Ngôi nhà màu hồng này được xây dựng không chỉ mang đến vẻ đẹp đặc biệt khiến mọi người ngắm nhìn đềumu vs livemu vs live、、
Ngôi nhà màu hồng này được xây dựng không chỉ mang đến vẻ đẹp đặc biệt khiến mọi người ngắm nhìn đều cảm thấy thích thú mà ở đó còn là câu chuyện tình yêu của hai vợ chồng.
Người chồng 65 tuổi,ìnhyêucổtíchNgườiđànôngtuổitặngvợbiệtthựmàuhồngnhândịpnămngàycướmu vs live tên là Lin Chang Yi (một nhà thiết kế nội thất) đã dành tất cả tâm huyết để xây dựng căn biệt thự thật đẹp, lãng mạn và mộng mơ để tặng người vợ nhân dịp 40 năm ngày cưới.
Hai vợ chồng sống ở ngoại ô thành phố Đài Bắc, từ khi nghỉ hưu. Mỗi tuần, họ thường cùng nhau lên thành phố để mua sắm, xem phim, ca nhạc.
Sau một thời gian sinh sống, người chồng quyết định xây dựng căn biệt thự với diện tích 120m². Khoảng không gian đủ rộng để bố trí các phòng chức năng cùng 2 sảnh rộng rãi giúp hai vợ chồng thêm những phút giây bên nhau.
Sự kết hợp khéo léo giữa gam màu hồng nhạt với những mảng màu từ đá cẩm thạch tạo nên phong cách cổ điển nhẹ nhàng, thanh lịch và tỉ mỉ. Từng căn phòng không thể thiếu sự kết hợp đầy tinh tế giữa ánh sáng tự nhiên cùng với ánh sáng nhân tạo.
Các khu vực chức năng như phòng ngủ, nhà bếp, khu vực ăn uống đều được tiết chế diện tích, ưu tiên cho các khu vực chức năng chung tạo cảm giác rộng rãi, thoáng mát. Ngôi nhà còn có phòng lưu trữ đồ đạc giúp các căn phòng chức năng "giảm tải" lượng đồ đáng kể.
Người vợ yêu thích không gian sống, món quà do người chồng dành tặng.
Vì xây dựng ngôi nhà tặng vợ nên ông Lin ưu tiên cùng vợ lựa chọn nội thất. Hai người cùng bàn bạc để đưa ra phương án tốt nhất cho ngôi nhà chung của mình. Các giải pháp từ thiết kế đến trang trí đều được cân nhắc để tạo nên công trình thật ưng ý cho cả hai.
Ông Lin cùng vợ là những người có sở thích đọc sách. Vì thế mọi không gian đều ưu tiên khu vực vừa để thư giãn vừa là nơi đọc sách, thưởng trà.
Không gian vừa là nơi ăn uống vừa là nơi thưởng trà, đọc sách.
Các căn phòng được sử dụng linh hoạt nhiều màu sắc khác nhau để tăng sự tươi mới cho từng góc nhỏ. Nếu như các phòng ngủ phụ được sử dụng nhiều gam màu xanh thì phòng ngủ master của hai vợ chồng được sử dụng màu hồng cam nhẹ nhàng. Gam màu trở nên ấm cúng và sang trọng nhờ có sự góp mặt của ánh sáng vàng.
Họ đã bận rộn suốt cuộc đời, dành nhiều thời gian cho nhau để ổn định sự nghiệp cũng như cuộc sống. Khi về già, họ muốn cùng nhau sống chung trong căn biệt thự tiện nghi và xinh xắn, có thời gian dành cho nhau, cùng nhau đi du lịch, ăn uống và tận hưởng cuộc sống với thế giới thu nhỏ chỉ có hai người.
Theo ICTVietnam
Đi ở thuê vẫn bỏ 500 triệu đồng sửa lại nhà cũ thấm dột 70 năm tuổi
Dù là nhà thuê, nhưng một blogger đã dám bỏ ra tới 500 triệu đồng để sửa sang lại toàn bộ căn nhà cũ đã xây từ cách đây 70 năm khiến không ít người tò mò.
"Có bất thường ở tử cung của cô. Chúng tôi phải làm sinh thiết", bác sĩ nói.
Hai tuần sau, tôi nhận tin sét đánh là đã bị ung thư.
"Làm thế nào tôi có thể nói với mẹ tôi?". Bà là người bạn tốt nhất của tôi. Chỉ 16 tuổi, bà đã sinh ra tôi. Chúng tôi giống như chị em, luôn nói chuyện, chia sẻ với nhau mỗi ngày. Điều này sẽ làm bà gục ngã.
Nhưng thật tuyệt vời, bà nhắn tin cho tôi: "Mẹ yêu con. Chúng ta sẽ vượt qua chuyện này".
