Ông bố người Tày vượt gần 150 km đưa con gái xuống Hồ Gươm “săn Tây”
It ai đoán được,̂ngbốngườiTàyvượtgầnkmđưacongáixuốngHồGươmsănTâgiá vàng hôm cô bé dân tộc Tày 11 tuổi lại tới từ một vùng đất “bao quanh là núi đồi, đồng ruộng. Các trung tâm tiếng Anh - nếu muốn đi học - cũng phải di chuyển cách nhà hàng chục cây số”.
Trúc sinh ra ở Hà Nội. Anh Tùng cũng từng mong dành cho con môi trường học tập tốt nhất. Nhưng khi Trúc hơn 1 tuổi, vì một số biến cố gia đình, anh buộc phải đưa con về quê ở cùng với ông bà nội tại Bắc Sơn, Lạng Sơn.
Một mình ở lại Hà Nội làm việc, nhìn bạn bè có điều kiện cho con cái học hành, đôi lúc, ông bố trẻ cảm thấy “có chút chạnh lòng”.
“Những đứa trẻ ấy chỉ lớn hơn con mình độ vài tuổi, nhưng đã tự tin nói tiếng Anh. Tôi chỉ biết thèm: ‘Sao con họ lại giỏi thế?’”.
Bản thân anh nghĩ rằng nếu tiếp tục để mặc con như vậy, thì cuộc sống của con sau này cũng không khác gì mình hiện tại.
Hành trình học tiếng Anh bắt đầu từ con số 0 của Lâm Trúc đều có bóng dáng của bố
Tự xốc lại tinh thần, anh bắt đầu tìm đọc sách về nuôi dạy con.
Hết giờ làm, anh lại tìm kiếm thông tin trên mạng, đi đến các trường quốc tế xem họ dạy gì. Thậm chí, nhờ bạn bè chụp cho xem giáo trình để đem về áp dụng cho con mình.
Giai đoạn đầu, anh cho con xem Youtube, nghe các bài hát tiếng Anh qua điện thoại. Nhưng mãi không thấy kết quả, anh tự nghĩ: “Cứ thế này thì không ổn”.
Anh bắt đầu sắp xếp lại công việc và cố gắng để về với con đều đặn hơn. Hành trình của hai bố con cho đến thời điểm ấy mới chính thức bắt đầu.
Cuối tuần, Trúc được bố chở xe máy hoặc bắt xe khách lên Hà Nội
Trúc Lâm tự tin nói tiếng Anh
Không biết nhiều về tiếng Anh, sợ dạy con phát âm sai, anh tra Google cách đọc rồi học thuộc trước. Anh cũng mày mò tìm các kênh có nguồn âm chuẩn để cho con nghe và “thấm âm”.
Hàng ngày, anh cũng giao bài tập để con làm, sau đó yêu cầu con quay video lại để gửi cho bố.
Anh Tùng cũng rèn cho con cách nói để cuốn hút người nghe bằng những nội dung hấp dẫn, ngữ điệu phát âm chuẩn và dạy con cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
“Tôi cho con xem các video về kỹ năng thuyết trình, tranh biện hay TED talks để con học cách làm chủ sân khấu. Lúc đầu chưa quen, mỗi khi quay video con đều đứng yên. Nhưng qua nhiều video, mọi thứ đều có sự cải thiện, kể cả ngôn ngữ cơ thể hay biểu cảm gương mặt”.
Vượt 150 km để… luyện tiếng Anh
Nhìn thấy sự tiến bộ rõ rệt từng ngày của con, anh Tùng biết mình đang đi đúng hướng. Nhưng không thể dạy con được mãi, anh bắt đầu tìm môi trường cho con luyện tiếng Anh.
“Tôi nghĩ đến điều này khi có hai vị khách Tây đến địa phương du lịch. Lúc ấy, Trúc đang bán hàng ngoài chợ cùng bà. Vì ở đây không phải khu du lịch nên hiếm lắm mới thấy vị khách nước ngoài. Hai bố con chắt chiu từng cơ hội nên đã mời họ về nhà ăn cơm, đưa họ đi du lịch. Trúc cũng học cách trở thành hướng dẫn viên”.
Lần khác, có một đoàn học sinh cấp 3 tới từ Úc đến Lạng Sơn để làm từ thiện trong vòng 1 tháng. Dù biết tin khi đã quá muộn, anh Tùng vẫn xin chủ homestay địa phương cho Trúc ở cùng trong 2 tuần còn lại. Khi về, anh nhận ra phát âm của con đã khác hoàn toàn.
Vì vậy, anh Tùng đã nhờ chủ homestay gọi điện báo cho Trúc đến nếu có khách nước ngoài. Hình ảnh cô bé nhỏ nhắn, tự tin trò chuyện, thậm chí nhảy rất giỏi đã khiến nhiều vị khách tới từ Pháp, Đức, Australia yêu mến.
Nhiều vị khách nước ngoài yêu mến cô bé Việt Nam thông minh, hòa đồng.
