Nhận định, soi kèo Borac Banja Luka vs Sarajevo, 22h30 ngày 15/4: Vé đã nằm trong túi

Bóng đá 2025-04-20 19:33:26 9235
ậnđịnhsoikèoBoracBanjaLukavsSarajevohngàyVéđãnằmtrongtúthời tiết ngày   Pha lê - 15/04/2025 08:14  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://game.tour-time.com/html/5c699580.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Kèo vàng bóng đá Inter Milan vs Bayern Munich, 02h00 ngày 17/4: Bảo vệ thành quả

{keywords}Thiếu tướng Lê Đăng Dũng có mặt ở Viettel từ năm 1996 (nguồn ảnh: zing.vn).

Ông Lê Đăng Dũng Viettel

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng có mặt ở Viettel từ năm 1996, và đã giữ vị trí Phó Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Viettel được 16 năm, dài nhất trong lịch sử Tập đoàn. Ông cũng đã có 5 năm là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn, và giữ vị trí Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) từ năm 2016.

Ngày 31/7/2018, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng được bổ nhiệm giữ chức vụ phụ trách Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, thay Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT hiện tại.

Trong vai trò mới, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng là người mang trọng trách kế thừa các thành quả công nghệ của giai đoạn Viettel 3.0 và trực tiếp đưa Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội bước vào một chương mới của lịch sử - giai đoạn 4.0 và toàn cầu.

Nói về nhiệm vụ năm 2019, ông Lê Đăng Dũng chia sẻ: “Viettel là doanh nghiệp chủ đạo trong lĩnh vực viễn thông và CNTT, để kiến tạo xã hội số, Viettel trước mắt cần làm hai việc: một là tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chuẩn công nghệ 4.0; hai là thể hiện tiếng nói, góp phần thúc đẩy thể chế đi nhanh hơn, Chính phủ số đi nhanh hơn".

Hơn 3 năm đảm nhận vị trí cao nhất, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng là người “chèo lái” Viettel, trong đó có đến 2 năm cả thế giới chống chọi với đại dịch Covid-19. Giữa bối cảnh khó khăn chồng chất về dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế - xã hội, đứt gãy chuỗi cung ứng…, Viettel vẫn tăng trưởng với nhiều thành quả.

Ông Lê Đăng Dũng đã thực hiện tầm nhìn “Sáng tạo vì con người”, kế thừa mong muốn phục vụ khách hàng theo một cách riêng, Viettel tái định vị thương hiệu theo hướng mở hơn, sáng tạo hơn, khát khao hơn và cộng hưởng hơn nhằm chuyển dịch từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trở thành nhà cung cấp dịch vụ số, với sứ mệnh “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số”.

P.V

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng được giao Quyền Chủ tịch, Tổng giám đốc Viettel

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng được giao Quyền Chủ tịch, Tổng giám đốc Viettel

ictnews Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định giao Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đối với Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, phụ trách Chủ tịch kiêm phụ trách Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel.

">

Ông Lê Đăng Dũng Viettel là ai

- Bà Nguyễn Thanh Hải có hai con gái, đang học lớp 8 và năm thứ ba ĐH. “Con ngoan, trò giỏi, công dân năng động” là “sản phẩm” mong đợi của phụ huynh - PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Đại Biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đối với ngành giáo dục.

Nhân dịp đầu năm học mới, VietNamNet đã có cuộc trò chuyện với bà.

  {keywords}

PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Đại Biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình

Nếu con tôi là…

Nếu năm nay có con học lớp 12, bà sẽ lo lắng nhất về vấn đề gì?

- Nếu con tôi là học sinh năm cuối cấp 3, đương nhiên, như tất cả những phụ huynh khác, tôi sẽ rất quan tâm và lo lắng về phương án tổ chức kỳ thi Quốc gia.

Sự băn khoăn của tôi cụ thể ở ba điểm. Thứ nhất,tới thời điểm nào Bộ GD-ĐT sẽ thông báo chính thức sự thay đổi?

Thứ hai,là phương án thi cụ thể sẽ là như thế nào? Là một trong ba phương án do Bộ công bố trong thời gian vừa qua, hay phạm vi lựa chọn có thể nằm ngoài cả ba phương án kể trên?

thứ ba,nếu phương án thi thay đổi, thì phương pháp dạy học của giáo viên, tài liệu học tập cho học sinh khi nào sẽ có sự thay đổi cho phù hợp?

