Tàu SE6 xuất phát từ ga Sài Gòn lúc 9h ngày 15/1, ga cuối cùng là Hà Nội do trưởng tàu Nguyễn Đình Tài phụ trách.
7h sáng ngày 16/1 đoàn tàu đến Mỹ Trạch (Phú Hòa), tiếp viên Đinh Quang Huân phụ trách toa xe số 5 phát hiện hành khách Trương Thị Oanh (SN 1989, trú tại Thanh Hương, Thanh Chương, Nghệ An) mang thai và chuẩn bị sinh.
Trưởng tàu và nhân viên tàu SE giúp sản phụ Oanh "vượt cạn" vào sáng 16/1. |
Ngay khi tiếp nhận thông tin, trưởng tàu và các nhân viên đoàn đã chuẩn bị nước ấm, khăn, cồn y tế để hỗ trợ hành khách “vượt cạn” ngay trên tàu vì ga gần nhất còn khá xa.
Đồng thời, phát thông báo đi toàn bộ tàu đề nghị hành khách có chuyên môn hỗ trợ nhưng không có phản hồi.
Dưới sự hỗ trợ của trưởng tàu, nhân viên toa xe đến 8h35 ngày 16/1 chị Oanh đã sinh hạ thành công một bé gái.
Hành khách Trương Thị Oanh đã vượt cạn thành công ngay trên tàu SE |
Trưởng tàu Nguyễn Đình Tài cho biết: “Sức khỏe hiện tại của hai mẹ con chị Oanh rất tốt. Sau khi hỗ trợ chị Oanh sinh thành công, chúng tôi đã gọi điện về ga Đồng Hới chuẩn bị xe để đưa 2 mẹ con chị Oanh vào bệnh viện”.
Mới 29 tuổi nhưng chị Nguyễn Thị Hồng (thôn Phú Hạ, xã Tân Phú, Quốc Oai, Hà Nội) đã có 8 lần sinh nở. Con đầu 12 tuổi, con nhỏ nhất chưa đầy tháng.
" alt=""/>Trưởng tàu cùng nhân viên đỡ đẻ thành công khi tàu đang chạyBệnh dạ dày “hỏi thăm” vì… Tết
Tết đến, các gia đình luôn chuẩn bị sẵn nhiều món ngon, được chế biến đặc biệt, đồ xào nấu, nhiều món ăn lạ để tiếp đãi khách và thưởng thức. Bữa ăn ngày Tết thường không theo giờ giấc thậm chí có những ngày liên hoan, bia rượu triền miên từ sáng đến tối muộn.
Ở các cơ quan, các hội nhóm, bạn bè, hết dịp liên hoan Tất niên là nối tiếp các buổi tiệc Tân niên từng bừng cho năm mới thật “xôm”. Không những thế, nhiều nhà có thói quen dự trữ đồ ăn trong tủ lạnh để tiện chế biến thiết đãi khách, lại có một vài món được nấu đi nấu lại khiến món ăn dễ bị nhiễm khuẩn. Đây chính là những nguyên nhân khiến bệnh dạ dày “đi xa lâu ngày” cứ đến dịp Tết đến lại “trở về đoàn tụ” khiến nhiều người khốn đốn.
Anh Nguyễn N.T (40 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Tết mệt hơn ngày thường, đi chúc Tết anh em, họ hàng, các sếp, đến đâu cũng nâng chén, đến lúc về tới nhà là mình “sập nguồn” luôn. Năm ngoái, sau 3 ngày Tết thì mình nằm nhà ôm bụng, đau vật vã vì bệnh dạ dày tái phát.”
Những ngày Tết ăn uống thất thường, sử dụng nhiều chất kích thích là nguyên nhân gây đau dạ dày. |
“Trước đó, mình thường chỉ có triệu chứng đau nhẹ, ợ hơi, ợ chua cũng biết là có dấu hiệu bị dạ dày nhưng mà nhiều công việc mình chủ quan bỏ qua. Mấy ngày nghỉ Tết, nhậu liên miên, đen nhất là đúng sáng mùng 1, mình đột nhiên lên cơn đau dạ dày khủng khiếp. Ngày Tết bệnh viện không thăm khám nên đành cố chịu đau, sau Tết mới đi đến bệnh viện nội soi thì dạ dày đã có dấu hiệu chấm xuất huyết, hang vị phù nề. Vậy là “mất” Tết.” - Anh Phạm M.T (32 tuổi) buồn rầu chia sẻ.
Thói quen ăn uống “thả phanh”, dư thừa chất đạm, uống nhiều rượu bia, sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân gây đau dạ dày, khó chịu khiến nhiều người mới đầu năm đã phải đến bệnh viện.
Theo bác sĩ Phạm Thái Sơn - Trưởng đơn vị Chẩn đoán hình ảnh và nội soi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết: “Tết ra tỷ lệ người đến bệnh viện thăm khám, nội soi tiêu hóa tăng cao nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt thay đổi và sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích.”
Lời khuyên của chuyên gia để cả Tết vui
TS y học Phạm Thị Bình - Bác sĩ nội tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc khuyên rằng: “Giống như những ngày thường, ngày Tết bạn cũng cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, đúng giờ và thành bữa để dạ dày có lúc nghỉ ngơi, hạn chế các thức ăn chiên, xào khó tiêu, nhiều gia vị, dưa, cà, hành muối.
Ngoài ra, bạn không nên uống rượu bia, sử dụng chất kích thích quá nhiều, lưu ý nên bổ sung lượng thực phẩm gấp ba lần lượng bia rượu để giúp phân giải lượng cồn giảm tác động trực tiếp của rượu bia đến dạ dày và gan. Vẫn biết tết thì việc ăn uống có bị lộn xộn hơn nhưng hãy cố gắng làm sao đảm bảo nhất những điều trên, đặc biệt là người có tiền sử dạ dày thì càng phải chú ý”
Thăm khám để được chẩn đoán phát hiện sớm bệnh dạ dày và điều trị kịp thời hiệu quả |
Ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, đau tức thượng vị là những triệu chứng cảnh báo bệnh lý đường tiêu hóa đặc biệt là dạ dày. Vì vậy, khi có những dấu hiệu đau dạ dày, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt tránh để bệnh tiến triển nặng gây khó khăn trong điều trị và dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
“Bệnh bệnh dạ dày rất dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính thậm chí có thể gây biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày - tá tràng, hẹp môn vị nếu không được chữa trị sớm, hiệu quả. Vì vậy, những người có tiền sử mắc bệnh dạ dày cần thăm khám tiêu hóa định kỳ thường xuyên để được bác sĩ chẩn đoán tư vấn cách điểu chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp”, TS Phạm Thị Bình cho biết thêm.
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc (286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội), thực hiện thăm khám tiêu hóa với bác sĩ chuyên khoa giỏi và nội soi tiêu hóa không đau, không buồn nôn, không khó chịu giúp chẩn đoán phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh lý đường tiêu hóa như đau dạ dày, đại tràng….
Gọi 1900558896 hoặc 0904970909 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám hoặc nội soi tiêu hóa.
Minh Tuấn
" alt=""/>‘Mất’ Tết vì những cơn đau dạ dày