Mùa hè năm Lâm Trúc 8 tuổi, anh Tùng đón con xuống Hà Nội chơi. Anh đưa con dạo quanh Hồ Gươm và đặt chỉ tiêu sẽ thưởng cho Trúc nếu bắt chuyện được với nhiều hơn 5 vị khách nước ngoài.
Dù chỉ đứng từ xa quan sát, nhưng anh Tùng thấy con cười nói vui vẻ, cuộc trò chuyện cũng được kéo dài. Anh bất ngờ vì không nghĩ con mình lại tự tin được như thế.
Thấy vậy, đều đặn mỗi tuần, anh lại đón con từ Lạng Sơn xuống Hà Nội.
Ngoài việc luyện tiếng, hai bố con còn tham gia các hoạt động thiện nguyện. Hàng tháng, Lâm Trúc vẫn đều đặn gửi tiền tiết kiệm xuống ủng hộ cho làng trẻ SOS.
Anh Tùng thường cùng con gái đi rong ruổi khắp nơi
Bên cạnh đó, anh Tùng còn cho Trúc học chương trình của Trường Phổ thông Mỹ trực tuyến nhờ vào học bổng toàn phần. Anh Tùng mong con có thể sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai và thông qua công cụ này có thể học thêm được những kiến thức khác.
Tạo thói quen đồng hành cùng con
Hơn 5 năm đồng hành cùng con, có những lúc anh Tùng mông lung vì không biết nên làm gì tiếp. Trên hành trình ấy cũng đã có rất nhiều nước mắt.
Nhưng sau đó, anh nhận ra rằng, “trẻ con luôn thích động viên, khích lệ hơn là quát mắng, xử phạt. Mỗi buổi học, nếu con cảm thấy vui vẻ thì giờ học sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc con ngồi vào bàn học theo sự thúc ép”.
Cũng nhờ đồng hành cùng con, hai bố đã có cơ hội để hiểu và thân nhau hơn.
“Ở bên con, tôi phát hiện ra con có một số thế mạnh như khả năng đọc rap hay thích nhảy. Vì thế, tôi đã “nương” theo sở thích của con để thay đổi cách tiếp xúc tiếng Anh hàng ngày, qua đó có thêm nhiều hình thức học, giúp con không cảm thấy nhàm chán”.
Anh Tùng khuyến khích con nhảy ở phố đi bộ để rèn sự tự tin nơi đông người.
Anh Tùng cũng cho rằng, sự mất kết nối trong gia đình ở Việt Nam hiện nay là rất phổ biến.
“Cả ngày bố mẹ đi làm, con đi học, có gặp nhau cũng chỉ nói được vài ba câu, nhưng câu chuyện ấy cũng không đủ sâu để tạo nên sự thấu hiểu.
Do đó, điều quan trọng là bố mẹ phải tạo ra thói quen đồng hành và duy trì điều đó hàng ngày. Chính bản thân phụ huynh cũng phải thay đổi thì mới có thể giúp con tiến bộ”, anh Tùng nói.
Thúy Nga
Bà mẹ nông dân dạy con "bắn" tiếng Anh như gió
Cái tin “mặt trời bé con” Phạm Hương Mai (9 tuổi) “bắn” tiếng Anh làu làu trên sóng truyền hình khiến xóm nhỏ ở xã Sơn Hà (Nho Quan, Ninh Bình) xôn xao bàn tán.
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Porto vs Santa Clara, 1h00 ngày 27/1: Khủng hoảng
- Xác nhận với VietNamNet, ông Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM, cho hay chiều qua (23/7), ông Trần Trọng Tuấn đã nộp đơn xin thôi tham gia Hội đồng trường nhiệm kỳ 2020-2025.
Lý do ông Tuấn nêu ra trong đơn là do việc riêng nên, không thể tham gia một cách có hiệu quả vào Hội đồng trường.
Ông Trần Trọng Tuấn xin rút khỏi Hội đồng trường ĐH Luật TP.HCM Theo ông Hải, hôm nay (24/7), Hội đồng trường sẽ tiến hành lấy ý kiến 18 thành viên và biểu quyết về đơn xin thôi tham gia của ông Tuấn. Nếu ý kiến thống nhất, Chủ tịch Hội đồng trường sẽ ra Nghị quyết miễn nhiệm tư cách thành viên của ông Tuấn.
Sau đó, báo cáo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (là đơn vị ra Quyết định công nhận Hội đồng trường) để ra quyết định miễn nhiệm chính thức.
"Theo quy định của pháp luật, chưa ai bị xem là có tội khi bản án chưa có hiệu lực. Việc ông Tuấn bị khởi tố chưa nói lên điều gì, có tội hay không tòa án mới xác định được. Ông Tuấn thấy rằng mình bận nhiều việc, không thể tham gia Hội đồng trường nên chúng tôi tôn trọng quyết định đó" - ông Hải nói.
Trước đó, ngày 13/6, Trường ĐH Luật TP.HCM đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận Hội đồng trường nhiệm kỳ 2020-2025 với 19 thành viên. Trong đó, có ông Trần Trọng Tuấn, khi đó đang là Bí thư Quận 3.
Đến ngày 11/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can ông Trần Trọng Tuấn, phó chánh văn phòng Thành ủy về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định Điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015.
Ông Trần Trọng Tuấn từng là cựu sinh viên rồi giảng viên của Trường ĐH Luật TP.HCM. Ông Tuấn được phân công giữ chức Bí thư Quận 3 cuối tháng 4/2019 khi đang giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM.
Tháng 6/2020, ông Tuấn được điều động về Văn phòng Thành ủy TP.HCM, giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM.
Lê Huyền
Ông Nguyễn Thành Phong vào Hội đồng trường ĐH Kinh tế TP. HCM
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP. HCM vừa trúng cử là thành viên Hội đồng trường ĐH Kinh tế TP. HCM.
" alt="Ông Trần Trọng Tuấn xin rút khỏi Hội đồng trường ĐH Luật TP.HCM" /> - Trong phiên họp Quốc hội Ukraina hôm 14/11, lãnh đạo đảng Khối Đối lập đã không ngần ngại đấm thẳng vào mặt của thủ lĩnh đảng Cấp tiến sau khi bị cáo buộc làm việc cho chính phủ Nga.Trump sẽ đối xử với châu Á thế nào?" alt="Ukraina: Nghị sĩ ẩu đả dữ dội trong phiên họp" />
- Gia đình cùng hàng xóm xung quanh đã đến chúc mừng Hoa hậu Trần Tiểu Vy khi cô trở về quê nhà Hội An (Quảng Nam) sau đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2018.
Xúc động câu chuyện Hoa hậu Trần Tiểu Vy chăm bố bị bệnh
Nữ sinh 18 tuổi Trần Tiểu Vy đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2018
Tân Hoa hậu Việt Nam Trần Tiểu Vy ấp úng ngay trong buổi gặp báo chí
Clip Tiểu Vy trong vòng tay người thân tại quê nhà:
Ngày 22/9, Hoa hậu Việt Nam năm 2018 - Trần Tiểu Vy đã có dịp trở về thăm quê nhà tại TP Hội An, sau 2 năm học tập tại TP.HCM. Theo kế hoạch, 12h trưa, Tân hoa hậu sẽ có mặt tại nhà riêng của mình tại số 16, đường Phan Bội Châu (TP.Hội An), nhưng từ trước đó hàng trăm người dân Hội An đã có mặt để chờ đón người đẹp nhất Việt Nam năm 2018. Khi hoa hậu xuất hiện, ngôi nhà của Tiểu Vy như vỡ òa trong tiếng reo hò của người dân, bạn bè tại phố cổ. Tên của Tân Hoa hậu Việt Nam liên tục được xướng lên trong không khí hạnh phúc, chào đón của mọi người. Hoa hậu Tiểu Vy đã bật khóc trong hạnh phúc, trước sự chào đón nồng nhiệt của mọi người. “Cảm xúc của em rất dạt dào, hạnh phúc và rất khó tả ngay lúc này. Em cảm thấy rất vinh hạnh khi nhận được sự tiếp đón rất nồng nhiệt của người dân Quảng Nam quê mình. Em cảm ơn sự ủng hộ và chào đón nhiệt tình của mọi người”, Hoa hậu Tiểu Vy nói. Tại Quảng Nam, Hoa hậu Tiểu Vy sẽ có nhiều hoạt động như: gặp gỡ lãnh đạo tỉnh, làm các chương trình từ thiện, thăm lại trường cũ… Hoa hậu Trần Tiểu Vy trong vòng tay của bố mẹ và em trai. Người dân Hội An chụp hình với tân Hoa hậu Việt Nam 2018. Hoa hậu Trần Tiểu Vy chuẩn bị bữa cơm cùng các thành viên trong gia đình. Tân hoa hậu Việt Nam gắp thức ăn cho ba của mình. Lê Bằng
Bị chê học kém, chảnh chọe, Hoa hậu Trần Tiểu Vy vẫn được thầy cô bênh vực
"Không thể chỉ nhìn vào bảng điểm mà đánh giá toàn bộ quá trình học của em Vy. Em đã rất nỗ lực để tiến bộ nhiều qua từng năm học", thầy Cát - giáo viên chủ nhiệm của HHVN 2018 cho biết.
" alt="Hoa hậu Trần Tiểu Vy bật khóc ngày về thăm quê nhà" /> Siêu mẫu Đình Quyền cùng các mẫu nhí thực hiện bộ ảnh mới trẻ trung, khỏe khoắn. Mẫu nhí Bảo Hà ấn tượng ở Tuần lễ thời trang Hàn QuốcBảo Hà diện trang phục của NTK Nguyễn Công Trí trong Tuần lễ thời trang Seoul, Hàn Quốc." alt="Siêu mẫu Đình Quyền cùng học trò cực ngầu trong bộ ảnh nhân 1/6" />- Thời gian đào tạo đại học hệ chính quy tại các trường ĐH Y sẽ thống nhất rút xuống còn 4 năm, kể cả đối với ngành y đa khoa và y học dự phòng (hiện đào tạo 6 năm).
Theo đó, sau khi hoàn thành 4 năm học tại trường, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân Y khoa. Tiếp đó, những người muốn học tiếp sẽ phân thành 2 hướng: Hệ hành nghề khám chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý và Hệ nghiên cứu do Bộ GD-ĐT quản lý.
Đề xuất mô hình đào tào ngành y khoa mới. Nguồn: Bộ Y tế. Những người không muốn học tiếp có thể trực tiếp tham gia thị trường lao động.
Đối với những người lựa chọn hướng hành nghề khám chữa bệnh, sẽ phải học thêm 2 năm để được cấp bằng Bác sỹ Y khoa. Tuy nhiên, những người được cấp bằng này vẫn chưa được hành nghề mà cần phải trải qua thêm 1 năm tiền hành nghề thực hành tại các bệnh viện.
Sau khi kết thúc một năm thực hành tại bệnh viện, những người này phải trải qua một kỳ thi cấp quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi đa khoa. Những người được cấp chứng chỉ mới được bắt đầu hành nghề.
Để trở thành bác sĩ chuyên khoa, các bác sĩ y khoa sẽ phải học và thực hành tại các bệnh viện thêm 2-3 năm chuyên khoa sau đó thi cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi chuyên khoa. Tiếp đó, để trở thành bác sĩ chuyên khoa sâu, phải học và thực hành tại các bệnh viện thêm từ 2 năm trở lên và thi cấp chứng chỉ hành nghề một lần nữa.
Đối với những người lựa chọn hướng nghiên cứu do Bộ GD quản lý thì phân thành 2 giai đoạn: Thạc sĩ đào tạo 2 năm và Nghiên cứu sinh đào tạo 3-4 năm, lấy bằng tiến sĩ.
Tham chiếu đối với khung trình độ quốc gia thì các cử nhân Y khoa tương đương với khung trình độ bậc 6. Các bác sĩ Y khoa tương đương khung trình độ bậc 7 còn các bác sĩ chuyên khoa tương đương khung trình độ bậc 8.
Thông tin về mô hình đào tạo mới của ngành Y được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực y tế diễn ra sáng nay, 23/9.
Nhiều bất cập trong đào tạo ngành y
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện tại, dự thảo Nghị định về tổ chức đào tạo thực hành y khoa đã hoàn tất và sẽ trình Chính phủ phê duyệt vào đầu tháng 10 tới đây.
Đại diện Bộ Y tế cho hay, đề xuất đổi mới đào tạo ngành y khoa xuất phát từ chính thực trạng đào tạo còn nhiều bất cập của Việt Nam.
Lớp học của sinh viên Y khoa Trường ĐH Y Hà Nội. Ảnh: Văn Chung. Đối với đào tạo đại học, hiện tại số lượng cơ sở đào tạo ngành y đang phát triển nhanh. Nếu từ năm 2008 chỉ có 8 cơ sở thì tới nay đã có hơn 20 cơ sở.
Theo Bộ Y tế, số lượng cơ sở đào tạo thành lập nhiều trong thời gian ngắn trong khi tiêu chí thành lập và mở ngành rất đơn giản, không có bệnh viện thực hành, chuyên môn của giảng viên chưa đánh giá đúng mức.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang lẫn lộn giữa hai hệ thống năng lực: thực hành khám chữa bệnh và nghiên cứu hàn lâm. Đang cùng tồn tại song song 2 hệ thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ GD quản lý hệ bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 do Bộ Y tế quản lý, song lại không có nhiều sự phân định, khác biệt rõ ràng giữa 2 chương trình.
"Các bác sĩ chuyên khoa 1 làm thên luận văn tốt nghiệp sẽ trở thành thạc sĩ. Các tiến sĩ ít thực hành kỹ thuật song vẫn hành như như bác sĩ chuyên khoa" - đại diện Bộ Y tế cho hay.
Mặt khác, việc cấp chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng,… chỉ cần yêu cầu thực hành nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp mà không trải qua một kỳ thi sát hạch nào cả. Hơn nữa, chứng chỉ này được cấp 1 lần và sử dụng vĩnh viễn.
Ngoài ra, lương của nhân viên y tế bằng cách ngành khác ở cùng trình độ đạo tạo dù thời gian đào tạo lâu hơn. Chẳng hạn, bác sĩ phải đào tạo 6 năm song sau khi ra trường, mức lương khởi điểm chỉ bằng với mức lương của các cử nhân tốt nghiệp ở những trường đào tạo 4 năm.
Còn nhiều vấn đề cần thảo luận
Sau khi lắng nghe ý kiến của các chuyên gia nước ngoài chia sẻ về kinh nghiệm đào tạo hệ thống y khoa ở các nước cũng như các góp ý của các chuyên gia trong nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, phương án đổi mới đào tạo ngành y khoa được xây dựng trong 2 năm có nhiều điểm chung với hệ thống đào tạo tiên tiến trên thế giới.
Góp ý về phương án đổi mới, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi: Sau khi học xong 2 năm bác sĩ Y khoa thì sẽ công nhận bậc 7 trong khung trình độ và sau đó mới đi thực tập tại bệnh viện 1 năm hay đợi sau khi thực tập 1 năm rồi mới công nhận bậc 7 trong khung trình độ?
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi xung quanh phương án đổi mới đào tạo ngành Y khoa sáng 23/9. Ảnh: Lê Văn. "Sau khi các chuyên gia góp ý thì tôi thiên về hướng thứ 2" - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. Ông Đam cho rằng, theo phương án này thì chất lượng sẽ được đảm bảo hơn. Những người thực tập sẽ được coi như sinh viên, được hỗ trợ vay vốn đi học và bệnh viện có thể chi trả một phần nếu như họ tham gia các công việc bệnh viện.
Một vấn đề khác, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng vẫn đang tranh luận là cấp chứng chỉ một lần nay định kỳ, thi hay không và ai sẽ là người cấp. "Nếu thi thêm chứng chỉ như vậy thì sẽ thêm một thủ tục hành chính, nhiều người sẽ không đồng thuận. Tuy nhiên, cũng có thực tế là nếu cấp 1 lần thì sẽ có trường hợp tinh thần sức khỏe kém đi nhưng vẫn hành nghề, không an toàn cho bệnh nhân" - Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, hiện nay, nhân lực ngành y tế không chỉ yếu về chất lượng mà còn thiếu về số lượng so với quốc tế. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo chất lượng cũng phải tăng cường số lượng các bác sĩ để địa phương nào cũng có bác sĩ giỏi.
Theo Phó Thủ tướng, hiện nay, tỉ lệ bác sĩ trên một 1 vạn dân của Việt Nam chỉ là 7,8 trong khi thế giới là 20. Cộng cả ba đối tượng bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng thì tỉ lệ này cũng chỉ là 20 trên 1 vạn dân trong khi Hoa Kỳ là 50.
Cuối cùng, Phó Thủ tướng cho rằng, phương án đổi mới đã khá sáng rõ, có điều cần bàn là thời gian chuyển tiếp là dài hay ngắn. "Tôi nghĩ rằng thời gian chuyển tiếp này sẽ ngắn nhất có thể".
Lê Văn
" alt="Các trường ĐH Y sẽ rút thời gian đào tạo xuống 4 năm" /> - Các 'ông lớn' muốn gì ở Trump?" alt="Tìm thấy xác ướp 1.000 tuổi còn nguyên vẹn" />
- ·Nhận định, soi kèo Western Sydney vs Auckland FC, 13h00 ngày 26/1: Đánh chiếm ngôi đầu
- ·'Doraemon' đạt doanh thu không tưởng tại Việt Nam
- ·Lái xe chở cam bưng mặt khóc vì bị dân hôi của
- ·Diễn viên nổi tiếng bị rắn độc cắn phải nhập viện
- ·Nhận định, soi kèo National Bank of Egypt vs Petrojet, 21h00 ngày 28/1: Khách thất thần ra về
- ·Minh Hương' Nhật ký Vàng Anh' khoe căn hộ cao cấp như khách sạn
- ·Lý do Trung Quốc cấm nghệ sĩ phô trương cuộc sống giàu có
- ·Nhiều trường trung cấp không tuyển nổi một người học
- ·Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Lille, 01h00 ngày 26/01: Ca khúc khải hoàn
- ·Ngoài đời Phương Oanh Oanh 'Quỳnh búp bê' đẹp gấp nhiều lần trên phim
- Phát động cuộc thi Tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Sơn La năm 2023.
Nội dung thi gồm kiến thức, kỹ năng, giải pháp hữu hiệu để lan tỏa chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 17-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 -2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 749-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án số 06 phát triển dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng Quổc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030…
Cuộc thi tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Sơn La năm 2023 được tổ chức theo hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến hằng tuần trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh tại địa chỉ: https://www.sonla.gov.vn hoặc truy cập trực tiếp vào địa chỉ: https://www.thitructuyenchuyendoiso.sonla.gov.vn.
Thời gian thi trắc nghiệm được tiến hành theo tuần, bắt đầu từ ngày 31/7/2023 và kết thúc vào ngày 10/9/2023, bao gồm 6 tuần thi. Dự kiến thời gian tổ chức trao giải ngày 10/10/2023 (Ngày Chuyển đổi số Quốc gia).
" alt="Sơn La phát động Cuộc thi Tìm hiểu về Chuyển đổi số năm 2023" /> Một giờ dạy ứng dụng công nghệ tại Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy. Cô giáo Phạm Tuyết Minh, giáo viên bộ môn tiếng Anh, Chủ tịch Công đoàn Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Sở GD-ĐT, tại Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, công tác chuyển đổi số được cụ thể hóa bằng ứng dụng công nghệ trong dạy học, trong quản lý và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào học tập.
Đối với người học và người dạy, khi ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc học, tiếp thu kiến thức của người học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển được khả năng tự học của người học mà không bị giới hạn về thời gian cũng như không gian thông qua mô hình lớp học thông minh hiện đã được áp dụng trong nhà trường.
Trong kiểm tra, đánh giá việc số hóa học liệu, bài giảng (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng E-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, lớp học ảo đã mang lại sự tương tác nhanh chóng, tích cực trong học tập, giúp học sinh chủ động hơn trong việc tìm tòi tài liệu. Đây là môi trường học tập mở, giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu, hướng đến "học tập suốt đời".
Trong công tác quản lý, chuyển đổi số đã giúp nhà trường linh hoạt chuyển đổi từ mô hình lớp học tập trung sang các mô hình dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, với những đặc thù riêng khác nhau của bậc học, tiến trình số hóa và chuyển đổi số trong các trường phổ thông vẫn chỉ đang ở mức tương đối, chưa phát huy toàn diện hiệu quả.
Hiện nay, Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy đã quản lý, điều hành văn bản bằng hệ thống I-Office; quán triệt toàn bộ cán bộ, giáo viên, người lao động làm quen, sử dụng thành thạo mạng xã hội zalo, facebook, email công vụ để kịp thời nhận nhiệm vụ, đáp ứng các yêu cầu công việc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường giúp tiết kiệm nhiều thời gian, công sức khi không phải đến từng lớp để kiểm tra như trước đây. Lãnh đạo, quản lý của nhà trường chỉ cần thao tác trên máy vi tính cá nhân là đã có thể theo dõi tình hình học tập của 1.200 học sinh và 124 cán bộ, giáo viên tại trường.
Trong công tác quản lý thi, Ban Giám hiệu nhà trường đã tiến hành triển khai áp dụng phần mềm quản lý công tác thi tuyển sinh đầu cấp, thi tốt nghiệp, các kỳ thi bán kỳ, cuối học kỳ, thi học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh...
Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy cũng đã đầu tư phủ sóng wifi để học sinh, giáo viên thuận tiện khi sử dụng các thiết bị thông minh trong dạy và học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá cũng liên tục được đổi mới. Nhà trường đã chính thức triển khai chấm kiểm tra trên máy tính ở tất cả môn thi trắc nghiệm từ 4 năm gần đây.
Bên cạnh chú trọng công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nhà trường khuyến khích giáo viên chủ động học tập nhằm nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tin học, bảo đảm ứng dụng tốt công nghệ trong dạy học.
Hiện 100% giáo viên trong trường và các phòng bộ môn đều có hệ thống máy tính kết nối mạng và nhà trường đã ứng dụng các phần mềm trong quản lý hồ sơ học sinh edu.vn, smas, edu one, hồ sơ cán bộ giáo viên nhân viên, temmis, quản lý cơ sở vật chất, phần mềm kế toán trường học, phần mềm quản lí thư viện nhà trường…
Trong năm học mới 2023-2024, nhà trường sẽ tiến hành thử nghiệm sử dụng phần mềm ký học bạ điện tử cho học sinh khối 10, xây dựng kho học liệu số, học liệu điện tử toàn trường thông qua việc xây dựng kho bài giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi cho các môn học trong toàn trường.
Đối với giáo viên, xác định mỗi giáo viên luôn phải ở vị trí tiên phong, là người trực tiếp giảng dạy, so với những giờ học truyền thống thì giờ dạy học chuyển đổi số khiến học sinh hứng thú và tập trung hơn.
Cô giáo Phạm Tuyết Minh, giáo viên bộ môn tiếng Anh chia sẻ: Với giờ dạy tiếng Anh, khi ứng dụng dạy học trên Microsoft team, tôi phải chuẩn bị nhiều hơn khi thực hiện soạn bài với nội dung ngắn gọn, trọng tâm bài học trên nên tảng công nghệ và đăng tải nội dung lên tường của lớp dạy ít nhất 1 ngày trước khi có tiết dạy, để học sinh tự nghiên cứu, trao đổi, thảo luận trước khi vào buổi học ngày hôm sau.
"Qua đánh giá, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tạo sự hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của các em trong quá trình tiếp thu bài giảng. Thông qua bài dạy áp dụng công nghệ số, học sinh ở các mức độ, tư chất khác nhau đều có thể tiếp cận và nhận thức cũng như tham gia vào bài giảng tích cực. Trong và cuối mỗi bài giảng, giáo viên có thể kiểm tra mức độ nhận thức bài giảng mà mình vừa truyền đạt.
