Nhận định

TV 3D LED 9000 của Samsung chỉ dày 7 mm

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-06 18:49:49 我要评论(0)

ủaSamsungchỉdàgiải anhTV LED dày chỉ 7 mm của Samsung trình diễn tại CES 2010. giải anhgiải anh、、

ủaSamsungchỉdàgiải anh
1.jpg
TV LED dày chỉ 7 mm của Samsung trình diễn tại CES 2010.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
image001.jpg
Bánh Chocopie những ngày đầu được bán tại Hàn Quốc. Nguồn: Orion

Mới đó đã 50 năm kể từ ngày bánh được ra mắt tại Hàn Quốc, gần 30 năm có mặt tại Việt Nam. Trải qua nửa thế kỷ, thương hiệu bánh đã có một hành trình nhiều niềm vui và hạnh phúc. 

Là khách hàng sử dụng bánh Chocopie từ những ngày đầu, chị Đ.T (Gò Vấp, TP.HCM) cho biết: “Đối với những đứa trẻ lớn lên ở vùng quê như tôi, bánh Chocopie là một phần ký ức rất đẹp. Chúng tôi chỉ được ăn vào dịp Tết, vì thời điểm đó bánh này là món quà Tết không chỉ ý nghĩa mà lại cao cấp nữa”.

Là “fan” của Chocopie, anh Q.M (quận 5, TP.HCM) chia sẻ: “Tôi thấy lớp socola của bánh đặc biệt ngon. So với bánh tôi ăn lúc còn nhỏ và hiện tại, tôi thấy bánh vẫn như thế. Mỗi lần ăn lại khiến tôi nhớ mẹ nhiều hơn, và tôi trân quý điều đó”.

“Bánh kỷ niệm 50 năm là một phiên bản rất đặc biệt, không những to hơn mà còn ngon hơn, đậm vị và có độ dẻo dai hoàn hảo. Không chỉ tôi mà các bé nhà tôi cũng ăn liền 2, 3 cái”, anh M. chia sẻ thêm.

Chocopie ra đời như thế nào?

Trong một chuyến công tác, 3 chuyên gia nghiên cứu của Orion được thưởng thức đồ ăn nhẹ phủ socola dùng kèm sữa trong một quán ăn tự phục vụ. Và ý tưởng về một sản phẩm mới đã được nhen nhóm từ đó. Sau nhiều lần thử nghiệm và phát triển, cuối cùng vào tháng 4/1974, Chocopie chính thức được ra mắt. 

Bánh có hình tròn, được làm bằng lớp kẹo dẻo dai kẹp giữa hai lớp bánh quy mềm ẩm, phủ socola bên ngoài, tạo hình bắt mắt. Bánh được xem như là món ăn cao cấp, thịnh soạn ở thời kỳ đó. 

Không chỉ là một món ăn nhẹ đơn thuần, bánh còn là món ăn hoài niệm chia sẻ cùng với bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, thể hiện tình cảm yêu thương ấm áp. 

Thông qua các video quảng cáo ‘tình’, người tiêu dùng dần hiểu hơn về ý nghĩa ‘tình’ của chiếc bánh. Bánh là món quà thấm đẫm cảm xúc của người cháu dành cho ông, của mẹ dành cho các con, sự sẻ chia của tình anh em, hay sự thể hiện trong tình yêu đôi lứa. Bánh luôn ở đó như một minh chứng của ‘tình cảm’ và như một món quà để tỏ bày cảm xúc, kết nối mọi người một cách nồng ấm. 

Nửa thế kỷ phát triển

Ngay năm đầu ra mắt, 1974, bánh Chocopie phát triển nhanh chóng, ghi nhận doanh thu 1 tỉ won. Từ đây bắt đầu thời kỳ đầy huy hoàng của Orion.

Năm 1976, sau hàng loạt những thành công vang dội tại thị trường nội địa - Hàn Quốc, doanh nghiệp đặt mục tiêu phát triển ra nước ngoài.

image002.jpg
 Bảng quảng cáo ngoài trời đầu tiên của bánh Chocopie tại Trung Quốc. Nguồn: Orion

Năm 1997, nhà máy sản xuất của Orion tại Trung Quốc được thành lập. Sau đó, Orion tiếp tục xây dựng các nhà máy ở Việt Nam, Nga và Ấn Độ.

Hiện tại, bánh được bán ở hơn 60 quốc gia và hướng đến mục tiêu mở rộng trên toàn thế giới.

image003.jpg
 Chiếc bánh Chocopie Tình tại Việt Nam. Nguồn: Orion

Không ngừng phát triển, bánh dần vượt ra khỏi vai trò món ăn vặt mà trở thành món ăn được yêu thích trên toàn thế giới. Khách hàng ở các nước đều có thể tìm thấy nét văn hóa đặc trưng và xu hướng trên chiếc bánh.

