Lần đầu tiên, các nhà sản xuất quốc nội chiếm hơn 50% thị phần Trung Quốc. Ảnh: BYD.
Không ít nhà sản xuất nước ngoài đang dần rút khỏi thị trường Trung Quốc do sự bùng nổ quá nhanh và tinh thần “chuộng” xe nội của người tiêu dùng nước này. Có thể kể đến như Hyundai đang bán nhà máy sản xuất của mình, Ford cắt giảm nhân sự nghiêm trọng và Stellantis đã đóng cửa nhà máy sản xuất ô tô Jeep duy nhất của họ ở Trung Quốc vào năm ngoái.
Theo Tân giám đốc điều hành Mazda, ông Masahiro Moro đã công khai bày tỏ sự lo lắng khi cho rằng thị trường Trung Quốc đang phát triển quá nhanh và doanh số bán hàng của hãng đang bị ảnh hưởng.
BYD hiện nay là hãng xe bán chạy nhất Trung Quốc năm 2023, đang giữ thị phần tới 11% thị trường ô tô nước này. 11 trong số Top 20 hãng xe có doanh số bán hàng tốt nhất Trung Quốc cũng là các doanh nghiệp nội địa.
Các hãng xe "ngoại" phải lao đao trước sự trỗi dậy mạnh mẽ từ nhà sản xuất nội. Ảnh: Toyota.
Thị phần của 3 hãng xe Mỹ là Buick, Ford và Chevrolet đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và Công nghệ ô tô Trung Quốc. Nếu không có Tesla, nhà sản xuất mở nhà máy ở Thượng Hải từ năm 2019, bức tranh doanh số của các hãng xe ngoại quốc có thể đã ảm đạm hơn rất nhiều.
Đối với thương hiệu Đức, dù cho tình hình có vẻ như tốt hơn khá nhiều song vẫn không thể phủ nhận đang có những sự sụt giảm. Đầu năm nay, Volkswagen đã lần đầu tiên vuột mất danh hiệu “hãng xe bán chạy nhất Trung Quốc” vào tay BYD sau hàng thập kỉ độc chiếm thị trường. Mercedes-Benz, dù cho tự tin tuyên bố rằng họ đứng ngoài cuộc chiến về giá ở Trung Quốc nhưng cũng đang bị cuốn vào guồng xoáy chung không hồi kết.
Thê thảm nhất, có thể kể đến các hãng xe tới từ Pháp khi doanh số đang rớt xuống đáy thị trường. Citroen, Peugeot và Renault đều có thị phần giảm xuống dưới 1% tại Trung Quốc.
Hùng Dũng (theo Bloomberg)
Theo tổ chức nghiên cứu Recurrent báo cáo, trong nửa đầu năm 2023, 140.000 xe điện đã qua sử dụng được bán tại Mỹ. Con số này khiến cho nhiều người phải bất ngờ về mức độ đón nhận của người tiêu dùng đối với xe điện cũ, nó thậm chí còn bán chạy hơn cả những xe điện “quốc dân” Tesla Model 3 mới và cũng chỉ có khoảng 200.000 chiếc Tesla Model Y được bán trong cùng kỳ.
Yếu tố quan trọng nhất khiến xe điện cũ tại Mỹ ngày một dễ tiếp cận hơn đó chính là nguồn cung xe điện cũ ngày một tăng với độ phong phú về chủng loại, thương hiệu, mẫu mã. Theo tờ Insideev, số xe cũ sẵn sàng bán tại Mỹ vào tháng 4/2021 chỉ đạt 11.000 xe nhưng tới tháng 10/2023 đã tăng gấp 3 lần, lên 33.000 xe.
“Việc thị trường xe điện cũ hình thành và phát triển mạnh mẽ tại Mỹ đang kéo theo kết quả là làm giảm doanh số xe mới bán ra của mọi mẫu xe điện ngoài Tesla Model Y và Model 3”, Recurrent cho biết.
