Kết luận xác minh của thanh tra Bộ Công thương đã làm rõ 17 nội dung đơn thư, tố cáo liên quan tới Trường ĐH Điện lực giai đoạn từ 2011 – 2020.
Hiệu trưởng không trực tiếp giảng dạy vẫn nhận tiền phụ cấp
Theo nội dung phản ánh, ông Trương Huy Hoàng, Hiệu trưởng Trường ĐH Điện lực, không tham gia giảng dạy trực tiếp trên lớp nhưng vẫn hưởng phụ cấp thâm niên và giữ ngạch Giảng viên chính.
Kết quả xác minh cho thấy, nội dung đơn phản ánh đúng thực tế. Trong năm học 2017-2018 và 2019-2020, mỗi năm, ông Hoàng đều hướng dẫn 2 học viên bảo vệ luận văn thạc sĩ. Theo quy định, số giờ giảng của ông được quy đổi từ việc hướng dẫn luận văn thạc sĩ tương đương 140 giờ chuẩn/ năm. Tuy nhiên, ông Trương Huy Hoàng đã không tham gia giảng dạy trực tiếp trên lớp trong một số năm gần đây. Điều này là chưa đúng quy định.
Thanh tra Bộ Công Thương yêu cầu ông Trương Huy Hoàng có báo cáo chi tiết việc này gửi Bộ Công Thương, đồng thời đảm bảo số giờ chuẩn trực tiếp giảng dạy trên lớp theo quy định của pháp luật.
Thanh tra cũng yêu cầu Trường ĐH Điện lực rà soát, sửa đổi, ban hành mới Quy chế quy định chế độ làm việc của Giảng viên và định mức trong đào tạo.
Không đủ điểm đầu vào vẫn được nhập học
Đối với nội dung tố cáo về việc sinh viên hệ đại học chính quy không đủ điểm đầu vào nhưng vẫn được nhập học và xét công nhận tốt nghiệp ra trường đối với sinh viên đại học khóa D8, D9 tuyển sinh năm 2013, 2014, Bộ Công Thương kết luận nội dung phản ánh đúng thực tế.
Kết luận của Bộ Công Thương xác định, trách nhiệm để xảy ra thiếu sót sai phạm trong công tác tuyển sinh năm 2013, 2014 thuộc về ông Đàm Xuân Hiệp, Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh (đã mất năm 2015); các thành viên thuộc Hội đồng tuyển sinh năm 2013 – 2014; Trưởng phòng Đào tạo, Phó Trưởng phòng Đào tạo phụ trách công tác tuyển sinh năm 2013 – 2014 và bộ phận tham mưu việc tiếp nhận sinh viên chuyển trường.
Trường ĐH Điện lực Hà Nội
Sử dụng ngân sách sai quy định
Thanh tra của Bộ Công thương cũng chỉ ra sai phạm năm 2016, khi trường tổ chức Hội nghị khoa học chào mừng 50 năm thành lập, trong đó mời một số đơn vị trong và ngoài nước tham gia.
Tuy nhiên, toàn bộ chứng từ thanh toán tổ chức đoàn khách nước ngoài tham dự hội nghị khoa học này không chặt chẽ, không thể hiện đầy đủ, chính xác và minh chứng cho sự việc thực tế xảy ra.
Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ cho biết, trong giai đoạn 2016-2017, Trường ĐH Điện lực đã thực hiện đầu tư cho công tác sửa chữa cơ sở vật chất của trường 26 hạng mục, 6 công trình nhà học; phê duyệt 3 dự án với tổng mức đầu tư 371.451 triệu đồng (nhà thí nghiệm kết hợp nhà học, nhà hiệu bộ mở, Trung tâm thí nghiệm)”.
Theo kết luận thanh tra, một số thủ tục về đầu tư còn chưa đầy đủ. Trách nhiệm để xảy ra sai phạm thuộc ban giám hiệu trường, yêu cầu trường thực hiện theo đúng quy định pháp luật khi ban hành các quyết định đầu tư xây dựng công trình cơ bản và có hình thức kỷ luật đối với các cá nhân, đơn vị có sai phạm theo quy định của pháp luật.