50 năm đậm tình, tăng 10% trọng lượng, giá không đổi

Chocopie lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam năm 1995. Năm 2005 nhà máy Orion đầu tiên xuất hiện và chính thức khởi động sản xuất. 

Mẻ bánh đầu tiên ra thị trường với trọng lượng 30gr. 10 năm sau đó, Orion tăng trọng lượng bánh lên 10%, giá bán niêm yết 50.000 đồng. Năm 2024, nhà sản xuất tăng trọng lượng bánh lên 10%, từ 33gr lên 36,3gr, giá không đổi. 

image004.jpg
 Bánh Chocopie 50 năm, tăng thêm 10% trọng lượng, giá không đổi. Nguồn: Orion

Không chỉ tăng về kích cỡ, bánh cũng tăng cả về hương vị lẫn trải nghiệm. Với sự gia tăng của lớp nhân marshmallow ở giữa và phần socola phủ ở ngoài, bánh Chocopie 50 năm mang đến cảm giác đậm vị, mềm mịn đặc trưng hơn. 

Hành trình nửa thế kỷ ‘tình như Chocopie’ không chỉ là hành trình nỗ lực của Orion mà còn là hành trình lan tỏa chữ‘tình’ của người tiêu dùng. Đại diện Orion chia sẻ luôn muốn cảm ơn khách hàng vì luôn đồng hành cùng những yêu thương và cam kết sẽ không ngừng phát triển, tạo ra nhiều giá trị hơn trong tương lai. 

Ngọc Minh

" alt="Chiếc bánh tròn phủ socola và câu chuyện ‘tình như Chocopie’ qua nửa thế kỷ" width="90" height="59"/>

Chiếc bánh tròn phủ socola và câu chuyện ‘tình như Chocopie’ qua nửa thế kỷ

Tôi mừng cho ông và các nghệ sĩ khi vẫn còn có một trung tâm của Nhà nước nhận về nuôi dưỡng. Ở đây, họ sẽ được chăm lo tốt hơn, có bác sĩ trực thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Hầu hết nghệ sĩ ấy đang ở tuổi ngoài 80, có người đã qua tuổi 90. Sự nghiệp nghệ thuật dừng lại, đồng hành với họ trong cuộc sống hiện tại không còn là lời ca, tiếng đàn nữa mà là tuổi già, bệnh tật và nỗi cô đơn.

Các trung tâm chăm sóc người cao tuổi hay viện dưỡng lão (nursing home) đang cần được phát triển nhiều hơn trong xã hội ngày nay. Các trung tâm như thế không chỉ dành cho người neo đơn như các nghệ sĩ mà còn cho những người cao tuổi khác có nhu cầu.

Với tốc độ già hóa dân số nhanh, Việt Nam đang là một trong các quốc gia có số lượng người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao. Theo luật của Việt Nam, người cao tuổi được quy định là công dân có độ tuổi từ đủ 60 trở lên. Tổng cục Thống kê dự báo, tới năm 2038, số lượng người cao tuổi của Việt Nam sẽ vào khoảng 21 triệu người, chiếm 20% dân số cả nước.

Việc gia tăng dân số già chắc chắn tạo ra những áp lực cho quốc gia trong việc thiết lập các chính sách an sinh xã hội, trong đó có lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi.

Hiện tại, các trung tâm chăm sóc người cao tuổi đang tồn tại dưới ba hình thức: Trung tâm dưỡng lão thuộc Bộ, các Sở Thương binh xã hội do Nhà nước hỗ trợ cả về kinh phí và chính sách; trung tâm dưỡng lão tư nhân do các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư, và trung tâm bảo trợ từ thiện của các tổ chức tôn giáo (chùa, nhà thờ) tự tổ chức và điều hành.

Các trung tâm như thế vẫn còn chưa phát triển đến mức phổ biến và chưa được đầu tư toàn diện như ở các quốc gia khác có cùng mức độ gia tăng già hóa bằng hoặc cao hơn Việt Nam.

Nhật Bản là một quốc gia điển hình với nhiều kinh nghiệm trong việc thiết lập chính sách xã hội tối ưu cho người cao tuổi cũng như xây dựng và quản trị cơ sở chăm sóc họ. Quốc gia "siêu già" này đang có hơn 36 triệu người người cao tuổi, chiếm xấp xỉ 30% tổng dân số.

