Mới đầu tuần, Liam Porr mới chỉ "nghe nói" đến GPT-3. Vậy mà đến cuối tuần, sinh viên đại học này đã có thể sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) nói trên để tạo ra một trang blog giả hoàn toàn, với một cái tên tất nhiên cũng… giả nốt!

Sinh viên đại học dùng AI viết blog

Ban đầu, đây vốn chỉ là một thử nghiệm "cho vui". Nhưng cuối cùng, một trong những bài đăng trên trang blog này đã "leo" lên vị trí số 1 trên bảng xếp hạng của chuyên trang Hacker News. Rất ít người để ý rằng trang blog này là do trí tuệ nhân tạo viết ra. Thậm chí có vài người còn nhấn luôn vào nút "Theo dõi".

Mặc dù nhiều người đã truyền miệng nhau thông tin về việc GPT-3, công cụ trí tuệ nhân tạo về ngôn ngữ mạnh mẽ nhất đến thời điểm hiện tại, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp sản xuất nội dung, nhưng đây là một trong số những trường hợp minh hoạ hiếm hoi cho thấy tiềm năng của AI này. Điều đáng ngạc nhiên nhất về trải nghiệm này, theo Porr – sinh viên ngành khoa học máy tính tại Đại học California, Berkeley – là: "Toàn bộ quá trình này thực sự quá đơn giản, và điều đó mới chính là điểm đáng sợ."

GPT-3 là mô hình trí tuệ nhân tạo ngôn ngữ mới nhất và lớn nhất của OpenAI, một phòng thí nghiệm nghiên cứu của trụ sở tại bang San Francisco Mỹ - OpenAI đã bắt đầu phát hành "nhỏ giọt" bộ công cụ này từ giữa tháng 7 năm ngoái. Vào tháng 2 năm 2020, OpenAI đã gây chú ý lớn từ dư luận với mô hình GPT-2, phiên bản tiền nhiệm của thuật toán GPT-3, song công ty tuyên bố sẽ không công khai vì sợ công cụ này sẽ bị lạm dụng cho những mục đích xấu. Quyết định này ngay lập tức gây ra phản ứng dữ dội, với việc các nhà nghiên cứu cáo buộc phòng thí nghiệm này đã "lừa dối" về kết quả nghiên cứu và chỉ sử dụng một "diễn viên đóng thế" để qua mặt dư luận. Đến tháng 11/2019, phòng thí nghiệm OpenAI đã thay đổi quan điểm và quyết định phát hành công khai mô hình hình và tuyên bố "chưa có bằng chứng mạnh mẽ nào về hành vi lạm dụng bộ công cụ đó".

Phòng thí nghiệm đã chọn cách tiếp cận khác với GPT-3; họ không giữ công cụ đó cho riêng mình, nhưng cũng như không cấp quyền truy cập công khai. Thay vào đó, phòng thí nghiệm này đã cung cấp thuật toán này cho các nhà nghiên cứu đăng ký tham gia thử nghiệm bản beta riêng tư, với mục tiêu thu thập phản hồi của những người thử nghiệm để cuối cùng, đi tới thương mại hóa công nghệ vào cuối năm nay.

Porr đã gửi đơn đăng ký tham gia. Anh quyết định điền biểu mẫu với một bảng câu hỏi đơn giản, chủ yếu hỏi về mục đích sử dụng công cụ. Nhưng anh ấy cũng không chờ đợi đến khi được cấp quyền. Sau khi trao đổi với một số thành viên của cộng đồng Berkeley AI, anh ấy đã nhanh chóng tìm được một nghiên cứu sinh tiến sĩ đã có quyền truy cập vào bộ công cụ trên. Sau khi nghiên cứu sinh trên đồng ý hợp tác, Porr đã viết một đoạn mã để cộng sự của mình chạy. Đoạn mã trên đưa cho mô hình AI GPT-3 tiêu đề và phần giới thiệu cho một bài đăng trên blog và AI sẽ tạo ra một vài phiên bản hoàn chỉnh cho bài viết. Bài đăng đầu tiên của Porr (bài đăng trên Hacker News) và mọi bài đăng sau đó, đều được sao chép và dán từ một trong những kết quả mà công cụ AI tạo ra mà không qua bất kỳ thao tác chỉnh sửa nào của con người.