Bà đã ở bên cạnh tôi trong cuộc hẹn tiếp theo với bác sĩ.
Khi nghe nói về việc cắt bỏ tử cung hoàn toàn, hóa trị và xạ trị, căn phòng dường như quay cuồng. Tôi cảm thấy sợ hãi. Một khi điều trị bắt đầu, tôi không bao giờ có thể sinh thêm con. Cơ hội duy nhất của tôi là tạo phôi ngay lập tức.
"Con hãy đến gặp bác sĩ sinh sản", mẹ tôi nói. "Nhưng mẹ ơi, ngay cả khi chúng ta tạo phôi, chúng ta khó có thể kiếm được một người mang thai hộ", tôi nói trong nước mắt.
"Nếu được phép làm điều đó, mẹ sẽ làm", bà trả lời dứt khoát. Tôi sững sờ. Mẹ tuyệt vời của tôi đã dùng cơ thể của mình để giúp tôi.
Câu nói của mẹ khiến tôi hy vọng. Tôi đã tạo ra 19 phôi thai quý giá. Nhưng những gì đến tiếp theo vô cùng khủng khiếp: Phẫu thuật cắt tử cung, hóa trị và xạ trị. Tôi bị ốm nặng và rụng tóc.
May mắn, mẹ đã luôn ở đó, nắm tay giúp tôi vượt qua những giọt nước mắt.
Micaela Gump-Johnson cạnh mẹ trong phòng sinh.
Ba tháng sau khi điều trị kết thúc, tôi nhận được tin tuyệt vời: không còn bị ung thư nữa.
Mẹ tôi đã 42 tuổi nhưng các bác sĩ đồng ý để mẹ thay thế tôi mang thai.
Sau khi làm thủ tục, cả hai chúng tôi đều khóc và hy vọng. Bốn tuần sau đến hẹn siêu âm, lần đầu tiên tôi nhìn thấy những đứa trẻ của mình trong cơ thể mẹ.
Chúng tôi quyết định không nói với mọi người ngay lập tức. Sau đó, ở tháng thứ 4, chúng tôi biết cặp song sinh là một bé trai và một bé gái và tôi cảm thấy sẵn sàng để công khai mọi chuyện
"Tôi có một cặp song sinh", tôi nói khi bạn bè hỏi tin tức. Trước khi họ kịp nói lời chúc mừng, tôi đã nhanh chóng tiếp tục "và mẹ tôi mang thai hộ tôi".
Một số đã vui mừng. Những người khác thì bị sốc. Nhưng tôi không quá bận tâm, em bé của tôi khỏe mạnh và tôi có người mẹ tốt nhất trên thế giới - đó mới là điều đáng lưu ý.
Khi ngày sinh của mẹ đến gần, tôi càng hồi hộp. Chúng tôi đến bệnh viện và mẹ đã sinh mổ. Tôi ôm mẹ, cả hai chúng tôi đều khóc.
"Hãy nhìn con của bạn," bác sĩ nói khi Logan xinh đẹp của tôi được sinh ra. Tiếp đến là McKinley.
Giây phút các con ở trong vòng tay tôi, mọi lo lắng về sự gắn kết đều tan biến. Tình yêu ngay lập tức tràn ngập, giống như khi con trai đầu tiên của tôi chào đời.
Hai đứa trẻ chào đời hoàn toàn khỏe mạnh.
"Tôi yêu mẹ rất nhiều. Cơ thể và sức khỏe của bà đã bị ảnh hưởng để tôi có những đứa trẻ xinh đẹp này. Tôi không bao giờ có thể trả ơn cho bà”.
Cặp song sinh hiện được 14 tháng. Chúng luôn luôn quấn quýt bên tôi.
Mặc dù bây giờ không còn bị ung thư, tôi vẫn muốn hỗ trợ những người phụ nữ khác đang mắc ưng thư cổ tử cung bằng cách gây quỹ từ thiện. Đối với cặp song sinh, tôi đã ghi lại tất cả mọi thứ về hành trình của các con. Khi con lớn, tôi sẽ giải thích về những điều kinh ngạc mà bà của các con đã làm cho con. Tôi sẽ nói rằng, bà là một siêu anh hùng, chỉ là không có áo choàng.
Sheila Gump: "Tôi sẽ làm bất cứ điều gì để con hạnh phúc"
"Đây là lần đầu tiên tôi mang thai mà không có người đàn ông trong phòng!", bà Sheila Gump nói.
Những tháng ngày tồi tệ trong chẩn đoán và điều trị, căn bệnh ung thư của con đã khiến tôi cảm thấy bất lực, nhưng đây là điều tôi thực sự có thể làm.
Tôi thậm chí không cần phải thảo luận với chồng tôi - bố của Micaela. Tôi biết anh ấy đã hiểu. Cô gái của chúng tôi cần chúng tôi và chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cho con.
