"Để khiến trẻ em Indonesia thông minh, khỏe mạnh, điều quan trọng nhất là ngay từ lúc bắt đầu, cần cung cấp cho các em chế độ dinh dưỡng hợp lý và nhất là bú sữa mẹ”, ông Tangerang Arief R Wismansyah nói trong một hội thảo về việc mang thai và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.
![]() |
Thị trưởng Arief R Wismansyah. Ảnh: Sayangi |
Theo ông Wismansyah, lý do chính là vì cha mẹ ngày nay quá bận rộn, vì thế, họ thích dùng sữa công thức và những bữa ăn liền nhanh chóng, và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.
"Vì vậy, không có gì đang ngạc nhiên khi gần đây có thêm nhiều người đồng tính”, ông nói.
Bình luận của Thị trưởng Wismansyah không phải lần đầu tiên gây tranh cãi về vấn đề người đồng tính. Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia hồi đầu tuần còn nói rằng, phong trào đồng tính còn nguy hiểm hơn cả chiến tranh hạt nhân.
Hồi tháng 1, Bộ trưởng Nghiên cứu và công nghệ nước này đã yêu cầu trường đại học không tiếp nhận sinh viên đồng tính.
Thái An(Theo dna)
" alt=""/>Mì ăn liền khiến trẻ đồng tínhCơ hội cho doanh nghiệp công nghệ Việt
Thời gian gần đây, các app hỗ trợ học tập, làm việc trực tuyến của nước ngoài như Zoom liên tục bị trục trặc, chạy không ổn định, bị nghẽn mạng. Theo chuyên gia Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), có 2 nguyên nhân chính đưa đến tình trạng này.
Một là do thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về cách ly toàn xã hội, nhu cầu sử dụng Internet tại nhà để học tập, làm việc và giải trí tăng cao. Bên cạnh đó, việc cáp biển AAG gặp sự cố vào ngày 2/4 làm tổng dung lượng kết nối Internet đi quốc tế bị thiếu hụt nhiều. “Không chỉ dịch vụ hội nghị trực tuyến, mà các dịch vụ dựa trên nền tảng dịch vụ ở nước ngoài, đều gặp tình trạng thiếu ổn định, chất lượng giảm sút”, ông Bình nhận định.
Vị chuyên gia này cũng phân tích, nhu cầu họp, hội nghị, học hay gặp mặt trực tuyến khá đa dạng. Với cơ quan nhà nước, các hệ thống phòng họp trực tuyến cố định đã trở nên quen thuộc và các giải pháp nước ngoài với công nghệ độc quyền, chất lượng cao, giá cao là phổ biến. Còn với từng cá nhân, có rất nhiều dịch vụ nền tảng trong nước và nước ngoài phục vụ song phương hoặc các nhóm nhỏ, miễn phí.
Tuy nhiên, dịch bệnh đã làm nảy sinh các nhu cầu phức hợp như họp trực tuyến số lượng người dự trung bình (đến 40 - 50 người), họp tích hợp với hệ thống phòng họp trực tuyến cố định, yêu cầu bảo đảm tính riêng tư và bảo mật, nhu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ ổn định... Vì thế, tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hình thành và thúc đẩy những giải pháp, dịch vụ của mình.
Cung cấp giải pháp hội nghị truyền hình dạng "may đo" chất lượng cao
Liên minh CoMeet ra đời đầu tháng 4/2020 nhằm góp phần đem đến những giải pháp hiệu quả, an toàn, bảo mật, tự chủ công nghệ và được thiết kế tùy biến theo yêu cầu riêng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trong bối cảnh nhiều đơn vị đã và đang chuyển sang mô hình làm việc online, trực tuyến.
CoMeet có 5 thành viên CMC TS, NetNam, iWay, FDS và DQN đều là những hội viên tích cực của Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA). Liên minh vừa chính thức công bố cung cấp chùm giải pháp tư vấn, thiết kế, triển khai, tích hợp, hỗ trợ và bảo trì hệ thống video conference (họp trực tuyến) trên nền tảng phần mềm nguồn mở Jitsi cho các cơ quan, doanh nghiệp.
" alt=""/>Liên minh doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp họp online dạng “may đo”