"Bắt đầu từ thời điểm tôi nghĩ ra ý tưởng và liên hệ với nghiên cứu sinh tiến sĩ cho tới khi tôi hoàn thành trang blog và bài đăng đầu tiên trở nên phổ biến – chỉ mất có vài tiếng đồng hồ," anh cho biết.

Sinh viên đại học dùng AI viết blog

Bài đăng blog giả của Porr, viết dưới nickname giả "adolos", đứng thứ nhất trên bảng xếp hạng của chuyên trang Hacker News. Porr cho biết anh dùng 3 tài khoản khác nhau để đăng bài và vote cho bài viết của mình trên trang Hacker News nhằm mục đích "đẩy" bài lên thứ hạng cao hơn. Tuy nhiên, quản trị viên của trang khẳng định chiến thuật này không có hiệu quả, mà chính nhờ tiêu đề "câu view" của bài đã giúp bài viết đạt được thành tích đó.

Mẹo để có thể tạo ra nội dung mà không cần sự can thiệp, biên tập quá nhiều của con người là phải hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu của GPT-3. Porr nói: "Công cụ này khá giỏi trong việc tạo ra ngôn ngữ đẹp, nhưng không làm tốt lắm về khía cạnh độ logic và hợp lý". Vì vậy, anh ấy đã chọn một thể loại blog phổ biến không yêu cầu mức độ logic chặt chẽ: đó là chủ đề công việc và tư vấn cho mọi người.

Từ đó, Porr viết các tiêu đề bài đăng của mình theo một công thức đơn giản: anh ấy sẽ ngồi lướt trên các trang Medium và Hacker News để xem những chủ đề nào đang "nổi" trong danh mục đó và tập hợp những chủ đề tương đối giống nhau. "Cảm thấy bản thân đang làm việc không hiệu quả? Có lẽ bạn nên ngừng suy nghĩ quá mức," anh chọn tiêu đề này cho một bài đăng. Với một bài đăng khác, anh viết: "Sự táo bạo và sáng tạo sẽ vượt trội hơn so với trí thông minh". Trong một vài trường hợp, các "tít" này không dẫn tới một bài viết hay. Song miễn là anh ấy đi đúng chủ đề "thế mạnh" của bộ công cụ AI, thì quá trình này rất dễ dàng.

Sau hai tuần đăng bài gần như hàng ngày, Porr đã kết thúc dự án với một thông điệp cuối cùng, khó hiểu và do AI tự viết. Với tiêu đề "Tôi sẽ làm gì với GPT-3 nếu tôi là một người không có đạo đức", bài viết này mô tả hành trình của Porr như một dạng giả thuyết. Cùng ngày, anh ấy cũng đăng một lời thú nhận trung thực trên blog thật của mình.

Porr nói rằng anh ấy muốn chứng minh rằng GPT-3 có thể làm được những gì mà một tác giả "người thật" có thể làm. Thật vậy, bất chấp phong cách viết có phần kỳ lạ và thi thoảng "có lỗi" của thuật toán, chỉ có ba hoặc bốn trong số hàng chục người bình luận về bài đăng "đứng đầu bảng xếp hạng" của Porr trên Hacker News bày tỏ sự nghi ngờ rằng bài viết có thể được tạo ra bởi một thuật toán. Song, tất cả những bình luận đó ngay lập tức bị các thành viên khác trong cộng đồng phản đối.

Sinh viên đại học dùng AI viết blog

Những người (ít ỏi) bày tỏ sự nghi ngờ về trang blog "giả" của Porr ngay lập tức đã bị "dislike" bởi các thành viên khác.

Đối với các chuyên gia, các thuật toán tạo ngôn ngữ như vậy từ lâu đã trở thành mối lo ngại lớn. Kể từ khi OpenAI lần đầu tiên công bố mô hình GPT-2, nhiều người đã đưa ra dự đoán rằng công cụ này rất dễ bị lạm dụng. Trong bài đăng trên blog của riêng mình, phòng thí nghiệm OpenAI tập trung vào những gì mô hình này có thể làm nếu bị "vũ khí hoá" trở thành một công cụ sản xuất hàng loạt thông tin sai lệch. Nhiều người đã tự hỏi liệu công cụ này có thể được ứng dụng để loại bỏ các bài đăng spam với đầy đủ các từ khóa có liên quan để đánh lừa Google hay không.

