Mbappe đang dần mất đi cảm hứng chơi bóng trong những trận đấu gần đây cho real Madrid (Ảnh: Getty).
Tuy nhiên, khởi đầu của Mbappe ở Real Madrid lại không như mơ. Trong suốt giai đoạn từ tháng 10 cho đến nay, tiền đạo sinh năm 1998 liên tục tịt ngòi khiến anh bị chỉ trích thậm tệ. Mbappe không ghi được bàn nào trong 4 trận gần nhất và tính ở 7 trận đấu mới đây, anh mới chỉ ghi được 1 bàn thắng cho Real Madrid.
Mbappe dường như đang mất dần cảm hứng chơi bóng, anh thường xuyên tỏ ra không vui và luôn vẫy tay thể hiện sự không hài lòng khi cơ hội bị bỏ lỡ hoặc đồng đội không chuyền bóng.
Tờ L'Equipe nhanh chóng tìm ra vấn đề khi phỏng vấn nhiều người bạn thân của Mbappe và nhận được cùng câu trả lời: "Bạn nghĩ sao cũng được nhưng Mbappe đang có vấn đề về tâm thần trong vài tháng trở lại đây. Vấn đề này không thể giải quyết ngay lập tức mà cần phải giải quyết từ từ.
Bản thân Mbappe cũng đã nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và đã tìm các chuyên gia liên quan để tìm ra giải pháp điều trị".
Tờ báo nước Pháp cũng chỉ ra, ngoài áp lực phải ghi bàn khi thi đấu, Mbappe còn gặp vấn đề trong cuộc sống đời tư khi anh vướng vào vụ lùm xùm ngoài thể thao ở Thụy Điển. Áp lực truyền thông và dư luận cũng khiến tiền đạo này ngày càng mất phương hướng khi chơi bóng.
Thời điểm hiện tại, thống kê chỉ ra sau 16 trận mùa này cho Real Madrid, Mbappe chỉ ghi được 8 bàn thắng và đóng góp 2 pha kiến tạo. Con số trên không quá tiêu cực nhưng cũng chưa thể đáp ứng được kỳ vọng người hâm mộ dành cho anh.
" alt=""/>Truyền thông Pháp: "Mbappe đang gặp vấn đề về tâm thần"HLV Amorim được kỳ vọng sẽ hồi sinh Man Utd về thời kỳ huy hoàng (Ảnh: Getty)
Tuy nhiên, HLV Amorim chưa thể chốt ngày làm việc đầu tiên với các cầu thủ của "Quỷ đỏ" bởi ông chưa được cấp thị thực lao động.
Một trở ngại nữa dành cho tân HLV Man Utd là hầu hết các thành viên trong đội bóng sẽ phải đi làm nhiệm vụ quốc tế tại UEFA Nations League 2024-2025. Điều này có thể khiến buổi tập đầu tiên của HLV Amorim với đội bóng mới phải rời xuống khi kỳ nghỉ quốc tế kết thúc.
Sau khi chính thức chia tay Sporting Lisbon để nắm quyền tại Old Trafford, việc đầu tiên HLV Amorim cần làm là ngồi lại để đàm phán về quyết định cho tương lai của trợ lý HLV Ruud Van Nistelrooy, người sắm vai HLV tạm quyền của Man Utd sau khi Ten Hag bị sa thải hôm 28/10.
Đây sẽ là một lựa chọn khó khăn của ban lãnh đạo Man Utd cũng như đối với HLV Amorim. Vị HLV sinh năm 1985 người Bồ Đào Nha muốn mang theo ban huấn luyện của mình từ Sporting Lisbon sang Man Utd để thay thế trợ lý HLV Van Nistelrooy.
Trong khi đó, chiến lược gia người Hà Lan đang chiếm trọn được niềm tin, sự yêu mến từ các cầu thủ cũng như người hâm mộ của "Quỷ đỏ" sau khi giúp đội bóng này giành 3 chiến thắng và một trận hòa trong 4 trận gần nhất ông tạm quyền.
"Tôi rất ngưỡng mộ và tôn trọng Van Nistelrooy, anh ấy là một trong những huyền thoại gây cho tôi nhiều ấn tượng nhất tại Man Utd. Việc đầu tiên khi tôi đến đội bóng này sẽ là gặp và nói chuyện với anh ấy.
Chúng tôi sẽ thảo luận về tương lai của anh ấy vào ngày mai", HLV Amorim chia sẻ khi nhắc đến Van Nistelrooy.
HLV Ruben Amorim sẽ có trận đấu đầu tiên trên cương vị là HLV trưởng của Man Utd trong chuyến làm khách đến sân của đội bóng mới thăng hạng, Ipswich Town vào ngày 24/11. Vị chiến lược gia 39 tuổi sẽ sử dụng sơ đồ ưa thích 3-4-3 trong trận đấu đầu tiên.
" alt=""/>HLV Amorim gặp khó khăn trong ngày ra mắt Man UtdKhoảng 5 năm trước, sau giờ làm, gần như anh đều "đóng khung" hình ảnh với các cuộc nhậu với đối tác, khách hàng, bạn bè... Những cuộc nhậu khiến anh thường xuyên cảm thấy "như bị ốm".
Dịch Covid-19 khiến anh quan tâm hơn đến sức khỏe và bắt đầu chạy bộ. Sau một thời gian, chạy bộ đã mang đến "phiên bản tốt hơn" cả sức khỏe lẫn tinh thần và trở thành thói quen thường ngày của anh. Tham gia cộng đồng và câu lạc bộ (CLB) công ty, gặp gỡ nhiều thành viên có thâm niên chơi thể thao qua các giải đấu, anh Phương được nghe và truyền cảm hứng về hành trình chơi nhiều môn phối hợp nên quyết định tập thêm bơi lội.
