Năm 2019, tôi quyết định mua ô tô bởi đã chán cảnh đi thuê xe giá lên xuống theo thời điểm, hay mượn bạn bè lúc được lúc không. Tài chính trong người chỉ có khoảng 350 triệu đồng, không đủ để mua một chiếc xe mới số tự động, dù là loại rẻ nhất thuộc phân khúc cỡ A. Vì vậy, ô tô cũ là giải pháp dễ tính nhất bởi thị trường có rất nhiều lựa chọn.
Cũng vì là người chưa "va" với ô tô cũ nên tôi hoàn toàn tin tưởng một người bạn là dân "cò xe" để nhờ tìm xe trong tầm giá. Một ngày bất ngờ nhận được tin báo có xe, trong tâm trạng háo hức như đứa trẻ chờ nhận quà, tôi lao đến nơi xem xe và rất nhanh rước về một chiếc Chevrolet Orlando đời 2012 trong tâm thế mua xe của "thợ" thì không cần phải nghĩ. Thế nhưng những ngày tháng sau đó không êm đềm như bản thân đã suy tính.
Chạy xe chừng 6 tháng với số tiền bỏ thêm khoảng chục triệu đồng để thay dầu, bugi, mô-bin, sơn dặm, cao su chân máy,... tôi bắt đầu nhận thấy những bất thường ngày càng rõ hơn. Đầu tiên là tiếng gõ từ động cơ, hay xe chuyển số có vẻ chậm, dễ tắt máy. Qua một vài gara bắt bệnh, hầu hết thợ đều nhận định phải bổ máy kiểm tra. Chi phí cho lần đại tu này hết gần 70 triệu đồng. Xót của nên tôi đành cắn răng chi tiền với hy vọng chiếc xe sẽ chạy ổn định một thời gian dài nữa.
Tuy nhiên, câu chuyện "nuôi xe" chưa dừng lại khi năm nào tôi cũng tốn một khoản tiền cho việc thay thế dần phụ tùng hoặc sửa lỗi này, lỗi kia như thay két nước, dây cua-roa, rô-tuyn lái, rô-tuyn cân bằng, bát bèo... Loanh quanh cũng 10-15 triệu đồng. Mới tối qua lúc lái xe đi đón con, tôi bỗng phát hiện một bên đèn pha và xi-nhan không hoạt động, khi đánh lái thấy kêu ra tiếng, có lẽ chiếc xe lại đang báo hiệu chuẩn bị "ốm" tiếp!
Ngồi nhẩm tính lại, như vậy suốt 4 năm, kể cả tiền mua xe, sửa xe, tôi đã tiêu hết khoảng hơn 550 triệu đồng. Nếu mua một chiếc xe mới trả góp, thì có lẽ giờ tôi đã trả xong tiền và ung dung hàng ngày lên xe và nổ máy, thay dầu máy, nước máy định kỳ mà chả cần quan tâm hay cất công lên mạng dò hỏi lỗi này, bệnh nọ.
Tôi không rõ ở các dòng xe sang sẽ thế nào, nhưng với trải nghiệm xe cũ bình dân như của mình, tôi đã cảm thấy hối hận vì suy tính tiết kiệm tiền mua xe thành ra lại tốn hơn mua xe mới. Thậm chí bây giờ nếu bán xe khi thị trường đang đi xuống, được giá cũng chỉ khoảng 250 triệu đồng, tôi chẳng biết sẽ đổi sang chiếc xe gì khác nếu vẫn chọn ô tô cũ, còn xe mới thì khá tốn kém.
Qua trải nghiệm bản thân, tôi cho rằng mình có 3 lý do để sợ ô tô cũ, đó là:
- Mất thời gian tìm hiểu, xem xe và việc gặp xe lỗi rất hên xui.
- Thường xuyên phải bảo dưỡng, sửa chữa và tuổi xe càng cao càng dễ gặp bệnh bất thình lình.
- Chiếc xe cũ chỉ đơn giản là phương tiện đi lại, khó hình thành tài sản thế chấp vay vốn khi cần.
Độc giả Ngô Thành Nam (Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhiều người Việt có thói quen đặt những câu hỏi về thu nhập, tình trạng hôn nhân, kế hoạch sinh nở… khi gặp người thân trong dịp Tết.
Những câu hỏi trên được đưa ra một cách kém tinh tế khiến không ít người được hỏi cảm thấy khó xử. Tết là dịp đoàn tụ, gặp gỡ gia đình, họ hàng nhưng vô tình lại trở thành nỗi ám ảnh của một số người, nhất là những người trẻ.