Porr cho biết thử nghiệm của anh ấy đã cho thấy một giải pháp thay thế "đời thường" hơn nhưng vẫn có khả năng gây ra những rắc rối: mọi người có thể sử dụng công cụ này để tạo ra nhiều nội dung "câu view", "câu click". "Có thể nguy cơ sẽ chỉ là một loạt những bài blog với chất lượng tầm thường, bởi hiện nay việc tạo ra một trang blog riêng quá dễ dàng," anh cho biết. "Tôi nghĩ giá trị của nội dung trực tuyến sẽ bị giảm đi rất nhiều."

Porr có kế hoạch sẽ làm thêm nhiều thử nghiệm nữa với công cụ GPT-3. Nhưng anh vẫn đang chờ được OpenAI cấp quyền truy cập chính thức. "Có thể họ sẽ không hài lòng với những gì tôi đã làm. Thực tế thì điều này cũng hơi ngu ngốc," anh thừa nhận.

(Theo VnReview, Technologyreview)

 

Công nghệ AI của Alibaba và Tân Hoa Xã: Đối thủ của người làm báo

Công nghệ AI của Alibaba và Tân Hoa Xã: Đối thủ của người làm báo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra cuộc cách mạng trong ngành tin tức. Công nghệ này tốt tới mức tự viết được Newsletter và gửi cho người đăng ký. Tuy nhiên, chúng chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện.

" />

Sinh viên đại học dùng AI viết blog “giả”, lên đầu bảng xếp hạng Hacker News

Kinh doanh 2025-02-08 02:53:29 8216

Sinh viên này phát biểu rằng,giảlịch bóng da hom nay "Việc tôi làm quá dễ dàng. Và đó mới chính là điều nguy hiểm nhất."

Mới đầu tuần, Liam Porr mới chỉ "nghe nói" đến GPT-3. Vậy mà đến cuối tuần, sinh viên đại học này đã có thể sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) nói trên để tạo ra một trang blog giả hoàn toàn, với một cái tên tất nhiên cũng… giả nốt!

Sinh viên đại học dùng AI viết blog

Ban đầu, đây vốn chỉ là một thử nghiệm "cho vui". Nhưng cuối cùng, một trong những bài đăng trên trang blog này đã "leo" lên vị trí số 1 trên bảng xếp hạng của chuyên trang Hacker News. Rất ít người để ý rằng trang blog này là do trí tuệ nhân tạo viết ra. Thậm chí có vài người còn nhấn luôn vào nút "Theo dõi".

Mặc dù nhiều người đã truyền miệng nhau thông tin về việc GPT-3, công cụ trí tuệ nhân tạo về ngôn ngữ mạnh mẽ nhất đến thời điểm hiện tại, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp sản xuất nội dung, nhưng đây là một trong số những trường hợp minh hoạ hiếm hoi cho thấy tiềm năng của AI này. Điều đáng ngạc nhiên nhất về trải nghiệm này, theo Porr – sinh viên ngành khoa học máy tính tại Đại học California, Berkeley – là: "Toàn bộ quá trình này thực sự quá đơn giản, và điều đó mới chính là điểm đáng sợ."

GPT-3 là mô hình trí tuệ nhân tạo ngôn ngữ mới nhất và lớn nhất của OpenAI, một phòng thí nghiệm nghiên cứu của trụ sở tại bang San Francisco Mỹ - OpenAI đã bắt đầu phát hành "nhỏ giọt" bộ công cụ này từ giữa tháng 7 năm ngoái. Vào tháng 2 năm 2020, OpenAI đã gây chú ý lớn từ dư luận với mô hình GPT-2, phiên bản tiền nhiệm của thuật toán GPT-3, song công ty tuyên bố sẽ không công khai vì sợ công cụ này sẽ bị lạm dụng cho những mục đích xấu. Quyết định này ngay lập tức gây ra phản ứng dữ dội, với việc các nhà nghiên cứu cáo buộc phòng thí nghiệm này đã "lừa dối" về kết quả nghiên cứu và chỉ sử dụng một "diễn viên đóng thế" để qua mặt dư luận. Đến tháng 11/2019, phòng thí nghiệm OpenAI đã thay đổi quan điểm và quyết định phát hành công khai mô hình hình và tuyên bố "chưa có bằng chứng mạnh mẽ nào về hành vi lạm dụng bộ công cụ đó".