Sau 4 năm tập luyện, anh Phương giờ là vận động viên (VĐV) có tiếng trong nội bộ DNSE, từng góp mặt ở các giải đấu nhiều môn phối hợp khắp Việt Nam. Theo anh, sức hút của hai môn phối hợp nằm ở sự đa dạng. Chạy bộ giúp rèn luyện đôi chân khỏe, ý chí bền bỉ không bỏ cuộc; còn bơi lội giúp đôi tay, hông trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn. Hơn hết, việc duy trì thói quen thể thao giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, đủ duy trì hiệu suất công việc tốt trong môi trường tài chính cần sự chính xác, kỷ luật và tập trung cao độ.
"Thể thao dạy tôi sự kiên trì, kỷ luật, cũng là nền tảng giúp cho công việc tốt hơn", Trưởng phòng khách hàng cao cấp DNSE khẳng định.
Từ những "hạt nhân" ban đầu như anh Phương, nhiều thành viên khác của DNSE cũng bắt đầu tìm đến aquathlon. Phần lớn họ là vận động viên chạy bộ (runner), muốn tìm kiếm thử thách mới, làm phong phú trải nghiệm bản thân.
Không chỉ tại DNSE, tập luyện hai môn phối hợp gần đây trở thành trào lưu tại nhiều công sở. Thanh Luật, 27 tuổi, nhân viên truyền thông tại TPHCM cũng bắt đầu chơi hai môn phối hợp khoảng nửa năm. Trước đây, anh chỉ duy trì chạy bộ khoảng 5-10 km mỗi ngày. Cuối 2023, anh thấy vài đồng nghiệp đăng ký tham gia bơi - chạy tại giải DNSE Aquaman Vietnam - Phan Thiết nên tò mò, tìm hiểu.
"Hầu hết đồng nghiệp đều nhận xét vừa bơi vừa chạy thú vị hơn, tạo cảm giác thách thức nhưng cũng sảng khoái khi chinh phục thành công. Thế là họ rủ tôi cùng tập", Luật nói.
Tuần hai ngày, Luật cùng đồng nghiệp đến bể bơi gần công ty sau giờ làm. Sáng sớm, anh tranh thủ chạy 30 phút - 1 tiếng. Nhân viên 27 tuổi cho rằng chơi nhiều môn giúp tránh cảm giác nhàm chán vì mỗi ngày đều có thách thức, mục tiêu mới. Sau nửa năm tập luyện, anh quyết định lần đầu tham gia cự ly bơi 500m, chạy 5km tại DNSE Aquaman Vietnam ngày 1/12 tới.
Aquathlon hay bơi - chạy trở nên phổ biến ở Việt Nam trong khoảng 3 năm qua. Số lượng người tham gia tăng đều theo từng năm vì nhiều lý do. Đầu tiên là bộ môn này giúp phát triển toàn diện các nhóm cơ, rèn luyện sức mạnh, tốc độ, vóc dáng. Thứ hai, chơi aquathlon đỡ tốn kém hơn triathlon vì người tham gia không cần mua xe đạp, cũng không gặp bất tiện khi phải mang xe đạp theo nhiều nơi mỗi lần thi đấu.
Với dân văn phòng, aquathlon cũng có nhiều sức hút. Theo các VĐV, bộ môn này dễ chơi vì chỉ cần đầu tư đôi giày chạy, đồ bơi, kính bơi. Thời gian tập luyện có thể ngay sau lúc tan ca hoặc đầu ngày. Với người ở trong các khu chung cư, việc chơi aquathlon thuận tiện hơn vì đa số các địa điểm này có sẵn đường chạy bộ và hồ bơi. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, aquathlon cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng sự tập trung, bền bỉ.
Cầu nối gắn kết văn hóa doanh nghiệp
Theo ông Nguyễn Hoàng Giang, Chủ tịch HĐQT DNSE, cũng là một thành viên năng nổ của phong trào bơi - chạy, hoạt động trong lĩnh vực tài chính có đôi phần khô khan, nhưng đội ngũ nhân viên DNSE luôn duy trì tinh thần thoải mái, năng lượng, sự năng động, sáng tạo nhờ thể thao.
Ông Giang chia sẻ: "Thể thao đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu của DNSE để duy trì một môi trường làm việc trẻ trung, làm hết sức, chơi hết mình. DNSE Aquaman Vietnam hay các giải thể thao nội bộ đã giúp nhân viên gắn bó với công ty và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp một cách rất tự nhiên. Khi tham gia đồng tổ chức DNSE Aquaman Vietnam, lãnh đạo công ty mong muốn lan tỏa phong trào trong cộng đồng, thúc đẩy tinh thần nỗ lực, dám dấn thân trong thể thao cũng như mọi khía cạnh cuộc sống".
Tới đây, DNSE Aquaman Vietnam 2024 tổ chức tại Hồ Tràm ngày 1/12 dự kiến thu hút 2.000 người. Trong đó, rất nhiều hội, nhóm, người tham gia là dân văn phòng, nhiều người lần đầu thử sức hai môn phối hợp. Với sự phát triển của phong trào này, người yêu thể thao, các runner có thêm sân chơi thử thách bản thân, gắn kết và lan tỏa đam mê aquathlon với cộng đồng.
" alt=""/>Bộ môn phối hợp bơi