您现在的位置是:Nhận định >>正文
Nhận định, soi kèo U20 Saudi Arabia vs U20 Triều Tiên, 14h00 ngày 19/2: 3 điểm nhọc nhằn
Nhận định37人已围观
简介 Hồng Quân - 18/02/2025 15:34 Nhận định bóng đ ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Anderlecht vs Fenerbahce, 3h00 ngày 21/2: An bài
Nhận địnhPhạm Xuân Hải - 20/02/2025 05:25 Cup C2 ...
阅读更多Cô bé 14 tuổi dành gần 3 triệu đồng tiền sinh nhật làm một việc bất ngờ
Nhận địnhSuy nghĩ và việc làm đáng trân trọng của em N.K.L (em xin phép giấu tên) xuất phát từ một lần lướt web, tình cờ đọc được một bài viết cảm động đăng trên báo VietNamNet về trường hợp bé trai lớp 3 gặp tai nạn chấn thương sọ não khi đi mua bánh gần nhà. Số tiền bé gái dành tặng những hoàn cảnh khó khăn trên Báo VietNamNet. Đó chính là trường hợp của bé Trần Văn Đạt. Sau cuộc phẫu thuật lấy máu bầm, tình trạng bé trở nặng, phải chuyển đến tuyến trên. Tính mạng nguy kịch, bé hôn mê buộc phải thở máy viêm phổi. Bé Đạt được điều trị tích cực trong phòng Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy.
Chi phí điều trị của bé khá lớn, mỗi ngày lên đến 2 triệu đồng. Đưa con nhập viện, cha mẹ bé chỉ có vỏn vẹn 9 triệu đồng vừa hốt hụi. Đi khắp nơi vay mượn cũng chỉ được hơn 20 triệu đồng, số còn lại không biết kiếm đâu ra.
Nhìn cảnh bé trai nguy kịch do tai nạn, cô bé lớp 8 đã dành tặng Đạt 3 triệu đồng từ số tiền dự định làm sinh nhật cho mình Cả cha và mẹ bé đều làm thuê kiếm sống, để có được khoản tiền 40 triệu đồng tiếp tục điều trị cho con trong một thời gian ngắn vô cùng khó khăn.
Ngay sau khi hoàn cảnh của Đạt được đăng báo, nhiều mạnh thường quân đã hết sức quan tâm. Em N.K.L là một trong số đó. Em bảo: “Nhìn hình ảnh bệnh nhân nằm trên giường với bao nhiêu máy móc hỗ trợ em rất sợ. Bệnh nặng thế mà cha mẹ không có tiền không biết phải làm sao. Em đã quyết định dành số tiền của mình để giúp cho bạn ấy. Hy vọng bạn ấy sẽ qua khỏi được để về tiếp tục đến trường”.
Hy vọng với những tấm lòng cao cả ở khắp nơi trên cả nước, bé Đạt cũng như nhiều trường hợp khó khăn khác sẽ sớm được giúp đỡ và khỏi bệnh.
Đức ToànCần gấp 40 triệu đồng cứu cậu học sinh lớp 3
Người cha ngồi ủ rũ bên hành lang bệnh viện, chờ tới lượt vào thăm con trong phòng hồi sức. Có lẽ vì quá mệt mỏi sau nhiều đêm thức trắng nên mắt anh thâm quầng, trên khuôn mặt lộ rõ sự lo lắng.
">...
阅读更多Sau xáo trộn thi tốt nghiệp THPT, học sinh đổi chiến thuật ôn thi
Nhận địnhNguyễn Minh Phương (lớp 12A2, Trường THPT Ngô Quyền) cho hay em được biết năm nay kỳ thi THPT quốc gia sẽ không diễn ra mà thay vào đó là kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục đích xét tốt nghiệp. Phương chia sẻ do mục tiêu của kỳ thi là xét tốt nghiệp nên em bớt áp lực đi một chút. Nhưng đối với em, mức độ quan trọng của kỳ thi không giảm bởi không chỉ là tấm bằng tốt nghiệp THPT mà có thể các trường đại học vẫn lấy kết quả của nó để xét tuyển vào ĐH, CĐ.
