|
Em Lê Văn Chính mắc bệnh ung thư xương |
Đầu tháng 7/2020, Chính bất ngờ gặp tai nạn xe máy, ảnh hưởng đến xương, phải điều trị tại bệnh viện hơn 1 tháng mới có thể về nhà tiếp tục đi học. Nhưng gần 1 năm sau, khoảng tháng 6/2021, chân của Chính đau dữ dội. Gia đình tưởng vết thương cũ ảnh hưởng nên chỉ mua thuốc về uống.
Những cơn đau vẫn kéo dài triền miên, đến mức Chính không thể đi lại được nữa. Cũng chẳng thể ngờ kể từ thời điểm đó, cuộc sống của chàng trai tuổi đôi mươi đã hoàn toàn thay đổi. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, bác sĩ phát hiện em đã mắc ung thư xương giai đoạn 2.
Nhận tin dữ, Chính khóc rất nhiều. Mặc mọi người động viên, hỏi thăm, em chỉ lặng thinh bởi trong lòng suy nghĩ ngổn ngang. Chỉ đến khi gặp những người cùng cảnh bệnh tật với mình, Chính mới cảm thấy đồng cảm, chấp nhận phác đồ điều trị.
|
Số tiền 200 triệu đồng cho em Chính phẫu thuật khiến cho gia đình lâm vào cảnh khánh kiệt |
Do khi chuyển tuyến đến Bệnh viện K Tân Triều, TP Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chính phải ở nhà trọ một thời gian dài mới được nhập viện vào ngày 02/8/2021.
6 lần hoá trị trở thành những ngày tháng “địa ngục” nhất trong cuộc đời em. Tác dụng phụ của hoá chất khiến mái tóc người thanh niên trẻ rụng đến trọc đầu. Bao dự định về tương lai phải khép lại trên giường bệnh.
Chỉ mong đứng được trên đôi chân của chính mình
Khác với nhiều bệnh nhân điều trị ung thư, Chính bị tụt bạch cầu rất sâu, men gan tăng cao, có lúc tính mạng gặp nguy hiểm. Từ ngày vào bệnh viện đến nay, chàng trai khoẻ mạnh ngày nào chưa thể tự đứng dậy đi lại được. Lúc quá bí bách, em chỉ còn cách nhờ người thân đẩy xe lăn ra ngoài.
Để chạy chữa cho con, gia đình Chính đã phải chi trả rất nhiều tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm hỗ trợ, lên đến hơn 100 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này đều do bố mẹ em vay mượn khắp nơi, thậm chí, bố em phải thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng. Trong khi đó, bố mẹ Chính chỉ làm ruộng, kết hợp chăn nuôi. Năm nay do tình hình dịch tả khiến đàn lợn bị chết, gánh nặng kinh tế một lần nữa khiến cả nhà mấy miệng ăn lao đao.
Hiện tại, để có thể đi lại được, em phải trải qua ca phẫu thuật ghép xương với chi phí lên đến hơn 200 triệu đồng. Số tiền đó quả thật quá lớn đối với một gia đình quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Chưa kể, bố em thường xuyên ốm đau, gần như không còn khả năng lao động.
|
Giấy xác nhận hoàn cảnh gia đình em Chính |
“Em chỉ mong được đứng trên đôi chân của mình, sống như một người bình thường. Em không muốn phải đi xe lăn nữa. Nhưng điều kiện nhà em giờ khó khăn thế này, chẳng biết bao giờ mới được ghép xương", chàng thanh niên 18 tuổi đau xót tâm sự.
Hoàn cảnh em Chính mọi người trong thôn đều biết rõ. Gần đây, chính quyền xã Tượng Lĩnh đã xác nhận gia đình em thuộc vào diện hộ nghèo. Rất mong Lê Văn Chính sớm nhận được sự giúp đỡ từ phía cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Ngần (mẹ em Chính), Ở thôn Quang Thừa, xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Số điện thoại: 0352483558.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.343 (Lê Văn Chính)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. " alt=""/>Cần 200 triệu đồng ghép xương cho chàng trai ung thư khát khao được sống
|
Thanh toán không tiền mặt đang trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam và các quốc gia châu Á. |
Cùng với điều này là sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng, người dùng đang kỳ vọng hơn về việc được phục vụ đa phương thức bán hàng, cả trực tiếp lẫn trực tuyến. Trên thực tế, 60% người tiêu dùng tham gia khảo sát cho biết họ sẽ tránh những cửa hàng không chấp nhận bất kỳ hình thức thanh toán điện tử nào.
