Tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới do Nga bắn vào thành phố Dnipro của Ukraine tuần trước mang theo nhiều đầu đạn nhưng gây ra thiệt hại ở mức hạn chế do chúng không mang theo thuốc nổ, hai nguồn tin cấp cao của chính phủ Ukraine cho biết.
Mục tiêu của cuộc tấn công dường như là lời cảnh báo của Nga tới phương Tây rằng Moscow sở hữu loại vũ khí uy lực, có thể mang đầu đạn hạt nhân, khó đối phó sau khi Mỹ và phương Tây cho phép Ukraine bắn tên lửa được viện trợ vào sâu trong lãnh thổ Nga.
Hai nguồn tin cung cấp thêm thông tin chi tiết về vũ khí mới khi các chuyên gia phương Tây cố gắng tìm hiểu thêm về những gì các quan chức Mỹ mô tả là một tên lửa tầm trung đang trong quá trình thử nghiệm.
Tên lửa đạn đạo tầm trung thường được dùng để tấn công hạt nhân tầm xa vào các mục tiêu cách xa hàng nghìn km. Một trong những nguồn tin cho biết tên lửa này mang theo đầu đạn giả và mô tả thiệt hại gây ra là "khá hạn chế".
Nguồn tin thứ hai cho hay: "Trong vụ tấn công này, (tên lửa) không có thuốc nổ... Không có vụ nổ nào như chúng tôi mong đợi. Có thứ gì đó đã diễn ra, nhưng tác động không lớn".
Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình Không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Mỹ, nhận định, Oreshnik là tên lửa rất đắt đỏ, nhưng vụ tấn công đầu tiên lại không gây ra thiệt hại quá lớn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik là một cuộc thử nghiệm thành công và đã bắn trúng mục tiêu là một doanh nghiệp tên lửa và quốc phòng tại thành phố Dnipro của Ukraine.
Ukraine hiếm khi tiết lộ thông tin về các cuộc không kích của Nga vào các mục tiêu quân sự vì lo điều này sẽ mang lại lợi ích cho Nga.
Ông Putin cũng cho biết Nga sẽ tiếp tục thử nghiệm Oreshnik trong chiến đấu và đã có kho vũ khí sẵn sàng để sử dụng. Tổng thống Nga cũng tuyên bố Moscow bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa này.
Trong khi đó, Ukraine đã vận động các đồng minh cung cấp hệ thống phòng thủ mới để đối phó với tên lửa siêu vượt âm của Nga.
Theo giới quan sát, tên lửa này bay với tốc độ gấp hơn 10 lần âm thanh, lại mang theo nhiều đầu đạn, khiến việc đánh chặn trở nên rất khó khăn, hoặc thậm chí là không thể.
Các quan chức Mỹ cho biết Nga có lẽ chỉ sở hữu một số ít tên lửa này và các chuyên gia phương Tây cho rằng Nga chế tạo vũ khí này dựa trên tên lửa đạn đạo tầm trung RS-26.
Theo các chuyên gia, trong các vụ thử nghiệm vũ khí, việc loại bỏ thuốc nổ sẽ tạo ra chỗ để đặt thiết bị đo lường, bộ phận cần thiết để đo hiệu suất của tên lửa. Đây cũng có thể là một mục tiêu của Nga khi dùng đầu đạn trơ với vũ khí này trong lần đầu sử dụng nó để tấn công Ukraine.
Theo Reuters" alt=""/>Vì sao tên lửa không thể bị bắn hạ của Nga chỉ gây thiệt hại nhỏ ở Ukraine?Phát biểu trên truyền hình quốc gia ngày 21/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, hôm 19/11, Ukraine đã bắn 6 tên lửa ATACMS vào vùng biên giới Bryansk của Nga, và tiếp tục bắn tên lửa tầm xa Storm Shadow do Anh viện trợ vào vùng Kursk một ngày sau đó.
"Kể từ thời điểm đó, cuộc xung đột Ukraine do phương Tây kích động trước đây đã mang lại những yếu tố có tính chất toàn cầu, như chúng tôi từng hơn một lần cảnh báo", ông Putin nói.
Ông nhắc lại, Mỹ và các đồng minh NATO trước đây đã tuyên bố họ sẽ cho phép Kiev sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công vào Nga. Ông từng nhấn mạnh rằng bước đi như vậy sẽ thay đổi bản chất của cuộc xung đột và biến NATO thành một bên tham gia trực tiếp vào các cuộc giao tranh. Chủ nhân Điện Kremlin cũng lập luận, Ukraine không thể thực hiện một cuộc tấn công tầm xa nếu không có sự tham gia của quân nhân phương Tây.
Tổng thống Putin khẳng định việc sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp sẽ không làm thay đổi tình hình trên thực địa, nơi lực lượng Nga đang tiến công dọc chiến tuyến và có ý định đạt được mọi mục tiêu đề ra.
Chủ nhân Điện Kremlin cho biết, cuộc tấn công của Ukraine vào kho đạn dược ở Bryansk đã bị lực lượng phòng không Nga chặn đứng, không gây thương vong, mà chỉ gây thiệt hại nhỏ về tài sản.
Cuộc tấn công thứ hai nhằm vào một sở chỉ huy quân sự ở Kursk khiến các nhân viên an ninh và hỗ trợ thương vong. Tuy nhiên, các nhân viên chỉ huy không hề hấn gì và tiếp tục điều hành chiến dịch đẩy lùi lực lượng Ukraine khỏi Kursk.
Để đáp lại các cuộc tấn công này, Nga đã tấn công một cơ sở công nghiệp quân sự của Ukraine ở thành phố Dnipro bằng tên lửa đạn đạo tầm trung đời mới có tên gọi Oreshnik và không mang đầu đạn hạt nhân.
Ông nhấn mạnh thêm với tốc độ di chuyển 2,5km-3km/giây, tức nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh, tên lửa Oreshnik hiện không thể đánh chặn bởi bất cứ hệ thống phòng không nào.
"Tên lửa đã tấn công một trong những khu công nghiệp lớn nhất, nổi tiếng từ thời Liên Xô và vẫn sản xuất tên lửa cũng như các loại vũ khí khác", ông Putin nói khi dường như đề cập đến nhà sản xuất hàng không vũ trụ Yuzhmash thuộc sở hữu nhà nước của Ukraine, được thừa kế từ Liên Xô.
Phản ứng về cuộc tấn công bằng tên lửa đời mới của Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi đây là "hành động leo thang nghiêm trọng".
Bộ Ngoại giao Ukraine cũng tuyên bố, Ukraine có "toàn quyền theo luật pháp quốc tế để tấn công bất kỳ mục tiêu quân sự hợp pháp nào trên lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa".
Về phía Liên hợp quốc, người phát ngôn của cơ quan này kêu gọi các bên kiềm chế, thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm giảm căng thẳng.
"Điều chúng tôi muốn thấy là chấm dứt cuộc xung đột này theo các nghị quyết của Đại hội đồng, luật pháp quốc tế và toàn vẹn lãnh thổ", người phát ngôn Liên hợp quốc Stephane Dujarric nhấn mạnh.
Theo RT, Guardian" alt=""/>Tổng thống Putin: Xung đột Ukraine đang biến thành cuộc chiến toàn cầuBồi thẩm đoàn gồm 13 người của tòa hình sự quận Manhattan, New York ngày 30/5 đã kết luận cựu Tổng thống Donald Trump "có tội", với 34 tội danh liên quan đến vụ chi tiền bịt miệng sao khiêu dâm.
Theo kết luận của bồi thẩm đoàn, ông Trump phạm tội làm giả tài liệu kinh doanh để che giấu những vi phạm luật bầu cử trong chiến dịch tranh cử năm 2016.
Thẩm phán Juan Mercan ấn định tuyên án vào ngày 11/7, nghĩa là vài ngày trước khi diễn ra Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa - sự kiện dự kiến chính thức đề cử ông Trump là ứng viên tổng thống đại diện đảng. Ông Trump sẽ không bị giam giữ trước khi tòa tuyên án.
Điều gì xảy ra tiếp theo?
Thẩm phán Juan Mercan trước tiên phải phê chuẩn kết luận của bồi thẩm đoàn và đưa ra phán quyết cuối cùng mặc dù đây thường chỉ là một thủ tục mang tính hình thức.
Các bị cáo hình sự ở New York thường bị kết án trong vòng vài tuần sau khi bị bồi thẩm đoàn kết tội, nhưng việc tranh cãi pháp lý sau phán quyết đôi khi có thể dẫn đến sự chậm trễ hàng tháng.
Trong khi chờ đợi, các luật sư và công tố viên sẽ đề xuất các bản án và sau đó tranh luận tại phiên tòa tuyên án ông Trump vào tháng 7 tới. Tất nhiên, ông Trump vẫn có quyền kháng cáo.
Ông Trump có phải ngồi tù?
Mức án cao nhất cho tội làm giả hồ sơ kinh doanh là 4 năm tù.
Tuy nhiên, 6 chuyên gia pháp lý, bao gồm luật sư bào chữa và cựu công tố viên, nói với Reuters rằng rất hiếm khi những người không có tiền án tiền sự như ông Trump bị kết án tù ở New York chỉ vì tội làm sai lệch hồ sơ kinh doanh. Các hình phạt như phạt hành chính hay quản thúc sẽ phổ biến hơn.
Mặc dù vậy, một chuyên gia cho rằng tiền lệ chỉ có ý nghĩa định hướng thẩm phán Mercan trong việc đưa ra quyết định một bản án thích hợp trong vụ xét xử hình sự đầu tiên trong lịch sử đối với một cựu tổng thống.
"Thông thường, với một vụ làm giả hồ sơ kinh doanh, hiếm khi bị cáo lĩnh án tù. Nhưng mọi thứ về ông Trump đều khác, vì vậy tôi nghĩ không thể chỉ dựa vào tiền lệ", luật sư bào chữa ở New York, ông Andrew Weinstein, cho biết.
Các bị cáo bị kết tội làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và bị kết án tù một thời gian thường chỉ thụ án 1 năm hoặc ít hơn, và ngay cả trong những trường hợp đó, hầu hết đều bị kết án về các tội khác như gian lận, trộm cắp.
Nếu bị lĩnh án nặng hơn án phạt hành chính, ông Trump có thể bị quản thúc tại gia hoặc chịu lệnh giới nghiêm thay vì ngồi tù. Với tư cách là một cựu tổng thống, ông Trump vẫn được Mật vụ Mỹ bảo vệ trọn đời. Công tác hậu cần để đảm bảo an toàn cho ông Trump sau song sắt có thể sẽ rất phức tạp.
Ông Trump vẫn có cơ hội trở thành tổng thống
Richard L. Hasen, giáo sư luật tại Đại học California, một trong những chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật bầu cử, khẳng định không có điều nào trong hiến pháp Mỹ cấm một người bị kết tội tranh cử tổng thống.
"Về mặt pháp lý, không có gì thay đổi với tư cách ứng cử viên của ông Trump", giáo sư Hasen viết.
Hiến pháp Mỹ chỉ yêu cầu tổng thống phải trên 35 tuổi, là công dân Mỹ đã sống ở nước này ít nhất 14 năm.
Nói cách khác, ngay cả nếu bị kết án hình sự, lĩnh án tù cũng không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn tranh cử tổng thống của ông Trump. Về lý thuyết, ông vẫn có thể tuyên thệ nhậm chức trong nhà tù nếu đắc cử trong cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Trong lịch sử Mỹ từng có những chiến dịch tranh cử tổng thống diễn ra trong nhà tù, trong đó có chiến dịch của ứng viên đảng Xã hội Eugene Debs vào năm 1920. Tuy nhiên, không giống ông Trump, ông Debs không phải ứng viên sáng giá ở thời điểm đó và chiến dịch tranh cử của ông thất bại.
Trong số các vụ truy tố hình sự mà ông Trump đang phải đối mặt, vụ làm giả hồ sơ, chi tiền bịt miệng sao khiêu dâm được coi là ít nghiêm trọng nhất. Tuy ông Trump vẫn có quyền tranh cử, song vụ việc này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chiến dịch tái tranh cử của ông.
Theo các khảo sát, bị kết tội có thể khiến ông Trump mất đi một số lượng nhất định phiếu bầu trong cuộc bầu cử. Khảo sát của Reuters chỉ ra, cứ 4 cử tri Cộng hòa thì có 1 người nói rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho ông Trump nếu ông ấy bị kết án hình sự. Khoảng 60% cử tri độc lập nói sẽ không bỏ phiếu cho ông nếu kịch bản đó xảy ra.
Theo Reuters, CNA" alt=""/>Điều gì xảy ra tiếp theo sau khi ông Trump bị kết tội?