Giang Khánh Chi (lớp 9C2 Trường THCS Archimedes, Hà Nội) không chỉ trúng tuyển 3 trường chuyên mà còn đỗ cả 3 môn chuyên Toán, Lý, Hóa. |
Giành giải Nhất ở kỳ thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 cấp thành phố nên Khánh Chi được tuyển thẳng vào lớp chuyên Lý của cả 2 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và THPT Chuyên Sư phạm.
Tuy nhiên, Khánh Chi còn dự thi vào và trúng tuyển lớp chuyên Toán của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và lớp chuyên Hóa của Trường THPT Chuyên Sư phạm.
Chưa hết, nữ sinh Hà Nội mới đây còn nhận tin trúng tuyển cả khối chuyên Toán và chuyên Lý của Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.
Chia sẻ với VietNamNet, Khánh Chi nói em rất vui vì nỗ lực học tập của mình được đền đáp xứng đáng. Chi khiêm tốn nói rằng kết quả “không tưởng” này đạt được có thể một phần cũng nhờ tâm lý thoải mái do đã chắc suất vào được khối chuyên Lý.
“Thực sự thì em cũng không nghĩ bản thân có thể đỗ được hệ chuyên của cả 3 môn”, Khánh Chi chia sẻ.
Nói về việc thi vào lớp chuyên nhiều môn, Chi cho hay đơn giản em chỉ muốn được trải nghiệm và thử sức là chính.
Em không chỉ đỗ mà thậm chí còn thừa điểm vào các lớp chuyên.
Thi vào THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Chi đạt tổng điểm 44, cao hơn 5,25 điểm so với điểm chuẩn 38,75 của khối chuyên Lý. Cùng đó đạt tổng điểm 44,5 cao hơn 4,75 điểm so với điểm chuẩn 39,75 của khối chuyên Toán.
Thi vào THPT Chuyên Sư phạm, Chi cũng dư 3,75 điểm so với điểm chuẩn 28 của khối chuyên Hóa và dư đến 4 điểm so với điểm chuẩn 22 của khối chuyên Toán Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên đưa ra.
Không chỉ vậy, ở kỳ thi lớp 10 đại trà toàn thành phố Hà Nội vừa qua, Khánh Chi giành được Toán 9,5; Ngữ văn 8 và Tiếng Anh đạt điểm 10 tuyệt đối.
Khánh Chi chia sẻ em vốn là dân toán khi các lớp 6,7 và 8 học định hướng toán. Đầu lớp 8, em mới bắt đầu học tập trung Hóa học và Vật lý. Theo chân chị gái, Chi quyết tâm đầu tư theo môn Vật lý. “Em thấy khi có nền tảng toán vững thì Vật lý và Hóa học chỉ cần giữ được cường độ học ổn định thì kết quả đều sẽ khả quan. Điều quan trọng nhất là khi học môn nào thì cần phải tập trung môn học đó”.
Chi cho hay bí quyết học tốt của mình đơn giản là đọc nhiều sách. “Có thể là sách tham khảo hoặc cũng có thể chỉ là sách về lý thuyết. Bởi qua đó giúp mình hiểu sâu được vấn đề, về bản chất thì lúc đó việc học và tiếp thu những kiến thức mới cũng dễ hơn. Hiểu bản chất thì việc giải quyết các bài tập sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều”
Chi thường dành 1 đến 1 giờ rưỡi trước khi đi ngủ mỗi ngày để đọc thêm những sách này. “Thường em cũng hay đọc sách về lý thuyết Vật lý hơn vì Toán lý thuyết cũng khó hiểu hơn”.
Đặc biệt, ngoài giờ học trên lớp, về nhà Chi không học cả 3 môn trong 1 ngày mà sẽ phân chia ra mỗi ngày học sâu về một môn. “Việc học 3 môn vừa gây rối mà lại dễ mất tập trung và không được sâu nên em chọn mỗi ngày sẽ tập trung cho một môn”.
