Nhận định, soi kèo Banfield vs Newell's Old Boys, 6h00 ngày 28/1: Phong độ đang lên

Kinh doanh 2025-02-01 20:13:55 9464
ậnđịnhsoikèoBanfieldvsNewellsOldBoyshngàyPhongđộđanglêbi a   Chiểu Sương - 27/01/2025 02:08  Argentina
本文地址:http://game.tour-time.com/html/566b593899.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Petrolul vs Botosani, 22h00 ngày 27/1: Khó tin cửa dưới

Các nhà đầu tư tổ chức đang rục rịch tham gia vào thị trường tiền mã hóa. Năm ngoái, có tin đồn rằng George Soros và gia đình Rockefeller bắt đầu để ý đến thị trường tiền mã hóa.

Quỹ của Soros trị giá 26 tỷ USD đang xem xét giao dịch tiền mã hóa, một nhánh quỹ đầu tư mạo hiểm của gia đình Rockefeller, Venrock đã hợp tác với Coinfund để hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ Blockchain.

Mike Novogratz, giám đốc điều hành của Galaxy Investment Partners cho biết quý I và quý II năm 2019 sẽ là giai đoạn nhiều tổ chức tham gia vào tiền mã hóa, ông hy vọng thị trường sẽ quay trở lại vào năm 2019.

Các nhà đầu tư trước đây do dự khi tham gia vào thị trường tiền mã hóa bởi tính biến động cao và thiếu quy định, nhưng hiện tại điều này đã thay đổi, những nhà đầu tư lớn đang tìm cách mua vào.

Stefan Neagu, Co - founder Persona cho biết Bitcoin đã thu hút những nhà đầu tư lớn, vì họ xem Bitcoin là một công cụ để đầu tư. Điều này có nghĩa thị trường tiền mã hóa không giành cho những người nghiệp dư nữa.

Năm 2018, thị trường giao dịch phi tập trung OTC phát triển mạnh, Etoro tuyên bố rằng họ sẽ mở nền tảng OTC cho các nhà đầu tư tổ chức và Coinbase cũng ra mắt nền tảng OTC vào tháng 11.

">

Nhiều nhà đầu tư tổ chức 'rục rịch' tham gia vào thị trường tiền mã hóa

Chiều ngày 14/1, Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công Thương đã công bố hợp tác với Amazon Global Selling để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử.

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, việc tham gia vào chương trình bán hàng toàn cầu của Amazon (Amazon Global Selling) giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận hơn 300 triệu tài khoản người mua trên toàn cầu của tập đoàn này, đồng thời là cơ hội tăng cường xuất khẩu sản phẩm qua kênh thương mại điện tử này ra toàn thế giới.

Theo đó, phía Amazon sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận thị trường thế giới, phát triển thương hiệu trên Amazon.com. Cùng đó, đơn vị này cũng giúp phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp, hàng hoá Việt Nam trong môi trường thương mại điện tử và đào tạo các doanh nghiệp Việt về thương mại điện tử, để xuất khẩu hàng hoá và học kỹ năng bán hàng trên Amazon.

Ông Bernard Tay, Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á thì đánh giá Việt Nam có tiềm năng hàng đầu Đông Nam Á xuất khẩu hàng hóa qua Amazon. Ông này cho rằng, Việt Nam là một quốc gia có nhiều mặt hàng thế mạnh, có thể dễ dàng bán hàng trên nền tảng của doanh nghiệp này.

Một năm trước, thời điểm đầu năm 2018 đã xuất hiện nhiều thông tin nói rằng Amazon vào Việt Nam. Tuy nhiên, đây là thỏa thuận chính thức đầu tiên được công bố.

Đây là tín hiệu cho thấy Việt Nam đang trở thành thị trường hấp dẫn đối với những gã khổng lồ thương mại điện tử. Trước Amazon, tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma cũng đã đặt chân vào Việt Nam thông qua việc thâu tóm Lazada.

Tháng 10/2017, Alibaba cũng ký thỏa thuận hợp tác với một doanh nghiệp Việt là Novaon để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu. Doanh nghiệp Việt là đại lý chính thức cung cấp các gói dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu của Alibaba.com; giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, khai thác và làm chủ nền tảng kinh doanh trực tuyến này.

 ">

Amazon hợp tác với Bộ Công Thương, chính thức vào Việt Nam

Nhận định, soi kèo RANS vs Persipura, 15h00 ngày 28/1: Chủ nhà thất thế

"Cô Thúy Vy đã đi Úc từ 3 năm trước rồi. Tiệm này để lại cho em gái nhưng làm một thời gian cũng vừa đi luôn rồi. Giờ đóng cửa để vậy thôi", một người hàng xóm nói với phóng viên Zing.vn về cái kết của một tiệm đĩa được cho là nổi tiếng nhất ở Việt Nam vào thời kỳ đầu của Internet.

'Sống' bình minh, 'chết' lúc hoàng hôn

Trong ký ức của những người thuộc thế hệ 8X và 9X đời đầu, Thúy Vy là cái tên rất quen thuộc vì luôn được in trên bìa đĩa game, phần mềm... bán ở rất nhiều cửa hàng từ Nam chí Bắc. Ngay cả trong bộ cài (setup) cũng có hình ảnh nhân vật Yuna của Final Fantasy kèm dòng chữ "Vi tính Thúy Vy" như một cách khẳng định thương hiệu, khiến những cửa hàng khác sao chép lại cũng không thể xóa đi.  

Cửa hàng đĩa "nổi nhất Việt Nam" thời 1997-2005 nay đã ngừng kinh doanh. Ảnh: Xuân Tiến

Hình ảnh này phổ biến đến nỗi khiến không ít người hiểu nhầm Thúy Vy là nhà phát hành game tại Việt Nam, chứ không phải một cửa hàng kinh doanh băng đĩa.  

"Thúy Vy là một trong số ít cửa hàng bán phần mềm quy mô lớn, kinh doanh bài bản, cung cấp các phần mềm đa dạng và nhanh chóng. Nó đáp ứng nhu cầu người dùng máy tính lúc đó không có điều kiện để tự tải phần mềm từ Internet về", nhà báo - hiệp sĩ CNTT Phạm Hồng Phước nói với Zing.vn.  

Thực tế, Thúy Vy Computer đã ngừng kinh doanh đĩa game, phần mềm crack từ năm 2005, chuyển hướng sang mảng kinh doanh phụ kiện máy tính, điện thoại. 

Đây cũng là tình trạng chung của những cửa hàng băng đĩa ở đường Bùi Thị Xuân (quận 1, TP.HCM) hay Lê Thanh Nghị (Hà Nội). Khi đĩa CD/DVD dần bị mai một, game online lên ngôi và người dân có thể tải phần mềm từ Internet, các hộ kinh doanh kiểu này không còn đất sống. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 và ký kết các hiệp ước liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các tiệm đĩa lậu cũng không còn hợp pháp. 

"Mình nhớ rõ cảm giác mỗi chiều đi học về là đạp xe đến tiệm bán đĩa game, lựa từng trò chơi trong quyển album dày cộp. Mỗi đĩa CD tầm 7.000 đồng, sau này lên 10.000 đồng, rồi 20.000 đồng cho một đĩa DVD", Nguyễn Thanh Tâm, một lập trình viên ở TP.HCM nhớ về quãng thời gian năm 2000-2003, thời cực thịnh của những tiệm bán đĩa game "offline", khi mạng ADSL trọn gói chưa xuất hiện. 

Thiếu tiếng cảm ơn, nợ lời xin lỗi

"Thật khó để xét công - tội của Thúy Vy và những cửa hàng kinh doanh đĩa game, phần mềm trên cả nước nếu không đặt chúng vào bối cảnh của ngày đó, cái thuở Internet mới cập bến Việt Nam với giá cước đắt đỏ, tính theo giờ truy cập", ông Phạm Hồng Phước nhận định. 

Xét về lý, những đĩa game hay tuyển tập phần mềm thời ấy đều vi phạm bản quyền do đã bị "bẻ khóa" (cracked), chèn danh sách các số serial và có kèm hướng dẫn cách crack. Thậm chí chúng còn chứa nhiều mã độc gây hại đến máy tính. 

Vì giá cước Internet trước 2003 khá đắt đỏ, những cửa hàng thời đó thường tận dụng "mối quen" là những kỹ sư, lập trình viên làm việc tại các công ty nước ngoài có văn phòng ở Việt Nam. "Những doanh nghiệp này trang bị đường truyền Internet tốc độ cao, nên nhân viên sẽ tranh thủ những giờ trực đêm để tải phần mềm, game theo đơn đặt hàng của những tiệm đĩa", ông Phạm Hồng Phước nhớ lại. 

Những đĩa phần mềm PHP Software từng rất nổi tiếng tại Việt Nam, có kèm hướng dẫn cho những người mới sử dụng máy tính. Ảnh: Phạm Hồng Phước

Tại Việt Nam, một số nhóm sinh viên và những người làm trong ngành CNTT cũng tham gia crack phần mềm nhưng với mục đích chia sẻ miễn phí cho những người mới tiếp xúc với máy tính, số khác bán lại cho các cửa hàng đĩa. Bản thân Thúy Vy Computer cũng tự tổng hợp các đĩa phần mềm trôi nổi và dán nhãn tuyển tập của các nhóm hacker đó.

Tuy nhiên, xét về tình, nếu không có những cửa hàng bán đĩa game, phần mềm lậu, người dùng Việt Nam khó có cơ hội tiếp cận với những tiện ích như Microsoft Office, Adobe Photoshop... hay những game làm nên tuổi thơ của nhiều người như Red Alert, Battle Realms, Neowin, Starcraft, Prince of Quin, Seal Of Evil...

"Nó phổ biến đến nỗi nhiều cậu nhóc cài được game, crack được phần mềm theo hướng dẫn trong đĩa đã vội tự nghĩ mình là hacker", Nguyễn Thanh Hưng, kỹ sư phần mềm ở quận 1, TP.HCM hài hước nhớ lại. Theo Hưng, những chiếc đĩa lậu thời đó rất có ý nghĩa với học sinh, sinh viên bởi nó rẻ. Nếu mua bản quyền nghiêm chỉnh, người ta có thể phải tốn nhiều tháng lương. 

"Cũng phải nhìn nhận rằng, trong bối cảnh ban đầu đó, chính việc có thể tiếp cận với vô số phần mềm ứng dụng mà kỹ năng tin học của người Việt, đặc biệt là giới trẻ tăng lên rất nhanh. Trong khi ở các nước phát triển, chỉ khi thật cần thiết, người ta mới phải bỏ tiền mua phần mềm về dùng", ông Phước nhận định.

Hiệp sĩ CNTT này cũng cho rằng sau năm Việt Nam tham gia WTO, ông cũng đã dừng việc chia sẻ phần mềm, chỉ tập trung vào nghề báo và coi như hoàn thành "sứ mệnh phổ cập kiến thức" thời kỳ đầu của Internet tại Việt Nam. 

VN đứng 6 thế giới về vi phạm bản quyền Internet

Theo số liệu từ hãng thống kê Revulytics, tính đến tháng 3/2017, Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm. Đầu bảng là Trung Quốc, tiếp đến là Mỹ, Iran, Nga và Ấn Độ. 

Dù các tiệm đĩa game, phần mềm như Thúy Vy Computer đã "chết", nhưng thứ hạng của Việt Nam trên bản đồ vi phạm bản quyền phần mềm chỉ đứng sau những cường quốc. Những diễn đàn công nghệ, các trang torrent từ nước ngoài và đặc tính không biên giới của Internet đã khiến việc tải về một phần mềm "Full crack" chỉ tốn vài cú click chuột, vài ba phút đợi chờ. 

Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về vi phạm bản quyền phần mềm. Nguồn: Revulytics

"Nhiều người vẫn nghĩ mình nghèo nên có quyền xài đồ lậu. Họ chưa nhận thức được giá trị của lao động sáng tạo với trí óc, chưa thấy được hậu quả nhãn tiền. Có công ty vi phạm bị phạt chỉ vài chục triệu cũng không tác dụng", ông Bùi Hải An, đồng sáng lập của Silicon Straits, chia sẻ. 

Theo ông Hải An, từng có trường hợp sinh viên Việt Nam sang nước ngoài lén tải phần mềm lậu bị truy địa chỉ IP, gửi giấy phạt hàng nghìn USD tới tận nơi ở.

Những tiệm đĩa lậu đã hoàn thành "sứ mệnh" của nó trong thuở bình minh của Internet tại Việt Nam. Thay vì đổ lỗi cho Thúy Vy Computer hay các cửa hàng phát tán chúng, hãy nhìn vào con số từ Revulytics và tập thói quen trả tiền cho những ứng dụng trên máy tính, điện thoại. 

Theo Zing

">

Thúy Vy Computer đóng cửa: Hết thời đĩa lậu, có ngưng dùng chùa?

Tiêu quá số tiền bản thân có là điều tuyệt đối nên tránh. Trước khi đi tìm sản phẩm ưa thích, bạn nên vạch sẵn cho mình một mức ngân sách mà bản thân có thể đáp ứng được.

