Từ Quảng Trị vào Đà Nẵng học, Hồ Văn Nhiên (sinh viên Trường ĐH Duy Tân) cho biết, trước kia đổ đầy bình xăng xe máy mất khoảng 80.000 đồng, tuy nhiên hiện tại, nam sinh viên phải chi gần 110.000 đồng mới đầy bình.“Ở quê ba mẹ cũng vất vả lắm nên tôi không dám xin thêm tiền sinh hoạt phí. Bây giờ tôi cũng thay đổi thói quen sinh hoạt như mua mì tôm hoặc bánh mì về ăn sáng và cũng hạn chế về thăm nhà như trước để dành tiền lại đổ xăng đi học. Nếu giá xăng tiếp tục tăng thì tôi sẽ lựa chọn cách đi bộ đến địa điểm học gần trọ, thay vì chạy xe máy”, Nhiên chia sẻ.
|
Nguyễn Thị Thu Mai đang đau đầu trong việc cân đo đong đếm chi phí sinh hoạt khi quãng đường đi học lên đến 15km |
Cùng cảnh ngộ, Nguyễn Văn Trọng (sinh viên năm cuối, Trường CĐ Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng) hằng ngày phải di chuyển hơn 40km đến nơi thực tập ở quận Ngũ Hành Sơn và về lại phòng trọ ở quận Liên Chiểu. Mỗi ngày nam sinh tốn khoảng 20.000 đồng tiền xăng. Nếu tính theo chi phí hiện tại mỗi tháng, chi phí đi học bằng xe máy khoảng 600.000 đồng.
“Giá xăng tăng liên tục nên tôi cũng thấy mệt mỏi trong tính toán chi tiêu. Đời sống sinh viên với đủ nỗi lo nào là tiền trọ, tiền ăn, tiền học phí, giờ đến lượt xăng tăng thì càng còng lưng gánh nỗi lo. Tôi hy vọng trong thời gian tới giá xăng sẽ giảm để có thể bớt trăn trở về việc đi lại và thoải mái học tập hơn", Trọng nói.
Chuyển đổi phương tiện đi lại
Bạn Lê Thanh Nghĩa (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM) cho biết đang có dự định chuyển phương tiện đi lại.
|
Lê Thanh Nghĩa đang khổ sở trước việc giá xăng tăng cao, và đang có dự định chuyển phương tiện đi lại |
“Mình ở quận 10, sang quận 1 học với quãng đường hơn 10km. Chiếc xe wave của mình ít hao xăng, trước đây mình cứ nghĩ xăng không phải nỗi lo của bản thân nhưng giờ thì ngược lại hoàn toàn”, Nghĩa bộc bạch.
Lúc trước, Nghĩa đổ xăng 50.000 đồng đi được 5 ngày, nhưng bây giờ cũng với từng đó tiền, cậu sinh viên năm 3 này chỉ di chuyển được trong 3 ngày.
Nghĩa cho hay, trước đây thường xuyên về quê tại TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang, cách nơi ở của Nghĩa khoảng 80km). Nhưng khi giá xăng tăng, Nghĩa đã hạn chế việc về nhà để đỡ phần chi phí.
“Với số tiền 3 triệu đồng/tháng bố mẹ cho để lo chi phí sinh hoạt, khi giá xăng đến 30.000 đồng thì khả năng mình sẽ chuyển sang đi xe buýt, hoặc đi cùng bạn để hai người chia nhau tiền xăng cho đỡ tốn”, Nghĩa chia sẻ.
Còn với bạn Ngô Thanh Huyền (sinh viên năm 3 tại Học viện Báo chí và Tuyên Truyền), phải đi làm thêm đề bù vào tiền xăng xe. “Giá xăng tăng khiến mình mất nhiều khoản tiền hơn cho việc đi lại, và hạn chế di chuyển những nơi không cần thiết.
Trước đây mỗi khi học hay khi tâm trạng không được tốt, mình đều chạy ra phía ngoại ô để thư giãn, nhưng từ khi xăng tăng thì mình hạn chế”, Huyền nói.
Cắt giảm chi phí sinh hoạt
Nguyễn Thị Thu Mai (sinh viên năm 2, Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế) cũng đang đau đầu cân đo đong đếm chi phí sinh hoạt khi quãng đường đi học lên đến 15km.
Vì nhà cách trường 15km, khoảng cách nửa chừng nên Mai quyết định đi học bằng xe máy mà không thuê trọ. Với Mai, mỗi ngày đi học mất khoảng 20-30.000 đồng tiền xăng.
|
Nguyễn Thị Quỳnh Chiêu đang xem xét lại việc chi tiêu cho bản thân khi xăng tăng giá |
“Đó chỉ là những ngày mình đi học một buổi. Những ngày đi học 2 buổi thì số tiền đó gấp đôi lên. Bản thân mình không muốn ở lại qua trưa tại TP nên quyết định chạy về nhà".
Vì ở nhà nên chi phí sinh hoạt chưa kể xăng xe của Mai mỗi tháng bố mẹ cho khoảng 1 triệu đồng. Tiền xăng trước đây khoảng 400.000 đồng thì bây giờ lên đến khoảng 6-700.000 đồng.
Nữ sinh năm 2 nói dự định chuyển sang xe buýt nhưng lo không chủ động thời gian nên chưa biết phải giải quyết như nào cho ổn thỏa.
Cùng trường với Mai, Nguyễn Thị Quỳnh Chiêu (sinh viên năm 3, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cho hay, tiền xăng xe đi lại của mình khoảng 250.000 đồng/tháng, hiện đã lên 400.000 đồng.
