Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Atletico Madrid, 03h00 ngày 9/2: Bất phân thắng bại
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Famalicao vs Vitoria Guimaraes, 03h30 ngày 9/2: Ca khúc khải hoàn -
Công ty game blockchain tỷ đô của 9X Việt "hút" được thêm 152 triệu USD Công ty game blockchain tỷ đô của 9X Việt "hút" được thêm 152 triệu USD(Dân trí) - Sky Mavis, công ty chủ quản của Axie Infinity, vừa huy động được 152 triệu USD trong vòng gọi vốn series B với sự dẫn dắt của quỹ đầu tư Andreessen Horowitz (a16z) và một số nhà đầu tư khác.
Sau vòng gọi vốn series B, Sky Mavis không tiết lộ định giá của công ty. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ The Information,giá trị của Sky Mavis có thể đạt gần 3 tỷ USD.
Với nguồn vốn mới, Sky Mavis sẽ dùng để thu hút thêm nhân tài, mở rộng quy mô, cơ sở hạ tầng để tiếp tục tăng trưởng và hỗ trợ các nhà phát triển trò chơi tạo ra các game NFT.
"Chúng tôi đang mở rộng quy mô với tốc độ đáng kinh ngạc nhưng việc có thêm các nhà đầu tư sẽ giúp chúng tôi mở rộng phạm vi tiếp cận, củng cố tính hợp pháp, giúp linh hoạt trong việc mở rộng quy mô mà không cần dùng đến AXS đang dự trữ", trích thông báo đến từ Sky Mavis.
Nhóm sáng lập Sky Mavis.
Cũng trong thông báo này, đội ngũ Sky Mavis thông tin, lượng người dùng hàng ngày của Axie Infinity vào tháng 4 là 38.000 nhưng con số này nhanh chóng được thay thế bằng 2 triệu người dùng/ngày ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, khối lượng giao dịch tiền điện tử trên thị trường NFT của họ cũng đạt giá trị khoảng 2,2 tỷ USD.
"Axie ra mắt vào tháng 2/2018, thời điểm không ai biết NFT là gì. Hiện tại, Axie đã trở thành là dự án NFT lớn nhất từ trước đến nay với cộng đồng người chơi trên khắp thế giới", thông báo từ Sky Mavis.
Trong thời gian sắp tới, Sky Mavis dự định đẩy nhanh việc nâng cấp Axie, phát hành Ronin DEX, một sàn giao dịch phi tập trung để giao dịch AXS, SLP trên Ronin (một nền tảng blockchain do Sky Mavis sáng lập) và phát triển trò chơi Project K. Đồng thời, đội ngũ phát triển cũng muốn biến Axie trở thành một hệ sinh thái năng động.
"> -
Vietnam Airlines vẫn còn 13.351 tỷ đồng nợ phải trả quá hạn chưa thanh toán Vietnam Airlines vẫn còn 13.351 tỷ đồng nợ phải trả quá hạn chưa thanh toánHuỳnh Anh
(Dân trí) - Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vietnam Airlines trong 6 tháng đầu năm đạt 5.402 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ cùng kỳ. Tuy nhiên, công ty vẫn còn khoản phải trả đã quá hạn là 13.351 tỷ đồng.
Mới đây, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) công bố báo cáo tài chính bán niên được kiểm toán bởi KPMG. Trong đó, doanh thu thuần đạt 52.561 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 52.594 tỷ đồng trong báo cáo tự lập trước đó.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất cũng đạt gần 5.402 tỷ đồng, giảm 74 tỷ so với mức 5.476 tỷ trên báo cáo tự lập. Cùng kỳ năm ngoái, hãng báo lỗ 1.386 tỷ đồng.
Theo giải trình từ phía Vietnam Airlines, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh trong 6 tháng qua chủ yếu là do tổng doanh thu và thu nhập khác của công ty mẹ tăng hơn 8.368 tỷ đồng, tương ứng tăng 25% so với cùng kỳ.
