Thời sự

Đáp án đề thi môn văn thi tốt nghiệp THPT 2020

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-06 18:51:28 我要评论(0)

Sau đây là gợi ý tham khảo môn Ngữ văn từ Tuyensinh247:Phần ICâu 1:Phương thức biểu đạt chính: nghị mu vs arsmu vs ars、、

Sau đây là gợi ý tham khảo môn Ngữ văn từ Tuyensinh247:

Phần I

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2:

- Các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc Cực sinh trưởng rất đáng kinh ngạc:

+ Chúng vẫn đua nhau nảy mầm,Đápánđềthimônvănthitốtnghiệmu vs ars nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng
không với mảnh đời ngắn ngủi.

+ Chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh
mạng mình cho tự nhiên.

+ Chúng thực sự sống hết mình cho hiện tại, không ảo tưởng, không phân tâm.

Câu 3:

* Điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở hai vùng:

- Các loài thực vật ở 2 vùng đều nảy mầm và nở hoa trong điều kiện khắc nghiệt nhất.

- Đều cho thấy sức sống phi thường của các 2 thảm thực vật.

Câu 4:

Học sinh đưa ra ý kiến riêng của mình, có thể đồng tình hoặc không đồng tình. Học sinh lí giải
phù hợp với ý kiến.

Gợi ý:

- Đồng tình với ý kiến của tác giả.

- Vì:

+ Sống hết mình chứng tỏ con người đã không bỏ cuộc trước những khó khăn thất bại.

+ Sống hết mình, dù nhỏ bé chứng tỏ nếu con người có thất bại thì cũng đã rút ra cho mình được
bài học. Mà thất bại nhỏ sẽ tạo nên thành công lớn.

+ Cả câu: Sống hết mình giúp con người vươn tới tương lai bởi mỗi bài học rút ra được từ sự nỗ
lực sẽ giống như viên gạch xây đắp nền móng vững chắc để con người phát triển và hoàn thiện
bản thân.

Phần II

– Câu 1: Nghị luận xã hội

1. Giới thiệu vấn đề: sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày

2. Giải thích vấn đề: trân trọng cuộc sống mỗi ngày là thái độ sống tích cực, biết yêu mến, nâng niu cuộc sống.

3. Phân tích, bàn luận vấn đề

- Vì sao lại cần phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày?

+ Cuộc đời con người là hữu hạn, ngắn ngủi cho nên phải biết trân trọng cuộc sống mà mình đang có.

+ Cuộc sống cũng chứa đựng những biến cố bất ngờ, bất khả kháng xảy đến. Trước những biến cố đó, con người càng cần phải trân trọng điều nhỏ bé, bình dị, đời thường hàng ngày.

+ Biết nâng niu trân trọng cuộc sống thì con người mới biết sống tốt hơn, sống tử tế, sống Người hơn. Đây chính là ý nghĩa nhân văn cao cả.

- Từ đó: cần có thái độ sống đúng đắn: trân trọng cuộc sống mỗi ngày

+ Trân trọng từng khoảnh khắc trôi qua của cuộc sống, dẫu ngắn ngủi nhưng đó là khoảnh khắc tạo nên ý nghĩa cho cuộc đời chúng ta.

+ Sống hết mình, không lãng phí từng khoảnh khắc cuộc đời, tạo nên những khoảnh khắc đẹp để mỗi khoảnh khắc là mãi mãi...

+ Phê phán những người để cuộc sống mỗi ngày trôi qua vô nghĩa khi sống hời hợt, chạy theo ảo vọng (đưa ra những dẫn chứng cụ thể, thuyết phục)

+ Đặc biệt: đặt trong bối cảnh hiện nay, khi đại dịch Covid diễn biến khó lường, con người đang phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, thiếu thốn về mọi mặt... thì càng phải biết trân trọng nâng niu cuộc sống bình yên đang có và nỗ lực xây dựng cuộc đời tốt đẹp hơn.

4. Liên hệ bản thân
- Là một người học sinh/ một công dân trẻ: Chúng ta cần: tạo cho mình thái độ sống tích cực, hành động tích cực và lan tỏa những hành động đó đến với mọi người xung quanh.

