当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Monterrey vs Necaxa, 8h05 ngày 2/2: Chiến thắng đầu tay 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Queretaro, 6h05 ngày 2/2: Khách gặp khó
Tiến sĩ Trần Quốc Việt: Tôi chỉ viết lại những gì mà cuộc đời đã dạy cho mình
Quản lý, giảng viên, nhân viên, người lao động tại Trường Đại học Công Thương TPHCM được nghỉ Tết 28 ngày, giữ nguyên lương (Ảnh: Fanpage HUIT).
Như vậy, đội ngũ nhân sự của trường này được nghỉ Tết kéo dài 28 ngày, giữ nguyên lương trong thời gian nghỉ và được thưởng Tết theo quy định của trường.
Theo quy chế chi tiêu nội bộ của trường, tất cả viên chức, người lao động, lãnh đạo làm việc tại trường, không tính hợp đồng công nhật, thời vụ nhận hỗ trợ thu nhập cuối năm (được hiểu là thưởng Tết) cùng một mức là 25 triệu đồng.
Với quy chế này, từ nhân viên lao công đến hiệu trưởng cùng nhận chung một mức thưởng Tết.
Đối tượng nhận mức thưởng là người lao động có thời gian làm việc từ một năm trở lên, áp dụng áp dụng cho cả các trường hợp nghỉ thai sản, ốm đau, đi công tác theo quyết định của trường.
Đối với các trường hợp đang công tác tại trường thời gian dưới một năm, có thời gian nghỉ làm việc không hưởng lương được tính theo số tháng làm việc thực tế.
Trường hợp nghỉ việc nếu có thời gian công tác từ đủ 6 tháng trở lên mới được hưởng, tiền thưởng tính theo số tháng đã làm việc tại trường.
Trong năm học nếu viên chức bị kỷ luật từ khiển trách trở lên hưởng 70% mức hỗ trợ thu nhập cuối năm.
Trong năm học nếu viên chức bị xếp loại thi đua, có 2 tháng xét từ B trở xuống hưởng 90% mức hỗ trợ thu nhập cuối năm; nếu 3 tháng xét từ B trở xuống hưởng 80% mức hỗ trợ thu nhập cuối năm.
Trường hợp viên chức, người lao động nghỉ hưu theo chế độ được tính mức hỗ trợ thu nhập cuối năm trên cơ sở thời gian công tác tại trường.
Ngoài ra, trường chi tiền tặng nhân dịp Tết Nguyên đán mức 1,5 triệu đồng/người với cán bộ hưu trí và không còn làm việc tại trường.
Ngoài mức thưởng trên, đầu năm mới, trường đại học này cũng chi thêm hàng tỷ đồng tiền lì xì cho cán bộ, giảng viên, nhân viên, người lao động.
Không chỉ ở trường đại học này, nhiều trường đại học khác ở TPHCM cũng có lịch nghỉ Tết cho cán bộ, nhân viên, giảng viên, người lao động từ 3-4 tuần theo lịch nghỉ của sinh viên.
Tại Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, năm nay trường nghỉ Tết 3 tuần từ 20/1 đến 11/2/2025 (tức từ 21 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Cộng thêm hai ngày nghỉ cuối tuần liền kề trước kỳ nghỉ, sinh viên được nghỉ tổng cộng 25 ngày.
TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết: "Trừ một số bộ phận trực thêm ngày Tết, tất cả nhân viên, giảng viên của trường cũng nghỉ Tết theo lịch như trên".
Tết năm 2024, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM thưởng Tết gồm tháng lương 13 dựa trên mức lương của từng cá nhân và thêm khoản thưởng 15 triệu đồng cho mỗi người.
Với mức thưởng này, tổng tiền thưởng Tết bình quân của mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên tại trường là 42 triệu đồng, mức thấp nhất khoảng 28 triệu đồng.
Tổng kinh phí chi cho thưởng Tết 2024 của Trường Đại học Công nghiệp TPHCM khoảng 50 tỷ đồng, con số tiền thưởng cao nhất từ trước đến nay tại trường.
" alt="Người lao động nghỉ Tết 28 ngày, nhận nguyên lương, thưởng nghìn "đô""/>Người lao động nghỉ Tết 28 ngày, nhận nguyên lương, thưởng nghìn "đô"
Tại lượt trước, Nam Định thắng CLB Hong Kong Lee Man 3-0, còn Bangkok United thua CLB Singapore Tampines Rovers 0-1. Kết quả giúp đại diện Việt Nam có 11 điểm để chiếm ngôi đầu của Bangkok với một điểm nhiều hơn. Nam Định chắc suất đi tiếp, nhưng cần hòa ở lượt cuối để cầm chắc ngôi đầu, qua đó có thể tránh được ba đội đầu bảng khác ở vòng 1/8 khu vực miền Đông.
Nam Định bước vào cuộc đấu ở sân Thammasat tối 4/12, khi vắng hai cầu thủ quan trọng vì chấn thương là thủ môn Trần Nguyên Mạnh và tiền đạo Lucas Silva. Thủ thành Trần Liêm Điều và tiền đạo Trần Văn Đạt được chọn thay thế. Bên cạnh đó, trận đấu không có VAR buộc các cầu thủ phải cẩn trọng với các tình huống va chạm.
Nhận định, soi kèo Bangkok United FC vs Nakhon Ratchasima, 18h00 ngày 2/2: Chiến thắng nhọc nhằn
Trong truyền thống pháp luật ở nhiều nước phương Tây, tòa án là nơi uy nghiêm, quyền lực, và chỉ một số ít người có "đặc quyền" - thường là luật sư - tiếp cận nơi này. Cùng với thời gian, tính chất "đặc quyền" dần được gỡ bỏ. Nghĩa vụ công khai của tòa án, đi kèm quyền được xét xử công khai của đương sự, dần trở thành một chuẩn mực pháp lý mà các quốc gia văn minh đều theo đuổi. Sự cởi mở này cũng dần trở thành nhu cầu của chính tòa án, giúp công chúng hiểu hơn về hoạt động của cơ quan này, cũng như giáo dục được xã hội về các vấn đề pháp luật liên quan.
Ngay cả Tòa án Tối cao Mỹ - vốn là một tòa án có tính đóng, không cho phép quay phim, chụp ảnh và hạn chế người tham gia - cũng luôn tổ chức truyền thanh trực tiếp toàn bộ phiên xét xử. Các phiên tòa ở Anh từ năm 2020 đã cho phép quay phim, chụp ảnh đối với phần tuyên án. Những phiên xét xử của Tòa án Công lý Quốc tế ICJ cũng được truyền hình trực tiếp trên website của Liên Hợp Quốc.
Sự cởi mở dần trở nên thực chất hơn, với sự mở rộng của không gian mà trong đó công nghệ là công cụ hỗ trợ. Việc xem xét thông lệ quốc tế về lĩnh vực này, vì vậy, cần xét đến bối cảnh của từng quốc gia, nguyên tắc pháp lý của họ, cũng như những giá trị mà họ theo đuổi. Thông lệ quốc tế chính là việc các tòa án xem cởi mở hơn với công chúng là nguyên tắc, và ngay cả khi bắt buộc phải hạn chế thì luôn có những biện pháp thay thế do chính tòa thực hiện, để đảm bảo sự cởi mở thực chất.
Cởi mở cũng giúp hạn chế tin giả về tòa án và minh bạch hơn trong xét xử.
Sự cởi mở tất nhiên cũng đi kèm với bất cập. Hoạt động ghi âm, ghi hình cá nhân có thể diễn biến phiên tòa được truyền tải sai lệch, luật sư bị phân tâm, thẩm phán gặp sức ép. Chính vì vậy, vào thuở ban đầu của truyền thông, các tòa án phương Tây thường đặt ra lệnh cấm với thiết bị ghi hình, ghi âm vốn có các tính năng gây phân tâm như đèn flash, tiếng ồn.
