Ngày 27/5,ốtcaonổihạchsaukhibịmòđốlịch thi đấu asian cup 2019 theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, Khoa Nội tổng hợp đang điều trị cho bệnh nhân nam tên L.V.T, 17 tuổi, trú tại xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn và B.V.K, 42 tuổi, trú tại xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Cả hai được chẩn đoán sốt mò.
Hai bệnh nhân đi rừng về và đột nhiên sốt cao liên tục khoảng 5-7 ngày không đỡ nên đến bệnh viện thăm khám.
Bác sĩ phát hiện 2 bệnh nhân đều có 1 nốt côn trùng đốt bị tổn thương, đã đóng vẩy cùng các triệu chứng của sốt mò. Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc doxycycline và chăm sóc tích cực. Sau 1 ngày, cả hai đã cắt sốt và đang dần hồi phục sức khỏe.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Thị Thúy Tình - Phó trưởng khoa Nội Tổng hợp, sốt mò thường xảy ra vào mùa mưa và nóng (tháng 5-10 ở miền Bắc).
Bệnh gây sốt cấp tính, đau đầu dữ dội và nổi hạch. Ở chỗ mò đốt, lúc đầu có tổn thương gồm một vết loét đóng vảy trên da, sau đó bắt đầu sốt.
Bác sĩ Tình cho biết sốt mò không điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, truy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn; viêm phổi, phế quản nặng; viêm não, màng não... nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.
Để phòng tránh sốt mò, bác sĩ Tình khuyến cáo người dân cần tiêu diệt ổ dịch, phát quang bụi rậm quanh nơi ở và làm việc. Khi đi rừng, người lớn và trẻ nhỏ cần mặc quần áo dài, đi ủng che chắn da cẩn thận, không để ấu trùng mò cắn đốt, thoa chống côn trùng lên da và giặt sạch quần áo sau một lần sử dụng.
Nếu sốt cao, không rõ nguyên nhân, cần kiểm tra kỹ tất cả bề mặt da trên cơ thể tìm các vết đốt lạ, sau đó đưa đến các cơ sở y tế sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hút thuốc lào từ năm 9 tuổi, bệnh nhân cấp cứu vì suy timCó tiền sử hút thuốc lào kéo dài, nam bệnh nhân vào viện cấp cứu vì mệt mỏi. Các bác sĩ chẩn đoán người này bị suy tim.