kiến thức từ việc học ngành thiết kế đồ họa và nghệ thuật ứng dụng đã trang bị cho mình nền tảng vững chắc về mỹ thuật. Kinh nghiệm thực hiện sản phẩm hồi còn là học sinh được bổ sung bằng những khiến thức được học ở đại học sau này”.
Thịnh từng là Chủ nhiệm CLB Thư pháp của Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM. Anh trực tiếp đứng lớp hướng dẫn kỹ năng thư pháp, vẽ tranh, nâng cao tư duy và cảm quan nghệ thuật cho sinh viên và các học viên.
Thịnh còn tham gia nhiều chiến dịch tình nguyện và các chuyến công tác xã hội như Mùa Hè Xanh, Xuân Tình nguyện, Giờ Trái Đất... Ở chiến dịch hiến máu “Hành trình đỏ”, Thịnh vừa là “chiến sĩ hiến máu xuyên Việt”, vừa hóa thân thành "ông đồ" để tặng chữ trên suốt chặng đường từ Nam ra Bắc.
Tự xây ước mơ “làm chủ”
Rời giảng đường đại học được 3 năm, đến nay, anh đã làm chủ một công ty riêng của mình. “Ngay từ nhỏ, mình đã xác định tâm thế làm chủ. Điều này có nghĩa, mình không chắc đã làm chủ người khác, tuy nhiên cần phải làm chủ chính bản thân, làm chủ tương lai.
Lý do để mình cảm thấy được tự do, thoải mái hơn. Mình muốn sống với những hoài bão, đam mê và khát vọng của bản thân, thực hiện được những mong mỏi, ấp ủ và dự định.
Với mình, nếu không tự xây ước mơ của bản thân thì người khác sẽ thuê bạn xây ước mơ của họ” – Thịnh lý giải về quyết định từ bỏ công việc ở Đài Truyền hình TP.HCM để mở công ty ngay khi mới là tân cử nhân.
Chính những công việc từ ngày còn học sinh, sinh viên là nền tảng để Thịnh bước đến hành trình hiện tại. Công ty của Thịnh hiện nay chuyên về các dịch vụ sáng tạo nghệ thuật, thư pháp, hội họa, thiết kế.
Anh cho biết “bức tường thành” cao nhất từng vượt chính là “va” ngay dịch Covid-19 khi công ty mới chào đời.
“Hai năm vừa qua, có rất nhiều khó khăn và biến động trong nhu cầu của khách hàng, thị trường giảm sút và rất nhiều hệ lụy khác.
Tuy nhiên, mình vẫn luôn cố gắng chèo lái và gồng gánh công ty vượt qua giai đoạn dịch bệnh cũng như tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi để phát triển thêm”.
Trong suốt thời gian học đại học và ra làm việc sau này, Thịnh luôn trăn trở và nhận ra rằng thư pháp Việt cần phải thay đổi để thu hút người trẻ.
Để thư pháp trở nên mới mẻ và hấp dẫn hơn hơn, anh đã sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như vải, đá, kính… để viết chữ. Đồng thời, Thịnh còn tự đặt thách thức cho bản thân bằng việc viết chữ nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp...
Đặc biệt, anh sử dụng triệt để công nghệ, nhất là màn hình LED, kết hợp thư pháp với nghệ thuật biểu diễn cùng hiệu ứng sân khấu, âm thanh, ánh sáng. Chính sau những màn biểu diễn đầy sáng tạo tại các sự kiện, Thịnh đã gây được sự chú ý lớn.
Tự nhận là may mắn và có duyên với công việc đã lựa chọn, Thịnh cho biết cùng với khách hàng cá nhân trong và ngoài nước, anh còn hợp tác và kết hợp với nhiều thương hiệu lớn ở nhiều lĩnh vực, từ bất động sản đến điện tử, nước giải khát…
Anh mong muốn liên kết nhiều hơn nữa với các xưởng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, có thể mang đến nhiều sản phẩm giá trị hơn cho khách hàng cũng như bạn bè quốc tế.
Về thu nhập, Thịnh cho biết, không đặt mục tiêu cụ thể hàng tháng, hàng năm phải kiếm được bao nhiêu tiền.
“Tuy nhiên, mình vẫn có những mốc về thu nhập của từng khoảng thời gian trong năm – và xin phép không tiết lộ - để cố gắng, nỗ lực bứt phá, vượt qua ngưỡng của những năm trước đó và để vươn lên trong chính công việc của mình” - Thịnh nhấn mạnh.
Với những bạn trẻ đang phân vân trước việc lựa chọn ngành học, từ những trải nghiệm của bản thân, Thịnh nhắn nhủ: “Khi đã quyết định chọn ngành, hãy bằng sự cố gắng và quyết tâm, các bạn sẽ tạo nên hành trình với những cột mốc đáng nhớ.
Thông qua những trải nghiệm thú vị trong thời gian học đại học, kể cả những khó khăn, thậm chí là vấp ngã, các bạn sẽ có được những bài học lớn hơn làm hành trang để bước tiếp.
Dù sau này làm công việc yêu thích hay khởi nghiệp, mình xin chúc các bạn hoàn thành được những dự định, mục tiêu, giữ được ước mơ và khát khao để trở thành một người có ích cho xã hội. Bởi vì, chúng ta không chỉ cần tồn tại mà phải thực sự sống với đam mê, hoài bão của mình”.