Nghe thì đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Nếu làm được, bạn sẽ rất thoải mải vì đã thu hẹp phạm vi lựa chọn cho bản thân. Ví dụ, nếu bạn chỉ có 300 USD để mua sắm thì chắc chắn những chiếc điện thoại có giá thành đắt hơn sẽ bị loại khỏi danh sách.

Smartphone là một phần không thể thiếu trong đời sống công nghệ hiện nay. Nhưng cuộc sống còn có rất nhiều thứ quan trọng hơn nhiều. Vậy nên bạn hãy lựa chọn sao cho bản thân không “oằn lưng” kiếm tiền chỉ để trả các hóa đơn “quá tay” của bản thân chỉ vì một chiếc điện thoại.

Không bị ảnh hưởng bởi thương hiệu

Nhiều người khi lựa chọn smartphone thường thương hiệu của các sản phẩm làm ảnh hưởng. Họ chỉ chăm chú vào các thương hiệu nổi tiếng mà không quan tâm tới các thương hiệu nhỏ hơn dù sản phẩm của họ có thể không hề kém cạnh.

Ví dụ, các sản phẩm của OnePlus (Trung Quốc) cũng có chất lượng rất tốt với giá thành phải chăng. Một chiếc OnePlus 5T được giới thiệu gần đây có hiệu năng tương đương Samsung Galaxy S8 mà giá bán lại rẻ hơn nhiều (chỉ 225 USD). Thậm chí, ở nhiều mặt, OnePlus 5T còn mạnh hơn sản phẩm của Samsung như hỗ trợ SIM kép, RAM nhiều hơn, camera kép ở mặt sau.

Vậy nên, bạn hãy nghĩ thoáng hơn khi lựa chọn smartphone. Sản phẩm của các thương hiệu lớn chưa chắc đã hơn hẳn sản phẩm của các nhà sản xuất nhất.

Không xác định ưu tiên cần thiết

">

5 điều cần cần chú ý khi mua smartphone mới

Arena of Valorlà tựa game mobile MOBA được một studio của Tencent phát triển và được Garena mang tới Đông Nam Á phát hành. Ở Việt Nam nó có tên là Liên Quân Mobile, ở Thái Lan thì được gọi là Ream of Valor, … và Arena of Valorcũng là tên gọi chính thức của tựa game này ở Indonesia, cũng như 3 quốc gia Đông Nam Á nữa là Malaysia, Singapore và Philippines. Ngoài ra, ở Đài Loan và Hàn Quốc thì Arena of Valor cũng có các tên gọi riêng.

Sự phổ biến và tầm ảnh hưởng của Liên Quân Mobileở các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam không hề thua kém Liên Minh Huyền Thoạivà thậm chí còn lấn át cả FIFA Online 3 vì tập khách hàng đa dạng hơn nhiều. Những siêu sao đang thi đấu ở cho các đội tuyển chuyên nghiệp luôn sở hữu lượng fan theo dõi lên tới hàng chục nghìn và thậm chí là cả trăm nghìn như Frozenkiss đã cho thấy độ “hot” của tựa game mobile MOBA này là lớn tới mức nào. Mới đây, ở Thái Lan bỗng lan truyền hình ảnh một người thầy đang tận tâm chia sẻ kiến thức game RoV tới học sinh đang thực sự gây sốt cho cả cộng đồng.

Theo như chia sẻ, hình ảnh này xuất hiện ở một ngôi trường có tên SatitRam School ở thủ đô Băng Cốc, Thái Lan.

Người thầy đang tận tâm chia sẻ kiến thức xoay quanh RoV như cách phân bổ tiền để mua các trang bị sao cho hợp lý, cách khai thác vàng từ các tài nguyên trong rừng, các cách chơi đúng đắn, …

Cho tới cả các vai trò cụ thể của từng vị tướng. Tuy nhiên, tiết học này hoàn toàn mang tính định hướng để các game thủ nhí có những cách ứng xử trong thế giới ảo lành mạnh hơn như lý do cần phải chơi RoV, chơi vào thời điểm nào và trong thời gian bao lâu là hợp lý. Đây quả thực là tin cộng đồng rất lý thú với những ai là fan của Liên Quân Mobile.

Theo GameK

">

Một lớp học phổ biến kiến thức về Liên Quân Mobile bất ngờ xuất hiện ở Thái Lan

友情链接