Đây là điểm khác biệt để bứt phá về chất lượng mà giờ học truyền thống trước đây không triển khai được. Với việc áp dụng công nghệ vào dạy học, tôi cũng thấy rằng, số lượng học sinh yêu thích môn tiếng Anh ở các lớp do tôi dạy tăng lên. Cùng với đó là số lượng học sinh truy cập và tìm hiểu nghiên cứu, làm bài, nộp bài trực tuyến, tìm kiếm học liệu liên quan đến nội dung bài học tăng lên...", cô giáo Phạm Tuyết Minh khẳng định.
Như vậy, để triển khai ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy và hướng dẫn học sinh học tập thì giáo viên phải giữ vai trò tiên phong. Do đó, mỗi giáo viên cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục, bằng việc nâng cao nhận thức, hiểu rõ được tầm quan trọng của chuyển đổi số và cùng nhau xây dựng văn hóa số trong giáo dục, hướng đến mục tiêu thực hiện thành công chuyển đổi số mà cụ thể là trong từng hoạt động học, từng tiết dạy.
Đồng thời, chú trọng triển khai hệ thống chia sẻ dữ liệu đồng bộ trong giáo dục, từng bước chuyển đổi những tài liệu giấy qua văn bản điện tử, giúp thuận tiện hơn trong công tác quản lý.
Cùng với đó, thúc đẩy phát triển học liệu số (phục vụ dạy - học, kiểm tra, đánh giá, tham khảo, nghiên cứu khoa học); hình thành kho học liệu số, học liệu mở dùng chung toàn ngành, đáp ứng nhu cầu tự học, học tập suốt đời, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền.
Tiếp tục đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số, chia sẻ giữa cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường, gia đình, giáo viên, học sinh phát triển các khóa học trực tuyến mở; triển khai hệ thống học tập trực tuyến dùng chung toàn ngành, phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên, hỗ trợ dạy học cho các vùng khó khăn.
Chuyển đổi số trong giáo dục cần được xem là giải pháp lâu dài mang tính chiến lược, gắn với những cải cách mạnh mẽ, triệt để trong giảng dạy, học tập và quản lý đào tạo. Trong đó, cần xác định rõ, việc chuyển đổi số quan trọng nhất không phải hoàn toàn là công nghệ, cũng không phải là đầu tư kinh phí, mà quan trọng hơn cả chính là quyết tâm của người đứng đầu cơ sở giáo dục và nhận thức sẵn sàng thay đổi của đội ngũ giáo viên trong các nhà trường.
" alt="Thái bình phát huy vai trò của người thầy trong thời đại công nghệ số" />- - Nghị định về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ có nhiều điểm mới.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về Dự thảo Nghị định về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ hoàn chỉnh Dự thảo Nghị định theo hướng: Phạm vi điều chỉnh cần bao quát cả cơ chế phát hiện học sinh có thành tích xuất sắc ngay từ bậc trung học phổ thông.
Đồng thời rà soát và thực hiện các quy định về độ tuổi của đối tượng áp dụng chính sách, chế độ phụ cấp và biên chế phù hợp với các kết luận của Bộ Chính trị và Hội nghị Trung ương.
Bên cạnh đó, trên cơ sở quy định về Khung trình độ quốc gia Việt Nam và xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học, chỉnh lý quy định về tiêu chuẩn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ phù hợp với đặc thù ngành, lĩnh vực, bảo đảm lựa chọn được người có năng lực vượt trội.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu bổ sung bổ sung cơ chế đánh giá, phương án xử lý đối với những đối tượng thuộc diện hưởng chính sách qua quá trình công tác mà không đạt yêu cầu.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan rà soát các Luật có liên quan: Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân và đề xuất sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết.
Lê Văn
" alt="Tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc" /> (Nguồn ảnh: Internet) Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong muốn hiểu hơn về cách ứng viên đã chủ động ra sao để tối ưu hoá quy trình làm việc của bản thân trước những thách thức trong hình thức làm việc mới, đặc biệt là trong vấn đề giao tiếp với các khách hàng, đối tác và đồng nghiệp. Đây chính là là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi và những kinh nghiệm thực tế trong khoảng thời gian bạn phải làm việc từ xa. Hãy cung cấp càng nhiều chi tiết càng tốt và chú trọng vào những hiệu quả bạn đã đạt được trong giai đoạn này.
Bạn có thấy thoải mái khi phải làm việc từ xa?
Nếu bạn là người thích được làm việc trong một tập thể và cảm thấy phát ngấy với giai đoạn giãn cách xã hội, bạn hãy yên tâm mình không phải là trường hợp duy nhất. Theo một khảo sát nhanh từ Gallup vào cuối tháng 5 vừa qua, khoảng 51% người đi làm muốn quay trở lại văn phòng sau khi dịch bệnh qua đi và họ cho rằng việc tương tác trực tiếp với nhau là an toàn. Vì vậy, chẳng có gì để ngại ngùng che giấu khi bạn cũng có cảm giác tương tự với số đông.
