Thể thao

Những phụ huynh thích đùa

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-02-25 02:12:57 我要评论(0)

Ai dám nói các bậc phụ huynh không có khiếu hài hước sau khi xem những bức ảnh này. Các ông bố bà mẹkết quả bóng đá cúp fakết quả bóng đá cúp fa、、

Ai dám nói các bậc phụ huynh không có khiếu hài hước sau khi xem những bức ảnh này. Các ông bố bà mẹ đã cho thấy một khi họ đã đùa thì “vui” hơn trò đùa của bọn trẻ nhiều.

ữngphụhuynhthíchđùkết quả bóng đá cúp fa

ữngphụhuynhthíchđùkết quả bóng đá cúp faChùm ảnh ngộ nghĩnh "con nhà tông..."

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Trường dân lập nhưng được tổ chức Công đoàn đầu tư vốn

Theo tài liệu của PV Báo Lao Động, tiền thân của Trường ĐH Tôn Đức Thắng (tên tiếng Anh: Ton Duc Thang University - TDTU) là Trường ĐH Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng, thành lập theo Quyết định số 787-TTg ngày 24.9.1997 của Thủ tướng Chính phủ. Trường do LĐLĐ TPHCM sáng lập và quản lý thông qua Hội đồng Quản trị nhà trường do Chủ tịch LĐLĐ TP thời đó làm chủ tịch.

Trường có nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho giai cấp công nhân thành phố, phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu CNH- HĐH, góp phần đào tạo nhân tài, nhân lực, thực hiện nghiên cứu để phục vụ hệ thống sản xuất, xã hội ở TPHCM và các tỉnh phía Nam.

Cũng cần nói rõ, sở dĩ có chữ “dân lập” trong tên trường dù chủ trương thành lập lẫn bộ máy nhân sự hoàn toàn là người của LĐLĐ TPHCM, là bởi lúc đó trên địa bàn thành phố (TP) đã có nhiều trường ĐH công lập, Chính phủ không cho mở thêm trường công lập. Và tiếng là trường dân lập nhưng kể từ khi mới đi vào hoạt động, Trường ĐH Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng đã được LĐLĐ TPHCM cấp nhiều kinh phí, cũng như tạo điều kiện tối đa để hoạt động. Vốn thành lập trường 500.000.000 đồng - cũng là kinh phí của LĐLĐ TPHCM, không có vốn của bất kỳ một cá nhân nào tham gia.

Ngoài số vốn ban đầu, nhà trường còn được cấp xe ôtô Toyota Camry (51A-2428) trị giá 90 triệu đồng; cấp vốn mua nhà xưởng tại 98 Ngô Tất Tố, phường 19, quận Bình Thạnh là 6,6 tỉ đồng; cấp vốn đầu tư phòng thí nghiệm và thư viện (trong các năm từ 2000-2003) là hơn 1 tỉ đồng…

Vậy là trong giai đoạn “khởi nghiệp” những năm đầu 2000, tổng số vốn TDTU được LĐLĐ TPHCM cấp lên tới tới 8.337.250.000 đồng. Chưa kể sau đó, LĐLĐ TPHCM còn cho nhà trường vay hơn 33 tỉ đồng để xây dựng cơ sở vật chất. Như vậy, ngay từ cơ sở vật chất ban đầu, trụ sở, đất đai... của TDTU đều do Nhà nước, tổ chức Công đoàn đầu tư, chứ không hề có chuyện do các cá nhân đóng góp như trường dân lập khác.

Từ dân lập, bán công, sang công lập - dấu ấn của tổ chức Công đoàn

Từ số vốn cùng những chính sách hỗ trợ ban đầu của Công đoàn, Trường ĐH Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng ngày càng lớn mạnh và phát triển. Nhưng để phù hợp với điều kiện thực tế và tăng cường cơ chế để nhà trường phát triển, LĐLĐ TPHCM đã đề xuất và làm hồ sơ xin Chính phủ chuyển đổi trường Tôn Đức Thắng từ mô hình trường dân lập sang bán công.

{keywords}
Trường ĐH Tôn Đức Thắng 

Trước thực tế đó, ngày 28.1.2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 18/2003/TTg-QĐ chuyển Trường ĐH Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng sang loại hình trường bán công và đổi tên thành Trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng, trực thuộc UBND TPHCM. Trong giai đoạn này, UBND TPHCM vẫn giao tổ chức Công đoàn quản lý trường.

Nhờ vậy, Trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng được giao 90.725m2 đất tại phường Tân Phong (quận 7). Số tiền đền bù cho dân để nhận đất trên vào khoảng 50.000.000.000 đồng, do ngân sách của UBND TPHCM chi trả.

Việc chuyển từ mô hình dân lập sang bán công, rồi công lập đều là chủ trương của tổ chức Công đoàn và nhằm mục tiêu duy nhất là để tạo mọi cơ chế, chính sách, điều kiện tốt nhất để TDTU phát triển.Đến ngày 11.6.2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 747/TTg-QĐ đổi tên trường ĐH bán công Tôn Đức Thắng thành Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) và chuyển sang mô hình trường công lập, trực thuộc Tổng LĐLĐVN.

Sau khi tiếp nhận trường, Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà trường phát triển theo xu thế đổi mới giáo dục đại học, phát huy tính tự chủ. Trên cơ sở đề xuất của Tổng LĐLĐVN, trường đã được Chính phủ tạo điều kiện áp dụng cơ chế tài chính đặc thù, được các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương tạo điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất…

Đặc biệt, để tạo điều kiện cho TDTU hoạt động hiệu quả, tổ chức Công đoàn nhiều lần cho trường vay không tính lãi. Tính từ ngày 10.2.2009 đến ngày 15.9.2015, Tổng LĐLĐVN đã không ít lần cho TDTU vay đầu tư cơ sở vật chất, thời điểm số tiền vay nhiều nhất lên tới 150 tỉ đồng.

Ngoài những khoản hỗ trợ của tổ chức Công đoàn, TDTU còn được cấp kinh phí từ ngân sách Nhà nước và TP. Trong đó, vốn trái phiếu của Chính phủ phân bổ cho dự án ký túc xá sinh viên của trường theo quyết định đầu tư điều chỉnh là 62,064 tỉ đồng.

Cùng với nguồn lực vật chất vô cùng quan trọng đó, sự tận tâm, nhiệt huyết của các thế hệ cán bộ lãnh đạo Công đoàn TPHCM và Tổng LĐLĐVN đã để lại dấu ấn quan trọng với TDTU.

Khi mới thành lập, TDTU do LĐLĐ TPHCM quản lý thông qua hội đồng quản trị nhà trường và Chủ tịch LĐLĐ TP làm chủ tịch. Khi chuyển sang trực thuộc Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Hội đồng nhà trường là Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Sự gắn bó xuyên suốt đó đã tạo nên mối quan hệ bền chặt giữa tổ chức Công đoàn với TDTU.

Với sự hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức Công đoàn và UBND TPHCM, TDTU có rất nhiều nguồn lực quan trọng để phát triển. Vì là trường công lập nên TDTU có nhiều lợi thế tuyển sinh hơn so với các trường dân lập có điều kiện giảng dạy và cơ sở vật chất tương đương.

Thành tựu đáng tự hào

Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, bước ngoặt của TDTU là vào thời điểm năm 1999, khi LĐLĐ TP mời được toàn bộ Ban giám hiệu Trường Đại học Đại cương (vừa giải thể do cơ cấu lại Đại học Quốc gia TPHCM) về thay thế ban giám hiệu cũ.

Từ đây, cùng với sự sát sao của các cấp lãnh đạo cơ quan chủ quản, việc dạy và học của TDTU có nhiều khởi sắc, bắt đầu gây dựng được uy tín. Đặc biệt, thời điểm từ năm 2006, với sự điều hành của TS Lê Vinh Danh, dưới sự định hướng, tạo cơ chế và giám sát của hội đồng quản trị nhà trường, sau này là hội đồng trường, thì tên tuổi của TDTU lại càng được củng cố, phát triển.

Đến nay, sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, TDTU đã đạt được nhiều kết quả trong công tác đào tạo. Trường được Green Metric xếp trường hạng 142 trong TOP 750 đại học phát triển bền vững nhất thế giới; trở thành thành viên Mạng lưới bảo đảm chất lượng giáo dục ASEAN; được QS Châu Á xếp hạng TOP 291-300 trong hơn 500 đại học tốt nhất Châu Á.

Đặc biệt, năm 2019, nhà trường được bình chọn TOP 25 đại học/cơ sở nghiên cứu hàng đầu khu vực ASEAN theo thống kê của Web of Science (ISI); được tổ chức Time Higher Education THE xếp TOP 200 đại học có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội nhất thế giới.

Vào tháng 8.2019, trường là đại diện đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được hệ thống xếp hạng đại học Academic Ranking for World Universities (ARWU) xếp hạng số 1 Việt Nam và thuộc TOP 1.000 đại học tốt nhất thế giới năm 2019. Trong nước, Trường được Hiệp hội Đại học và Cao đẳng Việt Nam xem là điển hình thành công nhất về tự chủ đại học.

Có được thành công này là sự góp công, góp sức của tổ chức Công đoàn, của tập thể lãnh đạo, các thế hệ cán bộ, giảng viên của TDTU. Và không thể không nhắc tới những cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư, phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước, của Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, để TDTU được tự chủ, phát triển và đạt được những thành tựu rất đáng tự hào như hiện nay.