Theo tôi, Bộ GD-ĐT cần quan tâm và sớm có những thông tin chính thức, để phụ huynh và học sinh có thể yên tâm, bước vào một năm học mới mà không phải lo lắng, ngóng chờ tin tức. Bởi sự chờ đợi sẽ ảnh hưởng thiếu tích cực lên tâm lý của cả phụ huynh lẫn học sinh.

Nếu có con học tiểu học tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM... hai chữ “lạm thu” có phải là nỗi ám ảnh của bà trước các buổi họp phụ huynh đầu năm?

- Trước tiên, tôi xin khẳng định hai chữ “lạm thu” không phải chỉ là nỗi lo lắng của các phụ huynh có con học tiểu học tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM.

Đây sẽ là nỗi lo lắng của của tất cả các phụ huynh ở những nơi mà việc quản lý của các cấp có thẩm quyền về vấn đề này còn bất cập, thậm chí là bị buông lỏng.

Ở nơi không có các quy định, quy chế quản lý thu chi, tài chính công khai, minh bạch, nơi không có hoạt động thanh tra, giám sát có hiệu quả thì vấn đề “lạm thu” đối với phụ huynh học sinh của ngành giáo dục chắc chắn sẽ còn có khả năng xảy ra.

Phải thừa nhận rằng, trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng của ngành giáo dục đã ban hành nhiều quy định cũng như tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm, tuy nhiên hiệu quả chưa cao và chưa đủ sức răn đe.

Vì vậy theo tôi, vấn đề quan trọng là ngành giáo dục cần phải ban hành những quy chế thiết thực đi kèm với những quy định về kiểm tra, thanh tra, giám sát và chế tài nghiêm khắc thì mới từng bước giảm thiểu, dẫn đến chấm dứt nỗi lo của các bậc phụ huynh về hai chữ “lạm thu” trên phạm vi toàn quốc.

{keywords}
Học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai trong lễ khai giảng năm học 2014 - 2015. Ảnh: ê Huyền

Và nếu con bà đang học ở các lớp giữa cấp, bà đón nhận việc con sẽ phải chuyển qua chương trình, SGK mới sau 2 năm nữa như thế nào?

- Theo dự kiến việc đổi mới nội dung, chương trình SGK phổ thông sẽ diễn ra sau năm 2015, nhưng theo tôi hiện đề án này còn đang chuẩn bị để trình ra Quốc hội nên chưa thể khẳng định sẽ sử dụng SGK mới sau 2 năm nữa như câu hỏi của bạn.

Tuy nhiên, theo tôi, với một số vấn đề bất cập hiện đang tồn tại trong chương trình, SGK phổ thông thời gian qua như chạy theo khối lượng kiến thức, còn nặng tính hàn lâm… thì việc thay đổi để chương trình và SGK phổ thông để có sự phù hợp hơn là hoàn toàn cần thiết.

Không thể vội vã trong đổi mới giáo dục

Trong các lần tham gia các đoàn giám sát đối với giáo dục, điều gì khiến bà yên tâm nhất? Và điều gì làm bà lo lắng nhất?

- Thực tế, đây là lần đầu tôi tham gia vào Quốc hội (bà Hải trúng cử và trở thành ĐBQH khóa 13 từ năm 2011 - PV),vì vậy số lần tôi tham gia vào các đoàn giám sát đối với giáo dục cũng chưa thực sự nhiều.

Nhưng sau 3 năm hoạt động ở Quốc hội tham gia vào các đoàn giám sát của UB VHGD TN, TN và NĐ của Quốc hội, cũng như các đoàn giám sát của UB Thường vụ Quốc hội về giáo dục từ bậc mầm non đến bậc đại học trên các địa bàn Bắc, Trung và Nam bộ có một điều làm cho tôi luôn rất vui, và có thể nói là yên tâm nhất, đó là: Sự hiếu học của nhân dân ta.

Nhiều lúc tôi còn có cảm nhận rằng ở đâu càng khó khăn thì sự hiếu học ở đó lại càng cao, càng mãnh liệt, mong muốn học tập để có kiến thức để xây dựng kinh tế gia đình, kinh tế cho địa phương cho đất nước càng cháy bỏng.

Tuy nhiên điều làm tôi lo lắng nhất lại cũng bắt nguồn từ đây. Người dân thì hiếu học như vậy, với khát khao hiểu biết, khát khao có kiến thức để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu là nguyện vọng rất chính đáng. Nhưng thực tế rất nhiều cử nhân, kỹ sư sau khi tốt nghiệp lại không có việc làm lại là một vấn đề xã hội hết sức đáng lo ngại.

Hiện tượng này cho thấy một sự lãng phí lớn của toàn xã hội về thời gian, tiền bạc, công sức.

Trước thực trạng đó ngành giáo dục đã tiến hành rà soát chất lượng, số lượng các ngành nghề đào tạo, cùng với những biện pháp mạnh như đình chỉ đào tạo ở những ngành, những trường không đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết, hạn chế mở một số ngành đào tạo mà hiện xã hội đang quá dư thừa...

Vì thế tôi cho rằng đây là vấn đề chung của toàn xã hội, cần sự phối hợp của nhiều ngành, lĩnh vực như kế hoạch đầu tư, tài chính, công thương, nông nghiệp, doanh nghiệp... để giải quyết thì mới có kết quả.

Bà sẽ gửi gắm gì tới Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhân dịp đầu năm học mới với tư cách là một phụ huynh? Và trong vị trí vai trò của bà hiện nay?

- Với tư cách là một phụ huynh, tôi chỉ mong muốn nền giáo dục đào tạo có kết quả là những người con ngoan, hiếu thảo của gia đình, những người trò giỏi, hiếu lễ của các thầy cô giáo, những công dân tốt, năng động của xã hội.

Tất cả những mong muốn đó tôi xin gửi gắm tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận. Tôi tin tưởng rằng với sự tâm huyết của Bộ trưởng và sự nỗ lực của các cán bộ giáo viên trong toàn ngành, mong muốn đó của các bậc phụ huynh như tôi chắc chắn sẽ được đền đáp.

Năm học 2014 - 2015 là năm học đầu tiên ngành giáo dục triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Trên cương vị là một Đại biểu Quốc hội, đã ít nhiều có kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục, cũng như cũng đã có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều cử tri đã và đang công tác trong ngành, tôi thấy rằng muốn đổi mới giáo dục được thành công, cái được đổi mới tốt hơn cái cũ, thì ngành giáo dục cần thực hiện từng bước vững chắc, theo lộ trình dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Các bước phải được tiến hành tuần tự không bỏ qua bước nào, chỉ nên rút ngắn hay kéo dài tùy theo điều kiện thực tế.

Lấy ví dụ như trước khi tiến hành bước thay đổi phương án thi, Bộ GD-ĐT cần thực hiện các bước thay đổi chương trình, sách giáo khoa, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học, cũng như năng lực đội ngũ giáo viên tham gia gảng dạy. Nếu cần thì nên áp dụng trước trên phạm vi hẹp, quy mô nhỏ để rút kinh nghiệm trước khi áp dụng đại trà để giảm thiếu đến mức tối đa những ảnh hưởng, những xáo trộn không đáng có lên xã hội.

Nói tóm lại không thể vội vã trong đổi mới giáo dục.

Xin cảm ơn bà!

  • Chi Mai (thực hiện)
">

'Tôi xin gửi gắm tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận...'

{keywords}Đồ thị giá Bitcoin các tháng gần đây. (Ảnh: Reddit)

Tại thời điểm hiện tại, Bitcoin giao dịch quanh giá dưới 35.000 USD, tăng 1,6% so với 24 giờ trước. Theo trang web dữ liệu Coinglass, thanh khoản 3 ngày đạt hơn 1,5 tỷ USD do bị “call margin”. Call margin là hiện tượng thường gặp trên thị trường tài chính khi nhà đầu tư sử dụng giao dịch ký quỹ (margin), vay tiền từ công ty chứng khoán và thế chấp khoản vay bằng cổ phiếu đã mua. Nếu cổ phiếu giảm giá, tài sản ròng giảm, nhà đầu tư phải bán bớt cổ phiếu để giảm tiền vay, đưa tỉ lệ đòn bẩy về đúng quy định của thị trường (call margin).

7 ngày vừa qua, giá Bitcoin giảm 19%, tệ nhất kể từ tháng 5/2021. Một năm trước, Trung Quốc tiếp tục siết chặt hoạt động đào và giao dịch tiền ảo, còn CEO Tesla Elon Musk chia sẻ quan ngại về tác động xấu tới môi trường của mạng lưới Bitcoin đã đẩy giá tiền ảo xuống thấp.

Lần này, nhà đầu tư lo lắng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ siết chặt các quy định tiền tệ từng nới lỏng khi dịch Covid-19 hoành hành vào tháng 3/2020. Các biện pháp kích thích kinh tế của FED – bao gồm in hàng nghfn tỷ USD – được xem là nguyên nhân dẫn đến Bitcoin tăng giá mạnh năm 2020 và 2021, đạt mức cao kỷ lục 69.000 USD vào tháng 11/2021.

Biến động mới nhất khiến giá Bitcoin chỉ còn một nửa so với thời kỳ đỉnh cao, là lời cảnh báo cho thấy tính biến động mạnh của thị trường tiền số. Theo Katie Stockton, nhà sáng lập hãng phân tích Fairlead Strategies, giá Bitcoin sụt giảm trong tuần qua là do tâm lý của các nhà đầu tư. Bà cho rằng cần xác nhận ở ngưỡng hỗ trợ 37.400 USD trước khi xác định thị trường tăng hay giảm.

Trước đó, cuối ngày 21/1, Tổng thống El Salvador Nayib Bukele đăng trên Twitter về việc nước này sẽ tận dụng mức giá giảm để mua thêm 410 Bitcoin (trị giá 15 triệu USD). Giá Bitcoin chưa từng thấp như vậy từ tháng 7/2021.

Các cư dân mạng đã lên Twitter, Reddit để chia sẻ về đồ thị giá Bitcoin và hài hước mô tả đây là “mẫu hình Pikachu”.

Du Lam (Theo Coindesk)

Giá Bitcoin năm nay có thể ‘leo’ lên mức 75.000 USD

Giá Bitcoin năm nay có thể ‘leo’ lên mức 75.000 USD

CEO một ngân hàng dự đoán giá Bitcoin năm 2022 có thể đạt mức từ 50.000 đến 70.000 USD.  

">

Bitcoin đối mặt tuần tồi tệ nhất trong 8 tháng, xuất hiện 'mẫu hình Pikachu'?

Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Western United, 16h35 ngày 17/4: Đứng im bét bảng

{keywords}Cáp dùng trong tuyến cáp Marea. (Ảnh: Microsoft)

Không có gì lạ khi các hãng viễn thông truyền thống tỏ ra hoài nghi, thậm chí thù địch với nhu cầu ngày một lớn của các hãng công nghệ. Các nhà phân tích đặt ra câu hỏi liệu chúng ta có muốn những nhà cung cấp dịch vụ Internet và chợ điện tử mạnh nhất thế giới cũng là những ông chủ của hạ tầng truyền dẫn hay không. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, sự tham gia của các hãng công nghệ trong ngành công nghiệp cáp quang đã giảm chi phí truyền dữ liệu cho tất cả mọi người, kể cả đối thủ của họ, và giúp tăng công suất truyền dữ liệu quốc tế thêm 41% chỉ riêng trong năm 2020, theo báo cáo thường niên về hạ tầng cáp quang biển của TeleGeography.

Mỗi tuyến cáp quang biển cần tới hàng trăm triệu USD. Lắp đặt và bảo trì đòi hỏi một đội tàu nhỏ, từ tàu khảo sát đến tàu chuyên dụng để lắp đặt cáp, áp dụng mọi công nghệ tối tân để chôn cáp dưới lòng đại dương. Đôi khi, họ phải lắp những sợi cáp vô cùng mỏng manh xuống độ sâu 6,4km. Theo Howard Kidorf, đối tác quản lý của Pioneer Consulting, công ty giúp các công ty thiết kế và xây dựng hệ thống cáp quang biển, họ làm mọi việc trong khi phải duy trì độ căng của dây cáp và tránh các chướng ngại vật khác nhau như các ngọn núi dưới biển, các đường ống dẫn dầu, các đường dây tải điện cao thế cho các trang trại gió ngoài khơi, thậm chí cả xác tàu đắm và bom chưa nổ.

