![](<p>Một cô gái Hàn Quốc sống độc thân và đang là nhân viên văn phòng. Vào các ngày trong tuần, cô làm việc ở Seoul và cuối tuần trở về ngôi nhà nông thôn tại làng Odoi ở Chungcheong-do. Giống như tất cả các nhân viên văn phòng khác, cô đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về nhà: “Mình thường dành những ngày cuối tuần để ngủ. Rồi một ngày, sau khi xem một chương trình có tên )
Cô bắt đầu việc cải tạo ngôi nhà Hanok (nhà truyền thống Hàn Quốc) cũ ở nông thôn vào mùa xuân năm 2020. Hướng sửa chữa, cấu trúc và thiết kế được cô quyết định trực tiếp còn việc xây dựng tổng thể như xây dựng mái, gia cố kết cấu, đường ống và thiết bị lò hơi được thiết kế bởi nhà thầu.
![Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê - Ảnh 1. Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê - Ảnh 1.](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/kenh14cdn.com/203336854389633024/2020/12/7/160413808098772092-1607359177841916829008.jpg) |
Ngôi nhà cũ tồi tàn giống như nhà ma |
Vì ngôi nhà đã lâu không có ai ở nên trông rất tồi tàn và cũ kĩ. Những người bạn cùng cô đi xem nhà đều thốt lên rằng nó giống như một ngôi nhà ma, nhưng cô tin rằng ngôi nhà này là của mình: “Ngay khi mình mở cửa bước vào sân, mình cảm thấy không khí thay đổi hẳn. Mình đã đi xem nhiều ngôi nhà khác tốt hơn so với ngôi nhà này, nhưng mình không biết sửa chữa nó như thế nào để làm nó thành không gian của riêng mình.”
Khó khăn là mái nhà được làm bằng ngói đen - một chất gây ung thư, không có nhà vệ sinh và nhà bếp. Vì vậy, cô phải đấu nối nguồn cấp nước và chôn một bể phốt mới.
![Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê - Ảnh 3. Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê - Ảnh 3.](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/kenh14cdn.com/203336854389633024/2020/12/7/160483805588217828-16073599541311366983288.jpg) |
Phần mái đã xuống cấp trầm trọng |
Các cửa sổ và cửa ra vào vẫn được giữ nguyên vẹn để bảo tồn hình dáng truyền thống của nhà Hanok. Thay vào đó, để đảm bảo an ninh và cách nhiệt, một cửa sổ cố định và cửa quay đã được lắp đặt bên trong. “Sẽ ấm hơn và đẹp hơn nếu trồng thêm bãi cỏ trong sân, nhưng vì mình chỉ đến vào cuối tuần, cũng không có tự tin và thời gian để cắt cỏ dại nên mình đã đặt đá vụn”, cô chia sẻ.
Không gian cô lo lắng nhất là nhà bếp. Do người dân trước đây sống theo hình thức lò sưởi nên hình dạng của lò vẫn được giữ nguyên. Cô thích thời gian ở trong bếp và muốn có một không gian thoải mái khi nấu nướng hoặc ăn uống. Vì vậy, cô đặc biệt ưu tiên vào phần thiết kế ánh sáng và cách nhiệt. Cô giữ nguyên cửa sổ và cửa ra vào.
Tuy nhiên, không gian quá nhỏ so với nội thất phải lắp đặt nên tủ lạnh, máy giặt, bồn rửa và bếp cảm ứng đều phải vừa vặn. Không gian hình chữ A hẹp nên bồn rửa được làm theo kích thước nhỏ. Cô đã đặt mua máy hút mùi và không lắp tủ trên bồn rửa. Nội thất có tông màu trắng làm bằng gỗ với các vật dụng nhỏ gọn.
![Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê - Ảnh 6. Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê - Ảnh 6.](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/kenh14cdn.com/203336854389633024/2020/12/7/160413218828012688-16073591776881088553638.jpg) |
Ngôi nhà truyền thống sau khi được cải tạo lại |
![Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê - Ảnh 9. Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê - Ảnh 9.](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/kenh14cdn.com/203336854389633024/2020/12/7/160574198671363949-16073594299051418179675.jpg) |
Khu vực ăn uống ấm cúng |
![Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê - Ảnh 9. Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê - Ảnh 9.](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/kenh14cdn.com/203336854389633024/2020/12/7/160574198671363949-16073594299051418179675.jpg) |
Đồ nội thất được sắp xếp vừa vặn |
Do đặc điểm của một ngôi nhà Hanok, ba căn phòng nhỏ hình vuông được kết nối thành một đường thẳng. Cô quyết định sử dụng làm phòng khách, phòng lớn, và phòng ngủ. Mỗi phòng đều có cửa sổ và cửa ra vào truyền thống. Do kết cấu dài và hẹp nên cô chỉ đặt bàn trà hình tròn và tivi. Không gian phòng ngủ có diện tích nhỏ nên cô chỉ kê một chiếc giường và một chiếc móc để treo áo khoác.
Trước đây, ngôi nhà này không có nhà vệ sinh, không gian lại hẹp nên cô thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm cùng nhau, đồng thời lắp đặt thêm một chiếc bồn rửa.
![Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê - Ảnh 12. Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê - Ảnh 12.](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/kenh14cdn.com/203336854389633024/2020/12/7/160574117798558699-1607359427249134627405.jpg) |
Không gian phòng khách tối giản |
![Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê - Ảnh 14. Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê - Ảnh 14.](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/kenh14cdn.com/203336854389633024/2020/12/7/160574173942531658-1607359429890442369541.jpg) |
Không gian phòng ngủ |
![Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê - Ảnh 15. Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê - Ảnh 15.](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/kenh14cdn.com/203336854389633024/2020/12/7/160484545518338656-1607359410570114886434.jpg)
Ngôi nhà ban đầu tồi tàn nhưng khi tu sửa xong lại trở thành một ngôi nhà to, rộng và mang đậm bản sắc truyền thống của nhà Hanok. Cô tâm sự: “Tuy có nhiều khó khăn và nhiều lúc mình muốn từ bỏ ngôi nhà này, nhưng khi hoàn thành và nhìn lại, mình thấy hạnh phúc vì tạo ra được một không gian thực sự phù hợp với bản thân.”
Theo Báo Tổ quốc
![Nhà trong hẻm “lột xác” thành không gian sống “vạn người mê” ở Sài Gòn](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/i.vietgiaitri.com/2020/11/25/nha-trong-hem-lot-xac-thanh-khong-gian-song-van-nguoi-me-o-sai-gon-08bd3-5398416_default.jpg?w=145&h=101)
Nhà trong hẻm “lột xác” thành không gian sống “vạn người mê” ở Sài Gòn
Đáp ứng yêu cầu của gia chủ, đội ngũ kiến trúc sư quyết định cải tạo nhà trong hẻm thành không gian sống mới độc đáo khiến ai đi qua cũng phải ngoái nhìn.
" alt=""/>Cải tạo ngôi nhà cũ như nhà ma thành không gian sống như phim, từng chi tiết decor tỉ mẩn nhìn mà mê
1. Bạn đọc là “tập thể giáo viên dạy hợp đồng bậc Mầm Non, Tiểu học và THCS tại uyện Đông Anh, Hà Nội” gửi đơn với khoảng 40 chữ ký “kêu cứu về việc tuyển viên chức giáo dục huyện Đông Anh” năm 2019. Đơn cho biết “có những đồng chí hợp đồng huyện từ năm 1996, đã được Kỷ niệm chương của ngành Giáo dục; có nhiều đồng chí diện hợp đồng 68 đã tham gia giảng dạy, cống hiến cho ngành Giáo dục 17-18 năm, với nhiều Giấy khen, Bằng khen...vậy mà không được xét đặc cách hay sự ưu tiên nào”. Các BĐ này đề nghị “tạo cho chúng tôi một cơ chế nhân văn, đó là: Xét đặc cách cho chúng tôi vào viên chức giáo dục thay vì thi tuyển như thí sinh tự do”. Về vấn đề này, Báo VietNamNet đã vài lần nhận “đơn kêu cứu” của tập thể GV hợp đồng tại các huyện Sóc Sơn, Đông Anh và đã có Công văn gửi UBND TP Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xem xét nhưng đến nay chưa nhận được phúc đáp. 2. Bạn đọc là “đại diện cư dân chung cư quốc tế Booyoung Vina CT-7”, phố Vũ Trọng Khánh, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội gửi đơn đề ngày 12/5/2019 với 105 chữ ký. Nội dung: Các BĐ phản ánh chủ đầu tư là CT TNHH Một thành viên Booyoung Vina đơn phương chiếm dụng diện tích chung của tòa nhà ở tầng 1 để cho thuê; vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy...Xin chuyển nội dung đơn của các BĐ này đến cơ quan chức năng TP Hà Nội và quận Hà Đông đề nghị xem xét.
3. Bạn đọc Phạm Xuân Khai sinh năm 1931 ở số nhà 96/28 Hải Hồ, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng gửi “đơn kêu cứu khẩn cấp” đề ngày 25/5/2019. Nội dung: Có đối tượng giả mạo chữ viết, chữ ký của tôi để chiếm đoạt lô đất tái định cư tại Khu dân cư An Trung, Sơn Trà, Đà Nẵng. BĐ đã có đơn tố cáo gửi CA Đà Nẵng, nhưng CA ĐN Thông báo là “không có cơ sở, không có dấu hiệu phạm tội. Mặt khác, sự việc xảy ra đã hơn 16 năm BĐ mới tố cáo; do đó hành vi chiếm đoạt lô đất có dấu hiệu của tội phạm thì cũng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, nên đã ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự”. Bạn đọc Phạm Xuân Khai không nhất trí nên tiếp tục “kêu cứu khẩn cấp”. Đề nghị cơ quan chức năng TP Đà Nẵng xem xét.
4. Bạn đọc Vũ Đức Chính ở phòng 404B, tập thể C1, tổ 38, phố Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội gửi đơn đề ngày 5/6/2019 có hơn 100 chữ ký (đều là khách hàng mua nhà của Dự án tòa nhà hỗn hợp Tháp Doanh nhân (địa chỉ: Số 1, phố Thanh Bình, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội). Nội dung: Các BĐ này “kêu cứu” về việc Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Tây Đô chậm bàn giao nhà gần 2 năm so với cam kết. Các BĐ cũng nêu một số dấu hiệu vi phạm Luật kinh doanh bất động sản, Luật nhà ở và các quy định của Chính phủ & Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ...Đề nghị cơ quan chức năng TP Hà Nội và quận Hà Đông xem xét.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/06/12/10/hoi-am-don-thu-ban-doc-dau-thang-6-2019.jpg) |
Dự án Tháp doanh nhân vẫn chưa hoàn tất dù đã quá thời hạn bàn giao gần 2 năm (Ảnh BĐ cung cấp) |
5. Bạn đọc là ThS Phạm Văn Chung ở Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum gửi email ngày 5/6/2019 nêu tình trạng phòng khám tư “thổi phồng” bệnh hoặc “vẽ bệnh” để móc túi người dân xảy ra ngày càng tăng, biến tướng tinh vi, phức tạp, nhất là những nơi có bác sĩ nước ngoài, gây bức xúc trong xã hội. BĐ đề nghị cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý nghiêm, triệt để các phòng khám tư nhân lừa người dân chữa bệnh “giả” để trục lợi. Bên cạnh đó, cần siết chặt việc quản lý các cơ sở y tế tư nhân, theo hướng nâng điều kiện, tiêu chuẩn được mở phòng khám tư. Đồng thời, kiên quyết thu hồi giấy phép hoạt động đối với các phòng khám vi phạm pháp luật, chưa đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh, không đảm bảo an toàn cho người bệnh.
6. Bạn đọc Đỗ Văn Nhân ở 211 Trần Hưng Đạo, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum gửi email ngày 7/6/2019 nêu ý kiến “Trong công tác cải cách nền công vụ ở nước ta, việc từ chức cần được xem là chuyện bình thường” nhân việc ông Đoàn Ngọc Hải ở TP.HCM xin từ chức. Theo BĐ Đỗ Văn Nhân thì việc từ chức ở các nước trên thế giới rất phổ biến, là văn hóa của những người làm việc trong bộ máy nhà nước. Việc từ chức là ý thức của một cá nhân tự soi xét lại mình nếu không còn đủ uy tín và khả năng để tiếp tục lãnh đạo; khi sự tín nhiệm của công chúng dành cho mình không còn. Từ chức có nhiều mặt tích cực như củng cố uy tín, làm trong sạch bộ máy, nâng cao năng lực quản lý…của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, cần loại trừ những trường hợp, người từ chức với mục đích nhằm trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc có liên quan đến tiêu cực, tham nhũng. Để động viên, khuyến khích việc từ chức thì việc bố trí, sắp xếp cán bộ sau đó cần có văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh vừa có lý, vừa có tình.
7. Bạn đọc Vương Thị Ngọc Bích, đại diện CT CP Trung tâm Quang Bích (Đa Sỹ, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) gửi “đơn tố cáo” đề ngày 3/6/2019. Nội dung: UBND phường Kiến Hưng huy động lực lượng tháo dỡ lều lán tại thửa đất B16 tại khu đấu giá quyền sử dụng đất Kiến Hưng (BĐ mượn của bà Hoa làm kho tạm chứa máy móc, hàng hóa...) để trả đất cho bà Phương Lâm; nhưng lại thu giữ cả tài sản của CT Quang Bích tại kho B15 (BĐ mượn của ông Nguyễn Văn Bảy) hoàn toàn không liên quan đến thông báo tháo dỡ của UBND phường Kiến Hưng. Vụ việc kéo dài từ tháng 4/2016 đến nay vẫ chưa được giải quyết. Đề nghị cơ quan chức năng quận Hà Đông xem xét.
8. Bạn đọc Lương Trọng Thắng ở Làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa gửi đơn đề ngày 26/5/2019. Nội dung: BĐ “tố cáo” GĐ CTCP Kim Quy (là đảng viên) “vi phạm các quy định của Đảng, vi phạm pháp luật” liên quan đến hoạt động của CT Kim Quy. Trước đó, các bạn đọc Lương Trọng Cao, Lương Trọng Quế, Lê Xuân Thành, Nguyễn Văn Oanh cũng ở địa chỉ trên, nhiều lần gửi đơn phản ánh “CTCP Du lịch Kim Quy đã vi phạm Hợp đồng Hợp tác kinh doanh số 01/ HĐ-KT ngày 25/7/2005 với UBND phường Hàm Rồng (được khẳng định tại Công văn số 946/UBND-TTr ngày 5/3/2019 của UBND TP Thanh Hóa); vi phạm Giấy phép quy hoạch số 374/GPQH ngày 11/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, xây dựng trái phép cơ sở thờ tự và tổ chức các hoạt động đồng bóng gây mất trật tự tại khu vực động Tiên Sơn thuộc diện tích đất rừng phòng hộ do Nhà nước quản lý”. Báo VietNamNet đã có công văn số 186/CV-VNN ngày 27 tháng 3 năm 2019 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và TP Thanh Hóa đề nghị xem xét, đến nay chưa nhận được phúc đáp. Đề nghị các cơ quan trên khẩn trương xem xét.
9. Bạn đọc Nguyễn Hữu Kúc ở số 20/B5, đường Nguyễn Cảnh Dị, Khu đô thị Đại Kim, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội (đại diện các chi họ Nguyễn- Gia Miêu hiện cư ngụ tại Thanh Hóa và Hà Nội) gửi Văn bản đề ngày 4/6/2019 kèm “Đơn tố cáo lần 2, ngày 28/5/2019 về vụ ngụy tạo chứng cứ lịch sử để xây dựng di tích lịch sử cấp Quốc gia” tại làng Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. BĐ cho biết “đơn tố cáo của dòng họ chúng tôi lần thứ nhất là có căn cứ nhưng không được giải quyết đúng đắn”. Đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xem xét.
10. Bạn đọc Nguyễn Trọng Kiên ở số 37, tổ 49, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội gửi “đơn trình báo” đề ngày 4/6/2019. Nội dung: “Hộ liền kề với gia đình tôi, chủ hộ thường trú tại Berlin, CHLB Đức, lấn chiếm mặt tiền gần 20 m2 xây nhà 6 tầng, lấn chiếm không gian lưu thông công cộng; lấn chiếm sang phía mặt tiền nhà tôi, gây cản trở đường lưu thông, không đúng với hồ sơ cấp phép xây dựng của cơ quan chức năng. Tôi trình báo Thanh tra xây dựng quận Đống Đa và phường Phương Liên đã hơn 7 tháng nhưng chưa được phản hồi và công trình xây dựng trái phép vẫn tiếp tục hoàn thiện”. Xin chuyển nội dung “đơn trình báo” của BĐ Nguyễn Trọng Kiên đến UBND quận Đống Đa và phường Phương Liên đề nghị xem xét.
11. Bạn đọc Nguyễn Thị Sinh thường trú số 1 Lò Đúc, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội gửi đơn đề ngày 6/6/2019. Nội dung: BĐ đề nghị CT TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội, Xí nghiệp Quản lý và phát triển nhà quận Hai Bà Trưng chuyển Hợp đồng thuê nhà ở nhà nước từ bà Bùi Thị Nghĩa sang tên Nguyễn Thị Sinh theo đúng sơ đồ thửa đất theo bản vẽ số 118 trên bản vẽ số 19 lập tháng 5/1994; cũng như bản vẽ sơ đồ hiện trạng khu nhà đất đã vẽ đăng báo Hà Nội mới năm 2017 mà Bạn đọc đã ký. BĐ cũng đề nghị chính quyền tạo điều kiện cấp phép xây dựng nhà trên diện tích mặt bằng 27 m2 để 4 mẹ con có cuộc sống ổn định tại nơi đã mua cách đây 30 năm.
12. Bạn đọc Thành Nguyễn Văn gửi email ngày 10/6/2019, mượn câu “Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu?” của Phạm Lữ Ân để chia sẻ cảm xúc với Bạn đọc VietNamNet: Sống “sâu", trước hết là sống có trách nhiệm với sức khoẻ của chính mình. Đừng để đến khi mắt không còn sáng, chân không còn nhanh, mắt không tinh anh và lục phủ ngũ tạng bắt đầu sinh chuyện, mới bắt đầu thốt lên “giá như”! Khi còn trẻ, hãy cố gắng chăm sóc bản thân mình thật tốt để không phải hối tiếc về điều gì. Uống đủ nước, đi ngủ đúng giờ, đi bộ mỗi ngày 1 tiếng, cẩn trọng trong từng bữa ăn là những điều đơn giản bạn có thể bắt đầu ngay từ hôm nay. Sống “sâu" còn là sống có trách nhiệm với người và với đời. Không ai đánh thuế lòng tốt, vậy ngại ngần gì mà không mở lòng hơn với những người xung quanh. Dành thời gian nhiều hơn cho gia đình và bạn bè, bởi họ cũng như bạn, đều có “hạn sử dụng" ngắn ngủi của riêng mình. Bạn sống 80 năm, bạn sẽ sống xanh - sạch - bền vững cho con người và môi trường, không muốn phải để lại những hậu quả kéo dài hàng trăm năm cho Trái Đất, đúng chứ? Giảm thiểu rác thải nhựa hết sức có thể bạn nhé!
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/06/12/10/song-jpg.jpg) |
Trong sự Già Đi, có vẻ đẹp của sự Già Đời! (Ảnh (ảnh do BĐ cung cấp) |
13. Bạn đọc Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Thị Lễ đại diện 8 anh chị em ruột đồng chủ sở hữu nhà ở và QSD đất tại 47 phố Hàng Lược, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhiều lần gửi đơn tố cáo công trình xây dựng tại 31 Hàng Khoai, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của các chủ sở hữu liền kề là gia đình các Bạn đọc trên. Đơn mới nhất đề ngày 8/6/2019 có nêu: Nhà 31 Hàng Khoai còn có 2 Giấy chứng nhận QSH nhà và QSD đất ở đều do UBND TP Hà Nội cấp, nhưng lại có ngày cấp khác nhau, khác nhau về hình thể, vị trí, mốc giới, ranh giới, kích thước các cạnh của thửa đất...GCN cấp ngày 13/7/2001 tại 31 Hàng Khoai có có nguồn gốc rõ ràng, được lưu giữ tại UBND quận Hoàn Kiếm nhưng không được UBND quận sử dụng làm căn cứ cấp phép xây dựng, gây tổn hại về kinh tế, tinh thần cho gia đình 47 Hàng Lược. Đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền ở TW và Hà Nội nơi các Bạn đọc đồng gửi đơn này xem xét.
14. Bạn đọc Ngô Thị Hằng ở P407-C3, Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội gửi “đơn kêu cứu khẩn cấp” đề ngày 6/6/2019. Nội dung: BĐ bị một nhóm người (trong đó có bà Nguyễn Thị H.) xông vào văn phòng làm việc (tại Chung cư Cảnh sát 113, ngõ 299, phố Trung Kính – Yên Hòa- quận Cầu Giấy- Hà Nội) “dùng vũ lực đánh đập hành hạ, chửi bới” và “cướp chiếc dây chuyền trị giá gần 10 triệu đồng”. BĐ Hằng trình báo với CA quận Cầu Giấy, nhưng sau đó nhận được thông báo “sau khi tiến hành đồng bộ các biện pháp điều tra, hiện chưa rõ các đối tượng liên quan, CQ CSĐT CA quận Cầu Giấy ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định và tiếp tục tiến hành các biện pháp điều tra”, Trong khi đó bà H, “tiếp tục có những hành vi đe dọa”. Đề nghị các cơ quan chức năng TP Hà Nội và quận Cầu Giấy nơi BĐ Hằng đồng gửi đơn này xem xét.
15. Bạn đọc Hồ Văn Bông (TP Hồ Chí Minh) gửi văn bản đề ngày 2/5/2019 “kiến nghị công bố kết quả thanh tra dự án treo khu tứ giác Mả Lạng, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP Hồ Chí Minh”. Theo văn bản này, dự án do Bitexco được chỉ định thực hiện từ 12 năm trước, ảnh hưởng cuộc sống của 1833 hộ dân, 7099 nhân khẩu, 1424 căn nhà trên diện tích 6,85 ha! Xin chuyển nội dung văn bản đến cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh và quận 1 đề nghị khẩn trương xem xét.