Ngoài việc học, Khánh Chi chia sẻ em rất thích hát, nghe nhạc và cũng thường xuyên tập múa. “Cứ có thời gian rảnh là em hát, thậm chí là vừa đi vừa hát và hát mọi thể loại nhạc của các nước”, Chi cười.
Khánh Chi cho biết em quyết định sẽ theo môn Lý và dự kiến sẽ chọn nhập học Trường THPT Chuyên Hà Nội –Amsterdam. Một trong những lý do để cô bạn đưa ra quyết định có cả yếu tố gần nhà.
Thanh Hùng
- Nguyễn Thị Thanh Lam (lớp 9A10, Trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) là thí sinh có điểm thi vào lớp 10 cao nhất Hà Nội với tổng điểm xét tuyển là 56,75, trong đó Ngữ văn 9, Toán 9,5, Ngoại ngữ 10 và Lịch sử 9,75 điểm.
" alt=""/>Nữ sinh Hà Nội đỗ cả 3 lớp chuyên Toán, Lý và HóaNgành giáo dục "góp" tới 17/19 người vướng vòng lao lý trong vụ án gian lận chấn động này.
Bên cạnh đó, còn những cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giáo dục có con trong danh sách 222 thí sinh được nâng điểm.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đăng đàn khẳng định không dung túng cho các hành vi sai phạm. Trong khi chờ công an tiếp tục điều tra làm rõ hành vi của những người liên quan, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương xem xét xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, viên chức trong ngành GD-ĐT, cương quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ vi phạm.
"Cương quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ, viên chức giáo dục vi phạm' là tinh thần quen thuộc mà ngành giáo dục khẳng định mỗi khi có sự cố. Thực tế, khi các cán bộ viên chức bị khởi tố thì sẽ bị thôi việc theo điều 13 của Nghị định Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
Vấn đề còn lại là những cán bộ quản lý và các giáo viên có con em được nâng điểm, nhưng hiện nay cơ quan điều tra chưa có kết luận về sự can thiệp của họ, thì cấp độ xử lý được đến đâu?
Hiện tại, mới chỉ có trường hợp Chánh Thanh tra của Sở GD-ĐT Sơn La - có con được nâng điểm - vừa bị Bộ GD-ĐT yêu cầu không tham gia chỉ đạo, và cũng không trực tiếp thanh tra thi năm 2019.
Còn lại, theo ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng phòng khảo thí và Kiểm định chất lượng (Sở GD-ĐT Tây Ninh), hiện chưa có chứng cứ rõ ràng để chứng minh những cán bộ trong ngành có tội, nên không thể đình chỉ hay cho ra khỏi ngành ngay những cán bộ, công, viên chức có con được nâng điểm.
"Bộ trưởng nói vậy nhưng theo luật thì địa phương quản lý nhân sự nên khó mà làm được".
Ông Tài cho rằng cách ra khỏi ngành sớm nhất là sự tự giác nghỉ việc, nhưng văn hóa từ chức từ trước đến nay chưa "ngấm" nên chắc điều này không thể xảy ra.
Một chuyên gia tuyển sinh phía Nam, nhìn nhận chủ trương xử lí nghiêm của Bộ sẽ đưa lại niềm tin cho người dân nhưng mình Bộ hô quyết tâm cũng không thể được. Cách nhanh nhất là nhanh chóng "đưa ra ánh sáng" những người dính dáng tới tiêu cực.
“Với cơ chế nhân sự hiện nay là địa phương quản lý nên sự quyết liệt từ Bộ GD-ĐT cần có hợp tác từ phía địa phương” - ông đề xuất.
Ông Phùng Quán, chuyên gia tuyển sinh, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM phân tích: Bộ trưởng nói, đang đề nghị các địa phương xem xét, có nghĩa là Bộ đang tích cực phối hợp với Bộ Công an nhanh chóng xác định đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm minh, công bằng, chính xác, không bao che và công khai, minh bạch, và khi có đầy đủ chứng cứ thì việc xử lý là chắc chắn.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng khẳng định Bộ GD-ĐT hoàn toàn cho thể đưa ra khỏi ngành những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi gian lận thi cử bởi các lý do:
Thứ nhất, viên chức phải tuân thủ "đạo đức nghề nghiệp" và "quy tắc ứng xử" quy định tại Luật viên chức. Hiện nay, chưa có chứng cứ, chưa thể xử lý hình sự nhưng về chuẩn mực đạo đức và ửng xử chỉ cần chứng minh có sự liên quan.
