HAGL lộ kế hoạch ngăn Sài Gòn FC vô địch V
本文地址:http://game.tour-time.com/html/60f699419.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1: Nợ chồng thêm nợ
Uống trà xanh tốt cho gan nhưng quá nhiều lại hại gan (Ảnh minh họa: Consumerlab).
Chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi khác được tìm thấy trong trà xanh bao gồm flavonoid và catechin như EGCG, quercetin, axit linoleic, theobromine và theophylline.
Theo Healthline, không phải là một loại thảo mộc, nhưng trà xanh và hợp chất polyphenol chính của nó là epigallocatechin-3-gallate (EGCG) thường được đưa vào các tài liệu tập trung đánh giá các phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược cho bệnh về gan.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bổ sung chiết xuất trà xanh có thể giúp điều trị một số bệnh gan.
Một nghiên cứu ở 80 người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy bổ sung 500mg chiết xuất trà xanh mỗi ngày trong 90 ngày làm giảm đáng kể các dấu hiệu tổn thương gan ALT, AST (chỉ số men gan). Mặc dù nhóm dùng giả dược cũng nhận thấy mức AST và ALT giảm nhưng không đáng kể.
Uống trà xanh cũng đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh như ung thư gan, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Trà xanh tốt cho gan nhưng quá nhiều lại hại gan
Theo TS Giang, chiết xuất trà xanh và hiếm gặp hơn là uống một lượng lớn trà xanh có liên quan đến các trường hợp tổn thương gan cấp tính rõ ràng trên lâm sàng, bao gồm các trường hợp suy gan cấp tính.
Các nghiên cứu lâm sàng ở người chứng minh rằng liều duy nhất lên tới 1,6g chiết xuất trà xanh được dung nạp tốt. Liều dung nạp tối đa ở người được báo cáo là 9,9g mỗi ngày, một liều tương đương với 24 tách trà xanh. Tác dụng phụ của chiết xuất trà xanh liều cao thường nhẹ và bao gồm nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn.
TS Giang cho biết, uống trà xanh không liên quan đến tổn thương gan. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng trà xanh thường xuyên có liên quan đến việc giảm chỉ số men gan ALT và AST.
Tuy nhiên, hàng loạt trường hợp và đánh giá có hệ thống của Dược điển Hoa Kỳ đã đặt ra vấn đề về khả năng chiết xuất trà xanh gây độc cho gan.
Trong một nghiên cứu tiền cứu quy mô lớn về chiết xuất trà xanh ở phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư vú, chiết xuất trà xanh có liên quan đến mức tăng ALT ở 6,7% bệnh nhân so với 0,7% ở nhóm đối chứng.
Trong các nghiên cứu này, không thấy tổn thương gan rõ ràng trên lâm sàng, nhưng chiết xuất này đã nhanh chóng bị ngừng sử dụng ở những bệnh nhân có mức ALT tăng cao.
Tỷ lệ sử dụng chiết xuất trà xanh gây tổn thương gan cấp tính kèm theo các triệu chứng hoặc bệnh vàng da vẫn chưa được biết rõ, nhưng chắc chắn là thấp so với việc sử dụng rộng rãi các sản phẩm này. Tuy nhiên, hơn 100 trường hợp tổn thương gan rõ ràng trên lâm sàng do chiết xuất trà xanh đã được báo cáo trong tài liệu.
Tổn thương gan thường xảy ra trong vòng 1-6 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng sản phẩm nhưng đã có báo cáo về thời gian tiềm ẩn dài hơn và ngắn hơn. Phần lớn các trường hợp có hội chứng giống viêm gan cấp tính và có biểu hiện tăng men huyết thanh rõ rệt ở tế bào gan.
Hầu hết bệnh nhân hồi phục nhanh chóng sau khi ngừng chiết xuất, mặc dù đã có mô tả các trường hợp tử vong do suy gan cấp tính.
Dữ liệu tiền lâm sàng và trên người cho thấy thành phần catechin trong trà xanh là thủ phạm gây nhiễm độc gan. Khoảng 10% chiết xuất trà xanh bao gồm catechin, trong số này, epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có nồng độ cao nhất.
Có sự khác biệt lớn về nồng độ chiết xuất trà xanh, EGCG và các thành phần khác giữa các sản phẩm được bán trên thị trường. Điều này có thể giải thích việc một số sản phẩm liên quan đến nhiễm độc gan. Cơ chế bệnh sinh của tổn thương gan liên quan đến trà xanh đang tiếp tục được nghiên cứu.
"Để tránh tác dụng phụ này, chúng ta chỉ nên uống khoảng 4-5 tách trà xanh mỗi ngày và cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng chiết xuất hoặc các sản phẩm có chứa chiết xuất trà xanh", TS Giang nhấn mạnh.
">Trà xanh tốt nhưng bạn cần biết điều này để không hại gan
Chất béo còn tham gia một số hoạt động thần kinh, thiếu nó sẽ khiến bạn dễ mệt mỏi và mau "đuối" trong những việc cần đến đầu óc.
Ngoài ra, người thiếu chất béo hay rơi vào trạng thái lờ đờ, bị rụng tóc, mất ngủ.
Giảm bớt các món ăn nhiều dầu mỡ là rất nên nhưng không đồng nghĩa với việc cắt giảm hoàn toàn chất béo khỏi khẩu phần. Thay vào đó, bạn nên chọn loại chất béo tốt. Cụ thể, hãy nấu ăn bằng dầu thực vật: dầu mè, dầu đậu nành, dầu đậu phộng… Về chất béo động vật, loại chất béo tốt là chất béo trong cá, vốn chứa nhiều Omega-3 giúp phòng chống bệnh tật, tốt cho sức khỏe và nhan sắc của bạn.
Theo Anh Thư
Người lao động
">Mau già, hay mệt mỏi vì… không chịu ăn dầu mỡ?
Không ít người bày tỏ băn khoăn về việc chạy bộ khi đang mang thai (Ảnh minh họa: Getty).
Theo BSCKII Ngô Thị Hương, Trung tâm Can thiệp bào thai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, việc chạy bộ trong thai kỳ không hoàn toàn bị cấm, nhưng cần phải được thực hiện đúng cách và có sự theo dõi sát sao của các chuyên gia y tế.
"Chạy bộ là một hình thức tập luyện giúp duy trì sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng và cải thiện tâm trạng cho sản phụ. Tuy nhiên, mức độ tập luyện cần được điều chỉnh phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người", BS Hương chia sẻ.
Theo chuyên gia này, những lợi ích của việc vận động nhẹ nhàng trong thai kỳ đã được chứng minh, bao gồm: Giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, và giảm căng thẳng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các hoạt động thể chất đều an toàn cho mọi sản phụ.
BS Hương nhấn mạnh: "Quan trọng nhất là phải hiểu rõ giới hạn của bản thân và không cố gắng vượt quá sức mình".
Những rủi ro tiềm ẩn khi chạy bộ trong thai kỳ
Một số rủi ro có thể xảy ra khi sản phụ chạy bộ bao gồm nguy cơ té ngã, tăng áp lực lên cơ và khớp, dẫn đến chấn thương hoặc ảnh hưởng đến thai nhi.
Đặc biệt, trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều về trọng tâm và khả năng cân bằng, làm tăng nguy cơ tai nạn.
BS Hương cảnh báo: "Chạy bộ, đặc biệt là trong những cuộc thi hay giải chạy, có thể gây ra áp lực lớn lên cơ thể sản phụ.
Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, không lường trước được tình trạng sức khỏe của mình, thì rất dễ dẫn đến các biến chứng không mong muốn như co thắt tử cung, sinh non, hoặc các vấn đề về tim mạch".
Chuyên gia này cũng lưu ý những trường hợp sản phụ nên hạn chế tối đa chạy bộ:
- Tam cá nguyệt đầu tiên và cuối cùng: Trong tam cá nguyệt đầu tiên (tuần 1-12), cơ thể đang hình thành các cơ quan chính của thai nhi, việc vận động mạnh có thể gây nguy hiểm.
Trong tam cá nguyệt thứ ba (tuần 27 trở đi) là giai đoạn bụng lớn, trọng tâm cơ thể thay đổi, làm tăng nguy cơ té ngã và áp lực lên cơ và khớp.
- Sản phụ có các biến chứng thai kỳ: Sản phụ bị tiền sản giật, nhau tiền đạo, vỡ ối sớm, hoặc có tiền sử sinh non cần hạn chế vận động mạnh như chạy bộ vì có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
- Vấn đề về sức khỏe cá nhân: Nếu sản phụ có các vấn đề về tim mạch, hô hấp, hoặc các bệnh lý khác mà bác sĩ khuyến cáo không nên vận động mạnh, cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn y tế.
Lưu ý quan trọng cho sản phụ khi muốn chạy bộ
BS Hương khuyến nghị các sản phụ nên tuân thủ những nguyên tắc sau nếu muốn duy trì việc chạy bộ trong thai kỳ:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi bắt đầu hoặc tiếp tục bất kỳ hoạt động thể chất nào, sản phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, để đảm bảo rằng sức khỏe của cả mẹ và bé đều phù hợp với hoạt động đó.
- Lựa chọn giày và trang phục phù hợp: Việc lựa chọn giày chạy bộ tốt, có độ bám và hỗ trợ tốt là rất quan trọng để tránh chấn thương. Đồng thời, trang phục thoải mái, thoáng mát sẽ giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn khi vận động.
- Kiểm soát cường độ tập luyện: Hạn chế các bài tập cường độ cao hoặc chạy ở tốc độ nhanh. Các bài tập nhẹ nhàng với thời gian ngắn là lý tưởng, giúp duy trì sức khỏe mà không gây ra áp lực quá lớn.
- Chú ý đến tín hiệu cơ thể: Trong quá trình chạy bộ, nếu cảm thấy chóng mặt, đau bụng dưới, khó thở, hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay và nghỉ ngơi. Đây là cách cơ thể cảnh báo sản phụ về những nguy cơ tiềm ẩn.
- Bổ sung đủ nước và dưỡng chất: Đảm bảo cung cấp đủ nước trước, trong và sau khi chạy bộ để tránh mất nước. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho mẹ và bé.
Theo những chuyên gia chạy bộ kỳ cựu, khi tham gia vào giải chạy, vận động viên thường có xu hướng "cuốn" theo không khí huyên náo và cạnh tranh của một cuộc đua. Bên cạnh đó, giải chạy cũng có nhiều vấn đề có thể phát sinh như tình huống giao thông, va chạm, nguy cơ vấp ngã... Do vậy hầu hết các ý kiến được khảo sát đều cho lời khuyên bà bầu nên hết sức thận trọng trong việc chạy bộ, đặc biệt là việc tham gia các giải chạy.
">Chạy bộ khi mang thai: Đây là lời khuyên của chuyên gia phụ sản
Nhận định, soi kèo Al Hazem vs Al Safa, 19h35 ngày 15/1: Cửa dưới thất thế
Bác sĩ Hoàng Minh Lý ngồi xe lăn khám bệnh cho bệnh nhân (Ảnh: Thái Hà).
Thần sắc bác sĩ Hoàng Minh Lý tươi tắn, tự tin, sau hơn 5 tháng gặp biến cố kinh hoàng, bị tấm kính quán cà phê rơi vào người khiến cô bị thương rất nặng.
Đến nay, nữ bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý đã hồi phục sức khỏe sau thời gian điều trị, phục hồi chức năng, chính thức đi làm trở lại.
Trước đó, đêm 20/4, bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý, 29 tuổi, công tác tại Bệnh viện K đi uống cà phê cùng bạn bè trên phố Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội).
Đêm đó, Hà Nội xuất hiện một cơn dông lớn. Tấm kính lớn từ tầng 2 quán cà phê đổ sập xuống trúng người bác sĩ Hoàng Minh Lý.
Bác sĩ Hoàng Minh Lý được đưa vào viện trong tình trạng đa chấn thương, với nhiều thân đốt sống bị vỡ, tổn thương tủy sống dẫn đến hai chân liệt hoàn toàn, gãy nhiều xương sườn gây chấn thương ngực kín, cùng với tràn máu và khí màng phổi hai bên, chấn thương gan độ 4 và lách độ 2.
Cô đã trải qua những ngày tháng điều trị, với nhiều tổn thương thể xác và nỗi lo tinh thần, khi mình vừa ra trường, đi làm, chưa kịp giúp đỡ gia đình đã gặp tai nạn nghiêm trọng, thời điểm đó đe dọa đến tính mạng, sức khỏe.
GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, sau tai nạn xảy ra với bác sĩ của bệnh viện, Ban Lãnh đạo Bệnh viện đã trao đổi các phòng ban liên quan nhằm tạo điều kiện, sắp xếp phù hợp với điều kiện sức khỏe ... để bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý có thể đi làm trở lại theo nguyện vọng.
"Qua những lần động viên, thăm hỏi trước đó, bác sĩ Lý chia sẻ mong muốn được tiếp tục làm việc tại khoa Xạ Tổng hợp Tân Triều (Khoa Xạ 5 Bệnh viện K) là nơi bác sĩ Lý đang làm việc trước đây", PGS Quảng cho biết.
Các bác sĩ chúc mừng và khâm phục nghị lực của cô gái, khi cô không chịu làm "bàn giấy", mà muốn tiếp tục cống hiến, đóng góp việc điều trị để không bỏ lỡ những kiến thức quý báu cô học trong nhà trường, cũng như khi đi làm.
Theo đó, bác sĩ Lý được tiếp tục công việc tư vấn, khám trực tiếp cho người bệnh. Bệnh viện sẽ tạo điều kiện tối đa để bác sĩ có thể thuận tiện hơn trong khi làm việc tại khoa.
Từ phương tiện di chuyển như xe lăn điện, vị trí ngồi làm việc …. đều đã được khoa bố trí từ trước. Hiện nay bác sĩ Lý tham gia khám bệnh tại khoa Xạ Tổng hợp Tân Triều.
Sau khi bác sĩ Lý đi làm trở lại, bệnh viện sẽ dựa trên tình hình thực tế để phân công công việc phù hợp, bác sĩ Lý có thể tiếp tục khám chữa bệnh tại khoa hoặc tham gia công tác khác như nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến … ", GS.TS Lê Văn Quảng chia sẻ.
Bác sĩ Hoàng Minh Lý bày tỏ xúc động và gửi lời cảm ơn đến Giám đốc Bệnh viện, Lãnh đạo Khoa Xạ 5 cùng các đồng nghiệp đã chúc mừng, động viện trong ngày đầu tiên trở lại làm việc.
"Sự động viên ấy là động lực để em vượt qua, hồi phục sức khỏe tốt hơn và hôm nay có thể ở đây cùng làm việc với các đồng nghiệp. Em mong muốn có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình để tiếp tục, khám chữa bệnh mang lại hy vọng cho nhiều người bệnh", bác sĩ Lý xúc động nói.
TS.BS Võ Văn Xuân, Trưởng khoa Xạ tổng hợp Tân Triều cho biết, Khoa Xạ 5 sẽ tạo mọi điều kiện để bác sĩ Lý thuận tiện hơn trong quá trình khám chữa bệnh, chúng tôi sẽ cùng đồng hành với bác sỹ Lý để sắp xếp vị trí phù hợp nguyện vọng, điều kiện sức khỏe và vẫn đảm bảo công tác chuyên môn tại khoa".
">Nữ bác sĩ bị tấm kính quán cà phê đâm đã đi làm, ngồi xe lăn khám bệnh
Bệnh viện K chỉ ra 6 dấu hiệu của ung thư tiết niệu mà người bệnh thường gặp phải:
1. Đau rát khi đi tiểu
Đây là triệu chứng thường gặp khi mắc ung thư tiết niệu. Đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý khác mà người bệnh dễ bỏ qua.
Đi tiểu bị đau là cảm giác đau buốt và nóng rát trong khi quá trình tiểu (từ lúc bắt đầu đến lúc tiểu xong). Người bệnh sẽ có biểu hiện như đi tiểu nhiều lần, tiểu không hết, đau rát khi tiểu, buồn tiểu liên tục, tiểu rất nhiều vào ban đêm có thể kèm triệu chứng nôn, tiểu không tự chủ.
2. Tiểu ra máu
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư tiết niệu. Nguyên nhân của triệu chứng này là do khối u ở đường tiết niệu bị viêm loét. Lượng máu có thể ra ít hay nhiều tùy thuộc vào tình trạng của vết loét.
3. Tiểu khó do bít tắc đường tiết niệu
Triệu chứng này cũng sẽ thường xuất hiện trong giai đoạn đầu phát bệnh khi khối u to hơn khiến bàng quang và ống dẫn nước tiểu bị chèn ép. Bàng quang bị kích thích thì nước tiểu sẽ rất khó lưu thông. Lúc này, người bệnh sẽ rất khó tiểu, tiểu đứt quãng hay thậm chí tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu và dẫn đến buồn tiểu nhưng tiểu không được.
4. Đau lưng, đau hông
Khi khối u đã xâm lấn gây bít tắc đường tiết niệu thì nước tiểu không thể nào ra ngoài được dẫn đến hiện tượng trào ngược từ bàng quang lên thận. Trường hợp này cực kì nguy hiểm, gây tổn thương thận, suy thận, hư thận của người bệnh.
5. Xuất tinh ra máu
Nam giới bị ung thư đường tiết niệu có thể xuất hiện máu trong tinh dịch. Số lượng máu trong tinh dịch nhiều hay ít tùy tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi người.
Bệnh này thường xuất hiện ở nam giới cho nên ung thư đường tiết niệu có thể xuất hiện máu trong tinh dịch. Lượng máu trong tinh dịch nhiều hay ít tùy vào tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi người.
6. Đau rát khi đi đại tiện
Khi khối u trong đường tiết niệu phát triển to sẽ chèn ép lên trực tràng. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi đi đại tiện, có thể gây táo bón hoặc chảy máu trực tràng khi đi đại tiện.