5. Tổng kết: Khẳng định lại tầm quan trọng, sự cần thiết của việc trân trọng cuộc sống mỗi ngày như lời cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:

“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười
Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy
Để mắt em cười tựa lá bay…”

- Câu 2:

• Giới thiệu chung:

- Nguyễn Khoa Điềm một trong những gương mặt nổi bật trong văn học kháng chiến chống Mĩ.

- Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, xúc cảm lắng đọng, dồn nén thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.

- Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971. Đây là bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng bị tạm chiếm ở miền Nam trước năm 1975. Nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, đứng về nhân dân, đất nước; ý thức được xứ mệnh của thế hệ mình, họ đứng dậy xuống đường đấu tranh hoà nhập với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.

- Đoạn trích Đất Nước thuộc phần đầu chương V của trường ca là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.

- Trong tác phẩm này nổi bật là tư tưởng Đất nước nhân dân và nó đã được tác giả thể hiện rõ nét trong đoạn trích trên.

• Phân tích

1. Giải thích

Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”: khác với quan điểm thời phong kiến cho rằng đất nước thuộc về vua chúa, trích đoạn đã làm nổi bật tư tưởng đất nước là của nhân dân - của tất cả mọi người không phân biệt giai cấp tầng lớp. Đất nước là do nhân dân tạo dựng, bảo vệ và làm chủ.

2. Chứng minh

- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được tác giả chứng minh trên phương diện lịch sử

- Nhìn sâu vào chiều dài lịch sử “Hãy nhìn rất xa- Vào bốn nghìn năm Đất Nước”, nhà thơ càng thấm thía công lao xây dựng, vun đắp, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là của lớp người trẻ tuổi. Đó là những con người bình dị, năm tháng nào cũng có, cũng giống như anh và em của hôm nay.

- Trong thời bình, họ hiền lành và chăm chỉ trong công việc lao động để xây dựng đất nước, đưa đất nước đi lên. Nhìn về quá khứ của dân tộc để thấy được năm tháng nào cũng người người lớp lớp không phân già trẻ, gái trai cũng luôn vừa cần cù làm lụng để kiếm miếng ăn vừa đánh giặc cứu nước, bất chấp hy sinh, gian khổ:

Năm tháng nào cũng người người, lớp lơp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

- Còn trong thời loạn, “khi có giặc” ngoại xâm:

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

- Và trong cái chiều dài của lịch sử dân tộc ấy, có biết bao lớp người con gái, con trai giống như lớp tuổi chúng ta bây giờ, họ đã sống và chết một cách giản dị và bình tâm không ai nhớ mặt đặt tên, nhưng mà nhà thơ đã khẳng định vai trò của họ đối với đất nước thật vô cùng to lớn. Họ chính là những con người bình thường, giản dị, nhưng có một tình cảm sâu đậm đối với đất nước. Khi đất nước lâm nguy, bị kẻ thù xâm chiếm, họ tạm gác lại những tình cảm riêng tư, lên đường đi chiến đấu, đem máu xương của mình hiến dâng cho Tổ quốc. Chính họ là những con người “làm ra Đất Nước”.

Nhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Ðất Nước

- Không chỉ lao động xây dựng đất nước, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, mà những thế hệ người Việt trong suốt bốn nghìn năm còn gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau mọi giá trị văn hoá vật chất và tinh thần:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cái

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

3. Bình luận

- Về nội dung tư tưởng: Đây không phải tư tưởng mới, tư tưởng này đã xuất hiện trong thơ xưa đến nay như xuất hiện trong thơ Nguyễn Trãi: Nhân dân bốn cõi một nhà; Trong thơ hiện đại của Nguyễn Đình Thi: Ôm đất nước những người áo vải/ Đã đứng lên thành những anh hùng;…

- Về nghệ thuật

+ Đoạn thơ giàu tính chính luận. Đưa ra các dẫn chứng để chứng minh đất nước của nhân dân.

+ Nội dung chính luận lại được thể hiện một cách trữ tình, trong những hình tượng nghệ thuật, sử dụng sáng tạo chất liệu dân gian, đi vào lòng người mà không hề khô khan.

+ Thể hiện giọng điệu tâm tình tha thiết lắng sâu, như câu chuyện của đôi lứa yêu nhau. Mang lại những rung cảm thẩm mỹ đẹp đẽ trong lòng người đọc.

• Tổng kết vấn đề

Năm 2019: Điểm trung bình môn Ngữ văn là 5,49 điểm

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 diễn ra từ ngày 8-10/8. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thí sinh của một số địa phương và những thí sinh thuộc diện F1, F2 của cả nước không tham sự mà sẽ thi đợt sau. 

Ngữ văn là môn bắt buộc thi theo hình thức tự luận. Đây cũng là môn thi duy nhất thi theo hình thức tự luận trong 5 năm trở lại đây. 

Theo cấu trúc nhiều năm đề môn Ngữ Văn gồm có 3 phần: Gồm phần Đọc hiểu đưa ra ngữ liệu mới với học sinh nhưng các dạng câu hỏi học sinh đều được làm quen và ôn luyện kĩ.

Phần Nghị luận xã hội và và Phần Nghị luận văn học. 

Năm 2019 môn Ngữ văn có điểm trung bình là 5,49. Có 27,84% bài thi có điểm dưới 5. Môn Ngữ văn không có điểm 10 nào và có 1.265 bài thi bị điểm liệt (<=1). Điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là 6 điểm.

Còn năm 2018 điểm trung bình môn Ngữ Văn là 5,45. Trước đó năm 2017, mức điểm trung bình của môn Ngữ văn đạt 5,51 điểm.

Hướng dẫn làm bài thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021

Hướng dẫn làm bài thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021

Bài thi Ngữ văn kéo dài 120 phút là môn thi tự luận duy nhất.  VietNamNet cập nhật nhanh nhất Đáp án môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021 và nhận định của các thầy cô giáo về độ khó của đề thi Văn năm nay.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

TrongThe Metamorphosis nói riêng và các truyện của Kafka nói chung, nhân vật chính phải vượt qua nhiều thử thách để đạt được mục tiêu, nhưng cả quá trình đến được đó trở nên rối loạn và phi logic tới mức nếu có thành công thì cũng vô nghĩa.

Nhân vật chính của Hóa thânlà nhân viên văn phòng thông thường. Ngay lời mở đầu là tình huống kỳ lạ và vô lý mở ra một thế giới hỗn loạn - nơi mà một con người khỏe mạnh thức dậy sau một đêm và thấy mình trở thành côn trùng khổng lồ.

Đặt mình vào vị trí của Gregor Samsa, người gặp phải số phận kỳ quái này, hẳn rằng ai cũng có nhiều câu hỏi và lo âu. Gregor cũng vậy, nhưng sự e ngại của anh không phải về cuộc sống từ giờ như thế nào, hay gia đình yêu quý phản ứng ra sao mà là việc mình dậy muộn và lỡ chuyến tàu đến công ty.

Thấy Gregor đi làm muộn, người nhà đến trước cửa phòng anh, cả sếp cùng thư ký cũng tới. Gregor cố trấn an và hứa xuất hiện ngay bây giờ, nhưng không ai hiểu gì, bởi đó chỉ là ngôn ngữ của... một con bọ. Sau khi cố gắng mở cửa bằng miệng, Gregor bước ra khiến mẹ ngất xỉu, sếp chạy ra khỏi căn hộ, còn cha dùng gậy đẩy anh lại vào phòng.

Cú sốc ban đầu khi thấy người thân của mình bỗng dưng lột xác thành một sinh vật kinh khủng diễn ra đúng dự kiến. Dù không thể thực sự làm quen với bộ dạng của Gregor, suy cho cùng anh vẫn là thành viên trong gia đình. Vậy mà người duy nhất cố gắng quan tâm đến anh là cô em gái Grete.

Cô mang sữa và bánh mì vào cho Gregor, nhưng anh nhanh chóng nhận ra mình không muốn thức ăn ngon lành nữa, chỉ thích đồ thừa ôi thiu. Từ đó, mỗi ngày, Grete mang đồ ăn vào còn Gregor trốn dưới ghế để không làm cô sợ. Mẹ anh muốn vào thăm nhưng bị cha và em của Gregor ngăn lại vì lo bà lại ngất xỉu.

Dần quen với thân hình mới, Gregor bắt đầu có sở thích leo tường và trần nhà. Nhận ra điều này, Grete chuyển bớt đồ đạc trong phòng giúp anh có không gian di chuyển. Dù mục đích tốt nhưng đồng nghĩa với việc tước đi những gì ít ỏi có thể gợi nhớ về cuộc sống con người trong quá khứ.

