Sức mạnh Bỉ sẽ được chứng tỏ rõ hơn ở trận đấu hôm nay với Tunisia, sau khi giải tỏa được tâm lý ngày ra quân - thắng Panama 3-0.
Bỉ chơi không phải xuất sắc ở trận ra quân, nhưng với những bàn thắng đến đúng lúc, họ cho thấy sự khác biệt về khả năng. Hãy tin vào những Hazard, Lukaku,... Quỷ đỏ Bỉ.
Bỉ được nhận định sẽ cho thấy sức mạnh đáng sợ trong trận đấu tối nay với Tunisia |
Đối đầu:
- Đây là lần đụng độ thứ 4 giữa 2 đội, với mỗi bên thắng 1 và 1 hòa.
- Đây là lần gặp thứ 2 của họ tại World Cup. Lần trước hòa 1-1 vòng bảng World Cup 2002.
Những con số biết nói:
Bỉ:
- Bất bại trong 10 trận vòng bảng World Cup gần nhất, trong đó thắng 5.
- Vượt qua vòng bảng 6/7 kỳ World Cup cuối cùng, ngoại trừ 1998.
- Không thua ở lượt đấu thứ 2 vòng bảng ở cả 7 kỳ World Cup gần nhất.
- 11 bàn thắng gần nhất của Bỉ đều đến trong hiệp 2.
- Lukaku ghi 15 bàn trong 10 lần khoác áo tuyển Bỉ.
Tunisia:
- Không thắng trong 12 trận World Cup cuối cùng, kể tử lần thắng đầu tiên vào 1978.
- Ghi bàn với chỉ 1 cú sút duy nhất đến nay tại World Cup, đó là quả 11m.
- Chưa bao giờ lọt vào vòng 16 trong 4 kỳ World Cup trước đây.
- Chỉ giữ được lưới sạch 1/13 trận World Cup, hòa 0-0 Đức vào 1978.
Các chuyên gia hàng đầu ESPN và BBC chọn kèo Bỉ vs Tunisia thế nào? 10/11 chuyên gia đặt cả niềm tin vào Quỷ đỏ Bỉ với chiến thắng hoành tráng, thậm chí có người còn chọn kết quả Bỉ thắng Tunisia 5-0!
Cụ thể tỷ lệ đặt cược Bỉ thắng Tunisia với các tỷ số sau: 2-0 (5), 3-1 (3), 1-0 và 5-0. Chuyện gia còn lại cược kèo hòa, Tunisia hòa 1-1 Bỉ.
L.H
" alt=""/>Chuyên gia chọn kèo Bỉ vs Tunisia World Cup 2018: Bỉ thắng áp đảoCác nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời làm tăng đáng kể lượng khí thải nitrogen trifluoride (NF3), loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính gấp 17.200 lần so với khí carbon dioxide (CO2) trong giai đoạn 100 năm.
Các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm quốc gia Argonne tại Illinois và ĐH Northwestern đã phát hiện ra rằng lượng carbon thải ra từ các nhà máy sản xuất tấm quang điện tại Trung Quốc cao gấp đôi so với các nhà máy tại châu Âu. Nếu như các tấm quang điện này được sản xuất tại Trung Quốc và được lắp đặt tại Trung Quốc thì hàm lượng carbon thải ra từ năng lượng được sử dụng và năng lượng tiết kiệm từ pin quang điện sẽ được cân bằng. Nhưng những tấm quang điện sản xuất tại Trung Quốc lại được bán ra thị trường thế giới. Điều này có nghĩa hàm lượng carbon thải ra từ hoạt động sản xuất ở Trung Quốc không được cân bằng.
Theo TS Ngô Đức Lâm, nguyên Viện phó Viện Năng lượng (Bộ Công thương), trong các tấm pin quang điện có một số chất gọi là kim loại nặng, tuy chỉ 3 - 5% nhưng không phân hủy được, khi ngấm xuống đất sẽ gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước giống tro xỉ từ các bãi than thải khi sử dụng nhiệt điện than.
Ông Lu Fang, đại diện Hiệp hội Năng lượng Tái tạo Trung Quốc, ước tính tới năm 2040, khối lượng các tấm pin mặt trời quá hạn sử dụng tại nước này dự kiến sẽ lên tới 20 triệu tấn - tương đương gấp 2.000 lần trọng lượng của tháp Eiffel. Thế nhưng nước này chưa chuẩn bị kế hoạch xử lý các tấm pin cũ.
Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) ước tính tới năm 2050 toàn thế giới có tới 78 triệu tấn pin mặt trời hết hạn sử dụng, từ mức vào khoảng 250.000 tấn cuối năm 2016.
