Nhà báo người Mỹ Dan Buettner là tác giả cuốn sách Vùng Xanh: 9 bài học để sống lâu hơn từ những người sống lâu nhất. Ông đã đưa ra những gợi ý về chế độ ăn uống lấy cảm hứng từ các Vùng Xanh, bao gồm cả loại thực phẩm mọi người nên tránh.
Chế độ ăn uống của người Vùng Xanh chủ yếu dựa trên thực vật. Khẩu phần ăn hằng ngày của họ có khoảng 95% rau, trái cây, ngũ cốc và các loại đậu. Họ không ăn nhiều thịt, sữa, thực phẩm hoặc đồ uống có đường và đồ chế biến sẵn.
Người dân ở Vùng Xanh lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ nơi họ sinh sống (được trồng tại địa phương). Các loại trái cây và rau được canh tác hữu cơ.
Quy luật 80%
Quy tắc 80% dựa trên chế độ ăn uống Hara hachi bu của người dân đảo Okinawa, Nhật Bản. Theo đó, bạn nên ngừng ăn khi cảm thấy no khoảng 80%. Điều này ngăn chặn việc ăn quá nhiều và giảm lượng calo tổng thể mà không khiến bạn cảm thấy đói.
Chế độ ăn Vùng Xanh có khả năng giúp bạn sống lâu chứ không nhằm mục tiêu thay đổi trọng lượng. Tuy nhiên, nhiều người áp dụng chế độ ăn dựa trên thực vật đã giảm cân.
Hạn chế sữa
Người dân ở hầu hết các Vùng Xanh không ăn nhiều sản phẩm từ sữa, đặc biệt là các loại có đường và giữ nguyên chất béo. Một số vùng vẫn sử dụng sữa cừu hoặc dê nhưng thường là các sản phẩm lên men như sữa chua hoặc phô mai.
Tránh đường bổ sung
Người dân Vùng Xanh vẫn dùng đường tự nhiên, như ăn các loại trái cây có nhiều đường. Tuy nhiên, họ tránh thêm đường tinh luyện vào thực phẩm.
Theo Very Well Health, mọi người không nên ăn quá 7 thìa nhỏ đường mỗi ngày. Các món ngọt như bánh quy và kẹo cần giới hạn trong những dịp đặc biệt. Bạn tránh thêm đường vào cà phê, trà, ngũ cốc hoặc các thực phẩm khác.
Giảm ăn trứng
Trứng không được coi là thành phần quan trọng trong chế độ ăn của Vùng Xanh. Họ chỉ ăn khoảng 2 lần mỗi tuần.
Hạn chế hoặc không ăn thịt
Người dân ở Vùng Xanh chỉ ăn thịt vào một số dịp hiếm hoi và chọn những loại được coi là lành mạnh như thịt trắng. Nói chung, bạn không nên ăn thịt quá 5 lần một tháng, mỗi lần chỉ một lượng nhỏ.
Về phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp, có 3 dự án đang triển khai, cung ứng khoảng 1.490 căn. Không có dự án nhà ở công nhân nào được cấp phép hoặc đang triển khai.
Chiếm đa số trong số các dự án đang triển khai tại tỉnh Khánh Hòa là các dự án du lịch nghỉ dưỡng. Cụ thể, có 26 dự án thuộc phân khúc này đang xây dựng, cung ứng 12.149 căn hộ du lịch và 2.588 biệt thự nghỉ dưỡng.
Về lượng giao dịch, Sở Xây dựng Khánh Hoà cho biết, trong quý III/2022, tổng giá trị giao dịch nhà đất trên địa bàn đạt 1.223 tỷ đồng. Trong đó, chiếm đa số là đất nền với 5.541 lô. Tiếp đó là nhà ở riêng lẻ, với 627 căn. Chỉ có 221 căn hộ chung cư giao dịch thành công.
Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hoà Nguyễn Ngọc Minh, thị trường bất động sản của tỉnh đang ấm dần lên với những thông tin tích cực từ việc các bộ, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để nhà đầu tư tiếp tục triển khai và đưa dự án vào khai thác.
Đặc biệt, các bộ luật ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh bất động sản đang được lấy ý kiến rộng rãi, cùng với đó là nhiều nhà đầu tư đang muốn được nghiên cứu và đầu tư vào tỉnh. Dự báo, từ nay đến cuối năm, thị trường bất động sản của tỉnh sẽ trở nên sôi động hơn.
Cơn sốt đất nền đã qua vùng đỉnh, nhà đầu tư vẫn đổ xô săn đất ở Khánh HoàTheo Sở Xây dựng Khánh Hoà, trong quý II vừa qua, lượng giao dịch bất động sản (BĐS) tại Khánh Hòa không xuất phát từ các dự án mà tập trung chủ yếu ở đất nền với 7.742 giao dịch." alt=""/>Dân đổ xô mua đất nền ở Khánh Hoà, lượng giao dịch lập đỉnh“Đỡ được một mối lo rồi, nhưng còn số tiền hơn 7 triệu đồng cho Chiến đi chạy thận, mua thuốc, chúng tôi không biết phải làm sao. Chồng tôi thất nghiệp đã 2 tháng nay rồi”, chị Hạnh nghẹn ngào.