Khai báo gian dối việc đầu tư của trường
Về nội dung “Trường ĐH Điện lực đã khai báo gian dối, không trung thực về việc đầu tư mua Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hồng Lam”, kết quả xác minh cho thấy, năm 2011, Trường ĐH Điện lực khi còn trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã mua Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hồng Lam (Nghệ An).
Nhiều sai phạm trong việc đầu tư mua Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hồng Lam đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ ra như chưa được sự phê duyệt chấp thuận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tiến hành thẩm định giá sau khi đã ký hợp đồng chuyển nhượng hơn 8 tháng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng chỉ ra việc đầu tư của Trường ĐH Điện lực vào Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hồng Lam là không có hiệu quả khi kết quả kinh doanh của Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hồng Lam lỗ lũy kế hơn 4 tỷ đồng.
Tại thời điểm chuyển Trường ĐH Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam về trực thuộc Bộ Công Thương quản lý, Trường ĐH Điện lực không báo cáo Bộ Công Thương về sự tồn tại của Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hồng Lam.
Bị khiển trách vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Kết luận của Bộ Công thương cũng nêu rõ, ông Trương Huy Hoàng, Hiệu trưởng Trường ĐH Điện lực trong những năm qua không công khai rộng rãi các kết luận thanh tra đến cán bộ viên chức, người lao động trong trường. Trường cũng không cung cấp được các văn bản công khai kết quả việc thực hiện các kết luận thanh tra.
Ngoài ra, dù nhiều cá nhân bị xử lý khiển trách vào năm 2017 theo kết luận thanh tra nhưng ông Hoàng vẫn ban hành quyết định công nhận kết quả đánh giá phân loại viên chức năm 2017, 2018 ở mức “hoàn thành nhiệm vụ” đến “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Từ những sai phạm trên, Thanh tra Bộ Công thương đề nghị trường kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với từng tập thể, cá nhân; đồng thời tiếp tục thực hiện rà soát các khoản đầu tư sai phạm và thu hồi theo quy định. Trường ĐH Điện lực nghiêm túc thực hiện theo các kết luận, kiến nghị của Thanh tra và báo cáo về Bộ Công thương trước ngày 15/4.
Thúy Nga
- Với hàng loạt sai phạm xảy ra tại Trường ĐH Điện lực, Thanh tra Bộ Công thương kiến nghị cần xem xét trách nhiệm của các lãnh đạo trường, trong đó có hiệu trưởng.
" alt=""/>Công bố thêm hàng loạt sai phạm tại Trường ĐH Điện lựcTrước khi đá 3 trận đấu còn lại tại vòng loại World Cup 2022, đoàn quân của HLV Park Hang Seo đang được đánh giá có nhiều cơ hội nhất tại bảng G cho việc giành tấm vé chính thức đi tiếp.
Đánh giá này hoàn toàn có cơ sở, bởi ngoài việc đang bất bại và đứng đầu bảng đấu với 2 điểm nhiều hơn so với Malaysia, bên cạnh đó tuyển Việt Nam trình diễn được lối chơi khá thuyết phục trong 5 trận đã chơi.
Tuyển Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để giành vé vào vòng sơ loại thứ 3 World Cup 2022 |
Mọi chuyện càng dễ thở hơn đối với tuyển Việt Nam khi FIFA, AFC đổi lịch cũng như thi đấu tập trung để đoàn quân của HLV Park Hang Seo được gặp các đối thủ từ dễ đến khó, trong bối cảnh thiếu hụt khá nhiều cái tên ở hàng phòng ngự.
Đây là lợi thế không nhỏ, bởi nếu theo lịch cũ tuyển Việt Nam đã phải quyết đấu sớm với Malaysia tại chảo lửa Bukit Jalil – một trận đấu khó lường trước đội chủ nhà.