Trước đây, việc lắp đặt cáp quang dưới biển cần tới nguồn lực của chính phủ và các hãng viễn thông quốc tế. Ngày nay, nó chuyển sang túi tiền của Big Tech. Kết hợp lại, Microsoft, Alphabet, Meta và Amazon đã rót hơn 90 tỷ USD cho cáp quang biển trong năm 2020. Bốn hãng cho biết lắp đặt tất cả cáp quang này để tăng băng thông tại những khu vực phát triển nhất của thế giới, đồng thời mang đến kết nối tốt hơn cho những khu vực chưa được phục vụ tốt như châu Phi và Đông Nam Á.

Ý đồ của Big Tech

Câu chuyện không chỉ có vậy. Họ tham gia ngành công nghiệp cáp quang biển một phần vì chi phí mua dung lượng ngày một cao, trong khi nhu cầu băng thông riêng của họ đang lớn hơn bao giờ hết. Khi xây tuyến cáp quang biển riêng, các ông lớn công nghệ tiết kiệm được số tiền mà họ phải trả cho các công ty cáp.

Thực tế, hầu hết các tuyến cáp biển do Big Tech tài trợ đều có sự tham gia của các đối thủ. Chẳng hạn, tuyến cáp Marea nối Virginia (Mỹ) với Bilbao (Tây Ban Nha) hoàn thành năm 2017 do Microsoft, Meta và Telxius (công ty con của hãng viễn thông Telefonica) đồng sở hữu. Năm 2019, Telxius thông báo Amazon ký thỏa thuận với công ty để sử dụng một trong 8 cặp sợi quang trong tuyến cáp. Về mặt lý thuyết, nó đại diện cho 1/8 của công suất 200 terabit/giây, đủ để phát hàng triệu bộ phim HD cùng lúc.

Chia sẻ băng thông với các đối thủ sẽ đảm bảo mỗi công ty có công suất riêng trên nhiều cáp hơn, giúp Internet hoạt động bình thường khi một tuyến cáp bị hư hỏng. Theo Hội đồng Bảo vệ Cáp quốc tế, cáp biển hỏng khoảng 200 lần/năm. Việc sửa cáp cũng là một nỗ lực lớn không kém việc lắp đặt cáp và mất khoảng vài tuần.

{keywords}
Dự án cáp quang Marea trên bãi biển Arrietara năm 2017. (Ảnh: AFP)

Theo Frank Rey, Giám đốc cấp cao Hạ tầng mạng Azure của Microsoft, chia sẻ cáp với hãng khác là chìa khóa để bảo đảm dịch vụ đám mây của họ luôn dùng được, điều mà Microsoft và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác hứa hẹn với khách hàng.

Bên cạnh đó, sự tham gia của một số nhà mạng khi lắp đặt cáp quang biển là một cách để xua tan suy nghĩ của các nhà quản lý rằng các hãng công nghệ Mỹ hoạt động như công ty viễn thông. Họ đã dành hàng chục năm để tranh luận trước báo chí và tòa án rằng họ không phải các nhà mạng.

Trong số các hãng công nghệ kể trên, Google khá lẻ loi khi một mình “ông lớn” này độc quyền sở hữu tới 3 tuyến cáp biển khác nhau và sẽ tăng lên 6 vào năm 2023. Google từ chối tiết lộ có ý định chia sẻ với doanh nghiệp nào khác hay không. Vijay Vusirikala, Giám đốc cấp cao Google phụ trách hạ tầng cáp quang biển và cáp mặt đất, giải thích, họ xây dựng các tuyến cáp độc quyền vì hai lý do. Một là, Google cần chúng để các dịch vụ như tìm kiếm, YouTube phản hồi nhanh hơn, tốt hơn. Hai là, giành lợi thế trong cuộc chiến dịch vụ đám mây.

