Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs Spartak Varna, 22h45 ngày 21/2: Tôn trọng đối thủ
本文地址:http://game.tour-time.com/html/5e594547.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Siêu máy tính dự đoán Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2
Kết thúc giờ hành chính, Thùy Trang (24 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) vội vàng chạy đến lớp học trống jazz. Mỗi ngày đều nhìn ánh sáng xanh từ màn hình máy tính suốt 8-10 tiếng, nhân viên đồ họa này mong muốn thư giãn nhờ âm nhạc.
3 buổi học mỗi tuần là thời gian cô cho phép mình tránh xa hoàn toàn công việc cùng thiết bị điện tử, chỉ sống cùng những thanh âm của dàn trống.
"Tôi biết chơi piano, ukulele và trống cajon, hiện tại học thêm bộ môn trống jazz. Tôi có đam mê với âm nhạc từ nhỏ, nhưng không theo đuổi chuyên nghiệp. Tôi coi đây như một sở thích ngoài công việc chính của mình", cô chia sẻ.
Sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng
Theo Thùy Trang, năm 7 tuổi, cô đã được gia đình đầu tư để có thể chạm tay vào phím đàn. Nhà không dư dả, cô hiểu cha mẹ đã phải tiết kiệm, dành dụm để cô được tiếp xúc với loại hình âm nhạc phương Tây.
Hiện tại, khi quyết định theo học trống jazz, cô xác định sẽ phải chi trả khoản tiền lớn cho nhạc cụ và học phí. Trong đó, bộ trống bình dân mà cô sử dụng để luyện tập có giá đến 20 triệu đồng, tương đương một tháng lương.
"Các nghệ sĩ trình diễn còn phải chi trả hàng trăm triệu đồng cho một bộ trống", Thùy Trang tâm sự.
Chưa kể, chi phí học trống cũng khá cao so với các loại nhạc cụ khác. Hiện nay tại Việt Nam, không có nhiều người theo đuổi và thành thạo bộ môn này. Số lượng giáo viên có trình độ chuyên môn đứng lớp dạy chỉ đếm trên đầu ngón tay.
"Mỗi lớp học trống chỉ có quy mô giới hạn do đặc thù của quá trình dạy và học nhạc cụ là 'cầm tay chỉ việc'. Tìm được thầy tốt rất khó khăn, tôi chấp nhận chi trả khoản học phí vài trăm nghìn đồng/buổi", cô nói.
Tương tự Thùy Trang, Ánh Quyên (25 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng theo học nhạc cụ sau giờ làm. Cô lựa chọn đàn tranh Trung Quốc (đàn Guzheng) bởi yêu thích các bài hát Hoa ngữ từ nhỏ.
Theo tìm hiểu của Ánh Quyên, những loại đàn được nghệ sĩ sử dụng để biểu diễn có giá hàng chục triệu đồng. Học viên nghiệp dư có thể dùng loại đàn bình dân hơn với giá khoảng 5 triệu đồng.
Đối với cô, đây là số tiền đáng kể so với thu nhập, tuy vậy vẫn bấm bụng chi trả vì quá thích thú.
"Học phí của bộ môn đàn tranh hiện dao động trong khoảng 1,5-2 triệu đồng/khóa. Đây là mức giá thấp hơn so với tiền học nhạc cụ phương Tây", cô cho hay.
Tuy nhiên, mức đầu tư mua đàn và học phí vẫn không phải là chi phí lớn nhất. Vốn yêu thích văn hóa Trung Hoa, Ánh Quyên luôn tưởng tượng đàn tranh phải có những họa tiết truyền thống như hoa sen, cành trúc, cung điện...
Khi nhận ra mẫu đàn nguyên bản không có hoa văn như vậy, cô bỏ thêm vài triệu đồng trang trí đàn theo ý thích.
Theo đó, cô phải tìm đến tận xưởng làm đàn, đặt riêng các nghệ nhân khắc từng loại họa tiết.
"Số tiền tôi dành cho việc trang trí đàn tranh khó mà tính toán được", cô nói.
Khó theo đuổi đến cùng
Mỗi tuần 3 buổi học, Thùy Trang cho đó là thời gian không thể đủ để mình làm quen với trống jazz. Giáo viên khuyên cô cần dành ít nhất 3 tiếng mỗi ngày để luyện tập tại nhà, như vậy mới đủ để thành thạo các động tác trống một cách cơ bản.