Hơn 20 năm qua, TDTU đã nhận được những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước: Năm 2014 nhận Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Tổng LĐLĐVN; Năm 2016: Huân chương Lao động Hạng Nhất của Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Năm 2017: Cờ thi đua của Chính phủ, Huân chương Hữu nghị của nước CHDCND Lào, Bằng khen của UBND TPHCM…

Hiện trường có 60 đơn vị trực thuộc gồm 17 khoa chuyên môn, 1 khoa trực thuộc, 5 viện nghiên cứu và 18 Phòng - Ban - Trung tâm chức năng. Ngoài ra, có 63 nhóm nghiên cứu khoa học - công nghệ trọng điểm.

Theo laodong.vn

Sẽ xử lý về mặt chính quyền đối với ông Lê Vinh Danh

Sẽ xử lý về mặt chính quyền đối với ông Lê Vinh Danh

Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho hay, theo quy định pháp luật, sau khi xử lý về Đảng, sẽ tiếp tục xử lý về chính quyền đối với ông Lê Vinh Danh.

" alt="Trường Đại học Tôn Đức Thắng do tổ chức Công đoàn sáng lập" width="90" height="59"/>

Trường Đại học Tôn Đức Thắng do tổ chức Công đoàn sáng lập

Dự án trẻ của Milan

Năm 600 trước Công nguyên, những người định cư Phocaea thành lập nên thành phố Marseille, nằm bên bờ Vịnh Sư tử. Thành phố cảng đầu tiên của nước Pháp trên Địa Trung Hải là nơi thích hợp nhất để ra mắt một AC Milanmới, sau trận đấu tập thắng Wolfsberger 5-0.

Bên cạnh Giroud và Messias là những cầu thủ còn rất trẻ

Marseille là đối thủ lớn nhất, thử thách quan trọng nhất với Milan trong giai đoạn giao hữu mùa hè. Đội bóng nước Pháp đã đạt điểm rơi để bước vào Ligue 1 2022-23, khởi tranh từ cuối tuần này.

Hơn 60.000 khán giả có mặt trên khán đài sân Velodrome là một điều đặc biệt khác. Lượng người xem như thế vốn thường chỉ xuất hiện khi các đội bóng châu Âu đá biểu diễn tại Mỹ.

Milan giành chiến thắng 2-0 với màn trình diễn thuyết phục khi HLV Stefano Pioli lắp ghép đội hình. Đó cũng là thời điểm nhà vô địch bóng đá Italy chính thức đạt thỏa thuận chuyển nhượng Charles De Ketelaere, một trong những tài năng triển vọng của bóng đá Bỉ và châu Âu.

Messias, người mới sinh nhật 31 tuổi, cùng với Olivier Giroud, sẽ tròn 36 tuổi vào tháng Chín, là những người ghi bàn cho Milan.

Hai cầu thủ lớn tuổi ghi bàn không phản ánh đúng đội hình mà Milan đang hướng đến. Ở đó, Rossoneri có một dự án đặc biệt chứ không phải chuyện thực tập không lương: ở độ tuổi 20, bạn hoàn toàn có cơ hội giành một vị trí đá chính.

Giám đốc kỹ thuật Paolo Maldini và Giám đốc bóng đá Ricky Massara hướng đến thị trường chuyển nhượng mùa hèvới các mục tiêu 21 tuổi; và không vồn vã trước những người sắp bước sang tuổi 30 tuổi như Hakim Ziyech hay Paulo Dybala, những người mà kinh nghiệm của họ được nhiều CLB theo đuổi.

Thời gian sẽ đưa ra câu trả lời rằng chính sách này trở nên rực rỡ hay khủng khiếp, nhưng chất lượng cao của thiết kế là điều không cần bàn cãi.

De Ketelaere đến để trẻ hóa Milan

Milan sở hữu 3 cầu thủ sinh năm 2000: Sandro Tonali, Pierre Kalulu và Yacine Adli. Hai người đầu là những gương mặt chủ lực mang về danh hiệu Scudetto mùa trước. Người còn lại là trụ cột Bordeaux thi đấu ở Ligue 1 trong hai mùa giải gần nhất.

Hai trong các mục tiêu mà Maldini đang muốn đưa về trước khi thị trường chuyển nhượng đóng cửa cũng còn rất trẻ: Japhet Tanganga sinh năm 1999, trong khi Carney Chukwuemeka vừa đủ tuổi thành niên (sinh năm 2003 tại Áo, hiện khoác áo Aston Villa và U19 Anh).

Không chỉ vậy, nhìn rộng hơn một chút, bạn có thể thấy trong đội có một dàn sao dưới 25 tuổi thực sự giật gân: Rafael Leao, Fikayo Tomori, Theo Hernandez, Saelemaekers, Pobega, Ismael Bennacer, Brahim Diaz. Ít nhất một vài người trong số họ chỉ vừa hết tuổi thanh niên.