Phòng thí nghiệm đã chọn cách tiếp cận khác với GPT-3; họ không giữ công cụ đó cho riêng mình, nhưng cũng như không cấp quyền truy cập công khai. Thay vào đó, phòng thí nghiệm này đã cung cấp thuật toán này cho các nhà nghiên cứu đăng ký tham gia thử nghiệm bản beta riêng tư, với mục tiêu thu thập phản hồi của những người thử nghiệm để cuối cùng, đi tới thương mại hóa công nghệ vào cuối năm nay.

Porr đã gửi đơn đăng ký tham gia. Anh quyết định điền biểu mẫu với một bảng câu hỏi đơn giản, chủ yếu hỏi về mục đích sử dụng công cụ. Nhưng anh ấy cũng không chờ đợi đến khi được cấp quyền. Sau khi trao đổi với một số thành viên của cộng đồng Berkeley AI, anh ấy đã nhanh chóng tìm được một nghiên cứu sinh tiến sĩ đã có quyền truy cập vào bộ công cụ trên. Sau khi nghiên cứu sinh trên đồng ý hợp tác, Porr đã viết một đoạn mã để cộng sự của mình chạy. Đoạn mã trên đưa cho mô hình AI GPT-3 tiêu đề và phần giới thiệu cho một bài đăng trên blog và AI sẽ tạo ra một vài phiên bản hoàn chỉnh cho bài viết. Bài đăng đầu tiên của Porr (bài đăng trên Hacker News) và mọi bài đăng sau đó, đều được sao chép và dán từ một trong những kết quả mà công cụ AI tạo ra mà không qua bất kỳ thao tác chỉnh sửa nào của con người.

"Bắt đầu từ thời điểm tôi nghĩ ra ý tưởng và liên hệ với nghiên cứu sinh tiến sĩ cho tới khi tôi hoàn thành trang blog và bài đăng đầu tiên trở nên phổ biến – chỉ mất có vài tiếng đồng hồ," anh cho biết.

Sinh viên đại học dùng AI viết blog

Bài đăng blog giả của Porr, viết dưới nickname giả "adolos", đứng thứ nhất trên bảng xếp hạng của chuyên trang Hacker News. Porr cho biết anh dùng 3 tài khoản khác nhau để đăng bài và vote cho bài viết của mình trên trang Hacker News nhằm mục đích "đẩy" bài lên thứ hạng cao hơn. Tuy nhiên, quản trị viên của trang khẳng định chiến thuật này không có hiệu quả, mà chính nhờ tiêu đề "câu view" của bài đã giúp bài viết đạt được thành tích đó.

Mẹo để có thể tạo ra nội dung mà không cần sự can thiệp, biên tập quá nhiều của con người là phải hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu của GPT-3. Porr nói: "Công cụ này khá giỏi trong việc tạo ra ngôn ngữ đẹp, nhưng không làm tốt lắm về khía cạnh độ logic và hợp lý". Vì vậy, anh ấy đã chọn một thể loại blog phổ biến không yêu cầu mức độ logic chặt chẽ: đó là chủ đề công việc và tư vấn cho mọi người.

Từ đó, Porr viết các tiêu đề bài đăng của mình theo một công thức đơn giản: anh ấy sẽ ngồi lướt trên các trang Medium và Hacker News để xem những chủ đề nào đang "nổi" trong danh mục đó và tập hợp những chủ đề tương đối giống nhau. "Cảm thấy bản thân đang làm việc không hiệu quả? Có lẽ bạn nên ngừng suy nghĩ quá mức," anh chọn tiêu đề này cho một bài đăng. Với một bài đăng khác, anh viết: "Sự táo bạo và sáng tạo sẽ vượt trội hơn so với trí thông minh". Trong một vài trường hợp, các "tít" này không dẫn tới một bài viết hay. Song miễn là anh ấy đi đúng chủ đề "thế mạnh" của bộ công cụ AI, thì quá trình này rất dễ dàng.

Sau hai tuần đăng bài gần như hàng ngày, Porr đã kết thúc dự án với một thông điệp cuối cùng, khó hiểu và do AI tự viết. Với tiêu đề "Tôi sẽ làm gì với GPT-3 nếu tôi là một người không có đạo đức", bài viết này mô tả hành trình của Porr như một dạng giả thuyết. Cùng ngày, anh ấy cũng đăng một lời thú nhận trung thực trên blog thật của mình.

Porr nói rằng anh ấy muốn chứng minh rằng GPT-3 có thể làm được những gì mà một tác giả "người thật" có thể làm. Thật vậy, bất chấp phong cách viết có phần kỳ lạ và thi thoảng "có lỗi" của thuật toán, chỉ có ba hoặc bốn trong số hàng chục người bình luận về bài đăng "đứng đầu bảng xếp hạng" của Porr trên Hacker News bày tỏ sự nghi ngờ rằng bài viết có thể được tạo ra bởi một thuật toán. Song, tất cả những bình luận đó ngay lập tức bị các thành viên khác trong cộng đồng phản đối.

Sinh viên đại học dùng AI viết blog

Những người (ít ỏi) bày tỏ sự nghi ngờ về trang blog "giả" của Porr ngay lập tức đã bị "dislike" bởi các thành viên khác.

Đối với các chuyên gia, các thuật toán tạo ngôn ngữ như vậy từ lâu đã trở thành mối lo ngại lớn. Kể từ khi OpenAI lần đầu tiên công bố mô hình GPT-2, nhiều người đã đưa ra dự đoán rằng công cụ này rất dễ bị lạm dụng. Trong bài đăng trên blog của riêng mình, phòng thí nghiệm OpenAI tập trung vào những gì mô hình này có thể làm nếu bị "vũ khí hoá" trở thành một công cụ sản xuất hàng loạt thông tin sai lệch. Nhiều người đã tự hỏi liệu công cụ này có thể được ứng dụng để loại bỏ các bài đăng spam với đầy đủ các từ khóa có liên quan để đánh lừa Google hay không.

Porr cho biết thử nghiệm của anh ấy đã cho thấy một giải pháp thay thế "đời thường" hơn nhưng vẫn có khả năng gây ra những rắc rối: mọi người có thể sử dụng công cụ này để tạo ra nhiều nội dung "câu view", "câu click". "Có thể nguy cơ sẽ chỉ là một loạt những bài blog với chất lượng tầm thường, bởi hiện nay việc tạo ra một trang blog riêng quá dễ dàng," anh cho biết. "Tôi nghĩ giá trị của nội dung trực tuyến sẽ bị giảm đi rất nhiều."

Porr có kế hoạch sẽ làm thêm nhiều thử nghiệm nữa với công cụ GPT-3. Nhưng anh vẫn đang chờ được OpenAI cấp quyền truy cập chính thức. "Có thể họ sẽ không hài lòng với những gì tôi đã làm. Thực tế thì điều này cũng hơi ngu ngốc," anh thừa nhận.

(Theo VnReview, Technologyreview)

 

Công nghệ AI của Alibaba và Tân Hoa Xã: Đối thủ của người làm báo

Công nghệ AI của Alibaba và Tân Hoa Xã: Đối thủ của người làm báo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra cuộc cách mạng trong ngành tin tức. Công nghệ này tốt tới mức tự viết được Newsletter và gửi cho người đăng ký. Tuy nhiên, chúng chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện.

本文地址:http://game.tour-time.com/html/63e399723.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Monagas vs Defensor, 07h30 ngày 5/2: Chủ nhà không đáng tin

">

Twitch sắp sửa triển khai tính năng bán game trực tuyến để cạnh tranh cùng Steam

Nhận định, soi kèo RANS Nusantara vs Persipal Palu BU, 15h00 ngày 5/2: Tiếp tục gieo sầu

Play">

Bỏ xe lao khỏi đường ray tàu thoát chết gang tấc

Trang công nghệ Macworldđã mô tả năm 2017 của Apple như là "một mớ hỗn độn cả tốt và xấu". Thật vậy, mặc dù đã làm được nhiều điều như giới thiệu thiết kế mới của iPhone, nâng cấp MacPro, ra mắt iMac mới siêu mạnh và dẫn đầu xu thế bảo mật sinh trắc học với FaceID, Apple đã gặp nhiều sự cố đáng tiếc trong năm vừa qua.

Những sự cố này đã ít nhiều khiến niềm tin của người dùng về một Apple hoàn hảo bị tổn thương. Dưới đây là tổng hợp về những sự cố lớn nhất trong năm 2017 của Apple, sắp xếp theo thứ tự thời gian:

Từ cuối năm 2016, nhiều người dùng iPhone 6/ 6 Plus/ 6S/ 6S Plus đã phàn nàn về tình trạng điện thoại tự động sập nguồn ở 30% pin. Tuy nhiên, phải tới tận ngày 24/1, Apple mới đưa ra thông báo chính thức về sự việc và xác nhận sẽ sửa lỗi thông qua bản cập nhật iOS 10.2.1. Sự chậm trễ này đã khiến nhiều người dùng phàn nàn vì không thể sử dụng iPhone bình thường trong vòng ít nhất là 1 tháng.

Năm 2017 đã chứng kiến không ít những lần Qualcomm và Apple đưa nhau ra tòa. Mọi chuyện bắt đầu từ một phán quyết vào hồi tháng 1 của Ủy ban Thương mại Mỹ (FCC) về việc Qualcomm có dấu hiệu độc quyền trong cấp phép bằng sáng chế. Apple ngay sau đó đã kiện Qualcomm và đòi bồi thường 1 tỷ USD với cáo buộc nhà sản xuất chip đã thu phí một cách bất công từ những công nghệ cũ. Qualcomm cũng không vừa khi kiện ngược lại Apple vào hồi tháng 4. Thậm chí, hãng còn muốn iPhone X bị cấm bán tại Mỹ. Nhiều vụ kiện qua lại giữa Apple và Qualcomm đã được diễn ra trong một năm qua. Bạn có thể tìm hiểu toàn cảnh về vụ kiện này tại đây.

Sự cố của Apple đối với Qualcomm, đối tác sản xuất chip lâu năm, có thể khiến những gì bên trong iPhone thay đổi mãi mãi trong tương lai. Theo một tin đồn mới đây, Apple có thể sẽ hợp tác với MediaTek và Intel để thay thế Qualcomm trong việc sản xuất chip LTE dành cho iPhone.

Ngay tại lần đầu tiên ra mắt, tính năng nhận diện khuôn mặt Face ID của Apple đã gặp sự cố. Cụ thể, chiếc iPhone X demo đã không thể nhận diện khuôn mặt của Phó giám đốc Craig Federighi và yêu cầu nhập mật khẩu để mở khóa. Điều may mắn cho Apple là ông Federighi đã xử lý rất nhanh tình huống trên sân khấu. Ngay sau khi nhận thấy việc xác thực khuôn mặt không thực hiện được, ông đã nhanh chóng chuyển sang sử dụng một chiếc iPhone X demo khác và mọi tính năng đã hoạt động như dự tính.

Giải thích về sự cố này, Apple cho biết chiếc iPhone X demo đã được cầm bởi nhiều người khác nhau trước khi đem lên sân khấu. Trong quá trình này, tính năng Face ID đã cố gắng quét gương mặt của tất cả những ai đã cầm điện thoại và sau khi liên tục thất bại, chiếc iPhone X demo đã chuyển sang chế độ yêu cầu mật khẩu để có thể mở khóa. Vì vậy, khi Phó giám đốc Craig Federighi dùng thử, yêu cầu mật khẩu đã được hiện ra.

Apple đã nhấn mạnh Face ID vẫn hoạt động đúng như thiết kế ban đầu của hãng. Tuy nhiên, sự cố trong buổi ra mắt khiến không ít người đặt ra nghi vấn về khả năng của tính năng nhận diện khuôn mặt Face ID trên iPhone X.

Hai người dùng tới từ Đài Loan và Nhật Bản cho biết chiếc iPhone 8 Plus mới mua của họ đã bị phồng pin tới mức màn hình bung ra khỏi khung. Cả hai người dùng này đều đã báo cáo sự việc cho Apple và được đổi mới một chiếc iPhone 8 Plus khác. Ngoài hai trường hợp này, nhiều trường hợp iPhone bị phồng pin tương tự đã được ghi nhận ở các quốc gia khác. Apple cũng cho biết là đã tiến hành điều tra về nguyên nhân nhưng đến nay vẫn chưa có công bố gì về những sự cố này.

Ngay sau khi iOS 11 ra mắt không lâu, một lỗi khó chịu đã xuất hiện. Theo đó, nhiều người dùng iOS 11 cho biết họ không thể gõ được chữ "I" vì chữ cái này sẽ bị tự động chuyển thành chữ "A", "#" hoặc "!". Đây là lỗi cực kì bất tiện vì chữ "I" được sử dụng rất nhiều khi người dùng nhắn tin. Apple đã xác nhận lỗi này và tiến hành vá trong một bản cập nhật iOS.

iPhone X, chiếc smartphone có giá 1.000 USD của Apple, được chính thức bán ra trên toàn cầu vào ngày 3/11. Tuy nhiên, chỉ trong vòng chưa đầy một tuần sau đó, nhiều lỗi trên iPhone X đã được người dùng báo cáo. Chúng ta có thể kể tới những lỗi phổ biến nhất như màn hình sọc xanh, ám xanh khi nhìn nghiêng, liệt cảm ứng, không thể khởi động và dễ vỡ mặt lưng kính. Đối với một chiếc điện thoại có giá đắt như iPhone X, đây là điều khó có thể chấp nhận được.

Tại buổi ra mắt iPhone X, phó chủ tịch Phil Schiller cho biết Apple đã làm việc cùng nhiều nghệ sĩ tạo hình mặt nạ chuyên nghiệp ở Hollywood để huấn luyện mạng nơ-ron và đảm bảo tính năng nhận diện khuôn mặt Face ID không thể bị lừa bằng mặt nạ.

Tuy nhiên, trong một video vào hồi đầu tháng 11, tập đoàn an ninh mạng Bkav của Việt Nam đã cho thấy hoàn toàn có thể mở khóa Face ID bằng một chiếc mặt nạ. Cụ thể, trong video được đưa lên YouTube, ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch của Bkav đã đặt chiếc iPhone X đối diện một chiếc mặt nạ đặc biệt và mở khóa thành công với Face ID. Ông Tuấn Anh sau đó đã lấy iPhone X ra và mở bằng chính khuôn mặt của mình để khẳng định máy có thể mở bằng cả hai bộ mặt.

Chiếc mặt nạ của ông Ngô Tuấn Anh được kết hợp giữa công nghệ in 2D, 3D và một số vật liệu đặc biệt. Trong một buổi họp báo, Ông Ngô Tuấn Anh cho biết: "2 tuần trước đây, chúng tôi chỉ khuyến cáo các yếu nhân như lãnh đạo quốc gia, tập đoàn lớn, các tỉ phú cần lưu ý khi sử dụng Face ID. Tuy nhiên, với kết quả nghiên cứu lần này, chúng tôi buộc phải nâng mức cảnh báo an ninh đối với tất cả mọi người: Face ID không đảm bảo an ninh để sử dụng trong các giao dịch thương mại". Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn tại đây.

Bên cạnh Bkav, nhiều người dùng và công ty bảo mật cũng đã thử nghiệm mở khóa FaceID và không ít trường hợp đã vượt mặt thành công. Có thể kể tới như cậu bé 10 tuổi mở khóa iPhone X của mẹ, hai anh em sống tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc hãng bảo mật FaceTec.

Thậm chí, trong một sự việc mới đây, Apple đã phải hoàn tiền cho một khách hàng Trung Quốc vì Face ID bị qua mặt dễ dàng. Mặc dù vậy, Apple vẫn rất kín tiếng khi được hỏi về những nghi vấn liên quan tới độ bảo mật của Face ID.

Vào đầu tháng 12, các kĩ sư phần mềm của Apple đã trải qua một tuần phải nói là thảm họa. Mọi chuyện bắt đầu khi một lỗi nghiêm trọng cho phép ai cũng có thể hack được hệ điều hành MacOS High Sierra của Apple bị phát hiện. Theo đó, bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản "root" và bỏ trống phần mật khẩu là có thể đăng nhập vào mọi máy tính Mac.

Apple đã nhanh chóng xác nhận và tiến hành vá lỗi trong vòng chưa đầy 24 giờ. Ngoài ra, Apple cũng gửi lời xin lỗi tới khách hàng vì những nguy cơ bảo mật có thể xảy ra.

Nếu mọi chuyện chỉ có vậy, chúng ta sẽ không có điều gì để nói. Tuy nhiên, bản cập nhật của Apple lại khiến cho máy tính Mac không thể kết nối được với các máy tính khác trong cùng một mạng. Apple đã phải nhanh chóng ra một hướng dẫn khắc phục tạm thời cho người dùng và phát hành một bản vá khác.

Mặc dù vậy, bản vá mới lại khiến những ai chưa cập nhập phiên bản MacOS mới nhất (MacOS High Sierra 10.13.1) gặp lỗi khi cài đặt. Dường như, các kĩ sư của Apple đã quá vội vàng khi ra mắt bản vá mới.

