- Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng theo hướng mở,ữngthayđổicủamônVănởchươngtrìnhphổthôngmớbóng đá c1 hôm nay không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp.
Theo Ban Phát triển các chương trình môn học (Bộ GD-ĐT), trong chương trình phổ thông mới, ở tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở THCS và THPT có tên là Ngữ văn.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. Chương trình được xây dựng theo hướng mở
Nội dung cốt lõi của môn học sẽ bao gồm các mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về văn học và tiếng Việt, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học.
Chương trình Ngữ văn mới sẽ lấy các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp/lớp.
Hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy đọc, viết, nói và nghe.
Chương trình được xây dựng theo hướng mở; không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp.
Quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về văn học, tiếng Việt và một số văn bản quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.
Môn Ngữ văn hướng tới cho học sinh cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với tiếng Việt và văn học, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá.
Ngoài các năng lực chung, chương trình môn Ngữ văn tập trung giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp và năng lực thẩm mỹ; cung cấp hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về văn học và tiếng Việt để góp phần phát triển vốn học vấn căn bản của một người có văn hoá; hình thành và phát triển con người nhân văn, biết tiếp nhận, cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các sản phẩm ngôn từ và các giá trị cao đẹp trong cuộc sống.
Điểm khác biệt nhất so với các chương trình trước đây là chương trình Ngữ văn lần này được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học để lựa chọn nội dung dạy học.
Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào bốn kỹ năng lớn: Đọc, Viết, Nói và Nghe.
Đọc bao gồm yêu cầu đọc đúng và đọc hiểu. Yêu cầu về đọc hiểu bao gồm các yêu cầu hiểu văn bản (trong đó có cả đọc thẩm mỹ, cảm thụ, thưởng thức và đánh giá) và hiểu chính mình (người đọc).
Viết không chỉ yêu cầu học sinh biết viết chữ, viết câu, viết đoạn mà còn tạo ra được các kiểu loại văn bản, trước hết là các kiểu loại văn bản thông dụng, sau đó là một số kiểu loại văn bản phức tạp hơn.
Nói và nghe căn cứ vào nội dung của đọc và viết để luyện tập cho học sinh trình bày, nói và nghe tự tin, có hiệu quả; từ nói đúng đến nói hay.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. Từ các yêu cầu cần đạt nêu trên, chương trình nêu lên các nội dung dạy học, bao gồm kiến thức về tiếng Việt, văn học và ngữ liệu văn bản.
Kiến thức tiếng Việt với các nội dung chủ yếu là: Ngữ âm và chữ viết; Từ vựng; Ngữ pháp; Hoạt động giao tiếp; Sự phát triển của ngôn ngữ.
Kiến thức văn học gồm: Những vấn đề chung về văn học; các thể loại văn học;các yếu tố của tác phẩm văn học; một số hiểu biết sơ giản về lịch sử văn học Việt Nam.
Ngữ liệu cho mỗi lớp chỉ nêu lên định hướng về kiểu loại văn bản, các ngữ liệu cụ thể được giới thiệu thành một phụ lục, gồm văn bản bắt buộc và văn bản gợi ý.
Ngoài các yêu cầu cần đạt và nội dung dạy cơ bản, cốt lõi, thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, lên cấp THPT, chương trình nêu lên nội dung một số chuyên đề tự chọn (35 tiết/lớp/năm) nhằm đáp ứng yêu cầu cho những học sinh có thiên hướng khoa học xã hội và nhân văn.
Chương trình nhấn mạnh việc chú ý chú ý hình thành cho học sinh cách học, tự học, từ phương pháp tiếp cận, phương pháp đọc hiểu đến cách thức tạo lập văn bản và nghe-nói; thực hành, luyện tập và vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau để sau khi rời nhà trường các em có thể tiếp tục học suốt đời và có khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Khuyến khích học sinh trao đổi và tranh luận
Nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh; hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ học sinh để các em từng bước hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực mà chương trình giáo dục mong đợi.