Xe điện cũ chính là một cơ hội tuyệt vời dành cho người đam mê xe điện hay người muốn trải nghiệm những công nghệ ô tô mới, trong khi phải bỏ ra một số tiền phải chăng hơn đối với việc mua một chiếc xe mới hoàn toàn. Cũng theo tờ Insideev cho biết, giá xe điện cũ trung bình tại Mỹ đã giảm 32% so với năm 2022, chỉ còn 27.800 đô la và giá trung bình của một chiếc Tesla đã qua sử dụng đã giảm hơn 9.000 đô la so với năm 2021.
Không những vậy, đối với nhiều mẫu xe điện đã qua sử dụng, khi khách hàng mua lại vẫn tiếp tục có thể hưởng mức trợ cấp tín dụng thuế lên tới 4.000 đô la dựa trên Đạo luật Giảm lạm phát mà chính phủ Mỹ đang áp dụng. Ngoài ra, chính quyền một số tiểu bang còn có các khoản trợ cấp bằng tiền riêng đối với xe điện cũ.
Ví dụ, khách hàng có thể mua một chiếc Chevrolet Bolt EV phiên bản 2019 đã qua sử dụng, từng di chuyển 48.000 km với mức giá chỉ chưa đến 20.000 đô la (tương đương khoảng 480 triệu đồng). Cộng theo đó là khoản trợ giá 3.000 đô la tại tiểu bang Colorado và khoản tín dụng thuế Liên bang trị giá 4.000 đô la. Cuối cùng, chiếc xe về tay chủ sở hữu mới với giá trị thực tế mà người mua phải bỏ ra chỉ khoảng 13.000 đô la, tức khoảng 300 triệu đồng.
Tất nhiên, người tiêu dùng có thể lo ngại tình trạng chai pin sau quá trình nhiều năm sử dụng xe điện cũ. Song, theo nhiều báo cáo được ghi nhận, bao gồm cả các chủ xe đã qua sử dụng cho biết, tình trạng chai pin thực sự không đáng kể, ngay cả khi chiếc xe đó đã chạy trên 160.000km.
Tất cả những điều trên có thể nói là tín hiệu vô cùng triển vọng góp phần tạo nên một thị trường xe điện cũ đã qua sử dụng ngày càng có giá cả trở nên phải chăng và phù hợp hơn đối với người tiêu dùng tại Mỹ. Đó cũng là một ví dụ điển hình cho sự hình thành của các thị trường xe điện cũ trên toàn thế giới trong một kỷ nguyên điện khí hóa của ngành công nghiệp ô tô.
Trong khi đó tại Việt Nam, xe điện mới ở buổi khởi đầu. Đặc biệt với sự tiên phong của VinFast trong việc ngừng hoàn toàn sản xuất xe xăng để chuyển sang sản xuất và bán xe điện, các hãng xe liên doanh khác cũng bắt đầu nhập khẩu dần vào Việt Nam các mẫu xe điện mới.
Dự báo trong 3-5 năm tới, thị trường xe ô tô điện cũ tại Việt Nam cũng sẽ hình thành sôi động không kém, mang đến nhiều lựa chọn hấp dẫn cho người dùng.
Hùng Dũng(Tổng hợp)
Sinh ra và lớn lên tại thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn, Thương chứng kiến cây hồng vành khuyên là cây chủ lực, đặc sản nổi tiếng của địa phương nhưng người trồng có thu nhập chưa xứng tầm.
Thương cho biết, giống hồng vành khuyên ngon nhưng nhiều nước, khó bảo quản. Khi vào mùa thu hoạch quả chín rộ nếu không kịp tiêu thụ người dân mất đi nguồn thu nhập đáng kể. Khi được mùa lại mất giá, có khi chỉ bán vài nghìn đồng một kg, tỷ lệ hỏng đổ bỏ quá nhiều, nên người trồng khó khăn bộn bề. Thương quyết tâm nâng tầm giá trị sản vật quê mình. Cô tìm hiểu và học kinh nghiệm, kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến hồng Đà Lạt, Hàn Quốc, rồi Nhật Bản. Cô lựa chọn ứng dụng công nghệ Nhật Bản vào sản xuất.