"Để bù chi phí này, những khoản khác như tiêu vặt, mua sắm mình phải chuyển sang để bù đắp lại. Dự kiến giá xăng còn tăng thì số tiền này mình cần phải chuyển sang nhiều hơn để bù vào”, Chiêu nói.
Công Sáng – Hồ Giáp
Sinh viên méo mặt, tìm cách 'sống sót' giữa cơn bão giá xăng
Trước thông tin lan truyền trên mạng rằng giá xăng có thể tăng đến 30.000 đồng/lít, nhiều sinh viên đã đổ xô đi đổ xăng và tính toán lại thói quen chi tiêu của mình.
" alt="Sinh viên xa nhà nhịn ăn tiêu, chật vật kiếm thêm để đổ xăng"/>
Sinh viên xa nhà nhịn ăn tiêu, chật vật kiếm thêm để đổ xăng
Chiều 28/2, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị, Sở GD-ĐT TP.HCM đã thông tin về tình học dạy học trực tiếp tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM.Theo ông Trọng, số F0 trong trường học dao động trong khoảng 200-300 ca mỗi ngày. Cụ thể ngày 21/2 phát hiện 285 ca F0, ngày 22/2 phát hiện 219 F0, ngày 23/2 phát hiện 178 ca F0, ngày 24/2 phát hiện 180 F0, ngày 25/2 phát hiện 216 F0.
Trong tuần qua, Sở GD-ĐT đã triển khai đến các trường học thực hiện nghiêm việc xử lý F0, F1 theo quy định mới. Nếu có F1 với cấp mầm non nếu có 1 F0 thì cả lớp nghỉ học. Từ tiểu học trở lên, nếu có F0, thì sẽ có một nhóm F1 tiếp xúc gần mới nghỉ học theo 5 ngày và 7 ngày. Ngoài ra UBND cũng nêu khi một lớp có hai F0 hay một trường có hai lớp có F0 thì các cơ sở giáo dục có quyền quyết định việc học trực tiếp.
|
Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị, Sở GD-ĐT TP.HCM |
Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn đang rất phức tạp, ông Trọng mong phụ huynh tiếp tục đồng thuận để con em tới trường. Khi có học sinh bị F0, F1 cần phối hợp với nhà trường để xử lý theo quy định và bảo đảm an toàn cho học sinh. Ngành Giáo dục và Y tế sẽ tăng cường phối hợp, kịp thời có các biện pháp và chỉ đạo những phát sinh mới.
Theo ông Trọng, lãnh đạo hai sở vẫn đang họp trực tuến hàng ngày để đánh giá tình hình, đưa ra các giải pháp phù hợp tuỳ theo theo từng tình hình, từng ngày.
Về dạy học trực tiếp, ông Trọng cho hay hiện nay F0, F1 gia tăng không chỉ ở học sinh mà mà tăng cả trong thầy, cô giáo. Vì vậy chắc chắn ảnh hưởng việc dạy học trực tiếp tại trường nên các cơ sở giáo dục đang nỗ lực hết mình.
Hiện các trường đang rất linh hoạt tổ chức dạy học theo hai phương án trực tiếp và trực tuyến. Tuy nhiên nhiều F0 khi hết cách ly quay lại thì khó tiếp cận kiến thức, nên nhà trường tổ chức kèm cặp, phụ đạo thêm cho học sinh theo kịp giáo trình.
Ông Trọng nhấn mạnh, nếu nhiều lớp có từ 2, 3 F0 trở lên, trên cơ sở đánh giá yếu tố dịch tễ, nếu có yếu tố phức tạp…thì cân nhắc chuyển qua học trực tuyến hay tiết chế lại các tiết học và các hoạt động của lớp.
Đối với trường có từ hai lớp có F0 trở lên thì cũng đánh giá dịch tễ, trên cơ sớ đó sẽ quyết định hình thức dạy và học của trường đó. Các cách điều chỉnh có thể tiết chế lại số tiết, các hoạt động các lớp đó, trường đó và biện pháp cuối cùng chuyển từ học trực tiếp qua trực tuyến…để kịp thời ngăn chặn lây lan và hạn chế tình hình phức tạp thêm.
Liên quan đến tiêm vắc xin, ông Trọng cho hay Sở GD-ĐT thống nhất với Sở ý tế đánh giá chuẩn bị công tác việc vắc xin cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi, còn khi nào tiêm thì do quyết định của ngành y tế.
Liên quan đến việc ai xác nhận âm tính để học sinh được quay lại trường học, ông Trọng cho hay nếu phụ huynh đưa học sinh đến TT Y tế test là tốt nhất, nếu không có điều kiện thì tự test ở nhà theo hướng dẫn của y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh và học sinh.
Hai sở đã thống nhất phương án này, nhưng cũng đòi hỏi sự cộng tác của phụ huynh và phải biết cách test cho học sinh đảm bảo an toàn cao hơn cho học sinh vì nếu test không chính xác mà vẫn F0 vẫn quay lại trường thì lây lan cho học sinh khác.
Hồ Văn-Lê Huyền
Lớp có 2 F0 trở lên được dừng học trực tiếp
UBND TP.HCM vừa ban hành quy trình chống dịch Covid-19 trong trường học, trong đó nêu rõ nếu trong cùng 1 ngày lớp học phát hiện từ 2 F0 trở lên thì trường quyết định hình thức học tiếp theo của các học sinh còn lại trong lớp.
" alt="TP HCM: Từ 2 F0 trở lên có thể giảm tiết dạy học trực tiếp"/>
TP HCM: Từ 2 F0 trở lên có thể giảm tiết dạy học trực tiếp