“Em vẫn coi trọng nhưng vì tính chất của kỳ thi nên em không cảm thấy quá áp lực về mục tiêu như kỳ thi THPT quốc gia các năm trước. Bởi bên cạnh kỳ thi này, một số trường đại học đã công bố tổ chức các kỳ thi riêng khác để tuyển sinh năm nay. Do đó cơ hội mở ra nhiều hơn”.
Sau hồi nháo nhào vì xáo trộn, nhiều học sinh đang thay đổi chiến thuật ôn thi để sẵn sàng cho mọi tình huống. Phương cho hay, đầu năm học này, em vẫn định hướng ôn thi theo ban D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh) và D01 (Toán, Văn, Anh) khi chưa có thông tin kỳ thi THPT quốc gia bị hủy bỏ.
Nhưng với phương án mới của Bộ GD-ĐT đưa ra khi tổ chức thay thế bằng kỳ thi tốt nghiệp THPT, Phương lo tổ hợp D07 có thể sẽ “biến” môn Hóa thành bài thi Khoa học Tự nhiên. “Nếu vậy em sẽ phải ôn thi thêm môn Vật lý và Sinh học, trong khi khoảng thời gian còn lại đến lúc thi khá ngắn. Do vậy nếu với trường không tổ chức thi riêng, em tính sẽ chuyển sang ôn, thi và dự tuyển bằng tổ hợp D01. Như vậy thay vì phải ôn chuyên sâu cả 2 môn Vật lý và Sinh học em sẽ chỉ cần tập trung vào môn Văn và tập trung hết vào tổ hợp D01.
Điều khiến Minh Phương thở phào bớt đi phần nào nỗi lo là mới đây, Trường ĐH Ngoại thương – một trong những nguyện vọng ưu tiên hàng đầu của em đã công bố phương án tuyển sinh có phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi riêng do trường tổ chức. Theo đó, trường có tổ chức các bài thi Toán, Văn và Hóa riêng để cho các thí sinh dự tuyển theo tổ hợp D07 không phải thi thêm 2 môn Vật lý và Sinh học.
Cũng chính vì vậy, Phương cho hay em xác định không cần ôn tập quá nhiều cho bài thi tổng hợp Khoa học tự nhiên ở kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mà ở kỳ thi này, em sẽ tập trung nhiều hơn cho 3 môn Toán, Văn, Anh – có thể phục vụ cho xét tuyển khối D01.
Tuy nhiên, Phương cho hay vẫn sẽ tập trung ôn và làm bài thi tổng hợp Khoa học Tự nhiên tốt nhất có thể để có thể xét tuyển vào các nguyện vọng của các trường khác nếu cần.
“Việc ôn tập của em sẽ không bớt đi nhưng áp lực với kỳ thi tốt nghiệp THPT nhẹ hơn”.
Phương cho hay, lo lắng là tâm trạng của không chỉ em mà với nhiều bạn trong lớp. “Việc công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT với các bài thi tổng hợp 3 môn chỉ tính chung một đầu điểm mà không phân ra từng môn đã tạo ra một áp lực rất lớn với chúng em. Bởi trước nay chúng em vẫn nghĩ và ôn theo các tổ hợp như truyền thống. Không phải học lệch nhưng rõ ràng có sự đầu tư nhất định cho môn học phù hợp cho tổ hợp xét tuyển mình hướng đến. Giờ đây, chúng em sẽ phải cố gắng các môn khác nữa trong bài thi tổng hợp để có mức điểm đồng đều, tránh chuyện bị kéo điểm xuống bởi những môn không được đầu tư”.
Phương cho hay, các bạn lớp em cũng đang đau đầu xác định lại xem tổ hợp mình nên thi là như thế nào bởi còn phụ thuộc vào số lượng môn, từ đó có hướng ôn tập. Song song đó, còn phải ngóng phương án tuyển sinh riêng của từng trường đại học công bố.
Để “một công đi thi”, ngoài Ngoại thương, Phương cũng tính sẽ đăng ký nguyện vọng vào ĐHQG Hà Nội bởi 2 trường này cùng tổ chức và công nhận kết quả 1 kỳ thi chung.