Trong tương lai, việc sử dụng các công nghệ thanh toán có xu hướng gia tăng, trái lại, việc sử dụng tiền mặt sẽ giảm dần.
Trên thực tế, 69% người dùng châu Á dự định sẽ ít sử dụng tiền mặt hơn trong năm tới. Trong khi đó, ví điện tử đã trở nên khá phổ biến đối với người tiêu dùng tại khu vực này. 68% số người được hỏi dự định sẽ sử dụng loại hình thanh toán này trong năm tới. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình toàn cầu (khoảng 62%).
|
Các phương thức thanh toán được người tiêu dùng cân nhắc sử dụng trong năm 2021 theo khảo sát của MasterCard. |
Tại Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, chỉ riêng trong Quý III/2020, đã có hơn 255.000 giao dịch được thực hiện qua các ví điện tử. Tổng giá trị của các giao dịch này lên tới hơn 100.000 tỷ đồng. Nhìn chung, tổng giá lượng giao dịch ví điện tử trong Quý III/2020 đã tăng 123,1% về lượng và 141,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Thực tế này cho thấy, giống với phần lớn các nước khác trong khu vực, thói quen của người Việt Nam cũng đang dần thay đổi. Thay vì việc sử dụng tiền mặt, người dùng Việt Nam giờ đây đã sẵn sàng hơn để đón nhận các tiện ích thanh toán số.
Người châu Á đặc biệt thích QR Code và tiền mã hóa
Trong số các phương thức thanh toán mới nổi, thanh toán bằng mã QR đặc biệt phổ biến ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Loại hình thanh toán này có sức hút đặc biệt lớn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương so với phần còn lại của thế giới.
Trong số những người sử dụng mã QR để thanh toán, 63% cho biết trong năm qua họ sử dụng hình thức này thường xuyên hơn so với trước đây.
|
Người Châu Á đặc biệt thích thanh toán bằng QR Code. |
Tỷ lệ này là 64% ở cả Thái Lan và Ấn Độ, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 56%. Khảo sát của MasterCard cho thấy, lý do xài QR Code của người Châu Á nằm ở việc thuận tiện và đảm bảo vệ sinh bởi người dùng có thể thanh toán không chạm qua thiết bị di động của mình.
Với trường hợp của Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, dù việc thanh toán qua mã QR chỉ mới triển khai được một thời gian ngắn, đã có 30 ngân hàng và khoảng 90.000 điểm giao dịch trong nước chấp nhận thanh toán qua QR Code.
Bên cạnh QR Code, tiền mã hóa cũng đang khẳng định vị thế của mình. Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 45% người dùng được khảo sát cho biết họ có thể cân nhắc sử dụng tiền mã hóa trong năm tới. Con số này vượt xa mức 12% của năm ngoái và cao hơn mức trung bình toàn cầu 40%.
|
Mức độ phổ biến của tiền ảo tại các quốc gia. Số liệu: Statista |
Về mặt địa lý, nhiều người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn với việc sử dụng tiền mã hóa ở Thái Lan (46%) và Ấn Độ (44%) so với ở Úc (17%). Mặc dù vậy, với mức giá biến động lớn, các loại tiền mã hóa hiện nay nổi lên như một hạng mục đầu tư nhiều hơn là một loại tiền tệ để chi tiêu, mua sắm.
Với trường hợp của riêng Việt Nam, tiền ảo hiện vẫn được xem là phương tiện thanh toán không hợp pháp. Việc phát hành, sử dụng tiền ảo là phương tiện thanh toán sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tuy vậy, nhiều thống kê đã chỉ ra rằng, Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về mức độ phổ biến của “tiền ảo”. Khảo sát của Statista từng cho thấy, cứ khoảng 5 người Việt Nam được hỏi, 1 người nói rằng họ từng sử dụng hoặc sở hữu “tiền ảo”.
Trọng Đạt
Mobile Money: Yếu tố đẩy nhanh việc triển khai Nghị quyết số 52
Việc thí điểm dịch vụ Mobile Money chính là cách tiếp cận mở, sáng tạo, thể hiện sự đổi mới về tư duy quản lý kinh tế, xã hội theo đúng như tinh thần của Nghị quyết 52 được Bộ Chính trị đề ra.
" alt=""/>Thói quen xài tiền mặt đang thay đổi ở Việt Nam và nhiều nước châu Á