Một số người bạn của cô theo đuổi sự nghiệp âm nhạc chuyên nghiệp cho biết cần 10 tiếng luyện tập mỗi ngày nhằm "sinh tồn" ở Nhạc viện.
"Năng khiếu âm nhạc chỉ là yếu tố thứ hai. Điều kiện tiên quyết để thành thạo một loại nhạc cụ là sự chăm chỉ phi thường", Thùy Trang nói.
Nhưng công việc tất bật tại văn phòng, đặc biệt là hàng loạt dự án dịp cuối năm liên tục ập đến, Trang khó lòng đáp ứng yêu cầu tập luyện. Thậm chí, khi không thể bắt kịp tiến độ lớp trống, cô còn áp lực hơn cả trễ deadline nơi công sở.
"Tôi tiếp xúc với nhạc cụ từ nhỏ, nhưng khi không có thời gian để theo đuổi nghệ thuật, bàn tay khéo léo trên phím đàn piano trở nên lóng ngóng và vụng về khi chạm vào đôi dùi trống", cô thở dài.
Tháng trước, Thùy Trang có ý định từ bỏ bộ môn này khi cảm thấy thua kém trong lớp học do không dành đủ thời gian luyện tập tại nhà.
Ánh Quyên càng khó khăn hơn khi không có nền tảng nhạc lý từ trước.
"Giống như một chiến binh phải làm quen với chú ngựa chiến trước khi ra trận, tôi đã loay hoay khi lần đầu chạm vào đàn tranh", cô kể.
Khi luyện tập kỹ thuật vê, khớp nhịp điệu giữa tay trái và tay phải, đầu ngón tay Quyên đã chảy máu ngay trên dây đàn.
Sau nhiều buổi học, đôi tay cô căng cứng khiến việc gõ bàn phím máy tính hàng ngày tại văn phòng trở nên khó khăn.
Nhìn mười đầu ngón tay dán băng cá nhân của Ánh Quyên, người thân và bạn bè cho rằng cô đang "hành xác" thay vì giải trí sau giờ làm.
Ban đầu, cô tranh cãi với bạn bè để bảo vệ đam mê. Nhưng hiện tại, chính Quyên là người muốn bỏ cuộc trên con đường học đàn tranh. Ước mơ mang đàn đi khắp nơi cũng trở nên bất khả thi vì sự cồng kềnh của loại nhạc cụ này.
"Tôi sẽ cố gắng học thêm một tháng nữa. Nếu đầu ngón tay còn tiếp tục chảy máu, cản trở sinh hoạt hàng ngày, tôi đành bỏ dở đam mê", Ánh Quyên giãi bày.
Giáo viên ái ngại khi học trò nản chí
Trao đổi với Zing, Đặng Đình Minh (quận Đống Đa, Hà Nội), founder một trung tâm âm nhạc và giảng dạy các lớp trống, cho biết các lớp học của anh ngày càng vắng học viên.
"Ban đầu, số lượng học viên đăng ký lớp trống thường lên tới hơn 10 người. Sau 3 buổi, lớp học thưa thớt dần. Đến cuối khoá, chỉ còn khoảng 3 học viên trụ lại", anh tâm sự.
Theo chia sẻ của Minh, khó khăn của quá trình học trống nằm ở việc phối hợp nhuần nhuyễn giữa tay và chân. Điều này khiến nhiều học viên từng thuần thục các loại nhạc cụ khác cũng nản chí.
Bên cạnh sự mệt mỏi do cường độ luyện tập cao, nhiều học viên tâm sự rằng gánh nặng tài chính cũng khiến họ không thể duy trì việc học tập.
350.000 đồng/giờ học là con số tương đối lớn với nhiều người trẻ.
Đình Minh cũng cho biết khi bắt đầu với trống, phần lớn học trò của anh chưa tính toán đến chi phí sửa chữa nhạc cụ. Trong quá trình học, dùi trống và mặt trống đều có khả năng hỏng. Những khoản chi phát sinh này khiến nhiều người không chịu được áp lực.
Mặc dù thông cảm cho học trò, song Đình Minh thừa nhận rằng việc giảng dạy các lớp học vắng vẻ khiến nhiệt huyết trong anh giảm dần.
"Khi còn là sinh viên tại Nhạc viện, tôi phải dùng nồi cơm điện thay trống để tập luyện mỗi ngày. Khi nào có tiết trên giảng đường, tôi và các bạn mới có cơ hội chạm tay vào bộ trống thật. Nhưng bây giờ, học viên chỉ đến lớp trống buổi tối sau khi tan ca không kiên trì được như vậy", anh nói.
Đồng tình với Đình Minh, giảng viên đàn tranh Nguyễn Thùy Dung (33 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết phần lớn học viên đến với lớp của cô đều mong muốn coi đây là hoạt động giải trí sau giờ làm.
Đang giảng dạy nhiều lớp online, Thùy Dung hiểu rằng học trò không thể sắp xếp thời gian nên mới chọn học nhạc cụ trực tuyến.
Tuy nhiên, nữ giảng viên vẫn đặt tiêu chuẩn cao để duy trì chất lượng lớp học. Nhiều người tỏ ra bất ngờ khi Thùy Dung đưa ra quy tắc bắt buộc phải luyện tập tại nhà mới được tham gia buổi học kế tiếp.
Theo chia sẻ của cô, đàn tranh có tới 19-21 dây, vì thế quy trình lên dây tương đối khó. Thời gian thực hành tại lớp không đủ để học viên làm chủ kỹ thuật đôi tay.
Dù biết sự khắt khe này có thể khiến nhiều học viên nghiệp dư e dè, cô vẫn muốn học trò nghiêm túc và tâm huyết với sở thích.
"Tôi muốn đào tạo một học viên thuần thục hơn đứng dạy một lớp không tiến bộ", Thùy Dung tâm sự.
Theo Zing
">Dân văn phòng sáng gõ bàn phím, tối gảy đàn, đánh trống
Gần đây, quán cà phê ở tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) tung ra đồ uống mới lạ và ngay lập tức gây sốt. Món mới của quán là sự pha trộn của cà phê và ớt cay.
Video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhân viên của quán cho ớt cắt lát vào cốc cà phê, rồi thêm cả ớt bột, trước khi mang ra cho khách. Mỗi ngày, quán bán được khoảng 300 cốc cà phê. Mỗi cốc có giá khoảng gần 3 USD.
Tỉnh Giang Tây là một trong những khu vực mà người dân thích ăn đồ cay nhất Trung Quốc. Đồ uống tạo nên trào lưu mới được đặt tên là Jiangxi Spicy Latte.
"Tôi thấy nó không cay lắm. Ngược lại còn có vị rất ngon. Món cà phê này không lạ như mọi người nghĩ", một nhân viên của quán cho biết.
Hầu hết các khách hàng sau khi thưởng thức cà phê cay đều có phản hồi tích cực. "Món cà phê ớt không tệ, nó có vị hơi cay và hơi ngọt", một khách hàng bình luận.
Tuy nhiên, món đồ uống pha cùng ớt dấy lên mối lo ngại về sức khỏe. "Thật sáng tạo. Nhưng tôi không dám thử vì sợ nó có thể gây khó chịu cho dạ dày"; "Tôi đoán có thể có vấn đề sau khi ăn đồ cay"; "Tôi bị sốc, món đồ uống bất thường một cách vô lý"... người dùng mạng bình luận.
Trong những năm gần đây, sự kết hợp sáng tạo giữa cà phê và các hương vị mới lạ xuất hiện trên khắp Trung Quốc. Tháng 9/2023, đám đông xếp hàng cả tiếng đồng hồ để mua một loại cà phê mới pha với rượu mao đài nổi tiếng...
Món cà phê rắc đầy ớt 'hút khách' ở đất nước tỷ dân
Loạt cảnh quá nóng của Thanh Bi và Việt Anh trong 'Người phán xử'
'Người phán xử tiền truyện' tập 1: Phan Hải vẫn cặp kè với Vân Điệp">Việt Anh lên tiếng về chỉ trích bạo lực, chửi thề ở 'Người phán xử tiền truyện'
Nhận định, soi kèo Sanfrecce Hiroshima vs Yokohama F. Marinos, 12h00 ngày 23/2: Trái đắng xa nhà
Cựu danh thủ Hồng Sơn và Huỳnh Đức đóng phim '11 niềm hy vọng'
Kiev cho rằng, bản ghi nhớ đáng lẽ phải trở thành một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường giải trừ vũ khí hạt nhân toàn cầu và là tấm gương cho các quốc gia khác từ bỏ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, trong thực tế, thỏa thuận này “đã không ngăn chặn được hành động gây hấn của Nga, với tư cách là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, chống lại Ukraine, nước đã từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình".
Bộ Ngoại giao Ukraine khẳng định việc xây dựng một kiến trúc an ninh châu Âu bằng cách gây tổn hại đến các lợi ích của Ukraine “chắc chắn sẽ thất bại". "Chúng tôi tin, đảm bảo an ninh thực sự duy nhất cho Ukraine cũng như là biện pháp ngăn chặn sự gây hấn tiếp theo của Nga đối với Ukraine và các quốc gia khác, là tư cách thành viên đầy đủ cho Ukraine trong NATO. Với kinh nghiệm cay đắng về Bản ghi nhớ Budapest, chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ sự thay thế nào cho điều đó”, trích tuyên bố lập trường của Bộ Ngoại giao Ukraine.
Kiev cũng kêu gọi những nước đã ký kết và tham gia Bản ghi nhớ Budapest như Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc cũng như tất cả các quốc gia tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân ủng hộ về mặt chính trị lời mời Ukraine gia nhập NATO ngay trong hiện tại vì đây sẽ là "một biện pháp phản công hiệu quả trước Nga".
Bộ Ngoại giao Ukraine lưu ý, vấn đề không chỉ liên quan đến nước này và an ninh châu Âu, mà còn có thể "làm suy yếu niềm tin vào chính ý tưởng giải trừ vũ khí hạt nhân" và làm sống lại "những nỗ lực tích cực của nhiều quốc gia từ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đến Trung Đông và khu vực châu Âu - Đại Tây Dương nhằm tạo ra hoặc mở rộng kho vũ khí hạt nhân hiện có của họ".
Theo các nguồn tin, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha dự kiến sẽ trình bày lập trường chính thức của Kiev tại cuộc họp cấp bộ trưởng NATO khai mạc vào ngày 3/12 tại Brussels, Bỉ.
Ukraine từ chối mọi bảo đảm an ninh thay thế việc được kết nạp vào NATO
Phương Hằng được biết đến qua vai cô em út trong phim truyền hình "Gạo nếp gạo tẻ". Ông xã của Phương Hằng là nam ca sĩ Anh Tâm. Trong dịp sinh nhật chồng, nữ diễn viên chia sẻ căn nhà mới có trị giá 2,6 tỷ đồng chính là món quà mà cô dành tặng chồng.
Phương Hằng nhắn nhủ tới ông xã: "Quà sinh nhật năm nay đủ hoành tráng vừa lòng chồng chưa? Vợ giấu quỹ đen được nhiêu dồn hết vào quà sinh nhật rồi đó. Sinh nhật vợ, chồng nhớ tặng quà ngang ngửa nha".
Nữ diễn viên tiết lộ, căn nhà mới của 2 vợ chồng năm ở quận 8, TP. HCM, với diện tích 75m2, gồm 2 phòng ngủ.
Phòng khách được bài trí gọn gàng, sang trọng với bộ ghế sofa mới cứng, mang lại cảm giác mát mắt.
Khu vực nhà bếp tinh tươm, sạch sẽ.
Về phần nội thất trong nhà đều do đích thân Phương Hằng và ông xã chọn từng loại và giám sát thi công.
Tổ ấm nhỏ nhưng ấm áp, khang trang là thành quả sau nhiều nỗ lực của cả hai.
Phương Hằng chia sẻ: "Việc chọn nội thất cũng mất nhiều thời gian vì vừa phải trùng ngày thợ làm được mà cũng trùng ngày vợ chồng được nghỉ, không đi diễn nữa, mà mua chọn từng thứ riêng nên cũng mất 2 tháng mới xong".
"Tôi và ông xã cứ vừa làm vừa chiêm nghiệm xem thêm thắt gì, nhìn sao cho thật ấm áp nhưng đơn giản và sang trọng" - cô út của Gạo nếp gạo tẻ nói.
Hai vợ chồng Phương Hằng - Anh Tâm rất tâm đầu ý hợp. Cả hai đến với nhau từ những ngày còn gian khó. Mãi tới dịp gần đây, Phương Hằng mới tiết lộ chuyện đời sống riêng.
Món quà sinh nhật của Anh Tâm được cả hai ấp ủ mua trong 1 năm trở lại đây.
Cặp đôi từng bước lên kế hoạch hoàn thiện cho tổ ấm nhỏ của mình, không ngoại trừ cả việc sinh em bé.
Mấy chục năm làm gà trống nuôi con nhưng ở tuổi xế chiều bố lại lạc bước để phải chịu cảnh ở thuê.
">Nữ diễn viên mua nhà 2,6 tỷ đồng làm quà sinh nhật tặng chồng là ai?
