Dù đang dùng điện thoại Android nào, trình duyệt của bạn luôn thu thập và lưu trữ dữ liệu mỗi lần lướt web. Dữ liệu này tạo ra cookie và cache (bộ nhớ đệm), giúp bạn duy trì đăng nhập tài khoản và tải các website truy cập thường xuyên nhanh hơn. Tuy nhiên, theo thời gian, dữ liệu đầy lên, chiếm dụng không gian trên điện thoại, trong khi một số cookie sẽ theo dõi lịch sử duyệt web để phục vụ quảng cáo cá nhân hóa.
Vì vậy, bạn nên định kỳ dọn dẹp dữ liệu kể trên để giúp trình duyệt web nhẹ hơn, chạy hiệu quả hơn và lưu trữ ít cookie nhất có thể. Trên Android, các bước thực hiện sẽ thay đổi đôi chút tùy thuộc vào loại điện thoại và trình duyệt web.
Dưới đây là hướng dẫn dành cho Google Chrome, trình duyệt Samsung và Firefox.
Google Chrome
Bạn có thể xóa cookie và cache trong Google Chrome bằng cách bấm nút More ở góc trên cùng bên phải trình duyệt (biểu tượng ba dấu gạch ngang), chọn History, chọn Clear browsing data. Một cách khác là vào menu Settings, chọn Privacy and Security rồi chọn Clear browsing data.
Chrome cũng cung cấp cài đặt Basic (cơ bản) và Advanced (nâng cao) để xóa lịch sử duyệt web, dữ liệu Cookies và trang, Bộ nhớ đệm ảnh và tập tin. Bạn có thể lựa chọn khung thời gian để xóa toàn bộ lịch sử hoặc chỉ một phần. bấm vào Advanced để có thêm tùy chọn xóa mật khẩu, dữ liệu điền tự động hay cài đặt trang web. Sau khi chọn xong, bấm vào nút Clear data màu xanh.
Samsung Internet
Có hai cách để xóa dữ liệu cache và cookie trên trình duyệt Samsung: xóa thẳng từ trình duyệt hoặc thông qua ứng dụng Cài đặt trên điện thoại.
Với cách đầu tiên, bấm vào nút Options ở góc dưới cùng bên phải trình duyệt (biểu tượng ba đường kẻ ngang), chọn Settings > Personal Data > Delete browsing data. Tại đây, bạn lựa chọn xóa Browsing history, Cookies and site data, Cached images and files, Passwords và Autofill forms. Sau đó, bấm vào Delete data.
Với cách thứ hai, vào ứng dụng Cài đặt trên điện thoại, chọn Apps > Samsung Internet > Storage. Ở dưới cùng trang, có hai tùy chọn Clear cache và Clear data. Bấm vào Clear cache để xóa ngay lập tức bộ nhớ đệm, còn Clear data sẽ mở ra một cửa sổ cảnh báo tất cả dữ liệu của ứng dụng sẽ bị xóa vĩnh viễn, bao gồm file, cài đặt, tài khoản và cơ sở dữ liệu.
Mozilla Firefox
Cũng như Google Chrome, bạn có thể xóa cookie và cache ngay trên ứng dụng. Để truy cập, bấm vào nút More ở góc trên cùng bên phải, chọn Settings > Delete browsing data.
Trong số 3 trình duyệt trong bài, Firefox cho người dùng nhiều tùy chọn hơn cả. Bên cạnh đó, nó cũng có tùy chọn bổ sung cho những người không muốn lưu dữ liệu duyệt web. Trong mục Settings, bạn sẽ nhìn thấy Delete browsing data on quit – xóa dữ liệu mỗi khi thoát ứng dụng. Đây là tính năng hữu ích nếu muốn giữ trình duyệt gọn gàng và bảo đảm bảo mật trong trường hợp bị mất điện thoại hoặc người khác cầm máy.
Du Lam (Theo Cnet)
Việc chuyển dữ liệu từ điện thoại Android sang iPhone với ứng dụng "Move to iOS" cần được thực hiện trong quá trình restore thiết bị "Táo".
" alt=""/>Vì sao nên xóa cookie và cache điện thoại Android thường xuyên?Những động thái của Apple và tiết lộ từ đối tác cho thấy Táo khuyết có thể đang phát triển modem 5G, linh kiện hỗ trợ kết nối Internet tốc độ cao cho thiết bị di động. Trong tương lai, các sản phẩm tiềm năng như máy tính Mac, kính thực tế hỗn hợp cũng có thể tích hợp modem 5G để trao đổi thông tin, tải nội dung nhanh chóng hơn.