Một nghiên cứu mới cho thấy Toshiba Environmental Solutions sẽ phải mất tới 19 năm để hoàn tất việc tái chế toàn bộ lượng pin năng lượng mặt trời mà Nhật Bản sản xuất vào năm 2020.
Việc xử lý, lấy lại những vật liệu giá trị tái sử dụng từ một tấm pin quang điện đòi hỏi những giải pháp tái chế chuyên biệt. Theo trang Wired, nếu không thể phát triển được những giải pháp này đồng thời với những chính sách ủng hộ nhân rộng khai thác, sử dụng điện mặt trời, nhân loại sẽ gánh nhận hậu quả nặng nề.
Chưa có giải pháp
Năm 2011, Trung Quốc cũng đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn yêu cầu các công ty tái chế ít nhất 98,5% chất thải silicon tetrachloride. Châu Âu cũng đã ban hành các điều luật khuyến nghị các công ty cắt giảm và thải bỏ hợp lý các loại chất thải điện tử nguy hiểm.
Những nhà sản xuất với định hướng xâm nhập thị trường bằng sản phẩm giá rẻ thường sẽ không quan tâm nhiều đến các tác động môi trường. Họ thường từ chối cung cấp mọi dữ liệu về môi trường cũng như dữ liệu bền vững về chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất.
Tại Việt Nam, số liệu từ Bộ Công thương cho thấy, đầu tư điện mặt trời đã bùng nổ tăng cấp số nhân trong vài năm trở lại đây. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh năm 2016 mục tiêu điện mặt trời đạt 850 MW vào năm 2020, lên 4.000 MW vào năm 2025 và 12.000 MW năm 2030.
Tốc độ phát triển điện mặt trời như vũ bão nhưng vấn đề xử lý pin năng lượng mặt trời khi hết hạn sử dụng lại chưa được quan tâm thỏa đáng.
Đại biểu Ksor H'Bơ Khăp tại nghị trường Quốc hội mới đây đưa ra câu hỏi “Pin điện mặt trời hết hạn sử dụng thì để làm gì? Được xử lý thế nào, đưa lên mặt trăng hay để nướng bò một nắng?...”. Nhưng giải đáp thắc mắc này của đại biểu Ksor H'Bơ Khăp, Bộ trưởng Bộ Công thương cũng chỉ có thể trả lời, trách nhiệm xử lý pin hết hạn sử dụng thuộc về chủ đầu tư các dự án điện mặt trời.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ những tấm pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng |
Trả lời phỏng vấn của Vovgiaothongvề việc xử lý những tấm pin mặt trời sau khi hết hạn sử dụng, ông Võ Viết Cường - PGS. TS tại Trường Đại học Sư phạm TP. HCM cho biết:"Mặc dù tấm Panel tới 20 năm nữa mới hư. Nhưng ngay từ bây giờ chúng ta nên có những quy định ràng buộc trách nhiệm nhà sản xuất, nhà cung ứng tấm Panel để họ có trách nhiệm thu hồi, hoặc khuyến khích những nhà đầu tư tái chế".
Trên thế giới, theo luật EU, các nhà sản xuất được yêu cầu phải đảm bảo những tấm pin mặt trời của họ tái chế đúng cách. Còn tại Nhật, Ấn Độ và Úc, các yêu cầu về tái chế pin mặt trời vẫn đang được bàn thảo, xây dựng cơ chế.
Tại Mỹ, hiện mới chỉ bang Washington có luật buộc các nhà sản xuất pin mặt trời phải cung cấp cho công chúng một cách thuận tiện, an toàn về môi trường để tái chế tất cả các tấm pin quang điện họ mua từ sau ngày 1/7/2017.
Ông Sam Vanderhoof, CEO Công ty Recycle PV Solar, một trong những công ty duy nhất ở Mỹ chuyên tái chế tấm pin mặt trời, cho biết, hiện tại có khoảng 10% tấm pin mặt trời được tái chế, phần còn lại sẽ mang ra bãi rác hoặc được xuất khẩu đi nước ngoài để tái sử dụng ở những nước đang phát triển có các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường thấp hơn.
Theo Cục Năng lượng Mỹ, tuổi thọ của một tấm pin mặt trời dao động từ 20 - 30 năm, tùy thuộc vào môi trường sử dụng. Nhiệt độ cao có thể đẩy nhanh quá trình "lão hóa" của pin. Đồng thời, các yếu tố tiêu cực như tuyết, bụi, sẽ gây tổn hại vật liệu bề mặt và mạch diện bên trong, làm giảm dần năng suất của chúng.Chúng ta đang sống trên Trái Đất nhưng không có nghĩa đây là hành tinh tốt nhất để con người phát triển.
" alt=""/>Dấu hiệu mới về sự sống ngoài Trái Đất