Giáo viên cần khơi gợi, vận dụng kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của học sinh về vấn đề đang học, từ đó tổ chức cho các em tìm hiểu, khám phá để tự mình bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện những hiểu biết ấy. Cần khuyến khích học sinh trao đổi và tranh luận, đặt câu hỏi cho mình và cho người khác khi đọc, viết, nói và nghe. Bên cạnh việc phát huy tính tích cực của người học, giáo viên cần chú ý tính chuẩn mực của người thầy cả trong tri thức và kỹ năng sư phạm.
Chú ý yêu cầu dạy học tích hợp (tích hợp nội môn, liên môn, xuyên môn) và yêu cầu dạy học phân hóa. Đa dạng hoá các phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học; tránh máy móc rập khuôn, không tuyệt đối hoá một phương pháp trong dạy đọc, viết hay nói và nghe mà biết vận dụng các phương pháp linh hoạt, phù hợp; mở rộng không gian dạy học và các hình thức học tập.
Học sinh được bộc lộ những suy nghĩ của mình
Việc đánh giá các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Ngữ văn cần kết hợp cả định tính và định lượng, thông qua các bài kiểm tra (đọc, viết, nói, trình bày), bài tập nghiên cứu với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, dựa trên yêu cầu cần đạt về năng lực đối với mỗi cấp lớp.
Cần xây dựng câu hỏi, bài tập một cách rõ ràng, dễ đo lường; các đề thi, kiểm tra quan trọng (cuối kỳ, cuối cấp) cần yêu cầu học sinh vận dụng, thực hành với tình huống và ngữ liệu mới.
Dù đánh giá theo hình thức nào cũng phải bảo đảm nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ và những suy nghĩ của chính các em, không vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo.
Về điều kiện thực hiện chương trình, thiết bị dạy học tối thiểu là các bộ SGK khác nhau; tủ sách sách tham khảo có đủ các hình thức sách truyện, sách truyện tranh; có đủ các kiểu loại văn bản lớn là văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin. Trong mỗi kiểu loại lớn có đủ các tiểu loại. Một số tranh ảnh như chân dung các nhà văn lớn có trong chương trình; minh hoạ cho nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm lớn.
Những trường có điều kiện cần nối mạng Internet, máy tính, màn hình và đầu chiếu; trang bị thêm một số phần mềm dạy học tiếng Việt; các CD, video clip; một số bộ phim hoạt hình, phim truyện được chuyển thể từ các tác phẩm văn học; băng, đĩa CD; sách giáo khoa và tài liệu giáo dục văn học dạng điện tử.
Trên đây là những nét tóm lược về chương trình môn văn. Dự thảo chương trình môn học này sẽ được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong tháng 1 để nhận các ý kiến đóng góp.
Thanh Hùng
Những thay đổi ở chương trình Sinh học phổ thông
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở cấp THPT, Sinh học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
顶: 73踩: 746
Những thay đổi của môn Văn ở chương trình phổ thông mới
人参与 | 时间:2025-01-23 11:57:43
相关文章
- Nhận định, soi kèo Pharco vs Al Ahly, 21h00 ngày 22/1: Xây chắc ngôi đầu
- Nhận định, soi kèo Guangxi Pingguo Haliao vs Wuhan Three Towns, 19h00 ngày 21/6: Con mồi ưa thích
- Nhận định, soi kèo ShaanXi Union vs Changchun YaTai, 16h00 21/06: Chênh lệch đẳng cấp
- Nhận định, soi kèo Deportivo Maldonado vs Centro Atletico Fenix, 22h30 22/06: Thắng lợi nhọc nhằn
- Nhận định, soi kèo Panserraikos vs PAS Lamia, 22h59 ngày 20/1: Cải thiện phong độ
- Nhận định, soi kèo Kelantan vs PDRM, 20h00 ngày 23/6: Tay trắng vẫn trắng tay
- Soi kèo phạt góc Zenit vs Rubin Kazan, 23h00 ngày 28/2
- Soi kèo phạt góc Middlesbrough vs Tottenham, 02h55 ngày 02/03
- Nhận định, soi kèo Al
- Nhận định, soi kèo Shanghai Changning vs Chengdu Rongcheng FC, 15h00 ngày 21/6: Tưng bừng bắn phá
评论专区