Theo Joshua Meltzer, chuyên gia về thương mại điện tử và luồng dữ liệu, sự chuyển dịch quyền sở hữu hạ tầng Internet phản ánh thứ mà chúng ta đã biết về sự thống trị của Big Tech đối với các nền tảng Internet. “Bạn phải hình dung rằng các khoản đầu tư này cuối cùng sẽ khiến họ thống trị hơn trong các ngành công nghiệp mà họ hoạt động, vì họ có thể cung cấp dịch vụ với mức giá còn thấp hơn nữa”, ông Meltzer nhận định.

Du Lam (Theo WSJ)

Cáp biển AAE-1 đã khôi phục hoàn toàn, 2 tuyến AAG và APG vẫn gián đoạn dịch vụ

Cáp biển AAE-1 đã khôi phục hoàn toàn, 2 tuyến AAG và APG vẫn gián đoạn dịch vụ

Sự cố trên phân đoạn S1H.4 của tuyến cáp AAE-1 đã khắc phục xong, kết nối Internet đi quốc tế trên tuyến khôi phục hoàn toàn, trở lại hoạt động bình thường. Trong khi đó, cáp APG đang được sửa, còn AAG dự kiến đến 15/12 mới sửa xong.

">

Big Tech và cuộc chiến cáp quang dưới lòng đại dương

Mới 24 tuổi nhưng Nguyễn VănThoại, cựu sinh viên ngành CNTT của ĐH RMIT Việt Nam, đã có 12 năm gắn bó vớiđam mê tìm tòi và ‘viết’ nên những giấc mơ công nghệ qua ngôn ngữ lập trình.

12 năm ‘trò chuyện’ với máy tính

Để tạo điều kiện cho phụ huynh và sinh viên tương lai tìm hiểu về các ngành học với sự tư vấn của các giảng viên, trò chuyện cùng cựu sinh viên và định hướng nghề nghiệp, ĐH RMIT Việt Nam sẽ tổ chức sự kiện “Con đường đến RMIT và tương lai của tôi”.

Chủ nhật, 03/08/2014, 8:30-11:45 tại TP.HCM

Đăng ký tham dự tại: http://bit.ly/hoithaoithoặc gọi số (84-8) 3776 1369để biết thêm chi tiết.

Năm 12 tuổi, Thoại được làm quen với chiếc máy vi tính đầu tiên. Khả năng tươngtác, “trò chuyện” với với chiếc máy tính qua những câu lệnh nhanh chóng hớp hồncậu học trò nhỏ. Biết được người chị họ đang theo học lập trình ở ĐH, Thoại liềnmượn sách mày mò tự học.

Với năng khiếu sẵn có, Thoại xuất sắc giành được vô số giải thưởng cấp quốc gianhư Giải 3 Hội thi Tin học Trẻ toàn quốc hai năm liền, Giải Đồng cuộc thiOlympic Tin học toàn miền Nam năm 2005-2006 và 2006-2007…

Là một trong 4 sinh viên nhận được học bổng toàn phần của ĐH RMIT Việt Nam năm2008, Thoại không chỉ duy trì thành tích học tập xuất sắc với điểm số 3.8/4 màcòn năng nổ tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa để phát triển kỹ năng và tíchlũy kinh nghiệm.

{keywords}
Thoại cùng các bạn trong ngày hội CLB của ĐH RMIT Việt Nam.

“Khi tham gia CLB Kinh doanh ở ĐHRMIT, mình đã có cơ hội tổ chức nhiều dự án và gặp gỡ rất nhiều cá nhân, tổchức. Những trải nghiệm đó đã giúp mình rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian, làmviệc dưới áp lực cao và đặc biệt là phát triển khả năng giao tiếp một cách hiệuquả”, Thoại chia sẻ.

Để tích lũy kinh nghiệm làm việc, ngoài thời gian đi học, Thoại luôn chủ độngtìm kiếm công việc làm thêm. Những kỹ năng học được ở CLB Kinh doanh đã giúpchàng lập trình viên trẻ tuổi tự tin trao đổi và làm việc qua mạng với nhiều đốitác trên thế giới. Qua nhiều dự án, Thoại dần hình thành thế mạnh ở mảng pháttriển ứng dụng và dịch vụ cho trang web.