Ở tuổi 42, việc mang thai không đơn giản. Tôi đã có hai con sau Micaela, hiện 14 tuổi, 11 tuổi và tôi còn bị tiểu đường thai kỳ. Nhưng ngồi trong phòng tắm nhìn que thử thai chuyển sang màu xanh, tôi không lo lắng cho sức khỏe của mình. Tôi chỉ cần con hạnh phúc.
Micaela (trái) bên mẹ và hai con.
Có một số ngày khó khăn, tôi phải tiêm rất nhiều. Nhưng tôi chỉ hình dung những đứa trẻ đang mỉm cười với tôi và khuôn mặt của Micaela khi chúng ra đời. Điều đó làm tôi cảm thấy tốt hơn.
Về mối quan hệ của tôi với các em bé, ngay từ đầu tôi đã tự nhủ "Chúng không phải là của tôi". Tôi luôn luôn nói: "Các bé không phải là con của tôi mà là cháu của tôi" nếu có ai đó hỏi.
Tôi nhẹ nhõm khi chúng được sinh ra an toàn. Nhìn thấy khuôn mặt Micaela sáng lên khi bế con, tôi đã khóc vì mình đã giúp con biến giấc mơ thành hiện thực.
Ngày Micaela và 2 đứa trẻ chuẩn bị rời đi, tôi thấy buồn vui lẫn lộn. May mắn thay, cảm giác đó nhanh chóng ổn định và tôi vui mừng khi trở thành bà của những đứa trẻ tuyệt vời như vậy.
Vợ bật khóc nhận món quà từ người chồng đã qua đời
Dù đã qua đời từ cách đây 10 tháng, người chồng vẫn lên kế hoạch tổ chức một lễ kỷ niệm ngày cưới để dành tặng vợ.
" width="175" height="115" alt="Hành trình mang thai hộ cho con gái bị ung thư của người mẹ U50" />
Hành trình mang thai hộ cho con gái bị ung thư của người mẹ U50
Cận cảnh một vỏ bom được phục chế rất chuyên nghiệp có cả đế bom, màu sắc bắt mắt ở nhà anh Hạnh.
Về thôn Long Hải, xã Phong Bình, huyện Gio Linh ai ai cũng biết đến anh Lê Thanh Hạnh (SN 1985), bởi trong ngôi nhà anh đang ở có đến hàng chục “tài sản” là vỏ bom, đạn.
Anh Hạnh cho biết, anh có niềm đam mê đặc biệt với các loại vỏ bom nên đi đâu anh cũng cố gắng mang cho bằng được các vỏ bom về nhà.
Anh Hạnh bên những vỏ bom do chính tay anh phục chế.
Những vỏ bom được độ thành hình dáng quả tên lửa.
Khoảng 2 năm trước, khi anh Hạnh đang làm việc tại tỉnh Đắc Lắk thì không may gặp tai nạn lao động, bị liệt cả hai chân nên anh phải về quê sinh sống.
Ở quê, thấy nhiều điểm bán phế liệu có vỏ bom, đạn (không có thuốc, kíp nổ) nên anh mua về. Sau đó, anh Hạnh dùng máy đánh sạch lớp gỉ sét, sơn lại, phục chế như quả bom còn mới.
Những chiếc vỏ bom cũ anh Hạnh mới mang về chưa phục chế.
Sau đó anh dựng các vỏ bom lên dùng để trang trí nhà cửa. Có những vỏ bom anh Hạnh “độ” có hình dáng như quả tên lửa.
Thấy đẹp, nhiều người tin tưởng chọn anh Hạnh để đặt hàng. Nhờ đó, anh Hạnh có thêm nguồn thu, giúp nuôi sống bản thân.
Với mỗi vỏ bom, đạn, anh Hạnh thường mất khoảng 2 đến 3 ngày mới hoàn thành việc phục chế.
“Điều giá trị nhất của quả bom, đạn là ở niền đồng, đó là điểm nhấn của quả bom”, anh Hạnh cho biết.
Có những vỏ bom có kích thước lớn hơn một đứa trẻ 6 tuổi tại vườn nhà 1 hộ dân ở TP Đông Hà.
Màu thời gian hằn in lên từng chiếc vỏ bom.
Anh Nam Long (SN 1982), trú tại TP Đông Hà cho hay, cũng như nhiều người, anh thích sưu tầm các vỏ bom để chưng cảnh. Anh Long đặt các vỏ bom ở vườn cây cảnh và ngay lối ra vào để trang trí.
“Hàng ngày, tôi vừa chăm sóc cây cảnh vừa có thể ngắm các vỏ bom. Mỗi vỏ bom là một kỉ niệm và công sức của tôi khi tôi chọn đưa về và làm mới nó bằng những màu sơn”, anh Long chia sẻ.
