Đó là những người hùng đưa Lumitel tới danh hiệu “Nhà mạng tốt nhất thế giới” tại WCA 2016.
‘Khi người dân cần, chúng tôi phải đáp ứng tốt nhất’
Năm 2014, lúc Lumitel (công ty con của Viettel tại Burundi) mới khai trương, trong suốt mấy tuần chính trị bất ổn nhất, Pascal Nsengiyumva - nhân viên kinh doanh của công ty này, chưa một ngày nghỉ việc. Chàng trai độc thân 31 tuổi, cử nhân chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Tiếng Anh và Văn học, luôn tất bật với công việc giao hàng.
Ông Nguyễn Anh Sơn xuống tuyến để hướng dẫn những nhân viên Burundi nghiệp vụ. |
Pascal chia sẻ: “Dù chính trị có thể biến động nhưng ai cũng phải ăn, uống và giao tiếp, liên lạc với nhau qua điện thoại. Khi người dân Burundi cần, chúng tôi phải đáp ứng nhu cầu của họ tốt nhất. Nếu làm tốt điều đó, khách hàng sẽ đến với Lumitel nhiều hơn”.
Sau 1 tháng cung cấp dịch vụ, công ty con của Viettel tại quốc gia Đông Phi đã đạt gần 1 triệu khách hàng. Đây là con số khó tin trong bối cảnh chính trị nước này đang trong giai đoạn bất ổn, hầu hết các hãng viễn thông khác đều gián đoạn hoạt động, hạ tầng không đảm bảo vì cáp, trạm BTS liên tục bị cắt, phá.
Thế nhưng, điều tạo nên khác biệt giúp Lumitel vẫn hoạt động bình thường là những nhân viên như Pascal. Họ là những người Burundi mưu trí, kiên định với mục tiêu đảm bảo dịch vụ vẫn được cung cấp bình thường đến khách hàng.
Kiên trì bám trụ để liên lạc thông suốt
Nếu như Pascal là nhân viên kinh doanh đảm bảo cho hệ thống bán hàng hoạt động thông suốt thì Uwimana Bienvenu là một trong những chuyên viên kỹ thuật điển hình giúp cho hạ tầng mạng không bị gián đoạn. Người Burundi này từng bị người biểu tình bắt giữ trong khi đi ứng cứu, nối lại các tuyến cáp bị đứt, trạm BTS bị đập phá…
“Chúng tôi làm việc vì khách hàng chứ không vì phe phái nào” -Bienvenu. |
Uwimana cho biết: “Có những khu vực, cáp viễn thông của Lumitel bị cắt đi cắt lại. Cứ sửa xong, nối được cáp thì hôm sau cáp lại bị cắt, nhưng chúng tôi vẫn kiên trì bám trụ, cố gắng sửa chữa nhanh nhất để đảm bảo liên lạc thông suốt cho khách hàng”.
Chuyên viên kỹ thuật người Burundi nói thêm, anh làm việc vì khách hàng chứ không thuộc phe phái nào. Trong khi các hãng khác không thể đảm bảo liên lạc thông suốt thì Lumitel thực sự gây ấn tượng khi giúp khách hàng duy trì kết nối ổn định.
Sinh ngày 1/7/1984 (đúng ngày độc lập của Burundi) - thanh niên này thể hiện một tình yêu mãnh liệt với công ty mình mới gia nhập bởi một lý do rất đơn giản: “Các bạn Việt Nam không bỏ Burundi thì chúng tôi sẽ không bỏ Lumitel”.
Tự hào góp sức kết nối mọi miền Burundi
Tổng giám đốc Lumitel - ông Nguyễn Anh Sơn thì chia sẻ thêm 2 tấm gương người bản địa là đội trưởng đội xe và một lái xe từng là quân nhân. “Cậu lái xe từng là lính nên có tinh thần thép giống như những người Việt Nam đến đây”, ông Sơn nhận xét.
Trong suốt thời gian biểu tình, 2 nhân viên này vẫn lái xe chở người Lumitel ở những nơi khó khăn đi làm, đưa hàng hoá đi tỉnh. Thời gian đó, gần như trọng trách chuyển sim thẻ, điện thoại từ kho công ty đi tỉnh được giao cho Clever (nhân viên lái xe).
Lionel - Đội trưởng đội xe của Lumitel (người bên phải ảnh) chia sẻ: “Khi người dân Burundi cần, chúng tôi phải đáp ứng nhu cầu của họ tốt nhất”. |
Với Lionel, anh không chỉ là Đội trưởng đội xe của Lumitel mà còn kiêm luôn nhân viên nối cáp. “Hồi xưa, tôi chỉ giỏi máy móc xe cộ thôi. Giờ tôi thấy mình cũng học hỏi được nhiều thứ mới. Mỗi một chuyến đi với tôi bây giờ là một lần được biết các mảng công việc khác nhau của đồng nghiệp, như bán hàng, nối cáp, chăm sóc khách hàng thế nào…”, Lionel chia sẻ.
Đội trưởng đội xe Lumitel cho biết, anh có thể tự nối cáp hỗ trợ, đảm bảo thông kết nối trong khoảng 1 tiếng, dù không thuần thục bằng nhân viên kỹ thuật. Anh cho biết, cách làm việc lăn xả, quyết liệt của người Việt Nam đã ảnh hưởng tới nhiều nhân viên Burundi và Lionel là một trong trong số đó. Đội trưởng đội xe của Lumitel nói rằng, anh thích được làm thử việc nối cáp, để hỗ trợ được đồng nghiệp khi cần kíp.
Lionel chia sẻ, anh rất tự hào khi được góp phần thực hiện khát vọng đem viễn thông kết nối mọi miền ở Burundi. Bởi chỉ sau 1 năm, Lumitel đã phủ sóng hoàn toàn cáp viễn thông đến từng huyện, kể cả vùng sâu vùng xa, đứng đầu về mạng lưới, kết nối 3G... Đây là điều mà những công ty viễn thông trước Lumitel chưa làm được.
Đó là câu chuyện về những con người kiên cường phía sau Giải thưởng “Nhà mạng tốt nhất thế giới” tại các thị trưởng mà Lumitel nhận được tại London (Anh) trong khuôn khổ Giải thưởng truyền thông thế giới (WCA) 2016. Ban giám khảo có thể thấy những con số ấn tượng như chỉ sau 1 năm Lumitel vươn lên vị trí số 1 và hiện có 46% thị phần tại Burundi với 1,5 triệu thuê bao. Thế nhưng, họ không thể biết được những người bản địa Burundi và “chiến binh” Việt Nam đã “chiến đấu” thực sự như thế nào trong bối cảnh quốc gia châu Phi lâm vào bất ổn chính trị.
Ở giai đoạn khó khăn, chỉ khi đồng hành cùng khách hàng, cùng nhân dân Burundi thì chúng ta mới có cơ hội thành công. Mọi người cần Lumitel, và chúng ta phải có trách nhiệm với khách hàng. Công ty có thành công thì các bạn mới thành công, và các bạn đóng góp cho chính đất nước của các bạn chứ không phải ai khác. Nguyễn Anh Sơn – Tổng giám đốc Viettel Burundi |
Nguyễn Long
" alt=""/>Những ‘chiến binh thầm lặng’ tạo nên chuyện khó tin châu PhiNgay khi nhìn vào biểu đồ, nhiều người tin rằng đó là của Samsung, hoặc một hãng di động Android nào đó. Điện thoại Android cạnh tranh bằng giá bán. Do đó, các hãng sản xuất tung ra rất nhiều các mẫu di động với kích thước, giá cả, cấu hình khác nhau.
Theo nhà phân tích Kulbinder Garcha của Credit Suise, Apple hiện cung cấp 23 bản iPhone khác nhau, từ giá bán đến dung lượng bộ nhớ.
Sự kiện ra mắt iPhone SE đầu tuần này mang đến đôi chút hụt hẫng với giới công nghệ bởi họ không được chứng kiến bất cứ sản phẩm mới mẻ nào. Steve Kovach của Business Insidermô tả iPhone SE như là “một chiếc iPhone 6S đóng trong bộ vỏ 5S”. Đó là chiếc di động 2 năm về trước nhưng sử dụng công nghệ mới nhất.
iPhone SE không đột phá về thiết kế hay công nghệ. Nó được xem là sự hoà trộn giữa iPhone 5S và 6S. Ảnh: WSJ. |
Hội nghị do bà Phan Lan Tú - Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội chủ trì, với nội dung tập trung sơ kết 1 tháng triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3 lĩnh vực tư pháp cấp xã tại 6 huyện thuộc giai đoạn 1 và kiểm tra, đánh giá kết quả chuẩn bị triển khai giai đoạn 2 tại 12 huyện còn lại của Hà Nội.
Bà Phan Lan Tú cho biết, triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3 lĩnh vực tư pháp là một nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố trong năm nay. Để triển khai, Thành phố đã xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến http://egov.hanoi.gov.vn - địa chỉ tích hợp duy nhất cung cấp dịch vụ công trực tuyến, kết nối với phần mềm một cửa điện tử và liên thông với quá trình xử lý nghiệp vụ của từng thủ tục hành chính (TTHC).
Từ tháng 8/2016, Thành phố đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3 lĩnh vực tư pháp đến 12 quận, với 168 phường. Và từ ngày 10/11/2016, Thành phố đã tiếp tục triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3 lĩnh vực tư pháp cấp xã tới 139 xã thuộc 6 huyện giai đoạn 1 gồm: Đông Anh, Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, Thanh Trì và Gia Lâm.
Tiếp đó, từ ngày 1/12 vừa qua, Thành phố bắt đầu triển khai vận hành thử tại 227 xã của 12 huyện còn lại gồm: Phúc Thọ, Đan Phượng, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Thường Tín, Mê Linh, Quốc Oai, Sơn Tây, Thạch Thất, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức. 12 huyện của giai đoạn 2 sẽ chính thức vận hành, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3 lĩnh vực tư pháp cấp xã từ ngày 15/12/2016.
Tại hội nghị trực tuyến chiều nay, sơ kết 1 tháng triển khai giai đoạn 1, ông Đào Ngọc Phong đánh giá, các nhiệm vụ UBND Thành phố giao đã được các đơn vị triển khai tích cực và thực hiện nghiêm túc, hoàn thành đảm bảo theo đúng tiến độ lãnh đạo thành phố yêu cầu.
Bên cạnh việc đảm bảo hạ tầng trung tâm dữ liệu và hệ thống mạng thông suốt, ổn định phục vụ triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức 3, công tác tập huấn sử dụng hệ thống dịch vụ công mức 3 tại 416 xã thuộc 18 huyện của Hà Nội cũng đã được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng.
Cụ thể, về hệ thống mạng WAN, theo ông Phong, Trung tâm dữ liệu nhàn ước thường xuyên giám sát đảm bảo hệ thống mạng WAN được hoạt động ổn định. Cùng với đó, Trung tâm dữ liệu đạt tại IDC Hòa Lạc của Viettel để cài đặt hệ thống dịch vụ công mức 3 cũng đang được duy trì hoạt động ổn định.
Sở TT&TT Hà Nội đã phối hợp với Sở Tư pháp và Công ty Nhật Cường tổ chức 8 lớp đào tạo tập trung tại Trung tâm đào tạo CNTT&TT cho 3 huyện Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì; 10 lớp đào tạo tại huyện cho 3 huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Đông Anh; và 36 lớp đào tạo tại huyện cho 12 huyện/Thị xã thuộc giai đoạn 2.
Đặc biệt, Sở TT&TT Hà Nội đã phối hợp với đơn vị triển khai cài đặt phần mềm trên 760/832 máy tính của các cán bộ một cửa và cán bộ tư pháp của 416 xã/phường/thị trấn thuộc 18 huyện của Hà Nội. Hiện còn tổng số 72 máy tính thuộc 18 huyện chưa cài đặt được do các nguyên nhân khác nhau. Tới đây, Trung tâm dữ liệu sẽ chủ động liên hệ với các cán bộ của các xã để hỗ trợ cài đặt từ xa.
" alt=""/>30% dịch vụ công lĩnh vực tư pháp tại 139 xã Hà Nội được thực hiện online