Khám phá và thử thách bản thân

Làm công việc tự do được một năm, trong Thoại lại dấy lên thôi thúc lên đườngtìm thử thách và hướng phát triển mới. Nghĩ là làm, năm 2012, Thoại lên đườngsang ĐH RMIT Melbourne làm nghiên cứu sinh chuyên ngành Khoa học Máy tính. Côngtrình nghiên cứu về phương pháp tìm bài nhạc qua giọng hát đã giúp chàng nghiêncứu sinh đến từ Việt Nam mang về tấm bằng danh dự loại Ưu với điểm số cao ngấtngưởng 3.9/4.

{keywords}
Ngoài hoạt động nghiên cứu, Thoại (áo sọc, ngồi ngoài cùng, bên trái) còn là Phó chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam ĐH RMIT Úc

Kết thúc khóa học, Thoại quyếtđịnh thử sức bằng cách nộp đơn cho hai công ty tại Úc và được cả hai mời về làmviệc. Mong muốn được mở rộng tầm nhìn về mọi mặt của một dự án phát triển trangweb, Thoại đã lựa chọn công việc tại Evolution 7, công việc cho phép tiếp xúc vàphối hợp với nhiều vị trí khác nhau như quản lý dự án, chuyên viên thiết kế, lậptrình viên ở các mảng liên quan...

Hiện tại, Thoại đã có 2 năm gắn bó với Evolution 7 ở vị trí lập trình viên xâydựng dịch vụ và ứng dụng trang web. Những trải nghiệm tại ĐH cùng kinh nghiệmlàm việc với các đối tác quốc tế đã giúp cựu sinh viên RMIT Việt Nam dễ dàng hòanhập và phát triển trong môi trường đa văn hóa.

{keywords}
Góc làm việc của Thoại ở công ty Evolution 7, Úc

Chàng trai sinh năm 1990 tâm sự,công ty giống như một gia đình nhỏ, nơi mỗi ngày anh lại có dịp “học hỏi, tìmtòi, tưởng tượng và xây dựng các ứng dụng web tuyệt vời” cùng các cộng sự tài bađến từ 8 quốc gia trên khắp thế giới.

Giấc mơ tương lai

Tự nhận mình là một người mơ mộng “tỉnh táo” - luôn hiểu rõ và biết cách hiệnthực hóa giấc mơ của mình, Thoại đang nuôi hoài bão ứng dụng công nghệ, giáo dụcvà ý thức nghề nghiệp để thu hẹp khoảng cách về năng lực, kỹ năng và thu nhậpcủa thanh thiếu niên các nước đang phát triển. Thoại bật mí, đây sẽ là mộtchương trình thực tập và hỗ trợ trực tuyến dành cho sinh viên ngành CNTT.

Thoại nhắn nhủ: “Cũng như tiền bạc, công nghệ là phương tiện hữu ích, nhưng lạilà một người chủ tồi. Thay vì để công nghệ dẫn dắt, người kỹ sư công nghệ phảilàm chủ và ứng dụng công nghệ để mang đến ý nghĩa cho cuộc sống”.

Nguyễn Văn Thoại
- Giải Ba Hội thi Tin học Trẻ toàn quốc (2004-2005, 2006-2007), Giải Đồng Hội thi Olympic CNTT toàn miền Nam (2005-2006, 2006-2007), Học bổng của Intel Vietnam dành cho học sinh có thành tích xuất sắc trong hội thi CNTT (2007-2008)
- 1 trong 3 sinh viên nhận học bổng toàn phần của ĐH RMIT, chuyên ngành CNTT (2008)
- Quản lý Nhân sự CLB Kinh doanh ĐH RMIT Việt Nam (2008-2010), được cử tham gia dự án nghiên cứu tại ĐH RMIT Melbourne (2010), Phó chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại ĐH RMIT Úc (2012)
- Tốt nghiệp Cử nhân CNTT ĐH RMIT Việt Nam với điểm số 3.8/4 (2011)
- Triển khai dự án nghiên cứu công nghệ tìm kiếm bài nhạc qua giọng hát tại ĐH RMIT Melbourne
- Nhận bằng Cử nhân Khoa học Máy tính Danh dự hạng Ưu với điểm số 3.9/4 tại ĐH RMIT Melbourne (2012)
- Lập trình viên Symfony của công ty Evolution 7, Melbourne, Úc (2013 - hiện tại)
Minh Ngọc
">

9x ‘viết’ giấc mơ công nghệ bằng ngôn ngữ lập trình

友情链接