Theo Hernandez, tác giả bàn thắng đẹp nhất Serie A 2021-22 và từ lâu đã gây tiếng vang ở châu Âu, mới chỉ 24 tuổi. Leao còn trẻ hơn, vừa đón sinh nhật 23 cách nay chưa tròn hai tháng. Chàng trai người Bồ Đào Nha hiện được rất nhiều "ông lớn" theo đuổi, có điều khoản phá vỡ hợp đồng 150 triệu euro.

Khát vọng chiến thắng và nhiệm vụ cân đối kế toán

Xét về đội ngũ cầu thủ trẻ, Milan không có đối thủ tại Serie A. Như bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống, điều này mang theo hai khía cạnh, một tốt và một xấu.

Tonali và Kalulu, những thủ lĩnh sinh năm 2000

Điều xấu: do cấu trúc tài chính, với ngân sách nhỏ, Milan khó có thể chống lại những đề nghị từ các đội giàu có ở châu Âu. Franck Kessie từ chối gia hạn hợp đồng để sang Barcelona là một ví dụ.

Sẽ không có những cuộc bán tháo, nhưng chia tay 1-2 cầu thủ để tránh các khoản lỗ trung hạn cần phải được tính đến.

Điều tích cực: dự án với các cầu thủ trẻ thường thích nghi được với những thay đổi, cũng như cho phép kết hợp các yếu tố mới. Đây cũng là lý do tại sao De Ketelaere đến trong sự yên tĩnh tương đối, bàn thân anh cảm thấy áp lực, nhưng không quá lớn.

Cùng với việc xây dựng đội ngũ mới để tăng tính cạnh tranh cho chiến dịch bảo vệ Serie Avà tiến xa ở Champions League, Milan còn phải triển khai kế hoạch gia hạn hợp đồng. Những cầu thủ trẻ đang trưởng thành và GĐKT Maldini không muốn câu chuyện Kessie tái diễn trong tương lai gần.

Pobega đã có thỏa thuận cho việc gia hạn đến năm 2027 và chỉ còn thiếu chữ ký để hợp thức hóa. Tiếp theo sẽ đến Bennacer, Tomori, Kalulu và Tonali. Các cuộc thảo luận với đại diện nhóm cầu thủ này vừa bắt đầu. Nhiều khả năng sẽ có những cái bắt tay sau khi thị trường chuyển nhượng khép lại.

Chỉ riêng trường hợp của Rafael Leao phức tạp hơn. Hợp đồng của anh còn thời hạn hai năm, nhưng người đại diện Jorge Mendes ngoài việc đòi tăng lương vượt qua khả năng chi trả của Milan còn đi gõ cửa một số CLB lớn.

Bên cạnh việc cân đối kế toán, Milan cố gắng giữ Rafael Leao

Sau danh hiệu Scudetto rồi đổi chủ, Milan vẫn đang trong giai đoạn chuyển giao. De Ketelaere đến với tiền lương 2,5 triệu euro, không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách. Nhưng một khi các vụ gia hạn được hoàn tất, quỹ lương sẽ tăng rất nhiều. Đến lúc đó, duy trì sự cân bằng trong quản lý tài chính là một thử thách.

Chỉ có một giải pháp để giải quyết vấn đề này: giành Scudetto một lần nữa (nếu thành công, sẽ là chức vô địch bóng đá Italy thứ 20), đồng thời tiến thật sâu ở Champions League.

"Chu kỳ của chúng tôi chỉ mới bắt đầu. Cả đội hiểu những gì cần thiết để đảm bảo luôn dẫn đầu", HLV Stefano Pioli - người bị trộm mất chiếc huy chương trong lễ trao giải Serie A mùa trước, đầy tự tin hướng đến cuộc đua mới.

Lượng vé xem trọn mùa của Milan vừa được chốt, khi 40.000 vé bán hết sớm hơn dự kiến. Ngày 13/8, Rossoneri bắt đầu hành trình bảo vệ Scudetto với Udinese và kỳ vọng 70.000 khán giả đến San Siro, một con số từ lâu vốn chỉ còn là hoài niệm. Sau hơn một thập kỷ đau khổ, các tifosi cũng là vũ khí quan trọng để đội ngũ trẻ của Pioli thêm động lực chiến thắng.

Paolo Maldini: Huyền thoại bất tử của Milan

Paolo Maldini: Huyền thoại bất tử của Milan

Paolo Maldini, người sinh nhật 54 tuổi hôm Chủ nhật (26/6), là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử Milan và bóng đá thế giới." alt="AC Milan: Những cậu bé của Stefano Pioli bảo vệ Serie A" width="90" height="59"/>

AC Milan: Những cậu bé của Stefano Pioli bảo vệ Serie A