Thứ hai, dù địa phương quản lý nhân sự và muốn xử lý cán bộ thì phải theo luật nhưng nếu địa phương không làm thì đề nghị Bộ Nội vụ hoặc Thanh tra Bộ GD-ĐT có thể vào cuộc. Thậm chí Trung ương cũng phải vào cuộc theo phản ánh của dư luận hoặc khi có người tố giác.
Một cựu phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nói rằng có thể tạm đình chỉ công tác có thời hạn và cho họ làm bản tường, sau này kết hợp với kết luận của cơ quan chức năng để xử lý thích hợp.
Còn luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng nói trong khi chờ đợi kết quả điều tra cần tạm đình chỉ chức vụ công tác của các cán bộ không chỉ trong ngành giáo dục mà ở ngành khác với những trường hợp có con được nâng điểm. Việc tiếp tục phân công đảm nhiệm công tác hoặc để họ công tác sẽ càng khiến dư luận thêm bức xúc.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Luật, Trường ĐH Tôn Đức Thắng phân tích: Hiện nay, vụ việc đang trong giai đoạn điều tra để xác định nghi phạm, nhưng nghi phạm lại chủ yếu là người trực tiếp hoặc tổ chức tham gia, chứ không có mắt xích cuối cùng là người và gia đình người thụ hưởng.
Chẳng có ai dại dột tự đi nâng điểm cho người khác để bị truy tố - đây là suy luận rất bình thường. Nhưng để biến thành chứng cứ pháp lý thuộc thẩm quyền cơ quan điều tra, và có lẽ rất khó khăn vì có người thụ hưởng có chức vụ cao nhất của một tỉnh.
Về đạo đức nghề nghiệp, muốn đuổi khỏi ngành cũng phải có đủ chứng cứ. Không thể bắt họ chịu một chế tài nếu không chứng minh được họ vi phạm. Thậm chí, nếu khai rằng có người hại mình, hoặc cán bộ "chơi" nhau, không chừng họ lại trở thành người bị hại.
Tại buổi làm việc của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội với Bộ GD-ĐT và Bộ Công an về vấn đề xử lý vi phạm kỳ thi THPT quốc gia 2018 và công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra chiều ngày 23/4, Ủy ban đã đề nghị Bộ GD-ĐT rà soát, sửa đổi bổ sung quy chế thi cho phù hợp, khắc phục và xử lý những vi phạm liên quan đến gian lận điểm như kỳ thi năm 2018 nhằm đảm bảo sự công bằng. Có thể nghiên cứu những quy định liên quan đến đối tượng là phụ huynh, người thân.
Lê Huyền
"Tôi rất buồn vì trên mạng có tên trường trong danh sách phụ huynh của thí sinh được nâng điểm" - vị hiệu trưởng bày tỏ.
" alt=""/>'Đưa ra khỏi ngành' những thầy cô có con em được nâng điểm hay không?1. Nếu có một vị khách tới chơi và người này đi cả giày vào trong nhà, thay vì yêu cầu người đó cởi giày để bên ngoài, bạn mang cho họ một đôi dép đi trong nhà. Điều này chứng tỏ bạn là người biết cách ứng xử và tôn trọng người khác.
2. Khi bạn mượn xe của bạn bè, bạn nên trả lại với một lượng xăng lớn hơn lúc nhận xe. Nội thất xe hơi cũng được dọn sạch sẽ hoặc xe được rửa, lau chùi cẩn thận.
3. Nơi an toàn nhất trong xe là chỗ ngồi phía sau người lái. Còn chỗ ngồi thoải mái nhất là ghế bên phải ở hàng sau. Đó là lý do tại sao những chỗ ngồi đó nên được dành cho người lớn tuổi nhất hoặc phụ nữ, trong khi đó những người trẻ nhất nên ngồi ở giữa. Hiểu được "quy tắc ngầm" này, bạn sẽ biết cách chọn chỗ cho phù hợp từng hoàn cảnh.
