Ổi giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất, tốt sức khỏe nói chung và tốt cho người ăn kiêng nói riêng.
2. Tác dụng của quả ổi
Ăn ổi có thể làm giảm cường độ và thời gian bị tiêu chảy, giảm triệu chứng ho và cảm lạnh
Trong ổi có chứa hợp chất làm se vì thế việc ăn ổi có tác dụng khá hiệu quả đối với người bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, hợp chất kiềm trong ổi còn có tác dụng phòng chống và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển giúp phòng ngừa bệnh tiêu chảy. Chất làm se trong ổi và lá ổi cũng làm giảm triệu chứng ho và cảm lạnh.
Ăn ổi tốt cho da
Ổi giàu vitamin A, C giúp làn da khỏe mạnh, hạn chế vết nhăn và các dấu hiệu lão hóa da. Ổi còn có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng bởi chất làm se trong ổi và lá ổi có khả năng cân bằng cấu tạo da và làm se khít vùng da bị trầy xước. Dùng ổi tươi hoặc nước sắc từ ổi để bôi, đắp lên vùng da bị trầy.
Ổi giàu chất xơ, tránh táo bón
Một quả ổi trung bình cung cấp khoảng 35% nhu cầu chất xơ mỗi ngày của cơ thể tốt cho hệ tiêu hóa, tránh táo bón.
Ổi tốt cho mẹ bầu
Ổi giàu sắt giảm nguy cơ thiếu máu cho mẹ bầu. Ổi cũng giàu axit folic rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai giúp hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều ổi. Nếu ăn nhiều ổi, mẹ bầu có thể gặp tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng do quá nhiều chất xơ hoặc bị táo bón do chất tanin.
Ăn ổi tốt cho người đang muốn giảm cân
Ổi chứa rất ít calo và giàu chất xơ. Mỗi quả ổi có 37 calo, cung cấp 12% lượng chất xơ cần cho mỗi người một ngày. Do vậy, ổi phù hợp với người đang muốn giảm cân.
Ăn ổi tốt cho người bị đái tháo đường
Ổi có lượng chất xơ dồi dào giúp người đái tháo đường có thể kiểm soát được lượng đường trong máu. Trong100g ổi có chứa 6g chất xơ. Ngoài ra, hoạt tính ức chế men protein tyrosine phosphatase 1B có trong lá ổi, quả ổi rất tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường type 2, giảm tính kháng insulin.
Ổi tuy tốt nhưng người đái tháo đường không nên ăn quá nhiều. Người đái tháo đường không nên uống nước ép ổi vì nước ép ổi sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Ăn ổi nguyên quả sẽ giúp người đái tháo đường cân bằng lượng đường và cholesterol trong máu.
Người đái tháo đường mỗi lần chỉ nên ăn 140g ổi chín (tương đương 2 quả ổi nhỏ). Mỗi ngày có thể ăn 2 lần vào các bữa ăn nhẹ, không nên ăn ngay sau bữa ăn chính, mỗi lần ăn nên cách nhau tối thiểu 6 tiếng.
Nên chọn quả ổi không bị méo, vẹo vọ, da ổi màu xanh nhạt.
3. Cách chọn ổi tươi ngon và cách bảo quản ổi tươi lâu
Để giữ vệ sinh, khi mua về, nênngâm ổi với nước muối pha loãng trong khoảng 15 – 20 phút và gọt vỏ trước khi ăn.
Tùy vào sở thích của mỗi người thích ăn ổi xanh hay chín mà chọn lựa. Nhưng nếu ổi xanh quá thì vị sẽ càng chát, cứng và khó ăn. Nên chọn quả ổi không bị méo, vẹo vọ, da ổi màu xanh nhạt, ngả vàng nhẹ (là ổi chín). Rốn của quả ổi giãn càng to thì ổi càng chín.
Nếu cầm quả ổi lên tay thấy có cảm giác nặng và chắc tay thì thịt ổi sẽ có nhiều nước. Nếu quả ổi nhẹ mà vỏ lại mềm thì không nên chọn, vì có thể quả đã chín quá và bị xốp. Dùng ngón tay ấn nhẹ vào quả ổi, nếu thấy cảm giác giòn cứng, thì quả ổi sẽ tươi và ngon hơn những quả nhũn, héo, mềm.
Cách bảo quản ổi:
Nếu không dùng hết ổi, có thể bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên lưu ý, ổi trong tủ lạnh vẫn tiếp tục chín, thịt ổi sẽ mềm hơn. Vì vậy, nếu muốn ăn ổi giòn, ngọt, nên ăn ổi trong vòng 2 ngày sau khi mua về. Không nên ăn ổi còn xanh và non. Khi ăn nên nhai kỹ hạt ổi hoặc bỏ hạt ổi vì hạt ổi khó tiêu hóa, dễ gây táo bón, hại dạ dày.
Ổi trộn tai heo
4. Các cách chế biến món ăn, đồ uống từ ổi
Nước ép ổi
Ổi mua về ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi rửa sạch, cắt bỏ 2 đầu, giữ lại vỏ.
Khi ổi ráo nước, cắt ổi thành từng miếng nhỏ và ép lấy nước. Sau đó, có thể cho thêm đường tùy sở thích của mỗi người. Lưu ý, nước ép ổi ép xong nên dùng luôn trong vòng 5 tới 10 phút, không nên để nước ổi đã ép vào trong tủ lạnh, nước ép sẽ kém hấp dẫn hơn và mất đi lượng vitamin đáng kể.
Ổi ngâm rượu
Bước 1: Rửa sạch ổi rồi để ráo nước. Dùng dao cắt cuống và núm ổi. Có thể gọt vỏ hoặc để cả vỏ hay để nguyên quả hoặc bổ đôi. Nếu bổ ổi sẽ rút ngắn được thời gian ngâm hơn để nguyên quả.
Bước 2: Ngâm ổi
Cho ổi vào bình thủy tinh, ngâm cùng rượu và đường phèn theo tỉ lệ: 1 kg ổi + 1 lít rượu và 300g đường phèn. Sau đó đậy nắp bình rượu kín, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Ổi ngâm nguyên quả 2 tháng sau mới dùng được, còn ổi được bổ đôi thì dùng sau 1 tháng ngâm. Rượu ổi để càng lâu uống càng ngon. Mỗi ngày có thể uống 2 lần, mỗi lần một ly nhỏ và uống trong bữa ăn. Lưu ý không nên lạm dụng uống quá nhiều rượu ổi.
Ổi ngâm rượu.
Ổi lắc
Bước 1: Ổi mua về rửa sạch, bỏ cuống và cắt thành khối vừa ăn.
Bước 2: Lấy nước mắm đổ vào tô, cho vào 1 muỗng đường vàng, 1 muỗng đường trắng và khuấy đều cho tan đường. Sau đó cho phần nước mắm vừa pha cùng một muỗng cà phê ớt bột vào. Lắc đều để ổi thấm gia vị.
Bước 3: Khi thấy ổi đã thấm gia vị, đổ ổi lắc ra đĩa và thưởng thức.
Ổi lắc.
Gỏi ổi trộn tai heo
Bước 1: Ổi rửa sạch, bỏ hạt, cắt thành những lát mỏng. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt sợi chỉ. Tai heo rửa sạch với giấm và 1/2 chỗ gừng đập dập rồi cho vào nồi, thêm 1/3 muỗng cà phê muối, 1 lít nước và chỗ gừng còn lại vào, luộc chín.
Bước 2: Vớt tai heo ra, để nguội rồi cắt thành những lát mỏng.
Bước 3: Pha hỗn hợp nước trộn gỏi với tỉ lệ 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm và 1 muỗng canh nước cốt chanh. Khuấy hỗn hợp nước trộn cho tan đường. Thêm ớt băm và tỏi băm vào.
Bước 4: Cho tai heo, ổi và cà rốt vào tô. Tiếp theo cho hỗn hợp nước trộn gỏi vào. Trộn đều tay để ổi, cà rốt, tai heo ngấm đều gia vị.
Bước 5: Cho đậu phộng rang giã dập vào trộn đều lên.
Bước 6: Cho gỏi ra đĩa, cắt nhỏ húng lủi và rau kinh giới rồi rắc lên trên gỏi trộn đều lên là có thể dùng.
Theo Sức khỏe & Đời sống
" alt=""/>Cách chọn, bảo quản ổi ngon và chế biến thành món ngonNhiều bố mẹ thường lấp đầy căn phòng bằng nhiều đồ đạc và vật dụng như giường, tủ quần áo, hộp đồ chơi. Đôi khi còn là bàn, ghế và bảng. Điều này vô hình chung khiến không gian chơi đùa của các bé bị thu hẹp thậm chí là không có.
Lời khuyên là hãy tối giản những gì có thể. Dù bạn muốn “trang bị” bao nhiêu đi chăng nữa, hãy chừa lại một không gian đủ rộng để bé tự do chơi đùa trong chính căn phòng của mình.
2. Không để ý đến những mối nguy hiểm
Trẻ em rất hiếu động và tò mò. Các bé sẽ luôn tìm cách “tận dụng” tất cả mọi đồ vật trong phòng, đôi khi có thể dẫn đến tai nạn không mong muốn. Chính vì thế, hãy đảm bảo phòng bé là một nơi an toàn nhất có thể. Tất cả các chi tiết gây nguy hiểm đều cần được để ý và loại trừ.