Việc đổi lịch và thi đấu tập trung cũng tạo cơ hội để HLV Park Hang Seo xem giò và bắt bài những đối thủ còn lại khi cả Indonesia, Malaysia và UAE đồng loạt xuất trận vào tối nay (3/6), trong khi tuyển Việt Nam đến ngày 7/6 mới xuất trận.
Đấy là chưa kể, đất UAE dường như cũng là 'vận hên' với thầy trò HLV Park Hang Seo, bởi 2 năm về trước từng có VCK châu Á ấn tượng, và chỉ dừng bước tại tứ kết khi thua tối thiểu á quân Nhật Bản.
... nhân có hoà?
Cho tới trước khi bước vào trận đấu gặp Indonesia, tấm vé giành quyền vào vòng sơ loại thứ 3 dành cho thầy trò HLV Park Hang Seo đã hội cả thiên thời, địa lợi, và giờ chỉ chờ nhân hoà nữa là xong
Nhân hoà ở đây tất nhiên không nói câu chuyện nội bộ đoàn kết hay không, bởi tuyển Việt Nam dưới thời “bố” Park được coi như một gia đình dù tề tựu tân hay cựu binh ở những đợt tập trung cho các giải đấu suốt mấy năm qua.
giờ chỉ chờ các học trò của HLV Park Hang Seo đạt đỉnh phong độ nữa là xong |
Thế nên câu chuyện “nhân hoà” ở đây không gì khác là vấn đề về phong độ, sự thích nghi của các cầu thủ với sơ đồ chiến thuật, mà HLV Park Hang Seo sử dụng cho tuyển Việt Nam, cũng như chơi thế thế nào ở các trận đấu tới.
Vấn đề này đương nhiên khó có thể trả lời chính xác, khi tới thời điểm hiện tại, tuyển Việt Nam vẫn rất “bí ẩn” bởi cả 3 trận đấu giao hữu vừa qua đều được ông Park bảo mật tuyệt đối.
Nhưng với kết quả ở các trận đấu gặp đàn em U22 Việt Nam đến Jordan rõ ràng người hâm mộ, giới chuyên môn có lý do để lo âu, đặc biệt trong cuộc đối đầu rất quan trọng với đội bóng Tây Á.
Lo âu không thừa, khi hàng thủ lẫn thủ môn dường như vẫn mắc những lỗi cơ bản, cùng lúc các cầu thủ tấn công có cảm giác chưa đạt độ hưng phấn cao nhất trong sơ đồ thi đấu mà HLV Park Hang Seo yêu cầu.
Những lo âu này đến trước khi ra sân chính thức vẫn là khá mông lung, chỉ hy vọng mọi thứ sẽ ổn để tuyển Việt Nam ghi tên vào lịch sử tại vòng loại World Cup 2022.
Mai Anh
HLV Park Hang Seo cùng các thành viên ban huấn luyện tuyển Việt Nam bí mật theo dõi các đối thủ ở bảng G thi đấu trong ngày 3/6.
" alt=""/>Tuyển Việt Nam ở UAE thiên thời, địa lợi, chỉ mong nhân hòa...Không phải lúc nào cũng có thể hiểu ý nghĩa những lời nói của Deschamps về mặt bóng đá thuần túy, đối với một người từng vô địch thế giới với tư cách cầu thủ lẫn huấn luyện viên.
Nhưng Deschamps hiểu rõ những gì ông đang đối mặt trong việc xây dựng tập thể và tạo tính cách bùng nổ cho các cầu thủ.
Hơn nữa, Deschamps xem trọng thứ mà ông rất giỏi khi còn là cầu thủ cùng Pháp nâng cao chiếc cúp vàng thế giới năm 1998 trên sân nhà: một hàng tiền vệ vững chắc. Một khuôn khổ được tạo thành từ các thói quen vị trí cơ bản mà từ đó đội ngũ phát triển về niềm tin và hiệu quả.
Phápđến Qatar mà không có Paul Pogba và N'Golo Kante vì chấn thương. Deschamps đưa ra giải pháp bất ngờ: chọn Antoine Griezmann để bù đắp khoảng trống mà những kiến trúc sư của danh hiệu 2018 để lại.
