Ảnh minh họa: Getty Images
Tôi chẳng có tiêu chuẩn gì nhiều để chọn vợ cả, duy nhất một điều thôi: Tôi muốn một cô gái phải có hàm răng đẹp. Thế nào là đẹp? Răng phải thẳng tăm tắp, kích cỡ răng đồng đều như hạt ngô ấy. Không được khấp khểnh. Màu răng trắng, lợi hồng hào thì lại càng tốt, nó thể hiện cô ấy có một sức khỏe tốt.
Mọi người cứ bảo con gái răng khểnh cười duyên chứ tôi nhìn ai răng khểnh tôi khó chịu lắm, xô lệch thiếu thẩm mỹ. "Cái răng cái tóc là góc con người" cơ mà, góc con người là phải thẳng, thế mới tử tế được.
Bao nhiêu năm tuổi trẻ, tôi gặp cô nọ cô kia cũng nhiều, mọi người giới thiệu cho cũng có, nhưng bực một nỗi là rất ít cô có được hàm răng như mong muốn của tôi. Đến chừng gặp được cô răng đều rồi thì lại mắt to mắt bé, tôi sợ cô ấy có bệnh lý gì đó ở dây thần kinh dẫn đến mắt bị tật, cho nên tôi cắt luôn. Tốt nhất là không dây dưa kẻo yêu rồi phải cưới sau này nhỡ bệnh tật gì lại khổ.
Cũng có đợt tôi tìm được một người được như ý nguyện rồi. Nàng dáng người hơi thấp một chút, nhưng mà không sao. Tôi chịu được. Tôi cũng cao mà, con cái đẻ ra không sợ toàn nấm lùn. Tính nàng cũng hơi vô duyên, hay cười mà nhiều khi cười không đúng lúc đúng chỗ. Cái này cũng không sao, tôi từ từ bảo ban nàng được.
Nhưng mà hỡi ôi, đưa nàng về giới thiệu với bố mẹ, tôi phát hiện ra là nàng không biết nấu ăn. Đời thủa nhà ai con gái con lứa trong bếp mà lóng nga lóng ngóng, cầm cái dao xắt ớt không xong. Mẹ tôi nhờ nàng chặt con gà bày ra đĩa, nhìn nàng cầm dao miết con gà như người ta cắt thịt bò bằng dao dĩa trên đĩa thức ăn ấy, không biết bao giờ miếng thịt gà mới đứt.
Mẹ tôi ái ngại quá nên bảo nàng "để đấy bác làm cho". Nàng lại cười không đúng lúc đúng chỗ đi thẳng ra bàn ăn ngồi. Sau buổi ra mắt ấy về là tôi bỏ. Lấy thế nào được, lấy người vợ như thế về, ai nấu ăn cho bố mẹ tôi, ai báo hiếu bố mẹ cùng tôi. Tôi thương bố mẹ lắm, tôi phải lấy cho các cụ người con dâu đảm đang nữ công gia chánh vẹn toàn.
Trời thương cuối cùng tôi cũng tìm được một cô gái đúng như mong đợi. Cô ấy có hàm răng thẳng đều tăm tắp, trắng bóng luôn, mỗi khi cô ấy cười cảm giác còn lóa cả mắt vì đẹp ấy. Tôi đưa cô ấy về nhà ra mắt bố mẹ, mình cô ấy chuẩn bị được một mâm cơm tươm tất, bố mẹ tôi chẳng phải vào bếp làm gì, chỉ có chờ cô ấy nấu xong mời bố mẹ xuống ăn. Cả nhà tôi ưng cái bụng, cuối cùng thì cũng đến ngày tôi lấy được vợ.
Chốt mối này nên tôi quyết định cùng cô ấy về ra mắt gia đình "bên ngoại". Tôi háo hức vô cùng. Tôi đã chuẩn bị tâm thế mấy chục năm nay để đến ngày được làm chàng rể tốt. Tôi mua hoa quả, mua chai rượu tây về ra mắt gia đình nhà vợ tương lai, mua cả kẹo bánh cho đám trẻ con nhà cô ấy nữa.
Vậy mà đến nơi, tôi sốc đến mức không thể cất lời chào hỏi ai. Cả nhà họ, từ bố mẹ, anh chị em đến cô dì chú bác, ai cũng răng hô, răng vẩu, không cười cũng đã như cười vì răng có cất vào được đâu.
Tôi bị dị ứng với những người răng xấu nên toát hết cả mồ hôi khi phải ngồi nói chuyện. Rồi tôi được xem ảnh hồi bé của người mình định lấy làm vợ, răng cô ấy không chệch đi tí nào so với cả họ nhà mình. Hóa ra hàm răng cô ấy được như bây giờ là do đã đi bác sĩ chỉnh nha.
Hôm ấy tôi cáo về sớm vì lý do việc đột xuất, quay xe chạy vứt lại cả người yêu. Tôi không thể lấy người như vậy được, các con tôi, rồi hàm răng chúng sẽ thế nào?
Bây giờ tôi ngoài 40 rồi, vẫn chưa vợ. Các cô gái từng đi qua đời tôi đều đã lấy chồng. Đàn ông trên đời này có phải là dễ tính quá không? Đến các cô ấy còn lấy được chồng, tại sao tôi đến giờ vẫn chăn đơn gối chiếc?
Theo Dân Trí
Vừa nhìn thấy mâm cơm Hương dọn ra, mẹ tôi gắt lên: "Dọn cơm cho chồng ăn hay cho lợn ăn vậy?".
" alt=""/>Vừa đến ra mắt nhà người yêu đã quay xe chạy vì 'cả nhà cô ấy vẩu'Con gái nhà văn cũng chia sẻ, sau đám tang của cha, gia đình sẽ đưa di hài nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và bà Lâm Thị Mỹ Dạ (vợ ông, mất cách đây 18 ngày) ra Huế - nơi gắn bó với hai người lúc sinh thời.
Gia đình sẽ tổ chức lễ tưởng nhớ nhà văn vào ngày 30-31/7 tại Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế (phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9/9/1937 tại Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, tốt nghiệp Ban Việt Hán - trường Đại học Sư phạm Sài Gòn, tốt nghiệp Cử nhân Triết học - Đại học Văn khoa Huế.
Từ năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia hoạt động cách mạng trên mặt trận văn nghệ. Ông từng là Tổng thư ký, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên cũ, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường lâm bạo bệnh năm 1998, nhưng với khát vọng sống mãnh liệt, ông vẫn tiếp tục viết trên giường bệnh suốt 20 năm qua.
Ông viết rất nhiều tác phẩm, nổi tiếng nhất là Ai đã đặt tên cho dòng sông,từng được giảng dạy trong chương trình ngữ văn phổ thông. Bài bút ký thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác, lối viết giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, được đưa vào đề thi tốt nghiệp năm 2019.
Một số giải thưởng và tặng thưởng văn học của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: Giải thưởng Nhà nước về Văn hóa Nghệ thuật năm 2007, Giải thưởng Văn học Hội nhà văn Việt Nam: Rất nhiều ánh lửa(1980 - 1981), tặng thưởng Văn học của Hội nhà văn Việt Nam: Miền gái đẹp(2001), Giải A Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2003)… Ngoài văn xuôi, ông còn sáng tác thơ.
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đờiNhà thơ Lê Thiếu Nhơn thông tin tới VietNamNet, nữ sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời lúc 5h sáng 6/7, hưởng thọ 75 tuổi." alt=""/>Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời