Bóng đá

Khu giải trí bậc nhất Trung Quốc

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-06 18:15:51 我要评论(0)

Câu lạc bộ Hoàng gia Số 1 tại Trịnh Châu từng là chốn ăn chơi bậc nhất Trung Quốc.ảitríbậcnhấtTrungQlich bóng đálich bóng đá、、

Câu lạc bộ Hoàng gia Số 1 tại Trịnh Châu từng là chốn ăn chơi bậc nhất Trung Quốc.

ảitríbậcnhấtTrungQuốlich bóng đá

ảitríbậcnhấtTrungQuốlich bóng đáTắc nghẽn kinh hoàng ở ga tàu dịp Tết

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Ông Đoàn Tiến Trung, Phó trưởng phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy (Hà Nội) nhận định, cũng có trường hợp hiểu nhầm giữa trường, giáo viên và phụ huynh trong quá trình truyền đạt, tư vấn. “Ví dụ cô giáo bảo lực học con như thế này, chỉ có khả năng đỗ vào trường này, trường kia, thì có thể phụ huynh lại hiểu rằng giáo viên ép học sinh phải thi vào trường đấy”.

Một số ý kiến nghi ngờ, mức chỉ tiêu 25-30% học sinh được định hướng học nghề có thể tạo ra áp lực khác cho các nhà trường, khiến không chỉ học sinh kém, mà học sinh khá cũng bị vận động. Tuy nhiên, ông Trung khẳng định các trường không bị áp chỉ tiêu phân luồng. Theo ông Trung, việc định hướng cũng phải tùy từng đối tượng, phải dựa trên năng lực từng em, "không thể buộc học sinh khá đi học nghề”.

Chính vì căn cứ vào năng lực từng học sinh, ông Trung cho biết Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy cũng không thể đưa ra chỉ tiêu rằng trường này, trường kia phải phân luồng bao nhiêu. 

Ông Trung lấy ví dụ, trên địa bàn, Trường THCS Cầu Giấy là trường chất lượng cao của quận, tỷ lệ đỗ trường THPT chuyên, đi du học rất nhiều, dẫn đến việc học sinh vào trường nghề rất ít.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ (Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) nhìn nhận, hoạt động giáo dục hướng nghiệp không phải là phân luồng. 

“Phân luồng vốn là biện pháp của cơ quan quản lý xã hội, để góp phần đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực trong tương lai.

Trong khi đó, hướng nghiệp giống như một sứ mệnh của giáo dục, tức đem đến cho con người kiến thức, kỹ năng và cả hành trình trải nghiệm để nhận ra thế mạnh của bản thân, từ đó biết xã hội cần gì, cơ hội của mình là gì để có thể thích nghi với xã hội, là công dân của xã hội,...”, bà Thơ nói. 

Nhấn mạnh chủ trương hướng nghiệp từ bậc THCS là đúng, song PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng, giáo dục hướng nghiệp không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường mà cần phải có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội (bao gồm cả doanh nghiệp, trường nghề). 

“Ngày nay, việc hướng nghiệp cần phải được thực hiện từ sớm. Chuyện hướng nghiệp giống như một việc cần phải làm trong cả hành trình giáo dục. Vì thế, không thể dùng điểm số, kết quả học tập hay kiến thức để làm tham số duy nhất cho hướng nghiệp, càng không thể để đến cuối cấp mới thực hiện hướng nghiệp.

Việc giáo viên, nhà trường nói rằng “học sinh không nên thi vào lớp 10” mà không chỉ dẫn cho các em cần đi đâu, làm gì tiếp theo hoặc có sự định hướng rõ ràng để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp, đó cũng không phải là hoạt động hướng nghiệp. Vì lẽ đó, đôi khi, ranh giới giữa hướng nghiệp và ép buộc cũng sẽ rất mỏng manh”.

Do vậy, PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng, cần phải có cách làm chuẩn mới có thể đem lại giá trị và hiệu quả. Trong đó, hướng nghiệp chỉ đạt hiệu quả khi giúp cho học sinh biết về thế mạnh của mình, khiến họ hiểu được bản thân hợp với cái gì, có thể làm được gì, ai có thể hỗ trợ họ, xã hội sẽ đón nhận họ thế nào.

Ngoài ra, việc hướng nghiệp cũng cần dựa trên sự cân bằng giữa độ phù hợp về năng lực, sở thích của người học; việc dự báo nguồn nhân lực và điều kiện của gia đình, xã hội trong việc hỗ trợ người học ở các bậc tiếp theo.

Bà Thơ cũng thẳng thắn nhìn nhận, thực tế hiện nay cơ cấu dân số và nhu cầu học tập của Hà Nội nói riêng, ở các địa phương nói chung còn nhiều vấn đề gây khó cho việc phân luồng. Chẳng hạn, việc phân bố học sinh ở nội thành rất lớn. Các em này thường có nhu cầu học tập đại học cao, muốn theo học THPT để có thể đạt được nguyện vọng đó; còn ở vùng ngoại thành, vùng khó khăn thì lại rất khác. 

Cơ cấu trường nghề, sự phối hợp trong công tác hướng nghiệp cũng chưa được như mong muốn, dồn trách nhiệm lên nhà trường, trong khi các trường lại khá thiếu nguồn lực. Bà Thơ cho rằng, đây đều là những cản trở không hề nhỏ cho công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS.

Thanh Hùng - Thúy Nga

Một cô giáo tự nhận là người buộc học sinh viết cam kết không thi lớp 10

Một cô giáo tự nhận là người buộc học sinh viết cam kết không thi lớp 10

Chị Nguyễn Cao Phương Thảo – giáo viên Tiếng Anh Trường THCS Nguyễn Văn Cừ (phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) - tự nhận mình là người buộc học sinh viết cam kết không thi lớp 10." alt="Rất mỏng manh ranh giới hướng nghiệp và 'ép' không thi vào lớp 10?" width="90" height="59"/>

Rất mỏng manh ranh giới hướng nghiệp và 'ép' không thi vào lớp 10?