Làm thế nào để vừa cân bằng được nguyên tắc cởi mở của tòa án với sự công bằng trong xét xử của thẩm phán, hay thậm chí là quyền riêng tư của đương sự trong một vài trường hợp. Cả hai bên nhu cầu đều chính đáng, và bất kỳ quy định nào không xét đến lợi ích của bên còn lại đều là thiên lệch và thiếu thấu đáo.
Tòa án Việt Nam cũng không ngoại lệ trong chuyện này. Những phiên tòa lưu động, cũng như quy định xét xử công khai theo Hiến pháp thể hiện nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc cởi mở hóa hoạt động tòa án. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng có những quy định cụ thể để đảm bảo việc xét xử của tòa án và quyền của đương sự không bị ảnh hưởng bởi những can thiệp "thái quá" của truyền thông. Ví dụ, bộ Luật dân sự có quy định bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân như một nguyên tắc, và chỉ một vài trường hợp hết sức cụ thể vì lợi ích công mới được xem là ngoại lệ của nguyên tắc này. Bộ Luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính có quy định rất rõ rằng quyền ghi âm, ghi hình lời nói và hình ảnh của hội đồng xét xử và đương sự chỉ có thể được thực hiện bởi các nhà báo, và chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của chủ hình ảnh, lời nói. Pháp luật Việt Nam hiện không quy định kiểm soát như vậy đối với phiên tòa hình sự, có lẽ vì tính chất giáo dục, tuyên truyền, cũng như nhu cầu giám sát với phiên tòa này là cao hơn hẳn so với nhu cầu còn lại.
Đề xuất gần đây trong dự thảo Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân - quy định việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa phải được chủ tọa đồng ý - thực chất chỉ là sự mở rộng quy định hạn chế trong phiên tòa dân sự và hành chính sang phiên tòa hình sự. Trong giải trình, chánh án Nguyễn Hòa Bình cũng không đưa ra các lý do khác hơn ngoài hai lý do: bảo vệ sự tập trung của phiên tòa và quyền riêng tư của đương sự.
Cần khẳng định rằng đây là lý do chính đáng và các quyền cần được bảo vệ. Nhưng câu hỏi là: có thực sự cần thiết mở rộng giới hạn như đề xuất không?
Không quy định giới hạn ghi hình, ghi âm trong phiên tòa hình sự không có nghĩa là nhà báo có quyền vô hạn, dẫn đến gây phân tâm cho thẩm phán. Quy định bảo vệ hình ảnh cá nhân vẫn là quy định hiệu quả để bảo vệ quyền hình ảnh của các đương sự. Ngoài ra, Quy chế tổ chức phiên tòa, nội quy phòng xử án theo Thông tư 02/2017 của Tòa án Nhân dân Tối cao cũng yêu cầu các bên tham gia phiên tòa, kể cả người tham dự, nhà báo, phải ngồi đúng vị trí và không được làm hỗn loạn phiên tòa. Các hành vi bất tuân sự điều hành của thẩm phán trong phiên tòa được coi là hành vi vi phạm hành chính. Thẩm phán hoàn toàn có đủ công cụ để giữ trật tự cho phiên tòa mà không cần thiết phải xem quay phim, chụp ảnh là một đặc quyền có tính "xin-cho". Đó là chưa kể đến các biện pháp nghiệp vụ khác vẫn thường thấy trong những vụ án gần đây, ví dụ để phóng viên tác nghiệp ở khu vực riêng, theo dõi qua màn hình, thay vì tham dự trực tiếp tại phòng xử. Những biện pháp như vậy là đủ để giải quyết băn khoăn mà ngành tòa án đặt ra trong việc xét xử án hình sự.