Tuy nhiên, bạn cần phải khéo léo lồng ghép trong câu trả lời của mình sự phân biệt rạch ròi giữa sở thích cá nhân và khả năng đáp ứng trong công việc. Cụ thể hơn, bạn cần chứng minh được cho nhà tuyển dụng thấy rằng những kỹ năng của bạn hoàn toàn đáp ứng được khi công ty hoặc tình huống khách quan đòi hỏi bạn phải chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa và bạn sẵn sàng chấp nhận những yêu cầu này khi cần thiết.
Bạn lên kế hoạch ra sao để dẫn dắt đội ngũ của mình khi làm việc từ xa?
Khi phỏng vấn vào vị trí tương đối cao cấp để quản lý và điều hành một nhóm riêng, bạn nên có sự chuẩn bị trước để tìm hiểu xem số lượng nhân viên dưới bạn sẽ là bao nhiêu và có bao nhiêu phần trăm là nhân viên làm việc toàn thời gian, bán thời gian hoặc với hình thức cộng tác viên. Kể cả khi bạn không có quá nhiều dữ liệu chi tiết cho điều này, hãy nhìn vào tầm vóc của công ty và đưa ra một dự đoán tương đối để tránh bị bất ngờ khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi.
Dựa vào số lượng và việc phân nhóm nhân viên, hãy trình bày cách quản lý phù hợp tuỳ theo từng nhóm, thời gian mà bạn phân bổ để tham dự các buổi họp, nhận báo cáo và giao việc cho nhân viên ra sao. Bạn cần nhấn mạnh vào việc sẽ áp dụng những công cụ giao tiếp hợp thời, các phần mềm quản lý từ xa và thậm chí là các phương thức theo dõi thời gian làm việc để chắc chắn rằng nhóm của mình sẽ luôn hoạt động và phối hợp nhịp nhàng, bất kể khoảng cách và không gian. Bạn cũng có thể chia sẻ thêm một chút về phong cách quản lý của mình đối với nhân viên ra sao để đôi bên đều thấy dễ chịu và không xem hình thức làm việc từ xa là một trở ngại lớn trong giao tiếp.
Miêu tả khả năng đáp ứng và mức độ hiểu biết của bạn với những công nghệ mới
(Nguồn ảnh: Internet) Có thể nói rằng dịch Covid-19 đã chứng minh sức ảnh hưởng to lớn của công nghệ đến cuộc sống và cách thức làm việc trong thời đại hiện nay. Nếu không có những phần mềm trò chuyện trực tuyến, những công cụ làm việc nhóm giúp quản lý công việc và thời gian, có lẽ mọi quy trình trong một công ty sẽ rất rối loạn và trở nên mất kiểm soát. Vì vậy, hãy sẵn sàng làm quen với những khái niệm mới được cập nhật liên tục về những ứng dụng làm việc này và bỏ thời gian để thực hành càng nhiều càng tốt, kể cả khi bạn không còn phải thu mình ở nhà do giãn cách xã hội nữa.
Bạn làm sao để giữ cho bản thân bận rộn trong công việc ở giai đoạn giãn cách xã hội?
Dạng câu hỏi mở như thế này thường khiến các ứng viên lúng túng vì họ cảm thấy thật sáo rỗng khi phải tỏ ra hoa mỹ trong câu trả lời của mình. Thực tế, câu hỏi này rất quan trọng để nhà tuyển dụng kiểm tra độ thành thật của ứng viên trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bạn không cần phải nói dối rằng mình luôn tập trung vào việc ngồi trước màn hình để đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn bởi lẽ chẳng ai kiểm soát được thời gian và hành động của bạn khi bạn làm việc từ xa.
Điều bạn cần khiến nhà tuyển dụng tin tưởng đó chính là đưa ra được một lịch làm việc khoa học hơn, kết hợp thể dục, thư giãn sao cho có thể giữ sức khoẻ tốt, đồng thời thêm vào những sở thích hợp lý như đọc sách trong lúc rảnh rỗi để tinh thần được lạc quan hay học thêm về những ứng dụng làm việc mới, những kỹ năng mới thông qua các trang web giáo dục trực tuyến chẳng hạn.
(Nguồn: CareerBuilder)
" alt="Những dạng câu hỏi phỏng vấn xin việc hậu Covid" />
- ·Nhận định, soi kèo Tivoli Gardens vs Mount Pleasant, 5h00 ngày 27/1: Khách quá sung
- ·'Giữ hình ảnh là điều quá xa xỉ với hoa hậu ao làng'
- ·Ca sĩ Ngọc Anh: Hiện tại là giai đoạn khó khăn mà tôi phải đối diện
- ·Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
- ·Siêu máy tính dự đoán AC Milan vs Parma, 18h30 ngày 26/1
- ·Nơi giấc mơ tìm về tập 5: Người yêu Gia An đòi đánh ghen
- ·Nhiều trường nghề tự nguyện khai tử
- ·Chồng Á hậu đập vỡ vương miện vì vợ không được đăng quang
- ·Siêu máy tính dự đoán Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01
- ·Speedtest công bố tốc độ 3 mạng di động lớn nhất Việt Nam