Những năm đất nước còn chiến tranh, tôi phải xa nhà, xa quê ra Bắc học. Tất cả học sinh miền Nam chúng tôi đều khát khao tình cảm. Trong lớp, đứa nào nhận được thư của người thân đều chuyền tay nhau đọc chung.
Chúng tôi coi đó là một niềm vui lớn. Để rồi, sau đó, mỗi đứa cố giấu đi những giọt nước mắt nhớ thương da diết và buồn tủi của mình.
Lê Hải Minh là bạn thân của tôi, không có một người bà con nào trên đất Bắc, nên suốt mấy năm liền chẳng hề nhận được một lá thư. Bỗng một hôm Minh có thư của ông chú là Lê Hải Hà, từ miền Nam mới ra, đang an dưỡng tại K15 Hà Đông.
Lời lẽ trong thư thật cảm động, đứa nào đọc cũng phải rơi nước mắt. Anh Long lớp trưởng “lệnh” chúng tôi nhổ sắn non của lớp trồng, nấu một nồi to, mời cả cô giáo chủ nhiệm đến để ăn mừng sự kiện trên.
![]() |
Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn ảnh: Internet |
Những tuần sau đó, Lê Hải Minh liên tiếp nhận được thư chú mình. Chính tôi đôi lúc cũng ghen tỵ trước niềm vui của người bạn thân nhất của mình. Càng ghen tỵ hơn khi thấy cô Thành chủ nhiệm lớp càng ngày càng tỏ ra đặc biệt quan tâm chăm sóc Minh.
Tết năm ấy, cô xin phép nhà trường đưa Minh về tận Gia Lâm ăn Tết với gia đình cô. Đêm giao thừa, cô còn đưa Minh đi xem pháo hoa ở Hồ Gươm nữa chứ…
Tình thương không giấu giếm của cô dành cho Minh, làm chúng tôi ganh ghét và ít gần gũi Minh hơn.
Cho đến một đêm mùa đông, gió mùa đông bắc tràn về lạnh thấu xương, tôi đói bụng quá không học bài được, mà sáng mai lại có hai tiết kiểm tra. Chả là chiều đó tôi mải chơi bóng bàn với mấy đứa bạn lớp 8B, đến khi xuống nhà ăn tập thể thì hết cơm, chắc là có bạn nào đó trong lớp đã “ăn nhầm”!
Buồn ngủ gặp chiếu manh, à mà không, phải nói là gặp chiếu hoa mới đúng, Minh mang ở đâu về hai ổ bánh mì nóng hổi đưa cho tôi cùng với cái nhìn thật hiền. Tôi cầm một ổ ăn ngấu nghiến, còn một ổ đưa cho Minh. Minh bảo tôi:
- Cậu ăn đi rồi học bài, mình ăn trước rồi!
Tôi hỏi:
- Bánh ở đâu ra vậy?
Mình lại nhìn tôi với cái nhìn hiền hậu:
- Mình lặn giếng vớt giùm các cô ở lò bánh mì được mấy cái gàu, các cô thưởng cho đó!
...
Sáng hôm sau Minh lên cơn sốt, không dậy đi học được. Tôi chạy đi báo cô giáo chủ nhiệm. Cô Thành hối anh Long lớp trưởng đưa Minh ra bệnh xá của trường. Tan học, chúng tôi kéo ra bệnh xá thăm Minh. Nhưng các cô, các chú ở bệnh xá đã chuyển Minh lên bệnh viện tuyến trên cấp cứu vì Minh bị sưng phổi cấp tính. Hai ngày sau, Minh chết ở bệnh viện E Hà Nội…
Hôm Minh mất, cô Thành khóc suốt và kể lại cho chúng tôi nghe sự thật về những lá thư mà Minh thường nhận được. Trong bữa “liên hoan” sắn non, cô Thành để ý trên phong bì thư không có con dấu của bưu điện Hà Đông, Hà Nội nơi cơ quan K15 đang đóng, mà chỉ có con dấu của bưu điện Đông Triều.
Cô đọc thư rất kỹ và phát hiện ra nét chữ của Minh, mặc dầu Minh đã cố gắng viết cho thật khác. Trời ơi, chính Minh đã tự viết thư cho mình, rồi lại tự mình đi bộ ra thị trấn Đông Triều, vào bưu điện bỏ thư! Tất cả chúng tôi đều sững sốt.
Riêng tôi, nhiều năm sau và cho đến bây giờ vẫn chưa hết bàng hoàng, đau xót! Đó cũng là lý do vì sao con trai tôi lại có cái tên là Phan Đông Triều.