Nhận định

Dock 'xịn' cho iPod

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-02-24 21:26:58 我要评论(0)

Wadia 170iTransport Ngoài chức năng là dock sạc iPod,the thao 24h.com Wadia 170i Transport còn hoạt the thao 24h.comthe thao 24h.com、、

1.jpg

Wadia 170iTransport

1.jpg

Ngoài chức năng là dock sạc iPod,the thao 24h.com Wadia 170i Transport còn hoạt động như một thiết bị nối tắt, giúp truyền tín hiệu digital gốc ra ngoài qua cổng đồng trục coaxial với tín hiệu 16-bit/44.1khz.

Người dùng có thể đưa nguồn digital gốc này qua các bộ giải mã rời cao cấp trong hệ thống Hi-End hoặc qua các receiver. Ngoài ra, Wadia 170iTransport còn tích hợp hai cổng xuất video là component và S-video.

Giá bán lẻ: khoảng 8 triệu Đồng ~ 399 USD
Tham khảo: SaigonMelody – Lầu 2, 41-43 Trần Cao Vân, P.6, Q.3, Tp.HCM hoặc các cửa hàng thuộc hệ thống Công Audio.

Denon ASD-51W/N

1.jpg

ASD-51W/N có thể lấy tín hiệu tiếng và hình ra để có thể kết nối với ampli và màn hình, theo đó ta có thể nghe nhạc từ ipod bằng ampli khuếch đại ra loa hoặc có thể xem các file ảnh JPEG trên màn hình TV thông qua ngõ kết nối S-video.

Ngoài nhiệm vụ là dock iPod, điểm đặc biệt thú vị chính là chức năng kết nối Internet qua Wi-Fi hoặc cáp, qua đó ta có thể nghe nhạc và tin tức từ Internet Radio, khai thác các file nhạc nén từ trong PC hoặc laptop qua giao diện Window Media Player với khả năng tương thích nhiều định dạng tiếng như WMA, AAC(*3), MP3, WAV, FLAC...

Khi kết nối với Ampli Denon, Dock Control ASD-51W/N còn tương thích về tính năng điều khiển từ xa. Bạn có thể dùng Remote của Ampli Denon để điều khiển Ipod.

Giá: khoảng 5 triệu Đồng ~ 250$
Tham khảo tại: Anh Duy Audio, 41-43 Trần Cao Vân, Q.3, TP.HCM

JBL ID400

1.jpg

Thiết kế JBL ID400 không quá nổi bật nhưng được thừa hưởng công nghệ âm thanh xuất sắc của thương hiệu JBL nên sản phẩm rất được dân mê âm thanh ưa chuộng.

Ngoài tác dụng là dock cho iPod, chiếc loa này còn sở hữu công suất: 1 x 30Watt (woofer), tần số 40Hz – 20kHz. Sản phẩm có kích thước: 362 x 95 x 183mm và trọng lượng 1,7kg. Kiểu dáng đơn giản cùng với màu sắc trang nhã của JBL ID400, giúp người sử dụng dễ dàng trang trí chon nhiều không gian phòng khác nhau.

Ngoài khả năng kết nối iPod, iPhone, JBL cũng tích hợp với các điện thoại di động và nhiều thiết bị giải trí khác.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Đông đảo người yêu nghệ thuật đến dự lễ khai mạc và tham quan Triển lãm
 Các tác giả nhận Giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam và Ban tổ chức

Hành trình tìm tòi, sáng tác và lao động nghệ thuật đôi khi rất gần gũi với quá trình lao động của những người làm vườn, đều đòi hỏi sự kiên nhẫn, tĩnh tại và thái độ an nhiên hài hoà với những dòng chảy của thiên nhiên và đất trời. Bởi đôi khi, người nghệ sĩ chưa tìm thấy cái mình muốn trong nghệ thuật mà chính quá trình lao động nghệ thuật lại dẫn dắt họ tới những giá trị sáng tạo và thành công mà họ không tìm kiếm. 

 Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh phát biểu tại Lễ khai mạc Những người làm vườn
Bà Nguyễn Trà My - Giám đốc Trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom phát biểu tại Lễ khai mạc Triển lãm Những người làm vườn

Với chủ đề mở và không giới hạn về chất liệu, các nghệ sĩ trẻ đã khai thác muôn vàn chiều không gian và thời gian. Đó là những hình ảnh đời thường trong tác phẩm “Nguồn” của Nhữ Đình Cương, “Một nhịp ký ức” của Vũ Tuấn Việt, “Những người bơi trên sông” của Nguyễn Quốc Đạt, “Cuộc sống hàng ngày” của Vàng Hải Hưng… 

Tác phẩm Nguồn của Nghệ sĩ Nhữ Đình Cương
 Tác phẩm Những người bơi trên sông của Nghệ sĩ Nguyễn Quốc Đạt

Người xem cũng sẽ ấn tượng với những sự chuyển dịch không ngừng, những nối tiếp thế hệ trở nên hữu hình trong “Tiếp diễn” của Mạnh Trần, “Tuôn” của Nguyễn Đăng Tuấn. Hay sự suy tư trước những ẩn dụ sâu sắc thâm trầm như “Trước, trong, sau và mãi mãi” của Cao Thục, “Chuyển sinh” của Nguyễn Phương Thảo, “Bên trong - bên ngoài” của Nguyễn Hoàng Dung… cũng trở thành điểm hấp dẫn với người xem.

Tác phẩm Cuộc sống hằng ngày của Nghệ sĩ Vàng Hải Hưng
Tác phẩm New vitality - Sức sống mới của các Nghệ sĩ Dương Đức Duy, Nguyễn Đăng Nam, Nguyễn Thị Hải An

Triển lãm “Những người làm vườn” đã mở ra một sân chơi, nơi mỗi cá nhân các nghệ sĩ sẽ góp phần thể hiện chính mình, đối diện với những hiện thực bình dị hàng ngày và lao động sáng tạo để tìm thấy những giá trị tốt đẹp trong những điều tưởng chừng đơn giản nhất. 

 Tác phẩm Bình yên trên lưng cha của Nghệ sĩ Phạm Anh
Tác phẩm Trước, Trong, Sau và Mãi mãi của Nghệ sĩ Cao Văn Thục

“Câu chuyện của những người trẻ, còn rất trẻ của đời sống mỹ thuật đương đại, từng giây khắc lúc này đang rất phát triển. Đó thực sự là một điều may mắn mà tạo hoá đã ban cho thế hệ của họ. Tự tin để bước tiếp vào không gian mở phía trước khi sứ mệnh đã sang vai, và các bạn trẻ đã thể hiện rõ nét trên từng tác phẩm của mình”, Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam nhận định.

 

Triển lãm “Những người làm vườn” mở cửa tự do từ ngày 01/04/2023 tới hết ngày 02/05/2023 tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), B1-R3 Vincom Mega Mall Royal City, 72 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.  

Thế Định

" alt="Triển lãm ‘Những người làm vườn’: khu vườn sáng tạo của 90 nghệ sĩ trẻ Việt Nam" width="90" height="59"/>

Triển lãm ‘Những người làm vườn’: khu vườn sáng tạo của 90 nghệ sĩ trẻ Việt Nam

Sau thời gian dài chăm sóc con cái, Võ Hạ Trâm vừa ra mắt MV Về với em- ca khúc kết hợp 2 nền văn hóa Việt - Ấn. Để thực hiện dự án lần này, 2 vợ chồng cô đầu tư số tiền 5 tỷ đồng.

Võ Hạ Trâm chia sẻ: "Con số 5 tỷ là hành trình cố gắng làm việc, dành dụm của tôi và ông xã trong khoảng thời gian dài. Đây là dự án đắt tiền nhất mà tôi muốn khoe hành trình tích cóp và ông xã phải cố gắng từng ngày vì dự án lần này".