Với tỷ lệ cao nhất thế giới đó, khá nhiều người cao tuổi Nhật Bản đã sống trong sự cô độc khi bắt đầu vào giai đoạn tuổi xế chiều. Một đồng nghiệp cũ người Nhật của tôi từng bị ám ảnh bởi một hiện tượng xã hội gọi là Kodokushi, cái chết cô độcxảy ra khá phổ biến ở quê hương cô. Kodokushiám chỉ sự ra đi lặng lẽ của những người già cô đơn Nhật Bản trong chính ngôi nhà của mình mà không ai biết.

Để giảm bớt hiện tượng gần như mang tính khủng hoảng ấy, người Nhật chú trọng phát triển mô hình trung tâm chăm sóc người cao tuổi với chất lượng cao. Họ tăng cường đào tạo và tuyển dụng đội ngũ điều dưỡng viên chăm sóc người già (kaigo-shoku) không chỉ ở trong nước mà từ cả nước ngoài. Việt Nam hiện có số lượng thực tập sinh theo học và làm việc ngành này nhiều nhất ở Nhật.

Trong một chuyến đi Nhật, tôi gặp một cô gái Việt Nam quê ở miền Tây đang là thực tập sinh kaigo-shoku. Hỏi về tương lai, cô bé cho biết đang ấp ủ giấc mơ lập ra một nursing home nho nhỏ ở quê hương mình khi không còn làm việc ở Nhật nữa. Điều cô lo ngại duy nhất là văn hóa người Việt dường như vẫn chưa quen lắm với việc đưa người thân của mình vào sống ở trung tâm dưỡng lão.

Tôi hiểu và đồng cảm với lo ngại của cô bé.

Hiện tại, các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội đã có các trung tâm dưỡng lão chất lượng cao do tư nhân đầu tư thành lập và điều hành theo mô hình của những nước phát triển. Các trung tâm này thu hút một lượng đáng kể các gia đình có điều kiện kinh tế tham gia đăng ký sử dụng dịch vụ. Điều đó cho thấy đã và đang có sự thay đổi trong cách nghĩ của nhiều gia đình người Việt. Thậm chí, ngay chính những người cao tuổi cũng tự nhận thấy tiện ích mà các trung tâm đang hoạt động theo mô hình hiện đại cung cấp là phù hợp với cuộc sống của họ. Không ít người đã đề nghị gia đình đưa họ vào sống và sinh hoạt trong các trung tâm như vậy.

Nhưng quyết định đưa ông bà hay cha mẹ lớn tuổi vào một viện dưỡng lão vẫn không phải là điều dễ dàng. Truyền thống gia đình theo văn hóa phương Đông của người Việt vốn nặng chữ tình và chữ hiếu nên sẽ khó ủng hộ phương thức nuôi dưỡng người già theo xu hướng của một xã hội hiện đại.

Trở ngại thứ hai là phần lớn các trung tâm này yêu cầu chi phí cao hơn nhiều so với khả năng đáp ứng của đại đa số người dân có nhu cầu. Không phải người già nào muốn, cũng vào được viện dưỡng lão, đành phải sống chen chúc, chật vật, thậm chí trong cảnh "hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại" với cháu con.

Không có gì tốt đẹp hơn cho người cao tuổi nếu có sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng truyền thống và cách sống hiện đại để tạo cho họ cuộc sống mới mà trong đó họ không còn cảm thấy cô đơn. Có điều kiện để bố mẹ, ông bà hòa nhập vào cuộc sống sinh hoạt chung của những người cùng lứa tuổi vào những ngày thường và trở về sum họp với gia đình trong ngày cuối tuần, ngày lễ Tết là một lựa chọn hay. Điều đáng trách, nếu có, là chỉ khi gia đình quá ỷ lại và dồn hết trách nhiệm cho các trung tâm dưỡng lão, phớt lờ hẳn đi vai trò và nghĩa vụ chia sẻ của chính mình. Đó mới là sự bỏ mặc, sự vô tâm đáng bị phê phán.

Vấn đề cuối cùng trong việc phát triển hệ thống chăm sóc, nuôi dưỡng người già là các nhà tạo lập nên các trung tâm, các viện dưỡng lão cần xây dựng một hệ thống viện phí phù hợp với mức sống của các gia đình Việt. Chất lượng và mức độ an toàn tối thiểu cũng phải được bảo đảm để tạo được niềm tin tưởng cho họ.

Khi một hệ thống hạ tầng chăm sóc người già như vậy được hoàn thiện, tôi tin nhiều người cao tuổi sẽ chọn sống vui vầy giữa cộng đồng của chính mình hơn là cô đơn và lạc lõng trong căn nhà của những đứa con bận rộn và khác biệt về các mối quan tâm.

Hà Đức Trí

" alt="Già cậy viện dưỡng lão" width="90" height="59"/>

Già cậy viện dưỡng lão