Không ngạc nhiên khi Apple muốn tự chủ thêm linh kiện sau thành công với chip xử lý M-series hay A-series. Tuy nhiên ngoài khả năng thiết kế, Táo khuyết cần đảm bảo độ ổn định và chất lượng để thuyết phục người dùng đón nhận sự thay đổi. Hiện nay, modem trên iPhone và iPad được sản xuất bởi Qualcomm, một trong những hãng phát triển modem lớn nhất thế giới.
Modem 5G phức tạp hơn chip bình thường
Một số ứng dụng như thực tế tăng cường, công nghệ kết hợp cảm biến để chèn thông tin lên thế giới thực rồi chiếu lên mắt người cần tốc độ truyền dữ liệu rất cao và độ trễ thấp. Durga Malladi, Phó chủ tịch Qualcomm cho biết các kỹ sư phải nghiên cứu, làm việc với yêu cầu "chưa từng có" để tạo ra modem tốc độ cao, trong khi đảm bảo kích thước điện thoại được giữ nguyên và năng lượng tiêu thụ không thay đổi.
Tương tự nhiều mảng kinh doanh khác, thông tin liên quan đến mảng phát triển chip của Apple được giữ kín, hầu như không tiết lộ về tầm nhìn hay chiến lược. Trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi với WSJ, Johny Srouji, Phó chủ tịch Công nghệ Phần cứng của Apple chia sẻ về cách phát triển chip xử lý M-series và A-series, nhưng từ chối nhắc đến các kế hoạch trong tương lai.
![]() |
Apple có kế hoạch thay thế modem 5G của Qualcomm bằng chip tự phát triển trong tương lai. Ảnh: WSJ. |
Nhiều tín hiệu cho thấy Apple đang phát triển modem 5G của riêng mình. Năm 2019, Táo khuyết đã mua lại phần lớn hoạt động kinh doanh modem cho smartphone của Intel với 2.200 nhân viên, sau đó tiếp tục thuê kỹ sư. Họ làm việc tại các chi nhánh của Apple, nằm cùng thành phố với những đối tác hoặc đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong lĩnh vực mạng không dây.
Tại San Diego, nơi Qualcomm đặt trụ sở, Apple đang tuyển khoảng 140 vị trí liên quan đến phát triển và tích hợp chip mạng di động. Táo khuyết cũng có chi nhánh và website tuyển dụng tại Irvine, bang California, nơi đặt trụ sở của hãng chip Broadcom.
Prakash Sangam, nhà sáng lập công ty tư vấn công nghệ Tantra Analyst, cựu kỹ sư AT&T cho rằng dù sở hữu nguồn lực hùng hậu, khó khăn dành cho Apple nằm ở thời gian thiết kế, sản xuất và thử nghiệm modem 5G.
"Nhiều người thường so sánh cách Apple tạo ra chip A-series rất nhanh chóng, nhưng mọi chuyện sẽ phức tạp hơn với modem", Sangam nhận định. Theo cựu giám đốc tiếp thị Qualcomm, sự phức tạp đến từ khả năng xử lý các trường hợp có thể gây nhiễu tín hiệu của modem. Apple từng trải qua điều này trên lỗi ăng-ten của iPhone 4 cách đây 12 năm.
"Nếu dành đủ thời gian, nguồn lực và tiền bạc, mọi thứ có thể hoàn tất. Tuy nhiên về khả năng làm được điều đó trong năm 2023, chỉ Apple mới có thể khẳng định", Sangam nói thêm.
Lợi ích khi sở hữu modem riêng
Tháng 11/2021, giám đốc tài chính Qualcomm cho biết công ty dự kiến cung cấp khoảng 20% modem 5G cho thiết bị di động của Apple trong năm 2023. Hiện tại, con số trên là gần 100% (trừ dòng Apple Watch vẫn dùng modem của Intel). Nhiều nhà phân tích nhận định 2023 cũng là thời điểm Táo khuyết công bố modem mạng của riêng mình.
![]() |
Apple có thể bớt phụ thuộc vào bên thứ ba nếu sở hữu modem 5G tự phát triển. Ảnh: Getty Images. |
Lịch sử phát triển chip của Apple khởi đầu với A-series trên iPhone và iPad. Khả năng giúp chúng mạnh hơn là lý do Táo khuyết tạo ra M-series cho máy tính Mac. Không chỉ cho hiệu năng cao hơn CPU Intel, dòng chip M còn tiêu thụ ít năng lượng, nhiệt độ thấp giúp hãng loại bỏ quạt tản nhiệt. Nếu tự tin vào nguồn lực và trình độ, Apple có thể tạo ra modem 5G với khả năng hoạt động thậm chí hiệu quả hơn modem của Qualcomm
Sử dụng modem 5G tự phát triển sẽ mang đến nhiều lợi thế cho Apple. Wayne Lam, Giám đốc Nghiên cứu tại hãng phân tích CCS Insight nhận định lợi ích đầu tiên nằm ở chi phí. Trên iPhone SE 2022, giá của modem 5G không chêch lệch so với chip A15 Bionic. Điều đó trái ngược với truyền thống khi chip xử lý điện thoại thường đắt hơn modem để gọi điện hay kết nối Internet.