 Võ Hạ Trâm được chồng cho 5 tỷ ra mắt MV.

Năm 2019, Võ Hạ Trâm kết hôn cùng ông xã người Ấn Độ - Vikas và đón con gái đầu lòng giữa tháng 7/2021. Ông xã của Võ Hạ Trâm là doanh nhân thành đạt. Thời điểm gặp Vikas, Võ Hạ Trâm chưa thật sự mở lòng do từng trải qua nhiều vấp ngã tình cảm nên chỉ mong có thêm bạn. Cuối cùng, cả hai đến với nhau nhờ sự ân cần và nhiệt tình của ông xã.

Võ Hạ Trâm bên chồng Ấn Độ và cô con gái cực kỳ đáng yêu.

Bằng Lăng được ông xã lo mọi chi phí trở lại showbiz

Năm 2015, Bằng Lăng quay lại làng giải trí khiến nhiều người bất ngờ, dấy lên tin đồn kinh tế gia đình giảm sút nên cô trở lại đóng phim để kiếm tiền.

Đối mặt với vấn đề này, Bằng Lăng giải thích: "Công việc của chồng tôi ổn, kinh tế gia đình vững vàng. Thậm chí, chi phí về Việt Nam, đi lại trong quá trình đóng phim còn gấp mấy lần thù lao. Ông xã là người lo mọi chi phí nhưng anh không bận tâm, chỉ nói tôi phải làm tốt công việc mà không phải lo lắng gì".

Quyết định tái xuất làng giải trí của Bằng Lăng nhận được sự ủng hộ của ông xã.

Năm 2007, ở tuổi 28, Bằng Lăng lên xe hoa với doanh nhân người Đức tên Claas Schaberg. Ngay cái nhìn đầu tiên, Claas Schaberg đã yêu Bằng Lăng và muốn cưới chỉ sau 1 tuần gặp gỡ. Bằng Lăng hiện sống cùng chồng và hai con rất viên mãn.

Ông xã và hai con của Bằng Lăng.

Đoan Trang đóng phim cùng chồng

Năm 2016, vợ chồng Đoan Trang nhận lời mời tham gia phim Sài Gòn, anh yêu em. Đây là lần đầu khán giả chiêm ngưỡng "người chồng điểm 10" của Đoan Trang khi cả hai vào vai cặp vợ chồng nhà ngoại giao làm việc tại Sài Gòn.

Chồng Tây của Đoan Trang rất chiều vợ.

Việc đóng phim đã chứng tỏ ông xã Đoan Trang rất yêu chiều vợ. Ông xã tâm sự luôn ủng hộ sự nghiệp nghệ thuật của vợ, nên nhận lời đóng phim và tham gia cùng khi cô quay lại với điện ảnh là hành động thiết thực nhất.

Năm 2012, Đoan Trang kết hôn với doanh nhân người Thuỵ Điển Johan Wicklund. Kể từ đó, cô ít tham gia các hoạt động showbiz mà dành thời gian chăm sóc gia đình. Hai năm sau, cô hạ sinh bé Sol.

Sau hơn 10 năm bên ông xã Johan Wicklund, tổ ấm của nữ ca sĩ Đoan Trang khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Để chồng phát triển sự nghiệp, Đoan Trang theo anh sang Singapore định cư năm 2021. Trước khi đi, Đoan Trang rất lưu luyến người thân nên anh rất biết ơn cô về quyết định này.

Không chê vợ diễn 'lố', chồng Tây cao 2m ủng hộ Lan Phương tuyệt đốiLan Phương nói lần đầu tiên chồng Tây cao 2m ngồi xem phim 'Gia đình mình vui bất thình lình' cùng vợ và thích thú khi thấy nhiều hành động của cô ngoài đời có trong nhân vật Hà." alt="Chồng Tây nhà sao Việt: Cho 5 tỷ làm MV, chiều lòng vợ đóng phim" width="90" height="59"/>

Chồng Tây nhà sao Việt: Cho 5 tỷ làm MV, chiều lòng vợ đóng phim

Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội cho biết chiến lược phát triển của Học viện đã được phê duyệt đề ra mục tiêu tới năm 2020 phấn đấu đào tạo từ 450 – 500 chỉ tiêu nghiên cứu sinh mỗi năm.