Không thuận lợi như Phương, vốn trước đây xác định dự tuyển ĐH bằng tổ hợp khối A (Toán, Lý, Hóa), những ngày này, Đinh Văn Ngọc (học sinh lớp 12 tại Nghệ An) đang cuống cuồng ôn luyện môn Sinh bởi một thời gian chỉ học môn này kiểu cầm chừng vượt tốt nghiệp. Ngọc lo lắng vì tính đăng ký vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân, trong khi mới đây trường này công bố xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. “Bộ GD-ĐT cho hay bài thi tổng hợp Khoa học tự nhiên sẽ chỉ tính chung 1 đầu điểm và không chia ra điểm thành phần từng môn như trước kia. Như vậy có thể trường sẽ lấy cả điểm bài thi Khoa học tự nhiên để xét. Để điểm chung không bị kéo xuống, em tính phải học thêm môn Sinh nhiều hơn”.
Ngọc cho hay, không chỉ em mà nhiều bạn trong lớp cũng đang phải “thay đổi chiến thuật” trong việc ôn thi các môn.
Đặt mục tiêu vào Trường ĐH Y Hà Nội, Nguyễn Duy Hưng (học sinh lớp 12A3 Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng bồn chồn bởi giờ đây vào cảnh “không biết đường nào mà lần” bởi các trường y chưa công bố phương án xét tuyển.
Hưng lo bởi từ khi vào lớp 10 em đã đầu tư học nhiều về Toán, Hóa và Sinh, nhưng không mấy tự tin với môn Vật lý. Trước đây các trường sử dụng điểm 3 môn Toán, Hóa, Sinh ở kỳ thi THPT quốc gia để xét thì nay sẽ ra sao khi kỳ thi tốt nghiệp THPT gộp 3 môn (Hóa, Lý, Sinh) vào 1 đầu điểm.
“Như vậy nếu giờ em học kém môn Lý thì sẽ bị kéo điểm chung, dù có thể Toán và Hóa của em rất tốt. Giả sử các trường khối y dược lấy điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển thì em sẽ rất thiệt thòi”, Hưng nói.
Nhưng để sẵn sàng cho mọi tình huống xảy ra, ngoài việc ôn 3 môn Toán, Hóa, Sinh như bình thường, hiện Hưng đã phải sắp xếp lại thời gian ôn thêm cho môn Vật lý. Công thức học thêm “Toán 3 buổi, Sinh 4 buổi và Hóa 2 buổi” mỗi tuần của Hưng vừa được bổ sung bằng việc đăng ký mấy khóa học trên mạng về những kiến thức cơ bản của môn Vật lý. “Nếu trong trường hợp xấu nhất, các trường y dùng kết quả bài thi Khoa học tự nhiên thì em còn có một số điểm môn Vật lý nhất định để kéo điểm chung. Giờ phải dốc sức học bởi trước đây em tính toán chỉ cần qua mức điểm liệt là được”.
Hiện, Vật lý và Sinh học được Hưng chia đều ra học mỗi tối. Mỗi môn một tiếng rưỡi, sau đó mới đến Toán và Hóa học – 2 môn học tốt hơn và tạm coi thứ yếu.
“Giờ đây phải ôn thêm môn Vật lý trong thời gian chưa có phương án tuyển sinh từ các trường nên đành chấp nhận cắt giảm thời gian của 3 môn kia”, Hưng chia sẻ về khó khăn về mặt thời gian và sức lực.
Theo Hưng, trong nhóm chát của lớp mấy ngày này cũng nháo nhào cả lên vì chuyện tổ hợp xét tuyển. “Em thì chỉ phải học thêm môn Vật lý, nhưng một số bạn trước nay học theo tổ hợp A01 (Toán, Lý, Anh) thì nay đang lo phải học thêm cả môn Hóa và Sinh bởi trong cùng một bài thi tổng hợp với môn Lý”.
Hưng cũng bày tỏ mong muốn các trường y dược cũng như các trường đại học khác sớm công bố phương án tuyển sinh để các học sinh như em sớm định hình được kế hoạch và chủ động trong ôn tập.