4. Rất bất lịch sự và thậm chí nguy hiểm khi người ngồi gần tài xế luôn sử dụng điện thoại hoặc ngủ. Cách cư xử tinh tế là trò chuyện với người lái xe một cách nhẹ nhàng, ít cử chỉ kích động. Bạn cũng chú ý quan sát phía trước, nếu nhận ra tình huống bất ngờ trên đường cần tạm dừng nói chuyện để người lái có thể tập trung.
5. Nếu bạn hủy cuộc họp vì một số lý do, cần nhanh chóng sắp xếp một cuộc họp mới. Bằng cách này, bạn sẽ thể hiện sự tôn trọng với những người tham dự khác.
6. Sẽ không lịch sự nếu bắt tay ai đó khi đang đeo găng tay hoặc đang ngồi nhưng lại giơ tay ra phía trước. Nếu bạn đứng lên khi bắt tay chứng tỏ bạn biết cách ứng xử, tôn trọng người khác.
7. Nếu đã quên tên một người, đơn giản chỉ cần thừa nhận nó. "Tôi xin lỗi, tôi lại quên mất tên bạn", nghe sẽ đơn giản, lịch sự và trung thực. Nếu bạn muốn cố nhớ tên của mọi người trong một sự kiện, khi gặp hãy lặp lại tên của họ như: "Rất vui được gặp bạn, Anna".
8. Nếu bạn không thể liên lạc với một người qua điện thoại trong lần gọi đầu tiên, không cần phải lặp lại nỗ lực ấy trong vô vọng. Nếu câu hỏi của bạn không khẩn cấp, hãy lịch sự gọi lại cho người ấy sau 2 giờ để họ thấy đã có cuộc gọi lỡ và gọi lại cho bạn.
9. Bạn nên trả lời cuộc gọi sau 2-3 hồi chuông để người gọi có thời gian chuẩn bị. Nếu là người đang gọi, bạn nên dập điện thoại sau khoảng 5 hồi chuông nếu người đó không nhận.
10. Trong thời đại ngày nay, các cuộc gọi có thể khá căng thẳng. Nếu câu hỏi không khẩn cấp, bạn có thể chọn cách gửi tin nhắn hay email. Trong trường hợp này, bạn sẽ không lãng phí thời gian và có câu trả lời chính xác hơn. Người nhận tin nhắn của bạn sẽ trả lời nó khi họ có thời gian hoặc tìm câu trả lời phù hợp nhất gửi cho bạn.
11. Khi một người đeo tai nghe chứng tỏ họ không muốn nói chuyện vào lúc này. Bạn không nên cố gắng làm gián đoạn họ bằng một cuộc trò chuyện, trừ khi có câu hỏi khẩn cấp. Nếu bạn đang đeo tai nghe, một trong những quy tắc chính là tắt âm lượng và lấy nó ra khỏi tai trước khi bạn nói chuyện với ai đó. Đây là cách thể hiện sự tôn trọng với người khác.
12. Bàn làm việc của một người là không gian cá nhân của họ. Vì vậy, thật bất lịch sự khi ngồi vào bàn của đồng nghiệp mà họ không mời, nhìn vào màn hình, sử dụng máy tính hoặc lấy đi bất cứ thứ gì từ bàn của họ, ngay cả khi đó chỉ là cái kẹp giấy.
13. Cả phụ nữ và đàn ông đều có thể là người mời bạn đồng hành của họ đến nhà hát. Nhưng nếu là đàn ông chắc chắn nên là người xuất trình vé ở lối vào, mở cửa hoặc kéo ghế cho người phụ nữ.
Thúy Nga (Theo Brightside)
Tờ Bright Side đã giới thiệu 11 quy tắc tiết kiệm tiền của những người giàu. Hãy tham khảo và thử áp dụng với bản thân mình.
" alt=""/>13 tình huống chứng tỏ bạn có lối cư xử khéo léo hơn người