Đà tăng này chủ yếu đến từ doanh thu cung cấp dịch vụ tăng và hãng đã khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa, hầu hết các đường bay quốc tế đã được khai thác cũng như mở thêm các đường bay mới.
Bên cạnh đó, tổng chi phí công ty mẹ tăng 5.924 tỷ đồng, tương ứng tăng 17,1% so với cùng kỳ. Trong đó, chi phí giá vốn và chi phí tài chính tăng mạnh do ảnh hưởng của tỷ giá và lãi suất.
Trong 6 tháng năm nay, lãi gộp về cung cấp dịch vụ của công ty mẹ đạt hơn 5.347 tỷ đồng, lỗ sau thuế giảm hơn 2.442 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines tăng mạnh so với số lỗ cùng kỳ năm trước chủ yếu do công ty mẹ và các công ty con đều kinh doanh có lãi. Trong 6 tháng năm nay, tổng công ty ghi nhận thu nhập khác hợp nhất tăng mạnh do Pacific Airlines được đối tác xóa nợ theo thỏa thuận trả máy bay.
Giải trình biện pháp, lộ trình khắc phục tình trạng cổ phiếu HVN bị kiểm soát, Vietnam Airlines cho biết đã hoàn thành Đề án cơ cấu lại tổng công ty giai đoạn 2021-2025 và đã báo cáo cổ đông và cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
Tại đề án, trong năm 2024-2025, Vietnam Airlines sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu hợp nhất như thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường thích nghi và kinh doanh có lãi; tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính để gia tăng thu nhập, dòng tiền.
Tuy nhiên, tại báo cáo, đơn vị kiểm toán KPMG nêu một trong các vấn đề nhấn mạnh là tại ngày 30/6, nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 40.787 tỷ đồng, khoản phải trả đã quá hạn là 13.351 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 11.633 tỷ đồng.
Như vậy, khả năng hoạt động liên tục của tổng công ty và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các khoản phải trả cho nhà cung cấp và bên cho thuê, cũng như khả năng thành công của đề án tái cơ cấu hiện đang được các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
"> -
Tranh "miếng bánh" 44 tỷ USD ở Indonesia: Tỷ phú toàn cầu đổ về Đông Nam Á Tranh "miếng bánh" 44 tỷ USD ở Indonesia: Tỷ phú toàn cầu đổ về Đông Nam Á(Dân trí) - CEO của Amazon không phải là tỷ phú duy nhất để mắt đến lĩnh vực thương mại điện tử trị giá 44 tỷ USD của Indonesia.
Mới đây, thông qua văn phòng gia đình Bezos Expeditions, tỷ phú Jeff Bezos đã đầu tư cho vòng tài trợ vốn Series B trị giá 87 triệu USD của công ty thương mại điện tử Indonesia Ula do Prosus Ventures, Tencent và B-Capital tổ chức.
Tỷ phú Jeff Bezos, ông chủ của "gã khổng lồ" thương mại điện tử Amazon, mới đây đã có động thái xâm nhập vào thị trường Đông Nam Á tiềm năng thông qua khoản đầu tư vào công ty khởi nghiệp của Indonesia - Ula (Ảnh: South China Morning Post).
Ula là startup thương mại điện tử có trụ sở tại Jakarta, Indonesia và mới chỉ mới ra mắt từ 8 tháng trước với vốn huy động trong vòng Series A đạt 20 triệu USD.
Công ty này chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ cho các nhà bán lẻ nhỏ đang tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại. Bên cạnh đó, Ula cũng đang xây dựng chuỗi cung ứng địa phương và hạ tầng logistics tại khu vực Đông Nam Á.
Khoản đầu tư này đã đánh dấu "bước chân" đầu tiên của vị tỷ phú Mỹ này tại lĩnh vực thương mại điện tử của Đông Nam Á.
Trước đó, hồi đầu tháng 5 năm nay, công ty đầu tư tư nhân của Horizon Ventures tiết lộ kế hoạch chuyển trọng tâm thị trường từ Bắc Mỹ, châu Âu và Israel sang Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, sau khi chứng kiến tốc độ số hóa tăng vọt tại khu vực này trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp.