16. Bạn đọc Nguyễn Huy Vệ là 1 trong 15 người ở thôn Đại Tài, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đồng ký tên trong đơn đề ngày 8/6/2019, gửi kèm nhiều giấy tờ liên quan. Nội dung: Các BĐ này “kêu cứu khẩn cấp” về việc bị một số người nguyên là cán bộ UBND huyện Văn Giang và xã Nghĩa Trụ đã có hành vi mượn đất sau đó làm giả hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm chiếm đoạt tài sản. Các BĐ gửi đơn đến CA huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên thì cơ quan này điều tra và ra QĐ không khởi tố vụ án hình sự; gửi đơn đến Viện KSND tỉnh Hưng Yên thì được trả lời “đơn tố cáo của các ông bà thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan CSĐT CA tỉnh Hưng Yên”!.
17. Một số Bạn đọc ở xã Yên Thắng và xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định gửi đơn đề ngày 3/6/2019. Nội dung: Các BĐ này đề nghị Huyện ủy, UBND huyện Ý Yên “nghiêm túc xử lý sai phạm của 2 vị: Phạm Văn Hưng- Chủ tịch UBND xã Yên Lợi; Vũ Thị Hiên-Chủ tịch UBND xã Yên Thắng bị tố gian dối bằng cấp". Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Ý Yên Nguyễn Văn Bắc cho Báo VietNamNet (ngày 9/10/2018) biết: Chúng tôi đã kiểm tra, xác minh và kết luận sự việc người dân tố cáo là có cơ sở. Tới đây, sẽ đưa sự việc ra xem xét, kỷ luật và sẽ đề nghị thôi chức vụ Chủ tịch xã Yên Lợi đối với anh Hưng". Từ đó đến nay đã 9 tháng, nhưng các BĐ thấy “Bà Hiên và ông Hưng vẫn công tác bình thường”! Xin chuyển ý kiến của các BĐ trên đến Huyện ủy, UBND huyện Ý Yên đề nghị khẩn trương xem xét.
18. Bạn đọc Trần Văn Túc đại diện các BĐ cùng ở đường Trần Huỳnh, khóm 7, phường 1, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu gửi “thư cảm ơn” đề ngày 12/6/2019. Thư nêu rõ: “Chúng tôi đã mấy lần nhận được ‘Hồi âm đơn thư Bạn đọc’, gần nhất là ‘Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 5/2019’ của Báo VietNamNet. Cám ơn quý Báo báo đã quan tâm đến chúng tôi. Nhờ báo VietNamNet mà oan sai của chúng tôi đến nay đã được Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Kháng nghị Giám đốc thẩm 3 trường hợp là: Ông Mai Xuân Lai, bà Trần Thị Thu Hằng và Trần Thị Minh Thái. Rất mong Báo VietNamNet tiếp tục lên tiếng giúp đỡ 5 trường hợp còn lại trong đó có tôi (BĐ Trần Văn Túc), có cùng nguồn gốc đất, cùng bị thu hồi, cùng một dự án và cùng gửi đơn kháng nghị Bản án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục Giám đốc thẩm đã mấy năm, nhưng chưa được Kháng nghị Giám đốc thẩm”. Đề nghị Chánh án TAND TC khẩn trương xem xét.
Cơ quan chức năng phúc đáp
1. Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lào Cai có Thông báo số 275/PC01 ngày 22/5/2019 phúc đáp Công văn số 309/CV-VNN ngày 10/5/2019 đề nghị xem xét đơn của BĐ Bùi Thị Hợi, trú tại thôn Hùng Xuân 1, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng có nội dung tố giác Lục Văn X. ở huyện Văn Bàn (cùng tỉnh Lào Cai) có hành vi đầu độc chồng BĐ Hợi là Phạm Văn Lợi. Thông báo cho biết: Đã chuyển Công văn của Báo kèm đơn của BĐ Hợi đến Công an huyện Văn Bàn để giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Công an huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai cũng có Công văn số 544/CV ngày 6/6/2019 phúc đáp Công văn số 309/CV-VNN ngày 10/5/2019. Công văn cho biết “không đủ căn cứ chứng minh việc ông Phạm Văn Lợi bị đầu độc tại xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn; không có tài liệu xác định ông Lợi có ăn cơm uống rượu tại nhà Lục Văn X; không đủ căn cứ xác định Lục Văn X có hành vi đầu độc đối với ông Phạm Văn Lợi, nên Công an huyện Văn Bàn đã ra QĐ không khởi tố vụ án hình sự theo nội dung đơn tố giác của bà Bùi Thị Hợi, được Viện KSND huyện Văn Bàn nhất trí.
Ban Bạn đọc
" alt=""/>Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 6/2019
Ngày 16/9, sau khi các trường đại học công bố xong điểm trúng tuyển vào trường, N.H.N (Thanh Hóa) suy sụp vì biết bản thân đã trượt toàn bộ 11 nguyện vọng mà mình đăng ký. Đạt số điểm 25,6, N. nhận thấy điểm số của mình không quá an toàn nếu đăng ký vào các trường top đầu.Vì thế, ngoài 6 ngành của Trường ĐH Ngoại thương và ĐH Kinh tế Quốc dân, nữ sinh còn đăng ký thêm một số ngành của Trường ĐH Thương Mại và Học viện Chính sách & Phát triển. Những ngành học này có điểm chuẩn năm ngoái thấp hơn điểm N. đạt được tới 4 - 5 điểm.
“Em cứ nghĩ để một số ngành có điểm chuẩn năm ngoái thấp hơn 4 – 5 điểm đã là an toàn cho bản thân, nhưng không thể ngờ, đến nguyện vọng thứ 11 em cũng không đạt được”.
Năm nay, các ngành của Trường ĐH Ngoại thương đều lấy điểm chuẩn không dưới 28; còn với Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ngành thấp nhất cũng đã lấy tới 26,9 điểm (trung bình gần 9 điểm/ môn).
N. cho biết, hy vọng mong manh cuối cùng của mình là đỗ vào ngành Luật Kinh tế của Học viện Chính sách và Phát triển. Thế nhưng, năm nay ngành này cũng đã tăng tới 5 điểm (từ 21 điểm lên 26 điểm) khiến N. trượt toàn bộ nguyện vọng đã đăng ký.
“Em không biết phải nói lời nào để diễn tả hết nỗi thất vọng của bản thân, bởi đến nguyện vọng vớt vát em cũng không thể đậu dù đã sắp xếp khá cẩn thận. Em cũng chỉ biết tủi thân vì đó là lỗi của mình, không thể trách ai được".
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/04/27/14/co-nen-tuyen-bo-sung-nhung-thi-sinh-bi-truot-oan.JPG)
Nhiều thí sinh đạt 9 điểm/ môn vẫn trượt đại học
Đạt tổng điểm 28,4 ở khối A00, Nguyễn Thị Trang (Nghệ An) nghĩ chắc chắn sẽ đỗ vào Trường ĐH Ngoại thương vì đã đăng ký cả 3 nhóm ngành NTH01-02, NTH02 và NTH03.
Nhưng khi biết điểm chuẩn, Trang “hú hồn” vì thấy mức điểm của các ngành quá cao, trong khi bản thân chỉ đỗ suýt soát nhóm ngành có điểm chuẩn thấp nhất trong số các nguyện vọng là NTH03 (gồm ngành Kế toán và Tài chính - Ngân hàng – lấy 28,25 điểm).
“Em không nghĩ mình lại trúng tuyển trong tâm thế thót tim như vậy”, Trang thở phào.
Nữ sinh cho hay, một số người bạn của em dù đạt mức điểm 25 - 26 cũng bị “trượt bay” các nguyện vọng và khóc nức nở khi biết điểm chuẩn năm nay.
Trước sự “bùng nổ” điểm chuẩn của nhiều trường đại học, chị Ngô Hạnh (Nghệ An) cho rằng, Bộ GD-ĐT đưa ra một đề thi tốt nghiệp THPT không nhiều tính phân hóa đã dẫn đến kết quả “đánh đồng” học sinh khá và giỏi, nhưng các trường đại học lại lấy đó là căn cứ tuyển sinh.
“Với một đề thi dễ, học sinh có sức học ngày thường làm được khoảng 8 điểm thì đi thi có thể đạt tới 9,8. Còn học sinh có sức học ngày thường làm được khoảng 9,8 điểm thì đề có dễ đi chăng nữa cũng chỉ có thể đạt tối đa 10 điểm, thậm chí đạt 9,8 nếu sơ suất trong quá trình làm một câu nào đó. Như vậy thử hỏi còn đâu là phân loại học sinh nữa”, vị phụ huynh này ví dụ.
Còn chị Thùy Trâm (Hà Nội) nhớ lại “thời của mình từ 20 năm trước”, 27 điểm cũng có thể trở thành thủ khoa, á khoa của một trường đại học. Còn giờ đây, đạt 27 điểm vẫn có thể trượt rất nhiều trường.
“Nếu đạt mỗi môn xấp xỉ 9 điểm mà vẫn trượt đại học chứng tỏ sự thiếu hợp lý của đề thi và thiếu sự cân nhắc của thí sinh khi đăng ký nguyện vọng”, chị Trâm nói.
Ngoài ra, chị cũng cho rằng, với mức điểm chuẩn “cao chót vót” như hiện nay, sẽ rất thiệt thòi cho những học sinh không có điểm cộng. Và việc 30 điểm mới đỗ đại học cũng sẽ khiến nhiều học sinh không còn niềm tin để phấn đấu học hành.