Tiếp theo, Apple có thể phụ thuộc ít hơn vào các nhà cung ứng. Năm 2019, hãng đã giải quyết vụ kiện đầy tranh cãi với Qualcomm về phí cấp phép bằng sáng chế, phải trả ít nhất 4,5 tỷ USD và mua modem của Qualcomm trong vài năm. Khi sở hữu modem tự phát triển, Táo khuyết có thể thoải mái điều chỉnh, tối ưu để chúng hoạt động hiệu quả hơn trên từng thiết bị.
Chuẩn bị cho tương lai
Modem 5G tự phát triển đầu tiên của Apple có thể không nhanh và mạnh nhất. Tuy nhiên nếu ra mắt thành công, đó sẽ là minh chứng cho nguồn lực, sự kiên nhẫn của Táo khuyết để cải thiện phần cứng, tạo ra những thiết bị đủ khác biệt so với đối thủ để thu hút người dùng.
![]() |
Modem tự phát triển còn dành cho những thiết bị tương lai như kính thực tế hỗn hợp. Ảnh: Business Insider. |
Theo Lam, với modem 5G riêng, Apple có thể mang khả năng kết nối Internet tốc độ cao lên những thiết bị nhỏ như smartwatch hay kính thông minh.
Trang WSJ nhận định những khả năng mới cũng có thể mở ra cho hệ sinh thái Apple với modem tự phát triển như tính năng kết nối mạng cho thiết bị nhỏ như tai nghe không dây AirPods, hoặc mang đến trải nghiệm thực tế tăng cường chân thực hơn so với các công nghệ hiện nay.
"Khi Apple có thể hoàn thiện công nghệ dành cho modem 5G trên iPhone, những gì họ cần làm là thu nhỏ công nghệ ấy thành con chip vừa với kính thông minh", Lam chia sẻ.
(Theo Zing)
Apple lại có thêm bằng chứng để củng cố quyết định loại bỏ cục sạc khỏi hộp đựng iPhone là chính xác.
" alt=""/>Tham vọng mới của AppleTiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn
Từ đầu năm 2021, CIVAMS được lắp đặt tại hầm gửi xe để chấm công cho nhân viên văn phòng Tập đoàn Công nghệ CMC. Tại sảnh tầng một, hệ thống được lắp đặt để kiểm soát ra vào, người lạ sẽ không thể đi qua hệ thống này nên phải khai báo với nhân viên lễ tân. Tại văn phòng các tầng, sẽ có camera để chấm công kết hợp cửa đóng, mở tự động, có cảnh báo an toàn. Đặc biệt, giải pháp có khả năng nhận diện khuôn mặt đeo khẩu trang. Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, CIVAMS là lựa chọn tối ưu vì không cần phải lăn tay, quẹt thẻ, tránh làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus tại nơi làm việc.
Gần giờ làm việc, anh Nguyễn Quang Thắng - Văn phòng Tập đoàn CMC gửi xe rồi đến chấm công trước màn hình camera, chỉ vài giây, thủ tục chấm công đã hoàn tất. “Từ khi văn phòng có giải pháp nhận diện khuôn mặt - CIVAMS, tôi thảnh thơi hơn hẳn. Trước đây phải đến sớm để quét vân tay vì sợ đông, xếp hàng mãi không tới lượt, phải làm thủ tục giải trình”, anh Thắng nói.
Văn phòng CMC trung bình mỗi ngày có khoảng 15.000 lượt ra, vào. Việc ứng dụng CIVAMS cho hiệu quả rõ rệt trong quá trình quản lý ra vào, đảm bảo an toàn và không cần số lượng lớn nhân viên an ninh như trước đây.
“Tôi thực sự bất ngờ vì không cần cởi khẩu trang, hệ thống vẫn có thể nhận diện. Đến nay, CIVAMS chưa nhận diện sai mà tốc độ nhận diện rất nhanh. Tính năng này hiện đại hơn nhiều so với các ứng dụng chấm công, nhận diện khác tôi từng sử dụng”, chị Trần Thanh Mai - Tổng công ty Công nghệ và Giải pháp CMC chia sẻ.