350 chỉ tiêu/ năm là mức dưới trung bình

Sáng ngày 22/4, tại cuộc họp báo giải đáp thông tin "lò sản xuất tiến sĩ" đang gây xôn xao dư luận, GS Võ Khánh Vinh, Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội (thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội), cho biết hiện nay Học viện có 20 khoa, đào tạo tiến sĩ ở 36 ngành.

{keywords}
Ông Võ Khánh Vinh

Hàng năm, Học viện xây dựng và được Bộ GD-ĐT thông qua 350 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, chia cho các ngành chỉ 10 chỉ tiêu tiến sĩ mỗi ngành. Một số ngành rất quan trọng cũng chỉ có số lượng chỉ tiêu ít ỏi.

Theo ông Vinh, số ứng viên ứng tuyển thường gấp đôi so với chỉ tiêu. Số lượng ứng viên dôi dư giúp Học viện có cơ sở để tuyển chọn được những người tốt nhất.

Về điều kiện giảng viên, ông Vinh cho biết hiện cơ sở có 412 giảng viên cơ hữu, trong đó có 19 giáo sư, 175 phó giáo sư, còn lại là tiến sĩ. Học viện cũng huy động giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên ở các trường trên cả nước tham gia giảng dạy, nâng tổng số người tham gia giảng dạy tại học viện lên khoảng 2.000.

"Chiếu theo quy định và so với khả năng hiện có, chúng tôi có thể đào tạo số lượng nghiên cứu sinh nhiều hơn. 350 chỉ tiêu cho học viện như vậy ở tầm dưới trung bình. Tuy nhiên, có năm chúng tôi không tuyển hết để đảm bảo chất lượng".

Theo ông Vinh, trong chiến lược phát triển học viện tới năm 2020 đã được phê duyệt, nếu số lượng ngành vẫn không thay đổi thì phấn đấu chỉ tiêu ở mức 450 – 500 mới đủ tầm ổn định để phát triển tiếp ở tầm cao hơn.

“Không có số lượng không phát triển về chất lượng. Có số lượng mới có thể sàng lọc. Có số lượng mới đủ kinh phí để trang trải, phát triển”.

Quy trình chặt chẽ, đề tài không xa vời

Cả lãnh đạo Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Học viện khoa học xã hội đều đặc biệt nhấn mạnh về điều này.

Ông Vinh khẳng định quy trình đào tạo rất chặt chẽ đối với ứng viên từ khi tham gia ứng tuyển đến khi trúng tuyển. “Quy trình có 8 bước. Những nghiên cứu sinh không làm đúng quy trình, không đúng thời hạn sẽ bị gửi về cơ quan, và nếu học lại phải đúng 3 năm. Việc thực hiện quy trình này là thành công của Học viện”.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Hiệp

Theo thống kê của Học viện, khi mới hợp nhất học viện chỉ có 286 nghiên cứu sinh. Còn hiện nay, tổng số lượng đào tạo nghiên cứu sinh 3 năm là hơn 1.000. Trong đó, 70% bảo vệ đúng hạn, 10% bị trả về và không quay trở lại khoảng 10%, khoảng 20% bảo vệ quá hạn.

Trong 784 tiến sĩ đã bảo vệ 3 năm qua, số người làm công tác nghiên cứu trong Viện hàn lâm chiếm 10%. Giảng viên ở các trường đại học chiếm tỷ lệ lớn. Số tiến sĩ còn lại là cán bộ làm công tác hoạch định tư vấn chính sách cấp bộ, ngành, cán bộ khu vực 3 Tây (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ) được gửi đi học.