“Giờ đây, chỉ cần sảy chân một chút cũng có thể trượt đại học trong gang tấc. Thiết nghĩ, các trường đại học cần phải có sự chủ động trong tuyển sinh theo các phương thức khác nhau của trường, đảm bảo đầu vào theo yêu cầu của từng ngành học. Có như thế, những bạn vào đại học mới hoàn toàn xứng đáng là những người có tố chất và nỗ lực thực sự”, chị Trâm bày tỏ quan điểm.
Nhiều lý do khiến điểm chuẩn cao
PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho hay, có nhiều lý do dẫn tới điểm chuẩn của các trường năm ngoái đã cao, năm nay càng cao hơn như: mức độ đề thi chưa có tính phân hóa cao; thí sinh tăng nguyện vọng vào các trường top, ngành hot; các trường cũng bắt đầu tăng chỉ tiêu tuyển sinh riêng, xét tuyển kết hợp khiến tỷ lệ chỉ tiêu cho việc xét điểm thi tốt nghiệp THPT giảm...
Với độ phân hóa đề thi như hiện tại, ông Triệu cho rằng, trong thời gian tới, các trường sẽ tính đến việc giảm sự phụ thuộc vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thay vào đó, chủ động đưa ra các phương thức tuyển sinh riêng để đảm bảo yêu cầu của từng trường.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/07/26/08/tieng-anh-1-2.jpg) |
Phổ điểm kỳ lạ của môn tiếng Anh năm 2021 là một trong những lí do khiến điểm chuẩn biến động ở các trường top giữa có xét tuyển tổ hợp có môn thi này. |
Trong khi đó, thầy Đỗ Ngọc Hà, giáo viên tại một trung tâm luyện thi ở Hà Nội, nhận định một trong những bất cập trong tuyển sinh từ điểm thi tốt nghiệp THPT là việc cào bằng điểm ở tất cả các tổ hợp xét tuyển.
“Tình trạng học sinh tranh cãi về sự công bằng giữa các khối thi đã diễn ra nhiều năm nhưng sự chênh lệch đó không quá lớn để tạo thành "cơn sốt" như năm nay.
Năm ngoái, tiếng Anh là môn đội sổ về điểm thi nhưng năm nay đề môn tiếng Anh quá dễ khiến các bạn theo khối A00 hầu như không có cơ hội để cạnh tranh trong những ngành/trường lấy bằng điểm giữa các khối. Đặc biệt là các khối ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin”, thầy Hà chia sẻ.
Cách giải quyết vấn đề này, theo thầy Hà là các trường cần phân tách các khối ra xét tuyển, thậm chí có chỉ tiêu ngay từ đầu cho các khối thi. “Bởi như vậy, nếu đề của khối này dễ hay khối kia khó cũng chẳng ảnh hưởng đến nhau trong quyền lợi của thí sinh. Việc phân tách khối như vậy cũng giúp chúng ta có thể nhìn được độ vênh của các khối để các năm sau đó ra đề cho phù hợp hơn”.
Phó Hiệu trưởng một trường ĐH ở phía Bắc đánh giá, điểm chuẩn vào các trường năm nay cao hơn năm trước đến từ việc các trường sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học.
“Đề thi được xây dựng theo hướng tốt nghiệp THPT thì mức độ khó được tính toán như nhau, nhưng khi dùng xét tuyển đại học thì các em khu vực 3 lại không được ưu tiên. Nên như trước đây, đề thi THPT quốc gia có phân cấp câu trung bình, câu khó thì mới đảm bảo công bằng, còn 2 năm nay thì các học sinh khu vực này sẽ thiệt thòi. Chính điều này nảy sinh chuyện thí sinh 3 môn 30 điểm vẫn có thể trượt”, vị này nói và cho rằng khi có nhiều điểm cao thì tính cạnh tranh lại được quyết định ở điểm ưu tiên (khu vực hoặc đối tượng).
Từ năm 2020, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã khẳng định không còn tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia mà thay vào đó là Kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục đích lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Mặc dù vậy, chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong các phương thức xét tuyển đại học. Sau kỳ thi năm 2020, có 53% sinh viên mới nhập học theo phương thức này. |
Thúy Nga - Thanh Hùng
![Bộ Giáo dục lên tiếng về điểm chuẩn đại học tăng đột biến](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/17/19/6a-6228.jpg?w=145&h=101)
Bộ Giáo dục lên tiếng về điểm chuẩn đại học tăng đột biến
Điểm chuẩn của nhiều trường đại học năm nay tăng kỷ lục khiến thí sinh “khóc ròng”. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc tăng điểm chuẩn ở một số nhóm ngành.
" alt=""/>“Lạm phát” điểm chuẩn, thí sinh “sảy chân” cũng có thể trượt trong gang tấc