"Mọi thứ thường diễn ra suôn sẻ khi bạn có các cầu thủ thông minh", Dechamps hào hứng sau khi thắng Australia 4-1 trong trận mở màn. "Antoine có trí thông minh, khả năng kỹ thuật và phẩm chất nỗ lực tuyệt vời".
Đó là xu hướng đã được nhấn mạnh trong 3 thập kỷ qua ở tất cả các kỳ World Cup. "Trận chiến quyết định", theo cách nói của Deschamps, không còn diễn ra trên các khu vực mà ở hàng tiền vệ. Đó là cốt lõi vấn đề mà ông cố gắng giải quyết.
Bước đầu tiên, Deschamps pha trộn Tchouameni, Rabiot và Griezmann. Đối đầu với Đan Mạch (23h ngày 26/11), đối thủ đã thắng Pháp cả hai lần trong năm nay, cuộc cách mạng này sẽ được kiểm chứng nghiêm ngặt.
Vai trò mới của Griezmann
"Bây giờ", Griezmann cố gắng thích ứng với vai trò lạ lẫm;"Tôi chiếm một vị trí mới, hơn cả một tiền vệ, để hỗ trợ cả phòng ngự và tấn công, xây dựng mối quan hệ giữa hậu vệ và tiền đạo, cố gắng đưa những đường bóng tốt nhất cho hàng công và sau đó dâng lên từ tuyến hai".
Griezmannbắt đầu sự nghiệp ở vị trí tiền vệ cánh, tiền đạo và tiền đạo lùi. Ở Qatar, anh háo hức với vị trí mới. Một phần vì ý thức trách nhiệm của đội phó (sau Hugo Lloris), và phần khác vì thiên chức tổ chức tồn tại trên cơ sở của anh.
Sự chuyển đổi này này là một phần của lịch sử World Cup, nơi những cầu thủ vĩ đại sẵn sàng hy sinh bản thân để giành lấy vinh quang danh hiệu, đặc biệt là khi thiếu hụt các tiền vệ. Tostao (Brazil), Johan Cruyff (Hà Lan), Ronaldinho (Brazil) hay Messi đã làm điều đó, cùng nhiều người khác.
Bây giờ, Griezmann đang làm điều đó để giúp Pháp vượt qua cuộc khủng hoảng chấn thương.
"Antoine có tâm hồn của một tiền vệ", Giroud - người ghi cú đúp vào lưới Australia - nhận xét. "Cậu ấy có tinh thần hy sinh và khả năng thi đấu tuyệt vời. Đó là một ranh giới mà Grizi hoàn toàn có thể đảm nhận".
Còn hơn cả môi trường CLB, điều cần thiết trong các đội tuyển là tạo ra mối liên kết giữa các vị trí. Tính nhất thời của các cuộc thi đòi hỏi điều đó. Trong trường hợp không có thời gian để HLV tự động hóa các chức năng, cầu thủ phải nỗ lực gấp đôi để phối hợp với nhau một cách tự phát.
Ở Pháp, điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được trong hai năm qua.
"Trận đấu với Australia, chúng tôi có một chút lo lắng", Griezmann thừa nhận. "Với một số người như Theo Hernandez, Upamecano, Konate, Tchouameni, đó là trận đấu đầu tiên trong một giải đấu lớn".
Ngôi sao 31 tuổi của Atletico tiếp tục: "Đã có nhiều thay đổi trong đội hình. Chỉ còn lại 11 người kể từ World Cup 2018. Có rất nhiều thứ cần phải cải thiện".
Pháp không thể chơi hay hơn khi vắng Kante và Pogba, nhưng Griezmann đang cố gắng bù đắp trong khả năng của mình. Trận gặp Đan Mạch sẽ kiểm chứng cho tham vọng bảo vệ danh hiệu của "Les Bleus".
Xem ngay lịch thi đấu World Cup 2022 hôm nay mới nhất tại đây!