Không chỉ người dùng MacOS, người dùng iOS 11 cũng kêu trời trong tuần này vì lỗi tự động khóa màn hình khi đang sử dụng. Apple đã phải ra mắt bản cập nhật iOS 11.2 sớm hơn dự kiến để vá khẩn cấp lỗi này.

Có thể nói, bê bối làm chậm iPhone cũ bị phát hiện mới đây đã khiến lòng tin của người dùng đặt vào Apple bị giảm nghiêm trọng. Vào ngày 19/12, nhà sáng lập công cụ Geekbench John Poole đã gây chú ý khi công bố nhiều bằng chứng cho thấy hiệu suất trên nhiều mẫu iPhone 6 và iPhone 7 bị giảm dần theo thời gian.

Đứng trước nhiều nghi vấn, Apple đành phải thừa nhận đã cố tình làm chậm iPhone đời cũ. Tuy nhiên, hãng lại cho rằng việc làm này là vì lợi ích của người dùng. Cụ thể, câu trả lời của Apple như sau:

"Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, bao gồm hiệu suất tổng thể và kéo dài tuổi thọ thiết bị của họ. Pin Lithium-ion không có khả năng cung cấp hiệu suất cao nhất khi dung lượng pin còn thấp hoặc pin xuống cấp do thời gian sử dụng kéo dài. Điều này khiến thiết bị có thể tắt đột ngột để bảo vệ các thành phần điện tử".

Nhiều người dùng thất vọng trước hành động lén lút giảm hiệu suất của Apple.

Tuy nhiên, câu trả lời này của Apple chẳng thể khiến người dùng hài lòng. Trái lại, họ cảm thấy như niềm tin của mình đã bị phản bội khi Apple lén lút giảm hiệu suất thiết bị mà không hề báo trước một tiếng. Người dùng trung thành luôn ủng hộ Apple nhưng tại sao Táo khuyết lại phải làm chuyện mờ ám như vậy? Để ép người dùng mua iPhone mới hay áp lực từ sự hoàn hảo của kẻ đứng đầu thị trường smartphone?

Marco Arment, một blogger công nghệ có sự yêu thích đặc biệt với iPhone đã cay đắng nhận xét: "Trong nhiều năm qua, tôi đã luôn tin rằng không có chuyện Apple bí mật làm chậm iPhone đời cũ để ép người dùng mua iPhone mới. Tuy nhiên, niềm tin của tôi hiện đã bị tổn thương nặng nề".

Nhận thấy một cuộc khủng hoảng truyền thông đang cận kề vì sự giận dữ của khách hàng, Apple đã gửi một bức thư xin lỗi tới toàn thể người dùng vào ngày 29/12 vừa qua. Trong bức thư, Apple một lần nữa khẳng định việc giảm hiệu suất thiết bị không nhằm mục đích xấu. Ngoài ra, hãng cũng đã giảm mức giá thay pin iPhone xuống chỉ còn 29 USD trong năm 2018 tới đây để xoa dịu người dùng.

Nhà báo Lauren Goodle tới từ trang công nghệ TheVergeđã chấm điểm "B" (tức là chỉ ở mức khá) cho những gì Apple làm được trong năm nay. Cái thời sự hoàn hảo được coi như bản sắc của Apple, khi những sản phẩm mới đều vượt trội so với đối thủ và lỗi phần mềm được vá nhanh chóng, có lẽ đã qua. Apple của năm 2017 vẫn là công ty dẫn đầu thị trường smartphone về lợi nhuận nhưng điều đó không có nghĩa là hãng không bao giờ mắc lỗi.

Sự cố nghiêm trọng khi bị phát hiện cố tình làm chậm iPhone đời cũ đã một lần nữa nhắc nhở Apple về tầm quan trọng của người dùng. Từ khi chiếc iPhone đầu tiên được Steve Jobs giới thiệu, Apple đã trải qua hành trình 10 năm để chinh phục trái tim người dùng. Lòng tin khó xây dựng nhưng rất dễ đổ vỡ. Một bức thư xin lỗi là không đủ và Apple cần phải làm nhiều hơn nữa để chứng minh hãng vẫn luôn là sự lựa chọn tốt nhất dành cho người dùng.

">

9 sự cố của Apple trong năm 2017: khi niềm tin về sự hoàn hảo bị tổn thương

友情链接