Ví dụ, dây và rèm lỏng lẻo có thể trở thành mối nguy hiểm nếu con bạn leo lên hoặc vướng vào chúng. Một chiếc tủ không chắc chắn hoặc thảm không có độ bám chống trượt có thể khiến bé ngã hoặc tạo ra va chạm. Ngoài ra, khoá cửa sổ và cửa phòng cũng cần được chú ý an toàn để trẻ em không bị thương hoặc vô tình khoá cửa.
3. Chỉ có một nguồn sáng duy nhất
Hãy lắp đặt nhiều loại đèn phù hợp cho các mục đích khác nhau của con bạn. Như một chiếc đèn ngủ mờ cho những bé sợ bóng tối, một chiếc đèn phục vụ cho việc học hay một chiếc đèn chiếu sáng khu vui chơi của bé,…
4. Chọn một tấm thảm chỉ vì … “đẹp”
Ngày nay, bạn có thể tìm thấy vô vàn mẫu thảm khác nhau với màu sắc, kích thước, hình dạng và chất liệu đa dạng. Nhưng khoan hãy bàn đến yếu tố đẹp mắt, bạn luôn phải tính toán đến độ phù hợp với căn phòng, đặc biệt là kích thước không gian. Ngoài ra, các bạn nhỏ thường dễ dây bẩn lên sàn nhà hoặc thảm. Hãy lựa chọn chất liệu dễ lau chùi và rửa sạch đối với phòng của bé.
5. Không “bảo vệ” tường
Đừng quên rằng những bức tường không chỉ đẹp, sáng sủa mà còn phải đủ khả năng chống chọi với sự “sáng tạo” của các bạn nhỏ. Sơn vinel, giấy gián tường có thẻ giặt là những lựa chọn lý tưởng bởi chúng có thể dễ dàng làm sạch. Nếu không, bạn có thể sẽ phải đầu tư khá nhiều vào việc sửa chữa phòng định kỳ.
6. Tô điểm căn phòng theo một phong cách đặc biệt
Trẻ em sẽ lớn lên, quần áo rộng ra và cùng với đó, sở thích của chúng sẽ thay đổi. Đó là lý do vì sao chúng ta nên chọn những tông màu hoặc phong cách trung tính cho căn phòng. Một không gian ngập tràn màu sắc “công chúa” hoặc “siêu nhân” có thể rất thú vị trong giai đoạn đầu nhưng sẽ khó có thể đồng hành cùng sự phát triển của trẻ.
Ngược lại, các bậc phụ huynh vẫn có thể nhấn nhá không gian của các bé bằng những vật dụng dễ dàng thay thế như nệm, ga giường hoặc tranh ảnh.
7. Không lên kế hoạch cho không gian lưu trữ
Ngoài quần áo, trẻ em sẽ phát sinh ra vô vàn thứ khác cần được lưu trữ như đồ chơi, sách vở,…. Đó là lý do vì sao cần có tủ nhiều ngăn, giỏ hoặc kệ để mọi thứ đều tìm thấy vị trí riêng. Đừng để căn phòng trở thành mớ hỗn độn vì chính bạn cũng không biết cất những đồ dùng đó đi đâu hoặc để lộn xộn vào cùng đồ dùng khác. Hãy phát triển ý thức gọn gàng và sự trật tự cho bé ngay từ khi còn nhỏ.
8. Giữ mọi thứ ngoài tầm với của trẻ
Để một đứa trẻ thực sự yêu căn phòng của mình, chúng cần được thoải mà và thực sự làm chủ trong căn phòng đó. Đứa trẻ phải có khả năng di chuyển quanh phòng dễ dàng, lấy mọi thứ mà chúng muốn trong phạm vi căn phòng.
Theo phương pháp Montessori, cách để khuyến khích sự sáng tạo và độc lập cho trẻ là giữ tất cả đồ chơi cũng như sách vở trong tầm với của chúng. Và bởi vậy, các bố mẹ nên lưu ý về kích thước bàn, tủ, chiều cao của trẻ để có sự lựa chọn chính xác nhất.
Theo VOV
Chỉ trích con quá nhiều, Không làm gương tốt hoặc ra lệnh cho con mà không có lời giải thích… là những lỗi sai nghiêm trọng trong việc nuôi dạy con cái.
" alt=""/>Sai lầm phổ biến khi trang trí phòng ngủ cho béCách che vết thủng ở tất, cách tỉa hạt ngô nhanh nhất, vứt rác tiết kiệm diện tích... là những mẹo vặt hữu ích trong sinh hoạt hằng ngày.
" alt=""/>Mẹo hay cách làm thảm chân siêu xinh từ khăn mặt cũ