Năm ngoái, số lượng người dùng Internet mới tại Đông Nam Á ước tính lên tới 40 triệu người. Điều này giúp nâng tổng số người dùng Internet tại khu vực này cán mốc 400 triệu người trên tổng dân số khoảng 600 triệu người, theo một nghiên cứu chung của Google, Temasek và Bain&Co.
Thị trường Đông Nam Á, đặc biệt tại Indonesia đang ngày càng chứng minh được tiềm năng phát triển kinh tế số (Ảnh: South China Morning Post).
Chi tiết về quy mô đầu tư của Bezos vào startup thương mại điện tử Ula không được tiết lộ. Song, tờ South China Morning Postnhận định, vị CEO của Amazon không phải là tỷ phú duy nhất để mắt đến lĩnh vực thương mại điện tử trị giá 44 tỷ USD của Indonesia.
Tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay là Elon Musk - CEO và nhà đồng sáng lập của Tesla - cũng dần chú ý và đầu tư mạnh vào Đông Nam Á. Hồi tháng 2 năm nay, một nguồn quan chức Indonesia giấu tên tiết lộ Tesla đã đệ trình đề xuất xây dựng một cơ sở sản xuất mới tại quốc gia này.
Trước đây, gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ Amazon chỉ duy trì sự hiện diện hạn chế trong khu vực này ở Singapore với một trung tâm điện toán đám mây. Chi nhánh điện toán đám mây Amazon Web Services có một trung tâm dữ liệu mới dự kiến sẽ đi vào hoạt động tại Jakarta vào đầu năm tới cùng với các công ty tại Singapore.
Trong khi đó, Horizon Ventures có trụ sở tại Hồng Kông đã hợp tác với công ty đầu tư mạo hiểm Alpha JWC của Indonesia đầu tư vào chuỗi cửa hàng cà phê Kopi Kenangan, nhà cung cấp khách sạn con nhộng Bobobox và ứng dụng giao dịch chứng khoán Ajaib.
"Sự quan tâm mạnh mẽ đến lĩnh vực công nghệ của Indonesia sẽ giúp thúc đẩy sự hấp dẫn của đất nước với tư cách là một điểm đến đầu tư hàng đầu ở châu Á cùng với các Trung Quốc và Ấn Độ", ông Adrian Li, đối tác quản lý tại AC Ventures có trụ sở tại Jakarta, cũng đã tham gia vòng tài trợ mới nhất của Ula cho biết.
Chia sẻ thêm, ông Li nhấn mạnh: "Sức hấp dẫn đầu tư vào ngành kinh tế số của Indonesia đã đạt được động lực đáng kể trong 3 năm qua và đang trên đà bứt phá lên mức từng thấy ở Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi 6 tháng qua đã chứng kiến một làn sóng quỹ toàn cầu thiết lập sự hiện diện trong khu vực, chúng tôi tin rằng nhiều quỹ khác sẽ làm theo để tiếp cận với cơ hội này".
Logistics, thương mại điện tử và công nghệ tài chính - bao gồm ngân hàng kỹ thuật số và công nghệ đầu tư - có thể sẽ là nguồn tăng trưởng lớn nhất tiếp theo trong lĩnh vực công nghệ của Indonesia, ông Li dự đoán.
Đối với CEO của Ula Nipun Mehra, bán lẻ truyền thống - bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa - là một trong những ngành có triển vọng lớn nhưng chưa được khai thác ở Indonesia.
"Thị trường mà chúng tôi đang kinh doanh, bán lẻ truyền thống, dự kiến đạt khoảng 250 tỷ USD và tăng trưởng 8% mỗi năm", Li chia sẻ. "Nhìn chung Indonesia là một thị trường bùng nổ từ rất lâu, tuy nhiên, chỉ gần đây, các nhà đầu tư bên ngoài châu Á mới nhận ra tiềm năng đó".
">