Nói về thú chơi này, nhiều người không khỏi trầm trồ nhắc đến ông Trần Công Chức (SN 1969), trú tại thôn Nam Sơn, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh.
Một vỏ bom khá lớn được đặt trang trọng ở cổng vào nhà của ông Chức.
Một cặp vỏ bom được trang trí ngoài cổng.
Ông Chức lớn lên bên dòng sông Bến Hải, nơi vĩ tuyến 17. Gia đình ông có 10 người hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nên ông hiểu rõ những gì quê hương, đất nước phải gánh chịu bởi chiến tranh.
Vì vậy, hơn 10 năm qua, ông Chức đi khắp nơi sưu tầm khoảng 1.000 đồ vật chiến tranh, nhất là vỏ bom, đạn để hoài niệm.
Cặp vỏ bom được trang trí trước sân nhà ông Chức.
Ông Chức cho hay, ông muốn lập bảo tàng chiến tranh trên đường Trường Sơn, gần Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn.
Hàng trăm vỏ đạn được ông Chức sưu tầm lại, kết thành hình trái tim.
Ngoài vỏ bom, đạn, có vô số đồ vật có ý nghĩa khác được ông Chức dày công tìm kiếm và thu thập lại.
“Ước muốn lập bảo tàng chiến tranh của tôi đã được nhem nhóm từ lâu. Ý nghĩa của nó là góp phần nhắc nhở thế hệ sau về sự mất mát, tàn khốc của chiến tranh. Tôi hi vọng thế giới không còn tiếng súng, tiếng bom, được chung sống trong yên vui và hoà bình”, ông Chức tâm sự.
Chuyện ông xe ôm 3 lần tay không bắt cướp ở Hà Nam
Đêm cùng công an giăng lưới bắt tội phạm trốn nã, ông Phạm Văn Nhẫn thức trắng, đầu căng như dây đàn.
" alt="Thú chơi độc lạ ở Quảng Trị: Mua vỏ bom đạn trang trí khắp nhà" width="90" height="59"/>
“Chúng tôi cũng không xưng mày, tao bao giờ và giữa hai làng cũng chưa bao giờ có xích mích, mâu thuẫn. Nếu thanh niên của Đông Lâm và Nga Trại có lời ăn tiếng nói, hay hành vi cư xử chưa phù hợp với nhau thì sau đó buộc phải mua buồng cau đến xin lỗi”, bà Giá chia sẻ.
Câu chuyện diễn ra từ lâu đời, được truyền qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, ngay từ bé, những người con của hai thôn đều ý thức được điều này. Họ thường xuyên giúp đỡ những người ở thôn bên cạnh và đến tuổi dựng vợ gả chồng, họ cũng không tìm hiểu nhau, yêu nhau.
Hai thôn cũng thể hiện tình cảm thân thiết bằng việc đón nhau lên chung hội vào ngày mùng 6 Tết và 10/9 âm lịch hàng năm. Những ngày này, dân hai làng tham gia rất đông.
Bên khách cử ra đại diện các cụ, thanh niên, chính quyền thôn và nhất thiết phải có cụ quan đám (người trông coi đình làng) mang theo hương, cau trầu… đến biếu chủ nhà.
Ngược lại, chủ nhà cũng cử thành phần tương tự ra tận cổng làng đón người vào đình cúng tế. Năm nay, Đông Lâm mời thôn Nga Trại lên thôn mình dự lễ thì lần sau Nga Trại lại mời Đông Lâm xuống dự lễ.
Đại diện lãnh đạo xã Hương Lâm khẳng định, chính quyền địa phương không có bất kỳ hình thức gì tác động hay cấm đoán việc kết hôn. Tất cả đều do mối giao tình giữa hai thôn đã có từ lâu đời.
Bà Thanh Hải cũng cho biết thêm, hai thôn Đông Trại và Nga Lâm có khoảng 5 nghìn nhân khẩu. Việc kết nghĩa trên đã tạo ra sự đoàn kết, tương trợ đáng quý, giúp tình hình an ninh, trật tự giữa các thôn luôn ổn định. Cụ thể, nhiều năm nay, dù cạnh nhau nhưng giữa người dân hai bên chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn, to tiếng.
Ngoài ra, ở xã Hương Lâm cũng có 2 thôn khác là Hương Câu và Phúc Ninh cũng kết nghĩa anh em và không có chuyện kết hôn giữa trai gái hai làng với nhau.
Cây cổ thụ bị xiềng xích chằng chịt suốt hàng trăm năm
Suốt hàng trăm năm nay, cây cổ thụ này bị xiềng xích chằng chịt xung quanh dù chẳng có chân để chạy trốn.
" alt="Hai làng 'sát vách' trăm năm trai gái không lấy nhau" width="90" height="59"/>