Đau rát khi đi đại tiện cũng có thể là dấu hiệu của ung thư tiết niệu đã đến giai đoạn nặng.
Ngoài những dấu hiệu nói trên, người mắc ung thư đường tiết niệu sẽ dễ gặp phải các tình trạng như ăn uống mất ngon miệng nên cân nặng sẽ giảm rõ rệt; nước tiểu sẫm màu; cơ thể mệt mỏi, tinh thần sa sút do lo lắng về tình trạng bệnh của mình. Ở giai đoạn muộn, khi khối u xâm lấn những vị trí lân cận, người bệnh sẽ mắc thêm các triệu chứng như đau bên hông lưng, đau vùng xương mu, đau xương, đau đầu.
">6 dấu hiệu của ung thư tiết niệu
Trong thời gian ngắn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận đến 13 trường hợp bị rắn cắn (Ảnh: B.V).
Ngoài ra, có 10 trường hợp do các loài rắn khác cắn. Theo Bác sĩ Nguyễn Thành Đô, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, điều khiến các bác sĩ lo lắng là vùng địa phương nơi ở của các bệnh nhân này trước đây đều chưa ghi nhận các trường hợp bị rắn lục núi cắn.
Điều này cho thấy vùng xuất hiện của các loại rắn đang có sự thay đổi. Nguyên nhân là do vào mùa mưa bão lượng nước dâng cao, các loài rắn thường di chuyển nhiều hơn để tìm kiếm nơi cư trú mới hoặc tìm nguồn thức ăn.
Mưa lớn và lũ lụt có thể làm mất đi môi trường sống tự nhiên của chúng, khiến chúng phải tìm đến các khu vực gần gũi với con người hơn, chẳng hạn như khu vườn, nhà ở, hoặc các vùng đất đã bị ngập lụt.
Bên cạnh đó, những đợt mưa lớn cũng có thể tạo ra môi trường ẩm ướt, lý tưởng cho sự phát triển của các loài côn trùng, nguồn thức ăn ưa thích của rắn. Chính vì vậy, nguy cơ bị rắn cắn, đặc biệt là các loại rắn độc cắn đang tăng cao trong mùa mưa bão.
Tương tự, thời gian vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp người bệnh bị rết cắn. Các bệnh nhân hầu như nhập viện trong tình trạng vết cắn đau nhức, sưng nề, kèm đau đầu buồn nôn.
Có người bị rết chui vào trong ủng cắn khi đang làm vườn. Thậm chí có bệnh nhân đang ở trong nhà thu dọn đồ đạc ở góc nhà thì một con rết bất ngờ xuất hiện trong đống đồ và cắn vào tay.
Theo BSCKI Mai Giang Nam, Trưởng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, rết là loài vật khá hung dữ và dễ tấn công con người khi chúng ta vô tình chạm phải.
Nếu không may bị rết cắn nhẹ thì có thể gây dị ứng da, sưng, nóng, đỏ đau tại vết đốt. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có tiền sử dị ứng với côn trùng đốt thì có thể gây ra chóng mặt, ù tai, sốt và số ít có thể có tình trạng sốc phản vệ.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnhsau mưa lũ và ngập lụt
Trong và sau mưa lũ và ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.
Bên cạnh gia tăng số người bị rắn, rết cắn, sau bão lũ, người dân cũng dễ mắc các bệnh về da (nấm chân tay, ghẻ lở, mụn nhọt, hắc lào..), tiêu hóa, hô hấp, sốt xuất huyết…
Tại Bệnh viện Da liễu trung ương, tỷ lệ bệnh nhân đến khám tăng lên tương đối, tăng lên so với mùa khô khoảng 30%. Các bệnh thường gặp như nhiễm nấm da, viêm da tiếp xúc, nhiễm khuẩn da do virus, ghẻ…
Theo báo cáo trước đó của Sở Y tế Hà Nội, trong khu vực ngập lụt có 508 bệnh nhân mắc bệnh về da, 42 ca mắc bệnh tiêu hóa, 117 trường hợp mắc bệnh về mắt, 1 ca mắc sốt xuất huyết.
Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động, tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, dịch trong mưa lũ và ngập lụt. Nguyên tắc là thực hiện các biện pháp dự phòng chủ động để đảm bảo an toàn trước mùa mưa và khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt.
Trong đó, người dân lưu ý:
- Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
-Tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng
- Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.
- Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế
- Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
">Liên tiếp nhiều người bị rắn cắn sau bão lũ
友情链接