Tết là dịp nhiều người thân, bạn bè gặp gỡ nhau. (Ảnh minh họa: Lan Anh).
Chị Thu U. thừa nhận, bản thân chị luôn cảm thấy khó chịu khi bị tra hỏi về chuyện con cái dịp Tết. Lấy nhau đã hơn 5 năm nhưng hai vợ chồng chị vẫn chưa có con. Cả hai mong muốn gia đình sớm có thêm thành viên mới hơn bất kỳ ai.
Nhiều người biết rõ vợ chồng chị hiếm muộn, đang cố gắng chạy chữa nhưng vẫn liên tiếp hỏi. "Có thể là đó là những lời hỏi thăm nhưng lại động đến nỗi khổ tâm của tôi. Chính vì vậy, Tết về quê, tôi chẳng muốn đi đâu", chị U. thở dài.
Bà mẹ ba con Trần Thị L. cũng e ngại việc đi chúc Tết khi năm nào cũng nghe họ hàng hỏi "Bố vẫn đẹp trai nhất nhà à?" hay "Cố gắng kiếm lấy thằng nối dõi tông đường chứ".
"Nghe mọi người hỏi tôi chỉ biết cười gượng. Mình người lớn thì nghe rồi bỏ ngoài tai nhưng khổ cái là ba đứa con gái của tôi cứ bị đem ra so bì. Cháu lớn 14 tuổi đã hiểu chuyện nên mấy năm nay rủ cháu đi chúc Tết là cháu không muốn đi. Chồng tôi đi đến đâu thì cũng bị trêu rồi ép uống rượu để anh em dạy cho "cách đẻ con trai". Vậy nên nhiều khi tôi chỉ muốn mấy ngày Tết trôi qua thật nhanh", chị L. kể.
Vũ Ph. quê ở Vĩnh Phúc nhưng quanh năm đi làm công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). Cô gái sinh năm 1993 chia sẻ, bản thân cũng cảm thấy vô cùng ái ngại khi Tết đến đi đâu chơi ai cũng hỏi "lương bao nhiêu", "sao xinh xắn thế mà chưa lấy chồng?".
Ph. kể: "Bạn bè ở quê đều đã lấy chồng, sinh một hai đứa con. Vậy nên, việc tôi chưa lập gia đình như là một hiện tượng cá biệt trong mắt nhiều người lớn tuổi. Một hai người hỏi thì không sao, nhưng nhiều người hỏi thì lại cảm thấy phiền".
Nhiều bạn trẻ như Ph. có tâm lý muốn "trốn Tết" vì ngại đối diện với những màn "chất vấn" của người lớn. (Ảnh: H. A).
Rời quê Hà Tĩnh ra Hà Nội lập nghiệp đã gần chục năm. Cứ đến Tết, Trần Văn C. (SN 1990) lại phải trả lời những màn chất vấn về lương thưởng, kế hoạch lập gia đình, mua ô tô.
Cưới xin, sinh con hay thu nhập đều là chuyện cá nhân, tuy nhiên vào dịp Tết nó lại trở thành chủ đề bình luận của nhiều người. Có người hỏi với ý quan tâm thực lòng, song có người hỏi chỉ để thỏa mãn sự tò mò khiến người được hỏi rơi vào tình huống dở khóc, dở cười, vô cùng ái ngại.
Trao đổi với Dân trívề vấn đề này, nhà nghiên cứu văn hóa - TS Nguyễn Ánh Hồng, nguyên giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, những câu hỏi này về bản chất đều mang tính tích cực bởi người hỏi chỉ muốn thể hiện sự quan tâm. Chỉ có điều nguyên nhân nó khiến người nghe cảm thấy khó chịu là do cách thể hiện chưa thật sự tế nhị.
"Nhiều người vô tư hỏi mà không nghĩ đến cảm xúc, hoàn cảnh của người nghe. Đó có thể là những câu hỏi kiểu như "Ô sao bây giờ chưa lấy chồng?", "Ô sao lấy chồng rồi mà chưa có con?", "Làm ở chỗ đó lâu rồi nhưng sao lương vẫn thấp thế?"… Những câu hỏi này thể hiện sự quan tâm một cách thái quá khiến người nghe cảm thấy người hỏi đang chạm đến vấn đề tế nhị, thuộc về riêng tư mà họ không muốn trả lời".
Theo TS Nguyễn Ánh Hồng, những người hỏi nên biết kiểm soát cảm xúc của mình. Không nên đưa ra những câu hỏi quá sâu, quá khó khiến người nghe cảm thấy khó xử.