Bản chất của hoạt động xét xử, đặc biệt đối với án hình sự, là cởi mở, nhằm giúp người dân giám sát và tuyên truyền pháp luật; vừa có ích cho dân, vừa có ích cho tòa án và bị cáo. Bất kỳ chính sách nào cũng cần đối xử với quyền ghi âm, ghi hình của nhà báo như một công cụ bổ trợ giúp tòa án cởi mở hơn với công chúng, chứ không phải là một vấn đề phải xử lý. Các quy định hiện hành và những biện pháp nghiệp vụ sẵn có là đã đủ để duy trì trật tự phiên tòa, hạn chế hành vi truyền thông thái quá.
Nếu áp đặt thêm một hạn chế đối với vụ án hình sự, rất có thể chúng ta đang đi ngược lại với nguyên tắc cởi mở, vốn là xương sống cho nền tư pháp hình sự Việt Nam từ thời lập quốc.
Lê Nguyễn Duy Hậu
" alt="Quyền ghi âm của nhà báo"/>Dàn ban giám khảo gồm: NSND Kim Xuân, đạo diễn Ngọc Duyên, nhà báo/nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Phòng chống HIV/AIDS TPHCM Nguyễn Anh Phong, Tùy viên nghe nhìn từ Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Đông Nam Á - Jeremy Segay.
NSND Kim Xuân - nghệ sĩ đồng hành cùng dự án Dải băng đỏsuốt nhiều năm - nói muốn cùng mọi người gửi đi thông điệp đến cộng đồng người có H và thế hệ trẻ rằng, HIV/AIDS hiện không còn là căn bệnh nan y của thế kỷ. Thậm chí, việc chữa trị có phác đồ nhẹ nhàng hơn những căn bệnh khác như ung thư.
Theo Kim Xuân, đề tài về HIV vốn nhạy cảm, ít người khai thác trên phim. Các bạn trẻ đã cho thấy sự nỗ lực, tìm tòi thực hiện là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vài lỗi mắc phải như câu chuyện, hình ảnh, cách diễn đạt... khiến tác phẩm chưa được trọn vẹn.
"Nhưng đâu đó cũng có vài tác phẩm đạt được thông điệp tốt lan tỏa trong xã hội. Các bạn cần phải học hỏi, trau dồi, để tác phẩm phải thể hiện tính lạc quan, tươi vui đúng lứa tuổi, chứ đừng ủy mị già dặn", NSND Kim Xuân nói.
NSND Kim Xuân kể từng chứng kiến một bé gái bị H ở Bến Tre do cả cha lẫn mẹ đều nhiễm căn bệnh này. Sau nhiều năm, cô bé trở thành thiếu nữ xinh đẹp, giỏi giang, được xã hội công nhận và sống chung với H vui vẻ.
"Mọi người cần phải biết về HIV một cách văn minh, rõ ràng. Mỗi cá nhân biết phòng tránh, bảo vệ và đối diện với nó để xã hội ngày càng tốt hơn", NSND Kim Xuân chia sẻ.
Anh Nguyễn Anh Phong, Phó Chủ tịch Hội Phòng chống HIV/AIDS TPHCM cho rằng trăn trở lớn nhất của mình và ê-kíp là làm sao truyền tải được kiến thức về H đến cộng đồng.
Qua dự án, anh thấy le lói niềm hy vọng khi thế hệ trẻ chịu ngồi xuống nghe và tìm hiểu kiến thức về HIV/AIDS, giúp mỗi người có thêm kỹ năng bảo vệ bản thân, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc phòng chống H.
Theo ban tổ chức, đây không chỉ là dịp để vinh danh tác phẩm tốt mà còn là cầu nối để cộng đồng cùng chung tay xóa bỏ định kiến và kỳ thị đối với cộng đồng người có H.
Với thông điệp chủ đề HIV - Chuyện không của riêng ai, dự án đã thu hút được nhiều bạn trẻ đam mê truyền thông, điện ảnh và cả công tác xã hội; từ sinh viên, nhân viên công tác tại cộng đồng HIV/AIDS cho đến những đạo diễn, biên kịch, quay phim chuyên nghiệp.
Danh sách tác phẩm dự thi gồm: Đỏ, Lời ru ở lại, Tâm, Chị em chúng mình, Trên tường có bông hoa đang nở, Viết tiếp câu chuyện dang dở của 6 nhóm được trình chiếu trước ban giám khảo.
Bên cạnh lời động viên, khích lệ, thành viên ban giám khảo đưa ra góp ý thẳng thắn, chỉ ra từng lỗi sai, khuyết điểm của mỗi phim.
Giải Nhất chung cuộc thuộc về phim Chị em chúng mình. Nội dung xoay quanh một chàng trai bị nhiễm HIV nhưng không có đủ can đảm thổ lộ với gia đình. May mắn, anh có người chị đồng hành, chia sẻ mọi điều khó khăn trong cuộc sống.
Giải Nhì thuộc về dự án Lời ru ở lại. Giải Ba gọi tên 2 tác phẩm Đỏvà Tâm. Hai giải Đồng hành là tác phẩm Trên tường có bông hoa đang nởvà Viết tiếp câu chuyện dang dở.
Các sản phẩm đạt giải sẽ được sử dụng làm tư liệu truyền thông cho hoạt động cộng đồng và công chiếu tại sự kiện Sống trọn vẹn 2024. Đồng thời, sẽ được Cục và Hội phòng chống HIV/AIDS sử dụng nhằm lan tỏa xa hơn giá trị cộng đồng cho cộng đồng người có H.
Clip NSND Kim Xuân chia sẻ quan niệm về hạnh phúc
Ảnh, clip:BTC, tư liệu
NSND Kim Xuân U70 chia sẻ bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đìnhNSND Kim Xuân ở tuổi U70 vẫn tất bật công việc phim ảnh, sân khấu mỗi ngày. Bà luôn trân trọng từng giây phút sum họp bên gia đình." alt="NSND Kim Xuân: Đề tài về HIV vốn nhạy cảm, ít người khai thác trên phim"/>NSND Kim Xuân: Đề tài về HIV vốn nhạy cảm, ít người khai thác trên phim
Được mệnh danh là "nóc nhà của thế giới", đỉnh Everest không chỉ là địa điểm thu hút giới leo núi trên toàn thế giới mà còn hàm chứa vô số điều bí ẩn. Tại Nepal, đỉnh Everest mang tên Sagarmatha tạm dịch là "trán trời".
Trong khi đó, theo tiếng Tây Tạng, đỉnh núi này được gọi là Chomolangma nghĩa là "thánh mẫu của vũ trụ".
Tại Trung Quốc, Everest được phiên âm từ tiếng Tây Tạng là Châu Mục Lãng Mã Phong hoặc được dịch là Thánh Mẫu Phong với ý nghĩa đỉnh núi của thánh mẫu.
Tại đây có tu viện Rongbuk. Theo tín ngưỡng của người Nepal, tu viện cao nhất thế giới này chứa nguồn năng lượng tối cao của các vị thần linh. Vì thế, họ tin rằng đỉnh Everest là nơi lưu giữ những năng lượng tối cao từ các vị thần.
Đỉnh Everest cũng nổi tiếng với những câu chuyện bí ẩn, chưa có lời giải. Một trong số này là giai thoại về quái vật người tuyết Yeti.
Người Nepal và Tây Tạng thường truyền tai nhau về con quái vật khổng lồ sinh sống tại vùng núi quanh năm tuyết lạnh. Quái vật Yeti có nguồn gốc từ vùng núi Everest. Việc dân địa phương thường xuyên nhìn thấy những dấu chân khổng lồ còn in trên tuyết ngày càng củng cố niềm tin nói trên.