Gregor phải đối mặt với sự xung đột: có thể thoải mái về mặt vật chất (di chuyển tùy ý trong căn phòng) hoặc tinh thần (nhìn thấy những đồ vật quan trọng với con người). Tất nhiên, không thể đáp ứng cả hai yêu cầu cùng lúc.

Qua đây, Kafka thể hiện quan điểm đời sống vật chất hình thành đời sống nội tâm chứ không phải ngược lại. Trong The Metamorphosis,một đề tài tiêu biểu xuất hiện ở phần ba của câu chuyện là sự hữu hạn của cảm thông. Grete, người tự đảm nhiệm việc chăm sóc cho Gregor ban đầu, cuối cùng cũng không thể chịu được. Cả gia đình nhận ra sự tồn tại của anh chỉ gây rắc rối và tìm cách tống khứ. Nghe vậy, Gregor quay về phòng và trút hơi thở cuối cùng.

Khi còn là con người, Gregor là nguồn thu nhập duy nhất của cả nhà. Công việc nặng nhọc, vất vả nhưng anh vẫn làm vì cuộc sống của những người mình yêu quý. Kể từ khi anh biến thành côn trùng, gia đình Samsa mới bắt đầu tìm việc và kiếm ăn. Lúc đó, họ gần như không còn coi Gregor là người thân nữa mà chỉ là một gánh nặng.

Khi phát hiện ra Gregor đã chết, ai cũng nhẹ nhõm. Kể cả khi bà lao công dọn xong xác của anh, không một người nào thèm quan tâm. Từ ấy, họ bắt đầu một cuộc sống mới. Cuối truyện, ông bà Samsa nhận ra Grete, dù vừa trải qua khó khăn gian khổ, đã trưởng thành thành một cô gái xinh đẹp, đảm đang. Đây cũng có thể coi là sự “hóa thân” khác, khiến câu chuyện đều mở ra và khép lại bằng sự biến hình.

Quá trình phát triển của Grete tuân theo dòng chảy của thời gian, thậm chí có thể cho rằng tiêu đề của truyện thực chất ám chỉ cô chứ không phải là Gregor. Không phải tự nhiên mà Grete lại trưởng thành như vậy mà việc xử lý trước tình huống của Gregor đóng vai trò lớn trong sự hoàn thiện nhân cách của cô.

The Metamorphosis không chỉ thể hiện sự cảm thông cho những con người vùng vẫy giữa trạng thái hỗn loạn và đòi hỏi lớn của xã hội tư bản mà còn phản ánh sự lạc lõng của chính tác giả trong cuộc sống. Một bi kịch nhưng lại được đan xen bởi các yếu tố hài hước bất ngờ. Với tư tưởng triết lý đi trước thời đại, Franz Kafka đã tạo nên một trong những tác phẩm văn học kinh điển và có ảnh hưởng lớn ở thế kỷ 20.

Hiện thực khắc nghiệt đươc tái hiện qua tác phẩm nổi tiếng của Franz Kafka với đầy đủ gam màu tối sáng: cảm giác xa lạ cô độc ngay giữa những người thân, sự đánh mất chính mình - cả thể xác và tinh thần - bởi vòng xoáy vô hình của cuộc sống và trên hết là khả năng chế ngự của đồng tiền. Đọc mà thấy xót xa cho số phận của nhân vật chính, đọc mà thấy bàng hoàng khi liên tưởng đến bi kịch cá nhân, đọc để thêm thông cảm với những phận người dị biệt.

Qua câu chuyện, và đặc biệt là nhân vật Grete, chúng ta nhận ra rằng, tất cả những sóng gió, chông gai đều là một phần của cuộc sống. Việc chấp nhận và thích nghi với sự thay đổi vô cùng cần thiết để tồn tại trong xã hội hiện đại cũng như tự phát triển bản thân. 

Lina Tran

Cuộc sống vương giả nhiều bí ẩn của 'ông trùm' truyện kinh dịDean Koontz chỉ thích ở trong dinh thự của mình tại Mỹ, không đi máy bay suốt 50 năm và cất các bản thảo trong tủ lạnh." alt="'Hóa thân': Khi hồn người kẹt trong con bọ" width="90" height="59"/>

'Hóa thân': Khi hồn người kẹt trong con bọ