Giải pháp của tương lai
Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng CMC (CIST) cho biết: “CIVAMS có khả năng nhận diện khuôn mặt với độ chính xác, độ nhạy cao. Trong điều kiện ánh sáng bình thường, sử dụng IP camera, hệ thống có thể đạt độ chính xác tới 99.3% trên bộ cơ sở dữ liệu 10.000 ID được đánh giá theo tiêu chuẩn BLUFR (Benchmark of Large-scale Unconstrained Face Recognition) và tốc độ phản hồi chưa tới 300ms. Hệ thống có thể nhận diện cả trong trường hợp đeo khẩu trang, có thể kiểm tra thân nhiệt, cũng như có khả năng chống giả mạo”.
Một trong những ưu việt là CIVAMS có khả năng nhận diện khuôn mặt nhanh và chính xác với cơ sở dữ liệu lớn (hơn 6 triệu ảnh mặt). Mỗi khuôn mặt có 512 đặc trưng nhưng thời gian tìm kiếm nhận dạng dưới 1 giây. Để đạt được tốc độ này, Viện CIST đã phát triển thuật toán đặc biệt để tìm kiếm trong dữ liệu lớn nhưng thời gian tìm kiếm không tăng tuyến tính theo kích thước dữ liệu.
Theo chuyên gia CMC, CIVAMS có kiến trúc linh hoạt giúp giảm độ trễ hệ thống cho các ứng dụng yêu cầu thời gian thực, tiết kiệm và tối ưu được băng thông, đường truyền. Giải pháp cũng đáp ứng được linh hoạt các yêu cầu ứng dụng đã triển khai thực tế với số lượng cần nhận diện lớn, lên tới hàng trăm nghìn.
Trong bối cảnh an ninh, an toàn thông tin được đặt lên hàng đầu, hệ thống quản lý còn có cơ chế đồng bộ và sao lưu dữ liệu đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho cơ sở dữ liệu mặt cũng như kết quả nhận diện. Đặc biệt CIVAMS có thể hoạt động 24/7 khi mất kết nối với trung tâm. Hệ thống còn có thể tích hợp dễ dàng vào các hệ thống quản lý nhân sự, quản lý nghiệp vụ như SAP, HIS (Hospital Information system). Toàn bộ dữ liệu nhận dạng theo yêu cầu có thể chỉ đặt tại máy chủ cục bộ, không kết nối Internet, giảm thiểu khả năng lộ lọt thông tin cá nhân ra ngoài môi trường mạng.
Hiện giải pháp CIVAMS được ứng dụng trong không gian bệnh viện quốc tế hàng đầu tại Hà Nội. Được lắp đặt tại bệnh viện, giải pháp giúp chấm công nhanh hơn, quản lý ra vào để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và y bác sĩ. Giải pháp Made by CMC cũng được Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP. Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội… lựa chọn và hài lòng. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng giải pháp CIVAMS để nhận diện biển số xe và nhận diện khuôn mặt, giúp tự động hoá quy trình, rút ngắn thời gian và tiết kiệm nguồn lực trong quản lý bãi giữ xe. Giải pháp còn được đối tác lớn ở thị trường Nhật Bản ứng dụng tại văn phòng, nhà máy có số lượng công nhân lớn, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện và khu đô thị thông minh…
Theo thông tin từ CMC, độ chính xác, độ nhạy cao trên cơ sở dữ liệu lớn của CIVAMS là ưu điểm được khách hàng đánh giá cao. Sản phẩm đáp ứng được cho các ứng dụng yêu cầu cao về tính chính xác, dữ liệu lớn, khả năng ổn định, liên tục và yêu cầu cao về sao lưu, bảo mật.
Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch HĐQT - Chủ tịch Điều hành Tập đoàn Công nghệ CMC cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành doanh nghiệp số toàn cầu, CMC đã sớm có chiến lược đầu tư lớn cho nghiên cứu phát triển bằng cách thành lập Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC (CIST).
CIST đã và đang phát triển hệ sinh thái sản phẩm công nghệ tương tác ở năm lĩnh vực: internet vạn vật - thiết bị thông minh (Internet of Things/Smart-Devices), dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), hồ sơ dữ liệu (Data Lake), công nghệ chuỗi - an ninh thông tin (Blockchain - Security). Thời gian tới, CIST sẽ tiếp tục nghiên cứu những phát minh, nền tảng công nghệ mang dấu ấn đột phá cho tập đoàn nói riêng và ngành công nghệ Việt Nam nói chung.
Thúy Ngà
" alt=""/>Chấm công nhận diện khuôn mặt tại văn phòng CMC