Không những thế, năm 1951, đoàn thám hiểm Everest của nhà leo núi người Anh Eric Shipton đã nhìn thấy những dấu chân khổng lồ ở độ cao 6.000m. Năm 2009, nhà làm phim người Mỹ có tên Josh Gates cũng phát hiện những dấu tích tương tự được cho là của người tuyết Yeti.
Các mẫu lông mà Josh Gates lấy được từ một dấu chân dài 33cm, rộng 25cm đã được đem đi nghiên cứu. Sau kiểm tra, các nhà khoa học nhận định, đây là mẫu chứa một chuỗi DNA hoàn toàn chưa được biết đến.
Núi Mauna Kea
Đảo Hawaii là nơi hội tụ 5 ngọn núi lửa lớn gồm: Mauna Kea, Kohala, Mauna Loa, Hualalai và Kilauea. Trong đó, Mauna Kea là ngọn núi cao nhất Hawaii và toàn bộ Thái Bình Dương.
Cả 5 ngọn núi trên đều được người địa phương xem như thánh địa. Tuy nhiên, Mauna Kea được tôn sùng hơn cả. Theo truyện cổ của người Hawaii, núi Mauna Kea là địa mạo hình thành đầu tiên bởi Trái Đất và bầu trời.
Các truyện cổ cho rằng, Mauna Kea tạo nên nền tảng của sự sống. Do đó, ngọn núi thiêng liêng này được xem là biểu tượng tôn giáo quan trọng của người Hawaii bản địa. Với họ, Mauna Kea còn là “cửa ngõ vào thiên đường”.
Núi Shasta
Núi Shasta cũng được xem là một trong những ngọn núi linh thiêng của thế giới. Ngọn núi này nằm ở cuối phía Nam của dãy Cascade Siskiyou County, California, Mỹ.
Một trong những minh chứng về sự linh thiêng của ngọn núi được nhắc đến nhiều nhất là màn sương bí ẩn giúp ngăn chặn vụ cháy rừng khủng khiếp năm 1931. Các tài liệu cũ ghi nhận, năm 1931, một vụ cháy rừng dữ dội đã quét qua núi Shasta.
Khi tưởng chừng cả ngọn núi sẽ bị ngọn lửa nuốt chửng thì bỗng nhiên xuất hiện một màn sương bí ẩn. Màn sương mù dày đặc này tạo thành ranh giới, ngăn chặn không cho ngọn lửa tiếp tục lan nhanh, thiêu rụi mọi thứ nó quét qua.
Ngoài ra, các nhà khoa học, khảo cổ cho rằng, ngọn núi từng là nơi sinh sống của một số bộ lạc bản địa Bắc Mỹ trong hơn 9.000 năm. Một số bộ lạc tin rằng núi Shasta là trung tâm của sự sáng thế.
Người Mỹ bản địa sinh sống ở khu vực này ngày nay vẫn thực hiện các nghi lễ tôn thờ núi Shasta để thu hút sức mạnh tâm linh do ngọn núi thiêng phát ra.
Trong những câu chuyện truyền thống của họ, ngọn núi là nơi sinh sống của nhiều linh hồn và người giám hộ. Một trong số đó là linh hồn của tộc trưởng Skell, người được cho là đã từ trên trời rơi xuống đỉnh núi. Người dân cũng tin rằng có một sinh vật được gọi là matah kagmi sinh sống trên núi và bảo vệ các khu rừng xung quanh.
Năm 1971, nữ tu người anh có tên Houn Jiyu Kennett đã xây dựng tu viện Phật giáo tại đây. Sau này, tu viện trở thành địa điểm thiền định của người mộ đạo.
Núi Sinai
Núi Sinai nằm trên bán đảo Sinai, Ai Cập. Đây là địa điểm được cho là núi Sinai trong Kinh thánh. Theo Cựu ước, Kinh thánh và Kinh Qur’ran, ngọn núi này là nơi Moses-lãnh tụ tôn giáo tiếp nhận Mười điều răn.
Ngay phía bắc ngọn núi là tu viện Thánh Catarina có từ thế kỷ thứ 6. Tu viện được đã UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1979.
Hiện nay, tu viện Thánh Catarina là một trong những tu viện lâu đời nhất thế giới còn tồn tại và là địa điểm linh thiêng của 3 tôn giáo lớn gồm: Công giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo.
Trên đỉnh Sinai hiện nay còn có nhà thờ Hồi giáo và nhà thờ Chính thống giáo Hy Lạp được xây dựng vào năm 1934. Tại đây còn có “hang động của Moses", địa điểm được cho là nơi Moses đã nhận Mười điều răn.
Núi Uluru
Uluru là tảng sa thạch khổng lồ đổi màu kì lạ được ví như ngọn núi đá linh thiêng bậc nhất của nước Úc.
Các nghiên cứu cho thấy, thổ dân Úc đã sinh sống ở khu vực xung quanh Uluru gần 60.000 năm. Điều này cho thấy họ là một trong những nền văn minh lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới.
Thổ dân Anangu của vùng này cho rằng những vị thần đã tạo ra thế giới là tổ tiên của họ. Và, Uluru là một kiệt tác của tổ tiên họ trên Trái Đất này.
Uluru không chỉ đơn giản là một khối sa thạch hùng vĩ đối với người Anangu. Đó còn là vị trí nơi tổ tiên họ cư trú và cũng là nơi khởi nguồn của Đấng sáng tạo.
Do đó, nơi đây dường như là một địa điểm linh thiêng và bất khả xâm phạm.
Núi Kailash
Núi Kailash là ngọn núi đầu tiên trong 4 ngọn núi thánh ở Tây Tạng, Trung Quốc. Đặc biệt, đây cũng là ngọn núi thánh chung của 4 nền tôn giáo gồm: Bon (hay còn gọi là Bôn giáo, tôn giáo bản địa của người Tây Tạng), Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo và Phật giáo.
Những tôn giáo xem Kailash là ngọn núi thiêng đều tin rằng có những vị thần trong tôn giáo của họ đang ở trên ngọn núi này. Thậm chí, họ còn mệnh danh Kailash là vua của những ngọn núi linh thiêng.
Đỉnh Olympus
Cao 2.918m, núi Olympus là đỉnh núi cao nhất của Hy Lạp. Olympus cũng có mặt trong danh sách những ngọn núi thiêng liêng nổi tiếng nhất thế giới.
Đỉnh Olympus được xem là nơi ở của các vị thần, là biểu trưng cho sức mạnh và lòng tin vào thần linh của người dân Hy Lạp nói riêng và những người say mê thần thoại Hy Lạp nói chung.
Trong thần thoại Hy Lạp, núi Olympus là nhà của 12 vị thần Olympus - các vị thần chính trong đền bách thần (Pantheon) của người Hy Lạp.
Trong thần thoại Hy Lạp người ta cũng kể rằng, sau khi nữ thần Gaia (nữ thần mẹ đất) sinh ra các thần khổng lồ (Titan) thì họ phải dùng các ngọn núi ở Hy Lạp làm ngai vàng của mình do họ quá to lớn. Cronus - vị thần Titan trẻ nhất và hùng mạnh nhất ngồi trên núi Olympus.
Theo thần thoại Hy Lạp, 12 vị thần được nêu tên trên đỉnh Olympus gồm: Zeus, Hera (nữ thần hôn nhân và gia đình), Poseidon (thần biển), Demeter (nữ thần sinh sản), Athena (thần trí tuệ), Hestia (nữ thần lửa và gia đình), Apollo (thần ánh sáng), Artemis (nữ thần săn bắn), Ares (thần chiến tranh), Aphrodite (thần tình yêu), Hephaestus (thần thợ rèn) và Hermes (người đưa tin cho các thần).
(Tổng hợp)
Chuyện kỳ bí trên những ngọn núi linh thiêng bậc nhất thế giới