Thanh Hùng
Thí sinh sững sờ, Bộ GD-ĐT hứa sớm công bố đề thi minh hoạ mới
Ngoài việc sớm công bố đề thi minh hoạ, sẽ tổ chức thêm đội thanh tra của UBND các tỉnh cho kỳ thi THPT tới đây.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo ES Setif vs Belouizdad, 22h45 ngày 20/2: Trên đà hưng phấn
- Trách nhiệm của việc “dùng lại” tin tức
- Báo châu Á: Quế Ngọc Hải là thủ lĩnh tuyển Việt Nam
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt tuyển nữ Việt Nam
- Nhận định, soi kèo U20 Saudi Arabia vs U20 Triều Tiên, 14h00 ngày 19/2: 3 điểm nhọc nhằn
- Lý Hoàng Nam đạt thứ hạng lịch sử trên bảng xếp hạng ATP
最新文章
-
Soi kèo phạt góc Galatasaray vs AZ Alkmaar, 00h45 ngày 21/2
-
Kết quả bóng đá Sevilla 0
-
- Ngoại trừ một số ít quán ăn sang trọng, còn lại đa phần là các quán ăn đường phố, người Hà Nội buộc phải chấp nhận thực tế rằng “Mình đang ăn bẩn”.
TIN BÀI KHÁC:
Vợ lẽ không được quyền thừa kế?
Nhà nghỉ bi hài ký…
Gã trai quê thành đại gia nhờ…nhà nghỉ
Ai có trách nhiệm nuôi bà ngoại?
“Cò mồi” bao vây làng gốm Bát Tràng
Người yêu ở xa, người lạ thì ở gần…
Có 5 con nhưng chỉ di chúc tài sản cho vợ bé
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo “cầm cố giấy tờ ô tô”
Trùng tên gây xích mích trong nhà
Nỗi lo thất nghiệp
" alt="Ăn quán, người Hà Nội buộc phải…ăn bẩn">Ăn quán, người Hà Nội buộc phải…ăn bẩn
-
- Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đến cuối tháng 2/2012 sẽ triển khai thí điểm cấp giấy phép lái xe mẫu mới tại Bắc Ninh và Đà Nẵng, đồng thời chạy thử hệ thống cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.
TIN BÀI KHÁC
Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn tháng 02/2012
Nếu in hóa đơn giả, xử phạt thế nào?
Mát xa lành mạnh thì yêu cầu rất “ngặt”!
Có nên lấy gái không còn trinh làm vợ ?!
Chưa li hôn, chồng có phải trả nợ thay cho vợ?
" alt="Tháng 2 cấp đổi giấy phép lái xe mới">Tháng 2 cấp đổi giấy phép lái xe mới
-
Kèo vàng bóng đá Anderlecht vs Fenerbahce, 03h00 ngày 21/2: Khách hoan ca
-
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa triển khai gói hỗ trợ 20 tỷ đồng dành cho sinh viên trong mùa dịch Covid-19. Theo đó, tất cả sinh viên sẽ được hỗ trợ 5% học phí các học phần học online diễn ra đầu năm 2020. Kinh phí này trừ vào học phí học kỳ sau, sinh viên tốt nghiệp sẽ được chuyển khoản trực tiếp.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (Ảnh: UEH) Đối với sinh viên có gia đình (ba, mẹ, anh, chị) bị mất việc do ảnh hưởng dịch Covid-19, gia đình bị giảm thu nhập và các trường hợp khó khăn đặc biệt khác sẽ được nhận được các mức hỗ trợ tối đa đến 50% mức học bổng toàn phần (tính trên 15 tín chỉ).
Ngoài ra, nhà trường cũng hỗ trợ chi phí kết nối internet với 100.000 đồng/sinh viên. Kinh phí này cũng trừ vào học phí học kỳ sau, sinh viên tốt nghiệp được chuyển khoản trực tiếp.
Sinh viên mua sách tại nhà sách của trường sẽ được miễn phí tiền chuyển phát.
Lê Huyền
Nữ sinh mồ côi cha lăn lộn kiếm tiền từ năm 11 tuổi, rơi nước mắt khi trường giảm học phí
- Mới 11 tuổi, Nguyễn Thị Mai đã phải vật lộn kiếm tiền sinh sống. Khi Mai đang học năm thứ nhất đại học thì ba mất.
" alt="Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM được giảm học phí">Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM được giảm học phí