Cũng theo ông Vinh, hiện nay tiến sĩ tập trung vào 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, miền Trung và miền Tây rất ít tiến sĩ. “Chúng tôi rất mừng là hiện nay số ứng viên xét tuyển làm tiến sĩ ở miền Trung đã về học viện rất nhiều”.

Về đề tài luận án tiến sĩ, ông Vũ Dũng, Viện trưởng Viện Tâm lý học nhận xét rằng trong suy nghĩ của nhiều người luận án tiến sĩ phải to tát, hoành tráng.

“Hoàn toàn không phải vậy. Tôi được đào tạo nước ngoài về, đi 20 nước, đã tới hàng chục trường ĐH, ở các nước phát triển những vấn đề nghiên cứu hết sức cụ thể, hết sức thực tiễn, cụ thể. Ví dụ có những đề tài nghiên cứu về hành vi viết chữ trong nhà vệ sinh, nhổ nước bọt ngoài đường… Nếu ở VN sẽ nói rằng, đề tài đó có gì mà nghiên cứu, sẽ thành vớ vẩn, nhưng ở nước ngoài được đánh giá có tính thực tiễn, có giá trị văn hóa”.

Ông Dũng cho biết các đề tài nghiên cứu của Học viện nói chung xuất phát từ yêu cầu gắn thực tiễn… Viện Hàn lâm đào tạo gắn liền với nghiên cứu và nghiên cứu gắn liền với đào tạo.Viện Tâm lý học đi theo đường đó, nên đề tài rất gắn với thực tiễn, rất thiết thực, không có đề tài nào mông lung xa vời.

Ông Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học cũng cho biết đề tài nghiên cứu tiến sĩ của Việt Nam là phù hợp với xu hướng thế giới. Ông Hiệp đưa ví dụ về những đề tài nghiên cứu hành vi ngôn ngữ. “Đây là một trụ cột của ngôn ngữ học. Ngôn ngữ nhiều hành vi lắm. tôi đã hướng dẫn thành công luận án về hành vi cầu khiến, hành vi bác bỏ… Người ta còn nghiên cứu về hành vi khen, hành vi từ chối… Có hàng trăm luận án như vậy và có thể kiểm chứng dễ dàng. Và ở Việt Nam, nghiên cứu hành vi ninh hay trì hoãn, từ chối… phù hợp với xu hướng chung của thế giới, không có gì là xa lạ cả”.

Việt Nam vẫn còn ít tiến sĩ

Trả lời câu hỏi với tốc độ đào tạo tiến sĩ như hiện tại, liệu Việt Nam có tiến tới phổ cập tiến sĩ, ông Vũ Dũng đưa ra một ví dụ là khi sang ĐH Tokyo (Nhật Bản) làm việc, ông thấy họ thiếu một giảng viên, nhưng đang có 20 tiến sĩ đăng ký ứng tuyển. "Ở Việt Nam có chuyện này không, hay khi một trường tuyển giảng viên chỉ có vài ba tiến sĩ đăng ký? Chỉ một chuyện như vậy để thấy chúng ta nhiều hay ít tiến sĩ so với thế giới".

{keywords}
Ông Vũ Dũng

Còn ông Vinh thì khẳng định luôn hiện nay Việt Nam vẫn còn ít tiến sĩ.

"Số lượng tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục chiếm tỷ lệ thấp, và không phải ngẫu nhiên Bộ GD-ĐT và các trường đang tăng cường đào tạo TS ở cả trong và ngoài nước. Không thể nhìn số lượng 350 chỉ tiêu hàng năm rồi cho là lớn, mà phải thấy rằng so với số lượng hơn 90 triệu dân thì tỷ lệ tiến sĩ của chúng ta là quá thấp trong khu vực", ông nói.

Trước băn khoăn về đầu ra của các tiến sĩ đào tạo tại Học viện, ông Vinh cho rằng ở học viện gần như 100% cán bộ đi học đều đang giữ chức vụ trong nhà trường, cơ sở nghiên cứu, trong quản lý.

“Đầu ra của họ đã có. Nhưng cái hay là việc đi học nâng cao chất lượng, tầm nhìn cách tiếp cận của họ. Đang làm lãnh đạo, nghiên cứu hay giảng dạy đều tốt lên, giải quyết công việc thực tiễn tốt hơn.

“Một số cấn bộ địa phương đã lên được phó chủ tịch chia sẻ rằng từ khi đi học về tầm nhìn, cách lãnh đạo quản lý có khác. Những điều học được từ chương trình đào tạo tiến sĩ đã thấm vào khác với khi học khi chưa đi làm. Đó là độ thấm tự nhiên, có tác động thực tiễn”.

Ít bài báo quốc tế vì chưa thống kê đủ

Một nhóm nghiên cứu sinh truy xuất dữ liệu từ trang Web of Science, thì trong năm 2015 số lượng bài báo ISI trong lĩnh vực khoa học và xã hội và nhân văn do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN công bố là 3 bài, chiếm 1,15% tổng số bài báo ISI trong cùng lĩnh vực của VN.

Trước băn khoăn về chất lượng nghiên cứu của Viện hàn lâm khoa học xã hội như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo tiến sĩ, GS.TS Trần Thị An cho biết đã có một thống kê có lẽ là chưa đầy đủ lắm. Theo đó, trong 5 năm, từ 2011 đến 2015, Học viện có khoảng 400 xuất bản phẩm quốc tế. Trong số đó, có một số được xếp vào ISI và một số ấn bản khác thì không.

{keywords}

Bà Trần Thị An, Trưởng ban quản lý khoa học. Ảnh: Lê Văn

Giải thích thêm về điều này, ông Vũ Dũng cho biết Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước cũng thấy được khó khăn của ngành khoa học xã hội nhân văn trong việc công bố quốc tế. “Bởi vì với khoa học tự nhiên công bố quốc tế đơn giản, nhưng khoa học xã hội việc công bố cần cân nhắc có ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia hay không. Ví dụ như các ngành an ninh, quân sự, dân tộc học, tôn giáo, kể cả tâm lý học hay khảo cổ học, việc công bố quốc tế đều phải tính đến làm sao đảm bảo tính khoa học nhưng không ảnh hưởng lợi ích quốc gia.

Phải đăng bài báo như thế nào để hòa nhập với quốc tế nhưng không ảnh hưởng lợi ích chung. Đó cũng là nguyên nhân tại sao khoa học xã hội ít bài báo quốc tế hơn khoa học tự nhiên” – ông Dũng lý giải.

"Tôi làm chủ nhiệm 3-4 đề tài cấp nhà nước nghiên cứu về dân tộc ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, có số liệu rất hay nhưng không đăng bài báo quốc tế nào, vì đăng thì không có lợi cho quốc gia", GS Vũ Dũng cho biết thêm.

Còn GS Võ Khánh Vinh khẳng định đây chỉ là một trong số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản phẩm nghiên cứu. Dẫu vậy, D Học viện có ý tưởng tới đây tìm các nguồn lực lập quỹ hợp pháp đầu tư cho nghiên cứu sinh giỏi, có bài đăng ở tạp chí nước ngoài. Ông cho biết thêm, ở Việt Nam đăng bài báo thì có tiền nhuận bút, còn ở nước ngoài muốn đăng phải nộp tiền.

Theo quan niệm của ông Phạm Văn Đức, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nếu đầu tư 100 triệu để đăng bài báo quốc tế thì nên dành cho những đề tài nghiên cứu có giá trị thực tiễn.

  • Ngân Anh - Lê Văn
" alt="Học viện Khoa học Xã hội: Mục tiêu đào tạo 450" width="90" height="59"/>

Học viện Khoa học Xã hội: Mục tiêu đào tạo 450