Về phía người nghe, tốt nhất nên có thái độ điềm tĩnh, chế ngự cảm xúc bằng cách mỉm cười và nói tránh đi.
"Chẳng hạn ai đó hỏi bạn sao chưa lấy chồng thì có thể trả lời là "em đang chuẩn bị đây", sao chưa sinh con thì đáp lại rằng "trời chưa cho thì biết thế nào?", sao chưa mua ô tô thì tếu táo nói rằng mình "chưa chọn được xe đẹp"…
Chỉ nên trả lời như vậy rồi nói ngay sang chuyện khác, phá tan mạch của người kia bằng những câu hỏi mới. Tôi biết cũng từng có nhiều người nổi cáu khi bị hỏi những câu hỏi quá riêng tư. Tuy nhiên, tôi cho rằng, trong không khí gặp mặt Tết đến xuân về, chúng ta nên ứng xử một cách nhã nhặn, tinh tế", TS Ánh Hồng nói.
Theo Dân trí
" alt=""/>Bi hài trốn Tết vì câu hỏi khó đỡ: Lương bao nhiêu, bao giờ lấy chồng?Sau phần ca hát, Trường Giang thông báo Khánh (Quốc Khánh) đến trễ vì công việc. Ít phút sau, Quốc Khánh bước vào phòng với bộ vest đen, hỏi thăm sức khỏe bé Thơ. Đợi đến khi bé bước vào trong, Quốc Khánh thông báo bệnh của bé có thể chữa trị và bé phải bay sang Mỹ để thay tủy. Mặc cho Quốc Khánh trấn an, Trường Giang không tin bệnh của con gái có thể chữa được. Ngoài việc hiểu rõ tính chất bệnh hiểm nghèo, Trường Giang bất lực vì viện phí quá lớn nên đập tay vào cửa tủ. Thấy vậy, Ngọc Linh khóc nấc và chạy đến ôm Trường Giang.
Trường Giang vội vàng chạy ra ngoài để vay mượn hàng xóm. Trong căn phòng chỉ còn Quốc Khánh và Ngọc Linh. Nam diễn viên ngập ngừng đặt tay lên vai đàn chị thủ thỉ: "Nhìn em khổ như vậy anh không chịu được. Hay em để nửa phần đời còn lại của em cho anh lo nha?". Lúc này, Ngọc Linh gạt tay Quốc Khánh và yêu cầu anh dừng lại. Tình tiết bất ngờ xảy ra khi Quốc Khánh nói mình là ba ruột của bé Thơ, thuyết phục Ngọc Linh để mình lo cho con.
Trong lúc 2 người tranh luận, Trường Giang trở về với đôi bàn tay trắng. Nhận được đề nghị hỗ trợ viện phí của Quốc Khánh, Trường Giang hỏi ý kiến Ngọc Linh và bày tỏ: "Phải chi nó là con ai ở ngoài đường, mình thương rồi cũng quên. Nhưng nó là con ruột của anh" . Đến đây, Ngọc Linh quỳ sụp trước mặt Trường Giang, bật khóc nức nở và thú nhận bé Thơ là con của cô với Quốc Khánh. Phía dưới sân khấu, Đại Nghĩa cũng không kiềm được xúc động, lấy tay gạt nước mắt.
Sau khi thừa nhận đã biết sự tình, Trường Giang đề xuất Ngọc Linh và Quốc Khánh cùng sang Mỹ chữa bệnh cho bé Thơ và để mình ở lại. Thấy vậy, Quốc Khánh bức xúc và buông lời xúc phạm Trường Giang. Ngọc Linh không chịu được, thẳng tay tát Quốc Khánh khiến anh thảng thốt. Cuối cùng, Ngọc Linh quyết định qua Mỹ cùng Quốc Khánh chữa bệnh cho con gái và đoàn tụ với Trường Giang khi con khỏe mạnh.
Cuối tiết mục, Ngọc Linh chia sẻ về căn bệnh ung thư mũi trước đó. Cô bày tỏ: "Khoảnh khắc Trường Giang nói bé Thơ bị bệnh gợi nhớ đến cảnh em ôm mẹ và nói với mẹ rằng bác sĩ chẩn đoán mình bị ung thư. Cái ôm hay sự nức nở vừa rồi chính là lúc em hình dung Trường Giang là mẹ của em và bên cạnh là chiếc nôi với đứa con chưa hề biết mặt mình".
Kim Ngân
" alt=""/>Ngọc Linh tát Quốc Khánh, đau khổ quỳ sụp trước Trường Giang ở 'Ơn giời'