Đỗ Việt Chiến đã phải chạy thận suốt 12 năm nay. |
Ở cạnh chị, Đỗ Việt Chiến teo tóp, nhỏ thó như một đứa trẻ mới 6 tuổi. Nhìn con, nhiều người chẳng thể tin là thiếu niên đã 17 tuổi. Thấy có người lạ, cậu bé né tránh ánh nhìn, giục mẹ cõng vào nhà.
Gạt dòng nước mắt, chị Hạnh đau xót kể, khi mới sinh ra, Chiến cũng bụ bẫm như những em bé bình thường khác. Tới khi con hơn 4 tuổi, chuẩn bị đi học mẫu giáo thì bất ngờ lên cơn co giật, chảy dãi. Vợ chồng chị hớt hải đưa con đi bệnh viện, bác sĩ thông báo con bị suy thận mạn giai đoạn cuối, khuyên gia đình đưa con đi điều trị gấp, nếu không tính mạng sẽ gặp nguy hiểm.
“Nghe bác sĩ nói mà tôi đờ đẫn hồi lâu. Tôi cứ nghĩ con chỉ bị trúng gió thôi, không ngờ rằng cuộc đời con trải dài những năm tháng gắn với bệnh viện sau này”, người mẹ cố kìm xúc động.
Chiến được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, sau những ngày cầm cự bằng thuốc, con bắt đầu chạy thận khi mới 5 tuổi. Sức khỏe đứa trẻ suy yếu nhanh chóng. Ngày nào đi chạy thận, chị Hạnh cũng phải cõng con trên lưng rồi bắt 2 chặng xe buýt lên bệnh viện, sau đó lại bắt xe về.
6 tháng sau, bệnh suy thận của Chiến bị biến chứng dẫn đến suy tim, nhiễm trùng máu, áp xe não, động kinh. Từng có thời điểm thập tử nhất sinh, bác sĩ chẳng còn thấy hy vọng nhưng người mẹ kiên trì cầu xin cứu giúp. May mắn, cậu bé đã vượt qua.
Dù bệnh tật giày vò, nhưng lúc nào Chiến cũng hiếu thuận và không muốn cha mẹ lo lắng. |
Bệnh tật giày vò đến đau đớn, khổ sở nhưng Chiến vẫn cố gắng tự mình chịu đựng. Những đêm dài không ngủ được, con tự kê gối để ngồi dậy, hễ thấy mẹ thức giấc, cậu bé lại an ủi:“Mẹ ngủ tiếp đi, tự con ngồi được. Nếu mẹ cũng ốm thì lấy ai chăm con bây giờ”. Chị Hạnh đành phải giả vờ nhắm mắt và cố để không bật ra tiếng khóc.
Trước khi Chiến đổ bệnh không lâu, gia đình chị đã phải bán căn nhà nhỏ ở tỉnh Long An để chữa bệnh ung thư cho người chị gái. Tiền bạc đều hết nhẵn. Đến lúc con trai cũng đổ bệnh hiểm nghèo, trong nhà chẳng có nổi một đồng giắt túi. Chồng chị cố gắng đi phụ hồ, lúc không có việc lại tranh thủ làm mướn để có tiền cho con chữa bệnh.
Hơn một năm nay, Chiến hết tuổi nhi đồng, phải chuyển về Bệnh viện Hóc Môn để tiếp tục chạy thận, chi phí ngày càng tốn kém, mỗi tháng khoảng 7 triệu đồng. Cũng bởi 2 năm dịch bệnh hoành hành, chồng chị Hạnh đi làm bữa có bữa không, số nợ của gia đình đến nay lãi mẹ đẻ lãi con chẳng thể tính xuể, mà cũng không còn ai dám cho anh chị vay tiền.
Chiến không thể tự đi bằng đôi chân của mình, chị Hạnh phải cõng hoặc đẩy con trên xe lăn. |
Vào tháng 6, căn nhà trọ của gia đình chị nằm trong vùng bị phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19, cuộc sống càng rơi vào bế tắc. May mắn được chủ nhà giảm tiền thuê trọ, thỉnh thoảng có nhà hảo tâm tặng cho thùng mì tôm, vài ký gạo đủ để cầm hơi. Điều vợ chồng chị lo lắng nhất lúc này là khoản chi phí cho con trai đáng thương đi chạy thận.
“Có đêm, vợ chồng tôi nghĩ con ngủ rồi nên nhỏ giọng nói với nhau nỗi lo lắng trong lòng, bất chợt nghe con nói: “Cha mẹ đừng cố nữa, chạy thận mệt lắm, con không đi nữa đâu”. Mà thực tình là không đi chạy thận con mới bị mệt, vì khi ấy chất độc ngấm vào cơ thể, thậm chí là tử vong”, chị Hạnh bần thần.
Giờ đây, chị không biết tìm đâu lối ra cho con trai của mình. Dịch Covid-19 vẫn kéo dài, mà bệnh của con trai lại chẳng thể chờ đợi, người mẹ nghèo đã nhiều đêm thức trắng.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: