Sinh viên kinh tế
Chật vật tìm việc
Theênkinhtếbxh hạng nhất anho thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng hồ sơ nộp vào các ngành kinh tế, kinh doanh luôn thuộc nhóm cao nhất qua các mùa tuyển sinh cao đẳng, đại học. Năm 2019, khối ngành này chiếm khoảng 32% tổng số hồ sơ đăng ký dự thi, và có tỷ lệ chọi nguyện vọng/chỉ tiêu là 6.5, đứng thứ hai trong nhóm các ngành tuyển sinh.
Nhu cầu tuyển dụng cho nhóm ngành này khá cao, vì thế nhóm ngành kinh tế vẫn đang là xu hướng của sinh viên hiện nay. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, giai đoạn 2018-2025 cả nước cung cấp 2,5 triệu việc làm, kinh tế - tài chính - hành chính - pháp luật, là nhóm ngành chiếm tỷ trọng việc làm cao (33%).
![]() |
Nhu cầu nhân lực cho khối ngành kinh tế chưa bao giờ giảm nhiệt |
Tuy nhiên, một nghịch lý đang tồn tại là ngày càng nhiều cử nhân kinh tế chật vật tìm việc, phải làm trái ngành, hay thậm chí là thất nghiệp, trong khi doanh nghiệp và thị trường vẫn bị thiếu hụt nhân sự chất lượng cao cho nhóm ngành này.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sinh viên ra trường chưa có khả năng thích ứng tốt. Kinh tế là khối ngành khá đặc thù, luôn biến động, đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo và không sợ thất bại. Sinh viên kinh tế nếu chỉ sở hữu học bạ điểm cao nhưng thiếu kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn sẽ khó đáp ứng được yêu cầu công việc trong kỷ nguyên mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Bên cạnh đó, một bộ phận sinh viên kinh tế học cầm chừng, lao vào các công việc làm thêm với mong muốn làm đẹp CV bằng kinh nghiệm dày đặc hay nóng vội chứng tỏ khả năng tự kinh doanh của bản thân. Việc chỉ học cho có nhưng thiếu sự đầu tư nghiêm túc sẽ dẫn đến học không thấu đáo, thiếu đam mê với ngành học. Sinh viên kinh tế thuộc nhóm này sẽ thiếu kỹ năng và trình độ chuyên môn cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng hiện nay.
Chạy đà để về đích ngay từ giảng đường đại học
Ba từ khoá “lận lưng” của sinh viên kinh tế thời đại mới là: Đáp ứng, thích nghi và đổi mới.
Mức độ cạnh tranh việc làm ở TP.HCM hiện nay nằm trong khoảng 1/46 và Hà Nội là 1/33. Riêng nhóm ngành kinh tế, mức độ cạnh tranh cao hơn với tỷ lệ 1/60, ở những vị trí lao động bậc cao mức cạnh tranh có thể là 1/400 người.
Do đó, bên cạnh những kiến thức chuyên môn, người học cần đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng số, ngoại ngữ, các kỹ năng mềm, và kinh nghiệm làm việc, đồng thời phải thích nghi và liên tục cập nhật xu hướng, bắt kịp thời đại, hội nhập cùng thế giới. Để tăng sức cạnh tranh cho người học kinh tế thời đại mới, tất cả những điều này đều nên được chuẩn bị kỹ ngay từ giảng đường đại học.
Trong bối cảnh đó, một số đại học lớn tại Việt Nam, ví dụ như Đại học Công lập Việt Đức (VGU) đã chủ động trang bị cho sinh viên những nền tảng quan trọng với khả năng thích nghi tốt để đáp ứng nhu cầu thay đổi không ngừng của thị trường lao động.
Là cường quốc về kinh tế đứng thứ tư trên thế giới và hàng đầu châu Âu, Đức có rất nhiều mô hình, kinh nghiệm phát triển kinh tế để học hỏi. Các chương trình học tại VGU được xây dựng theo tiêu chuẩn Đức, tập trung về kĩ năng, chú trọng môi trường thực tế để người trẻ được trao nhiều cơ hội trải nghiệm thông qua thực tập, workshop, và các chuyến đi thực tế trong suốt quá trình học.
Ngoài kiến thức truyền thống, sinh viên còn được đào tạo qua phương pháp dạy và học sáng tạo, kĩ năng lãnh đạo, phản biện, làm việc nhóm… từ đó tạo điều kiện thường xuyên cho người học áp dụng tư duy và sáng tạo cá nhân vào thực tiễn, sẵn sàng hội nhập.
![]() |
Học kinh tế theo mô hình Đức giúp sinh viên dễ tiếp cận với thị trường thế giới |
Ngày nay ngoại ngữ được xem là tấm vé thông hành giúp sinh viên mở rộng cơ hội việc làm tại các công ty đa quốc gia, và chủ động hội nhập thế giới. Tại VGU, các chương trình đào tạo đều được triển khai 100% bằng tiếng Anh, tạo môi trường chuẩn quốc tế giúp sinh viên được rèn luyện ngay từ đầu.
Các sinh viên VGU thành thạo tiếng Anh từ năm học đầu tiên, sau đó được trang bị thêm tiếng Đức căn bản. Nhờ được trang bị đầy đủ về kiến thức, các kỹ năng và ngoại ngữ nên sinh viên VGU có cơ hội tiếp cận các suất học bổng trao đổi, du học tại các trường Đại học ở Đức cũng như trên thế giới.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Công lập Việt Đức, sinh viên được cấp bằng công nhận quốc tế để có nhiều cơ hội tuyển dụng hơn. Trước mức độ sàng lọc cao của ngành kinh tế thị trường, sinh viên VGU vẫn được đánh giá là “future-proof” (không lỗi thời với tương lai), tự tin đón nhận những cơ hội việc làm, dù trong môi trường khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay các tập đoàn quốc tế trên thế giới.
Tìm hiểu thêm về ngành học và cách thức đăng ký tại: https://vgu.edu.vn/vi/admission
Thúy Ngà
(责任编辑:Thế giới)
- Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Stuttgart, 1h30 ngày 24/2: Thiên nga vỗ cánh
- Phó giám đốc trung tâm đăng kiểm 'làm xiếc' hàng loạt hồ sơ kiểm định xe
- Cận cảnh mẫu xe tải chạy điện không người lái
- Facebook có hồ sơ riêng của mỗi người dùng
- Nhận định, soi kèo Pharco vs Modern Sport, 21h00 ngày 21/2: Vượt lên top 9
- Khoảnh khắc tài xế thoát ra khỏi chiếc ô tô nát bét mà không hề hấn gì
- Khang Điền bàn giao nhà The Classia đợt 1
- Xin cứu chàng trai nghèo bệnh hiểm
- Nhận định, soi kèo UTA Arad vs Sepsi, 22h00 ngày 24/2: Đối thủ yêu thích
- Thùng container lật xuống đường, hất tung ô tô biển xanh
- Các thành phố giàu có Nhật Bản thành thị trấn ma vì Virus Corona
- Người đàn ông nhập viện với miếng titanium lộ trên đầu
- Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Eintracht Frankfurt, 23h30 ngày 23/2: Không dễ thắng
- Bên trong thành phố, nơi công ty con của Google thử nghiệm xe tự lái
- Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2
- Lado Taxi mua thêm 300 xe VinFast VF 5 Plus
- Kết quả bóng đá Brentford 1
- Phát hiện hợp kim gốm xốp mới có khả năng chịu nhiệt lên đến 2.000 độ C
- Nhận định, soi kèo Rayo Vallecano vs Villarreal, 22h15 ngày 22/2: Không dễ cho khách
- Ghép tạng của cha cho bé trai 9 tháng tuổi mắc bệnh gan giai đoạn cuối