MacBook Pro 2021 là thay đổi lớn nhất của dòng laptop này trong vòng 5 năm. Thiết bị đón nhận sự quay trở lại của một số cổng kết nối cũ như sạc MagSafe, khe cắm thẻ SD, cổng HDMI và loại bỏ tính năng TouchBar gây tranh cãi.
Nhưng có một điểm đặc biệt thu hút sự chú ý, đó chính là “tai thỏ”, lần đầu có mặt trên MacBook. Theo Apple, khu vực “tai thỏ” giúp màn hình laptop có nhiều diện tích hơn bao giờ hết. Đây là nơi chứa camera 1080p, tăng gấp đôi độ phân giải và hiệu suất trong điều kiện sáng yếu so với đời trước.
Người dùng ngay lập tức lên các mạng xã hội để châm chọc điểm mới này của MacBook Pro 2021, trong khi số khác lại bảo vệ thiết kế mới khi chỉ ra nó chiếm dụng một phần không sử dụng trên thanh trình đơn. Apple khẳng định khi người dùng xem phim hay xử lý video 8K, màn hình mới sẽ mang lại cảm giác điện ảnh đẹp mắt.
Một số người dùng, dù thất vọng với tai thỏ, song cảm thấy được an ủi trước những nâng cấp khác trên MacBook Pro 2021, chẳng hạn tốc độ xử lý tác vụ. Một người nhận xét không hợp mắt với “tai thỏ” nhưng toàn bộ phần còn lại chính là chiếc laptop “trong mơ” của mình và đã đặt một chiếc. Người khác chấp nhận “tai thỏ” vì tất cả những điểm cộng như cổng kết nối, màn hình tần số quét 120Hz và XDR.
Ngược lại, phe phản đối gọi “tai thỏ” là lố bịch, suy đoán màn hình sẽ nhìn đẹp nhất ở chế độ tối vì phần khuyết sẽ bị chìm vào. Vài người bày tỏ sự bối rối khi MacBook Pro lại có “tai thỏ” dù không sở hữu cảm biến Face ID - lý do iPhone vẫn giữ lại “tai thỏ”.
Các bài viết hài hước hơn chia sẻ những tấm ảnh kiểu tóc “tai thỏ” kèm bình luận: “Cuối cùng tôi cũng có notebook tai thỏ”.
Du Lam (Theo BI)
Trong sự kiện 18/10, Apple đã giới thiệu MacBook Pro 14 inch và 16 inch mới với nhiều tính năng hấp dẫn. Đặc biệt, đây là mẫu MacBook đầu tiên có “tai thỏ” tương tự iPhone.
" alt=""/>Người dùng chê ‘tai thỏ’ trên MacBook Pro 2021TIN BÀI KHÁC
ĐH Đà Lạt: chỉ có 34 thí sinh đạt điểm 5 môn Sử
Điểm sử thấp, tình yêu đất nước cũng lè tè?
Đề sử: Sĩ tử dễ thành 'tử sĩ'
Bộ trưởng nói gì về toán 'ngã ngựa', sử điểm 0?
‘Con đỗ chuyên sử, em xấu hổ với cơ quan…’
" alt=""/>Dạy thầy cách làm cho trò yêu môn Sử
"Cái tát ảo" được bán trên Shopee ở Malaysia. Ảnh: Shopee.
Người bán sáng tạo này bán mỗi “cái tát ảo” với giá 0,37 hoặc 0,47 ringgit (2.000 hoặc 2.500 đồng), tùy theo kiểu “cái tát” mà bạn chọn. Với “cái tát ảo loại thường” giá 2.000 đồng, người bán sẽ gửi ảnh chụp bàn tay cậu ta qua WhatsApp đến số điện thoại mà bạn chọn, kèm theo một lời nhắn.
Còn với “cái tát ảo bất ngờ, chất lượng cao” có giá 2.500 đồng, người bán sẽ gửi ảnh có độ phân giải cao (vẫn chụp bàn tay cậu ta) thành một file đính kèm, có thể tới số điện thoại hoặc địa chỉ e-mail mà bạn chọn, khiến người nhận bất ngờ khi mở file.
![]() |
Một khách hàng đăng tải ảnh sản phẩm đã được giao và chấm 5 sao cho chủ Shop. Ảnh: Shopee. |
Điều bất ngờ nữa là đã có hơn 210 người đặt mua “cái tát ảo” và có đến 114 người chấm 5 sao cho người bán này. Đến mức bây giờ, người bán ghi là “Hết hàng” (chắc vì đã hết hứng chứ có mỗi cái ảnh thì làm sao mà “hết hàng” được).
![]() |
Đã hết hàng rồi. Ảnh: Shopee. |
Cư dân mạng Malaysia thấy việc bán “cái tát ảo” này là rất thú vị bởi nó chứng tỏ 2 điều. Thứ nhất là chỉ cần có cách tiếp thị và giá cả phù hợp thì có lẽ người ta có thể bán được bất kỳ cái gì trên mạng. Thứ hai là hóa ra, có không ít người muốn gửi “một cái tát” đến ai đó, dù là thật hay đùa.
(Theo Hoa Học Trò)
Số phải đen đủi lắm mới mua phải những món như thế này.
" alt=""/>Một người Malaysia bán “cái tát ảo” trên ứng dụng mua sắm, bất ngờ là có cả trăm người mua